III: Gioan Tẩy Giả và Nước Trời
Et violenti rapiunt illud [ai mạnh sức thì chiếm được]
Những lời do Chúa Giêsu thốt ra, nhân nói tới Gioan Tẩy Giả, về Nước Thiên đàng, đưa chúng ta đi xa hơn những gì liên quan đến thẩm quyền giữa con người với nhau. Chúng đem tâm trí chúng ta tới dưới chân chính Thiên Chúa, nếu đúng như thế, như tôi vốn nghĩ, thì chúng quả gợi lên sự mầu nhiệm vĩ đại của thiên luật theo nghĩa phổ quát nhất của hạn từ này, - luật mà thẩm quyền của nó tự áp đặt lên chúng ta vì sự cứu rỗi của chúng ta, và là luật, tuy thế, trước cảnh khốn cùng của chúng ta, dường như đã đóng lại những cánh cửa mà Thiên Chúa của lòng thương xót muốn mở ra cho chúng ta đến nỗi đã sai Con của Người xuống mang lấy xác thịt chúng ta, và cho chúng ta biết Sự thật, và bị thẩm quyền của thầy thượng phẩm lên án nhân danh Lề Luật, và nhân danh sự thận trọng chính trị bởi thẩm quyền của Xêda, và chịu đau khổ, và chết trên Thập giá.
"Tôi nói thật với anh em: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả. Tuy nhiên, kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông. Từ thời ông Gioan Tẩy Giả cho đến bây giờ, Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được. Cho đến ông Gioan, tất cả các ngôn sứ cũng như Lề Luật đều đã nói tiên tri. Và nếu anh em chịu tin lời tôi, thì ông Gioan chính là Êlia, người phải đến. Qui habet aures audiendi, audiat [Ai có tai thì nghe]”{22}.
Ai dám nói mình có tai để nghe? Tuy nhiên, về khía cạnh này, đã không thiếu các nhà bình luận, và bản văn Tin Mừng này đã làm nảy sinh nhiều cách giải thích. Do đó, tôi mạo hiểm, bất chấp lỗ tai xấu của mình, đưa ra ý kiến của mình. Đối với tôi, dường như nếu Gioan kém vĩ đại hơn người nhỏ nhất trong vương quốc Thiên đàng, thì vì là vị cuối cùng - và vĩ đại nhất - trong số các tiên tri – ngài chỉ mới thấy được thời đại mà ngài đã tiên đoán, và trong đó Chúa Con Nhập Thể đã mạc khải tình yêu của Chúa Cha (ngài qua đời ngay tại ngưỡng cửa thời đại).
Cũng đối với tôi, dường như (và tôi muốn nói tới điều này) nếu Vương quốc của Thiên Chúa, vốn ở "giữa các ông"{23}, bị bạo lực kể từ thời của Gioan Tẩy Giả, thì đó là vì để vào được đó, tuân theo Luật pháp mà thôi không đủ; còn cần phải vượt quá đó, bằng bạo lực của tình yêu. Và nếu điều này đúng với Luật Môsê, thì nó cũng đúng, và đúng hơn nữa, đối với luật pháp, - thiên luật phổ quát trong tất cả sự nghiêm ngặt của nó, - điều mà Chúa Giêsu không đến để bãi bỏ, nhưng để hoàn tất, và không một nét nào của luật này sẽ bị bỏ qua. Để thực sự bước vào vương quốc này, điều cần thiết và sẽ luôn luôn cần thiết là phá các cánh cửa của nó bằng bạo lực tình yêu.
"Chúa Giêsu trên Thập giá, và hết sức đặc biệt vào thời điểm hoàn toàn bị bỏ rơi đó, đã phải chịu hoàn toàn sự nghiêm khắc của quy luật chuyển hóa [transmutation] từ bản tính này sang bản tính nọ - như thể Người không phải là Thiên Chúa; chính nhân tính của Người, lấy từ Đức Trinh Nữ, phải cảm nhận được toàn bộ sức nặng của luật này. Vì đầu phải trải nghiệm luật mà Người đã áp đặt lên các chi thể của mình. Bởi vì, khi mang bản tính nhân loại, Người phải trải nghiệm luật tối cao này, luật mà bản tính nhân loại, được kêu gọi tham dự vào bản tính thần linh, phải tuân phục.
