Ghi chú trọn chương mười bốn
Việc kết án Galilêô
{1} Với việc này, Galilêô không bỏ lỡ mà không trả lời: "Nói rằng Copernic phát biểu bằng giả thuyết chứ không phải bằng xác tín rằng lý thuyết của ông phù hợp với thực tại, là đã không đọc ông".
Chúng ta hãy lưu ý ở đây rằng chữ 'giả thuyết' (giả thuyết toán học) không có cùng ý nghĩa đối với các nhà thần học thời đó và đối với các nhà khoa học. Đối với các nhà khoa học, một giả thuyết là một quan điểm của tâm trí cần được chứng minh, và là điều người ta tìm cách chứng minh là phù hợp với thực tại. Đối với các nhà thần học, đó là một quan điểm của tâm trí và là quan điểm để mang lại niềm vui cho tâm trí và người ta đã kiềm chế không tìm cách chứng minh là phù hợp với thực tại.
Chính việc tin hay không tin thuyết mặt trời là trung tâm phù hợp với thực tại là mối quan tâm lớn, và chính trong điều này mà vào năm 1633, Galilêô bị coi là "bị nghi ngờ mãnh liệt là lạc giáo." (Đó cũng là lý do tại sao tôi đã dịch - xem trang 203 và 207 – chữ probabilis [cái nhiên] dùng trong bản kết án là prouvable [có thể chứng minh được]) Về phía họ, các nhà khoa học vẫn chưa học cách phân biệt giữa khoa học về hiện tượng và triết học về thiên nhiên. Như Santillana nhận xét (trang 47 trong cuốn sách của ông), Galilêô "luôn nhắc lại rằng ông đã dành nhiều năm cho việc nghiên cứu triết học hơn nhiều tháng cho việc nghiên cứu toán học". Và khi ông tuyên bố rằng "cuốn sách về Thiên nhiên được viết bằng các ký hiệu toán học" (sđd, tr. 93), như thế, những gì ông chủ trương có nghĩa, trong mắt ông cũng như những người cùng thời, các ký hiệu toán học tiết lộ cho chúng ta điều Thiên nhiên đang nói một cách tuyệt đối, hoặc trong yếu tính khả niệm và tính thực tại đầu hết của nó: triết học về thiên nhiên, mà, trong một góc nhìn hoàn toàn khác, Descartes, đối thủ dấu mặt của ông, đã dẫn nhập theo cách của ông ta vào hiện trường, và trái ngược với tất cả những gì người ta đã dạy trong các trường học. Không có gì ngạc nhiên khi người ta tìm thấy các kẻ thù kiên trì nhất và xảo quyệt nhất của ông trong các trường đại học và trong số các giáo sư của chúng. Ông đã bị kết án như nhà triết học về thiên nhiên.
Để tóm lược toàn bộ câu chuyện này, câu chuyện trong đó không thiếu những điều tối tăm, điều an toàn nhất đối với tôi dường như là tuân theo sự trình bày rất khách quan của Vacandard trong Dictionnaire de théologie, đồng thời sửa đổi và hoàn thiện nó theo điều được Giorgio de Santillana cung cấp cho chúng ta trong cuốn Procès de Galilée [vụ án Galilêô] của ông (Paris, Club du meilleur livre, 1955), đặc biệt là (sđd., trang 135-166 và 325-340) liên quan đến báo cáo chính thức nhưng giả mạo được lén lút đưa vào hồ sơ, chắc chắn rất sớm từ năm 1616 (xem ở trên, trang 346-347 và 349). Galilêô luôn phủ nhận việc đã nhận được một lệnh chính thức vào năm 1616, và một bản chứng thực của Bellarmine (ngày 26 tháng 5 năm 1616) xác nhận rằng vào thời điểm đó chỉ có một thông báo. (Cố ý vi phạm lệnh của Văn phòng Thánh trong các vấn đề đức tin dẫn đến việc kết án lạc giáo).
{2} Tương tự như vậy, chính trong điều đúng một cách không thể sai lầm, mà chúng ta tin lời của Giáo hội trong trường hợp phong hiển thánh.
Tại Công đồng Vatican thứ nhất, một khoản giáo luật đã được soạn thảo nhằm định nghĩa như thuộc về đức tin bất cứ học thuyết nào khẳng định rằng sự bất khả ngộ của Giáo hội không "chỉ giới hạn trong những gì chứa đựng trong mạc khải của Thiên Chúa", nhưng "còn mở rộng đến các sự thật khác nhất thiết phải có để bảo đảm tính toàn vẹn của kho tàng mạc khải" Cf Ch. Journet, sđd., tr. 343.
Chính lý do chính thức của đức tin đối thần của tôi: Chân lý đầu tiên in dicendo (tôi nói tới đức tin đối thần của tôi vào sự không thể sai lầm của Giáo hội) khiến tôi tin vào những chân lý không được mạc khải nhưng được giảng dạy bởi một Giáo hoàng phán ex cathedra (như Đức Alexandrô VII đã khẳng định nội dung lạc giáo của năm mệnh đề của