"Và nếu Người không chịu sự nghiêm khắc của luật này, thì không thể nói rằng Ngôi Lời đã lấy một trái tim như trái tim của chúng ta để cảm nhận những đau khổ của chúng ta.
"Luật chuyển hóa các bản tính này – vốn bao gồm trong nó, tất cả các luật luân lý và thiên luật - là một điều cần thiết, có tính vật lý, hữu thể học nếu bạn muốn nói như thế - chính Thiên Chúa cũng không thể bãi bỏ, cũng như Người không thể tạo ra điều phi lý.
“Nhưng luật này – Lề Luật - không phải là Người – Người là Tình yêu.”
"Lúc đó, khi một linh hồn đau khổ, và đau khổ vì Luật không thể lay chuyển của việc chuyển hóa một bản tính thành một bản tính cao hơn (và đây là ý nghĩa của trọn bộ lịch sử con người.) -- Thiên Chúa ở với bản tính mà Người đã tạo ra và bản tính này chịu đau khổ - Người không chống lại nó. Nếu Người có thể chuyển hóa bản tính đó thành bản tính riêng của Người bằng cách bãi bỏ quy luật đau khổ và chết chóc, thì Người đã bãi bỏ nó - vì Người không thích thú gì cảnh tượng đau đớn và chết chóc. Nhưng Người không thể bãi bỏ bất cứ luật nào được khắc ghi trong hữu thể...
"Vì vậy, Ápraham cũng biết quy luật nghiêm khắc của việc chuyển hóa con người tự nhiên thành con người thiêng liêng và thần linh - nhưng với phạm vi rộng rãi của quyền tự do con người, trong đó nhiều luật lệ, do Thiên Chúa để lại trong bóng tối, đã được đặt trong thế tạm ngưng (trong ngoặc đơn).
"Và, đối với chúng ta, Người đã mạc khải cho chúng ta tất cả những đòi hỏi khủng khiếp của việc thần hóa [divinization] con người.
"Nhưng để mạc khải chúng cho chúng ta, chính Người đã đến - không phải bằng huyết dê và bò đực - nhưng bằng Máu Chúa Kitô, qua đó Tình yêu của Người dành cho chúng ta trở thành hiển hiện.
“Như vậy Luật mới khắc nghiệt hơn Luật cũ.
"Nhưng đồng thời tình yêu của Thiên Chúa (làm dịu mọi điều) cũng lan rộng hơn...
“Luật – mọi thứ luật – sau khi trở nên rõ ràng, và hiển hiện một cách hết sức rõ ràng, thì khuôn mặt tình yêu của Thiên Chúa, vì thế, có nguy cơ bị che khuất.
"Đây là lý do tại sao càng cần phải phân biệt giữa Tình yêu và Luật pháp hơn bao giờ hết...:
"Luật là chính đáng. Luật là cần thiết - với sự hết sức cần thiết phải chuyển hóa để được cứu rỗi, nghĩa là để được đời sống vĩnh cửu với Thiên Chúa.
“Nhưng Lề Luật không phải là Thiên Chúa.
"Và Thiên Chúa không phải là Lề Luật, Người là Tình yêu.
"Nếu Thiên Chúa có khuôn mặt luật pháp đối với con người – con người sẽ xa lánh vì họ cảm thấy tình yêu hơn hẳn luật pháp – trong điểm này, họ đã sai chỉ vì họ không nhận ra sự cần thiết cứu rỗi của luật pháp.
"Nhưng việc tuân theo Lề Luật mà không có tình yêu thương thì không có ích lợi gì cho sự cứu rỗi.
“Và tình yêu có thể cứu rỗi một người ngay trong giây phút cuối cùng của một cuộc đời tồi tệ - nếu trong giây phút đó, người ấy đã tìm được ánh sáng của tình yêu thì có lẽ vì họ luôn tin rằng Thiên Chúa là Tình yêu....
"Một cách nào đó, luật pháp đối lập với tình yêu. Thiên Chúa đã tạo ra nó bao lâu Người còn là Đấng Tạo dựng nên hữu thể. Nhưng bao lâu Người là cứu cánh và hạnh phúc của chúng ta, thì Người kêu gọi chúng ta vượt quá nó.
"Luật pháp được đề xuất từ bên ngoài, nó ngụ hàm một sự khuất phục – trong chính nó - dường như nó không liên quan gì đến lòng thương xót - cũng như sự bình đẳng của tình bạn - cũng không liên quan đến sự thân thiện.
"Nó thực sự là một điều cần thiết; chỉ là một điều cần thiết.
"Tình yêu cho đi vượt qua đầu Luật pháp" {24}.
Bởi vì bạo lực của tình yêu giúp người ta khả năng vượt quá Lề Luật một cách vô tận, đến tận trái tim của Tình yêu tồn hữu.
____________________________________________________________________________________________________
{1} Xem Ch. Journet, L'Église du Verbe Incarné, uốn II, tr. 163, chú thích 1, về Karl Barth. Ở phần cuối của ghi chú đặc biệt quan trọng này, Đức Hồng Y Journet viết: "Sự phân biệt mà Kinh thánh đưa ra giữa điều mà chúng ta gọi là 'Kitô hữu thiêng liêng' và 'Kitô hữu trần thế', và điều được Barth lưu ý, nhưng không thể giải thích đầy đủ ý nghĩa của nó, phát sinh từ sự phân biệt giữa, một mặt, lý trí tự nhiên, vốn hiện hữu ít nhiều bị suy yếu trong lương tâm các dân tộc, và mặt khác, trật tự của mạc khải Tin Mừng, mà một trong những nhiệm vụ của nó là định rõ, sửa chữa, phê chuẩn, thanh lọc dữ kiện của trật tự tự nhiên. Vì nó phê chuẩn các dữ kiện căn bản của lý trí liên quan đến sự hiện hữu của Thiên Chúa, vì chúng thường là praeambula fidei christianae (khúc dạo đầu của đức tin Kitô giáo], nên Kitô giáo cũng phê chuẩn các dữ kiện của lý trí liên quan đến trật tự của đời sống văn hóa, vì thông thường chúng là praeambula vitae christianae (khúc dạo đầu của đời sống Kitô hữu]."
{2} Xem cuốn sách tuyệt đẹp của Cha Irénée Vallery-Radot, Le Prophète de l'Occident [Tiên tri Tây phương], Paris, Desclée, 1969.
{3} Về điều này, tôi muốn nói đến Giáo hội của Chúa Kitô được Người thành lập và xây dựng. Trước nó là lịch sử hàng nghìn thế kỷ của loài người. Trạng thái Ađam, mà các nhà thần học gọi là "thời đại của Chúa Cha," và kéo dài từ khi loài người được tạo ra cho đến biến cố Sa ngã, là một trạng thái có trước Giáo hội. Giáo Hội chỉ bắt đầu phác họa chính mình (với tư cách là Giáo hội của Chúa Kitô sắp đến) sau biến cố Sa ngã; Thật vậy, kể từ thời điểm đó, và khởi đầu bởi cha mẹ đầu tiên của chúng ta, con người phải được cứu chuộc bởi ân sủng của Chúa Kitô, trước nhất, và trong một thời gian hết sức dài, được lãnh nhận một cách dự ứng [anticiption]. Do đó, theo quan điểm của lịch sử cứu rỗi, đã có "thời đại Chúa Con được chờ đợi," với "nhiệm cục luật tự nhiên," tiếp theo là "nhiệm cục Luật Môsê", sau đó là "thời đại (rất ngắn về độ dài, nhưng có tầm quan trọng vô song) của sự hiện diện trần thế của Chúa Kitô, "và cuối cùng là" thời đại của Chúa Thánh Thần, "với Giáo hội trong trạng thái cuối cùng của mình, hay điều tôi gọi là Giáo hội của Chúa Kitô đã đến, là Giáo Hội duy nhất làm tôi bận tâm ở đây. (Xem Charles Journet, L'Église du Verbe Incarné, cuốn III)
{4} Đức Phaolô VI, Diễn văn trong buổi yết kiến chung ngày 9 tháng 7 năm 1969 (Docum. Cath., Ngày 1 tháng 8 năm 1969, trang 707).
{5} Mt. 16: 15-19. Thiên đàng sẽ tuyên bố ràng buộc hoặc nới lỏng điều mà Phêrô sẽ ràng buộc hoặc nới lỏng trên mặt đất. Xem Kinh thánh Jerusalem, ghi chú về câu này.
{6} Giống như mọi sinh vật. Xem thư Êphêsô 4: 15-16: “Chính Người làm cho các bộ phận ăn khớp với nhau và toàn thân được kết cấu chặt chẽ, nhờ mọi thứ gân mạch nuôi dưỡng và mỗi chi thể hoạt động theo chức năng của mình. Như thế Người làm cho toàn thân lớn lên và được xây dựng trong tình bác ái”.
{7} Thánh Xiprianô, Epist. 73, c. 11 (trích theo H. de Lubac, La Foi chrétienne, xuất bản lần thứ 2, Paris, Aubier-Montaigne, 1970, tr. 223).
{8} Quả thật điều rõ ràng là trong đoạn Mátthêu này, cũng như trong đoạn "hãy chăn dắt đoàn chiên của thầy" của Gioan 21: 15-17, những lời của Chúa Giêsu không chỉ nhắm vào Phêrô mà còn nhắm vào những người kế vị ngài, vì đây là một vấn đề Giáo Hội Chúa Kitô mà các vị kế vị này sẽ xây dựng theo dòng thời gian, và trong Giáo Hội này suốt trong nhiều thế kỷ điều sẽ bị ràng buộc hoặc nới lỏng trên trái đất sẽ bị ràng buộc hoặc nới lỏng trên Thiên đàng, cũng như xuyên suốt nhiều thế kỷ, Phêrô, trong những người kế vị, sẽ nuôi dưỡng trong đó những chiên con và chiên mẹ của Chúa.
{9} "Ego autem rogavi pro te ut non deficiat fides tua: et tu aliquando convertus confirma fratres tuos." [Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh nên vững mạnh] Lc 22:32.
{10} Ở đây, ta hãy trích dẫn một đoạn văn của Thánh Augustinô mà Cha de Lubac (Đd., tr. 189-190) đề cập đến những phần mở đầu về lời tuyên xưng của thánh Phêrô. Nó được lấy từ Cité de Dieu [Kinh thành Thiên Chúa], 1. 8, c. 54, n. 1: "Vì vậy, chúng ta, những người Kitô hữu và được người ta gọi bằng tên này, chúng ta không tin Phêrô, nhưng tin Người, Đấng mà Phêrô đã tin, và do đó chúng ta được 'xây dựng' bởi lời nói của Phêrô loan báo về Chúa Kitô".
{11} Những người khác dịch: "anh là một trở ngại đối với tôi".
{12} Mt. 16: 21-23.
{13} Thư 185.
{14} Người ta đọc trong Vulgate [Bản Phổ Thông]: "... Et filii Zebedaei, et alii ex discipulis ejus. [và các con ông Dêbêđê, và những người khác trong các môn đệ của Người]" Xem M. J. Lagrange, L'Évangile de Jésus-Christ, Paris, J. Gabalda et Cie, 1948, tr. 597, n. 1: "Chúng tôi nghĩ rằng 'hai môn đệ khác’, lúc đầu không được nêu tên, theo cách nói kín đáo của Gioan, đã được giải thích một cách đúng đắn là các con trai của Dêbêđê trong một lời bàn sau đó được lồng vào bản văn."
{15} Ga 21: 15-17.
{16} Sđd, tr. 600.
{17} Ga 21, 20.
{18} Xem Tractatus in Joannem [Tiểu luận về Gioan].
{19} Với Phêrô, Người nói: " Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn.” (Ga 21: 18). Về Gioan, Người nói: " Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh?” (Ga 21: 22. Điều cần là hiểu: cho đến khi Thầy đến đem linh hồn người ấy theo Thầy, lúc người ấy sẽ chết trong tình yêu của Thầy).
{20} Trong diễn tiến đầu tiên, trước bữa ăn Vượt qua đúng nghĩa. Cf Kinh thánh Jerusalem, Mt. 26: 21, chú thích c.
{21} Ga 13: 4-7; 13: 12-15.
{22} Mt. 11: 11-15.
{23} Lc 17: 21.
{24} Nhật ký Râissa, trang 365-366; 367-368; 369; 370: "Le Vrai Visage de Dieu ou l'Amour et la Loi" [Khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa hay Tình yêu và Lề Luật]" Bản Văn này được sao chép lại rộng dài ở cuối cuốn Paysan de la Garonne (Người Nông dân Miền Garrone].
Et violenti rapiunt illud [ai mạnh sức thì chiếm được]
Những lời do Chúa Giêsu thốt ra, nhân nói tới Gioan Tẩy Giả, về Nước Thiên đàng, đưa chúng ta đi xa hơn những gì liên quan đến thẩm quyền giữa con người với nhau. Chúng đem tâm trí chúng ta tới dưới chân chính Thiên Chúa, nếu đúng như thế, như tôi vốn nghĩ, thì chúng quả gợi lên sự mầu nhiệm vĩ đại của thiên luật theo nghĩa phổ quát nhất của hạn từ này, - luật mà thẩm quyền của nó tự áp đặt lên chúng ta vì sự cứu rỗi của chúng ta, và là luật, tuy thế, trước cảnh khốn cùng của chúng ta, dường như đã đóng lại những cánh cửa mà Thiên Chúa của lòng thương xót muốn mở ra cho chúng ta đến nỗi đã sai Con của Người xuống mang lấy xác thịt chúng ta, và cho chúng ta biết Sự thật, và bị thẩm quyền của thầy thượng phẩm lên án nhân danh Lề Luật, và nhân danh sự thận trọng chính trị bởi thẩm quyền của Xêda, và chịu đau khổ, và chết trên Thập giá.
"Tôi nói thật với anh em: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả. Tuy nhiên, kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông. Từ thời ông Gioan Tẩy Giả cho đến bây giờ, Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được. Cho đến ông Gioan, tất cả các ngôn sứ cũng như Lề Luật đều đã nói tiên tri. Và nếu anh em chịu tin lời tôi, thì ông Gioan chính là Êlia, người phải đến. Qui habet aures audiendi, audiat [Ai có tai thì nghe]”{22}.
Ai dám nói mình có tai để nghe? Tuy nhiên, về khía cạnh này, đã không thiếu các nhà bình luận, và bản văn Tin Mừng này đã làm nảy sinh nhiều cách giải thích. Do đó, tôi mạo hiểm, bất chấp lỗ tai xấu của mình, đưa ra ý kiến của mình. Đối với tôi, dường như nếu Gioan kém vĩ đại hơn người nhỏ nhất trong vương quốc Thiên đàng, thì vì là vị cuối cùng - và vĩ đại nhất - trong số các tiên tri – ngài chỉ mới thấy được thời đại mà ngài đã tiên đoán, và trong đó Chúa Con Nhập Thể đã mạc khải tình yêu của Chúa Cha (ngài qua đời ngay tại ngưỡng cửa thời đại).
Cũng đối với tôi, dường như (và tôi muốn nói tới điều này) nếu Vương quốc của Thiên Chúa, vốn ở "giữa các ông"{23}, bị bạo lực kể từ thời của Gioan Tẩy Giả, thì đó là vì để vào được đó, tuân theo Luật pháp mà thôi không đủ; còn cần phải vượt quá đó, bằng bạo lực của tình yêu. Và nếu điều này đúng với Luật Môsê, thì nó cũng đúng, và đúng hơn nữa, đối với luật pháp, - thiên luật phổ quát trong tất cả sự nghiêm ngặt của nó, - điều mà Chúa Giêsu không đến để bãi bỏ, nhưng để hoàn tất, và không một nét nào của luật này sẽ bị bỏ qua. Để thực sự bước vào vương quốc này, điều cần thiết và sẽ luôn luôn cần thiết là phá các cánh cửa của nó bằng bạo lực tình yêu.
"Chúa Giêsu trên Thập giá, và hết sức đặc biệt vào thời điểm hoàn toàn bị bỏ rơi đó, đã phải chịu hoàn toàn sự nghiêm khắc của quy luật chuyển hóa [transmutation] từ bản tính này sang bản tính nọ - như thể Người không phải là Thiên Chúa; chính nhân tính của Người, lấy từ Đức Trinh Nữ, phải cảm nhận được toàn bộ sức nặng của luật này. Vì đầu phải trải nghiệm luật mà Người đã áp đặt lên các chi thể của mình. Bởi vì, khi mang bản tính nhân loại, Người phải trải nghiệm luật tối cao này, luật mà bản tính nhân loại, được kêu gọi tham dự vào bản tính thần linh, phải tuân phục.
"Và nếu Người không chịu sự nghiêm khắc của luật này, thì không thể nói rằng Ngôi Lời đã lấy một trái tim như trái tim của chúng ta để cảm nhận những đau khổ của chúng ta.
"Luật chuyển hóa các bản tính này – vốn bao gồm trong nó, tất cả các luật luân lý và thiên luật - là một điều cần thiết, có tính vật lý, hữu thể học nếu bạn muốn nói như thế - chính Thiên Chúa cũng không thể bãi bỏ, cũng như Người không thể tạo ra điều phi lý.
“Nhưng luật này – Lề Luật - không phải là Người – Người là Tình yêu.”
"Lúc đó, khi một linh hồn đau khổ, và đau khổ vì Luật không thể lay chuyển của việc chuyển hóa một bản tính thành một bản tính cao hơn (và đây là ý nghĩa của trọn bộ lịch sử con người.) -- Thiên Chúa ở với bản tính mà Người đã tạo ra và bản tính này chịu đau khổ - Người không chống lại nó. Nếu Người có thể chuyển hóa bản tính đó thành bản tính riêng của Người bằng cách bãi bỏ quy luật đau khổ và chết chóc, thì Người đã bãi bỏ nó - vì Người không thích thú gì cảnh tượng đau đớn và chết chóc. Nhưng Người không thể bãi bỏ bất cứ luật nào được khắc ghi trong hữu thể...
"Vì vậy, Ápraham cũng biết quy luật nghiêm khắc của việc chuyển hóa con người tự nhiên thành con người thiêng liêng và thần linh - nhưng với phạm vi rộng rãi của quyền tự do con người, trong đó nhiều luật lệ, do Thiên Chúa để lại trong bóng tối, đã được đặt trong thế tạm ngưng (trong ngoặc đơn).
"Và, đối với chúng ta, Người đã mạc khải cho chúng ta tất cả những đòi hỏi khủng khiếp của việc thần hóa [divinization] con người.
"Nhưng để mạc khải chúng cho chúng ta, chính Người đã đến - không phải bằng huyết dê và bò đực - nhưng bằng Máu Chúa Kitô, qua đó Tình yêu của Người dành cho chúng ta trở thành hiển hiện.
“Như vậy Luật mới khắc nghiệt hơn Luật cũ.
"Nhưng đồng thời tình yêu của Thiên Chúa (làm dịu mọi điều) cũng lan rộng hơn...
“Luật – mọi thứ luật – sau khi trở nên rõ ràng, và hiển hiện một cách hết sức rõ ràng, thì khuôn mặt tình yêu của Thiên Chúa, vì thế, có nguy cơ bị che khuất.
"Đây là lý do tại sao càng cần phải phân biệt giữa Tình yêu và Luật pháp hơn bao giờ hết...:
"Luật là chính đáng. Luật là cần thiết - với sự hết sức cần thiết phải chuyển hóa để được cứu rỗi, nghĩa là để được đời sống vĩnh cửu với Thiên Chúa.
“Nhưng Lề Luật không phải là Thiên Chúa.
"Và Thiên Chúa không phải là Lề Luật, Người là Tình yêu.
"Nếu Thiên Chúa có khuôn mặt luật pháp đối với con người – con người sẽ xa lánh vì họ cảm thấy tình yêu hơn hẳn luật pháp – trong điểm này, họ đã sai chỉ vì họ không nhận ra sự cần thiết cứu rỗi của luật pháp.
"Nhưng việc tuân theo Lề Luật mà không có tình yêu thương thì không có ích lợi gì cho sự cứu rỗi.
“Và tình yêu có thể cứu rỗi một người ngay trong giây phút cuối cùng của một cuộc đời tồi tệ - nếu trong giây phút đó, người ấy đã tìm được ánh sáng của tình yêu thì có lẽ vì họ luôn tin rằng Thiên Chúa là Tình yêu....
"Một cách nào đó, luật pháp đối lập với tình yêu. Thiên Chúa đã tạo ra nó bao lâu Người còn là Đấng Tạo dựng nên hữu thể. Nhưng bao lâu Người là cứu cánh và hạnh phúc của chúng ta, thì Người kêu gọi chúng ta vượt quá nó.
"Luật pháp được đề xuất từ bên ngoài, nó ngụ hàm một sự khuất phục – trong chính nó - dường như nó không liên quan gì đến lòng thương xót - cũng như sự bình đẳng của tình bạn - cũng không liên quan đến sự thân thiện.
"Nó thực sự là một điều cần thiết; chỉ là một điều cần thiết.
"Tình yêu cho đi vượt qua đầu Luật pháp" {24}.
Bởi vì bạo lực của tình yêu giúp người ta khả năng vượt quá Lề Luật một cách vô tận, đến tận trái tim của Tình yêu tồn hữu.
____________________________________________________________________________________________________
{1} Xem Ch. Journet, L'Église du Verbe Incarné, uốn II, tr. 163, chú thích 1, về Karl Barth. Ở phần cuối của ghi chú đặc biệt quan trọng này, Đức Hồng Y Journet viết: "Sự phân biệt mà Kinh thánh đưa ra giữa điều mà chúng ta gọi là 'Kitô hữu thiêng liêng' và 'Kitô hữu trần thế', và điều được Barth lưu ý, nhưng không thể giải thích đầy đủ ý nghĩa của nó, phát sinh từ sự phân biệt giữa, một mặt, lý trí tự nhiên, vốn hiện hữu ít nhiều bị suy yếu trong lương tâm các dân tộc, và mặt khác, trật tự của mạc khải Tin Mừng, mà một trong những nhiệm vụ của nó là định rõ, sửa chữa, phê chuẩn, thanh lọc dữ kiện của trật tự tự nhiên. Vì nó phê chuẩn các dữ kiện căn bản của lý trí liên quan đến sự hiện hữu của Thiên Chúa, vì chúng thường là praeambula fidei christianae (khúc dạo đầu của đức tin Kitô giáo], nên Kitô giáo cũng phê chuẩn các dữ kiện của lý trí liên quan đến trật tự của đời sống văn hóa, vì thông thường chúng là praeambula vitae christianae (khúc dạo đầu của đời sống Kitô hữu]."
{2} Xem cuốn sách tuyệt đẹp của Cha Irénée Vallery-Radot, Le Prophète de l'Occident [Tiên tri Tây phương], Paris, Desclée, 1969.
{3} Về điều này, tôi muốn nói đến Giáo hội của Chúa Kitô được Người thành lập và xây dựng. Trước nó là lịch sử hàng nghìn thế kỷ của loài người. Trạng thái Ađam, mà các nhà thần học gọi là "thời đại của Chúa Cha," và kéo dài từ khi loài người được tạo ra cho đến biến cố Sa ngã, là một trạng thái có trước Giáo hội. Giáo Hội chỉ bắt đầu phác họa chính mình (với tư cách là Giáo hội của Chúa Kitô sắp đến) sau biến cố Sa ngã; Thật vậy, kể từ thời điểm đó, và khởi đầu bởi cha mẹ đầu tiên của chúng ta, con người phải được cứu chuộc bởi ân sủng của Chúa Kitô, trước nhất, và trong một thời gian hết sức dài, được lãnh nhận một cách dự ứng [anticiption]. Do đó, theo quan điểm của lịch sử cứu rỗi, đã có "thời đại Chúa Con được chờ đợi," với "nhiệm cục luật tự nhiên," tiếp theo là "nhiệm cục Luật Môsê", sau đó là "thời đại (rất ngắn về độ dài, nhưng có tầm quan trọng vô song) của sự hiện diện trần thế của Chúa Kitô, "và cuối cùng là" thời đại của Chúa Thánh Thần, "với Giáo hội trong trạng thái cuối cùng của mình, hay điều tôi gọi là Giáo hội của Chúa Kitô đã đến, là Giáo Hội duy nhất làm tôi bận tâm ở đây. (Xem Charles Journet, L'Église du Verbe Incarné, cuốn III)
{4} Đức Phaolô VI, Diễn văn trong buổi yết kiến chung ngày 9 tháng 7 năm 1969 (Docum. Cath., Ngày 1 tháng 8 năm 1969, trang 707).
{5} Mt. 16: 15-19. Thiên đàng sẽ tuyên bố ràng buộc hoặc nới lỏng điều mà Phêrô sẽ ràng buộc hoặc nới lỏng trên mặt đất. Xem Kinh thánh Jerusalem, ghi chú về câu này.
{6} Giống như mọi sinh vật. Xem thư Êphêsô 4: 15-16: “Chính Người làm cho các bộ phận ăn khớp với nhau và toàn thân được kết cấu chặt chẽ, nhờ mọi thứ gân mạch nuôi dưỡng và mỗi chi thể hoạt động theo chức năng của mình. Như thế Người làm cho toàn thân lớn lên và được xây dựng trong tình bác ái”.
{7} Thánh Xiprianô, Epist. 73, c. 11 (trích theo H. de Lubac, La Foi chrétienne, xuất bản lần thứ 2, Paris, Aubier-Montaigne, 1970, tr. 223).
{8} Quả thật điều rõ ràng là trong đoạn Mátthêu này, cũng như trong đoạn "hãy chăn dắt đoàn chiên của thầy" của Gioan 21: 15-17, những lời của Chúa Giêsu không chỉ nhắm vào Phêrô mà còn nhắm vào những người kế vị ngài, vì đây là một vấn đề Giáo Hội Chúa Kitô mà các vị kế vị này sẽ xây dựng theo dòng thời gian, và trong Giáo Hội này suốt trong nhiều thế kỷ điều sẽ bị ràng buộc hoặc nới lỏng trên trái đất sẽ bị ràng buộc hoặc nới lỏng trên Thiên đàng, cũng như xuyên suốt nhiều thế kỷ, Phêrô, trong những người kế vị, sẽ nuôi dưỡng trong đó những chiên con và chiên mẹ của Chúa.
{9} "Ego autem rogavi pro te ut non deficiat fides tua: et tu aliquando convertus confirma fratres tuos." [Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh nên vững mạnh] Lc 22:32.
{10} Ở đây, ta hãy trích dẫn một đoạn văn của Thánh Augustinô mà Cha de Lubac (Đd., tr. 189-190) đề cập đến những phần mở đầu về lời tuyên xưng của thánh Phêrô. Nó được lấy từ Cité de Dieu [Kinh thành Thiên Chúa], 1. 8, c. 54, n. 1: "Vì vậy, chúng ta, những người Kitô hữu và được người ta gọi bằng tên này, chúng ta không tin Phêrô, nhưng tin Người, Đấng mà Phêrô đã tin, và do đó chúng ta được 'xây dựng' bởi lời nói của Phêrô loan báo về Chúa Kitô".
{11} Những người khác dịch: "anh là một trở ngại đối với tôi".
{12} Mt. 16: 21-23.
{13} Thư 185.
{14} Người ta đọc trong Vulgate [Bản Phổ Thông]: "... Et filii Zebedaei, et alii ex discipulis ejus. [và các con ông Dêbêđê, và những người khác trong các môn đệ của Người]" Xem M. J. Lagrange, L'Évangile de Jésus-Christ, Paris, J. Gabalda et Cie, 1948, tr. 597, n. 1: "Chúng tôi nghĩ rằng 'hai môn đệ khác’, lúc đầu không được nêu tên, theo cách nói kín đáo của Gioan, đã được giải thích một cách đúng đắn là các con trai của Dêbêđê trong một lời bàn sau đó được lồng vào bản văn."
{15} Ga 21: 15-17.
{16} Sđd, tr. 600.
{17} Ga 21, 20.
{18} Xem Tractatus in Joannem [Tiểu luận về Gioan].
{19} Với Phêrô, Người nói: " Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn.” (Ga 21: 18). Về Gioan, Người nói: " Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh?” (Ga 21: 22. Điều cần là hiểu: cho đến khi Thầy đến đem linh hồn người ấy theo Thầy, lúc người ấy sẽ chết trong tình yêu của Thầy).
{20} Trong diễn tiến đầu tiên, trước bữa ăn Vượt qua đúng nghĩa. Cf Kinh thánh Jerusalem, Mt. 26: 21, chú thích c.
{21} Ga 13: 4-7; 13: 12-15.
{22} Mt. 11: 11-15.
{23} Lc 17: 21.
{24} Nhật ký Râissa, trang 365-366; 367-368; 369; 370: "Le Vrai Visage de Dieu ou l'Amour et la Loi" [Khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa hay Tình yêu và Lề Luật]" Bản Văn này được sao chép lại rộng dài ở cuối cuốn Paysan de la Garonne (Người Nông dân Miền Garrone].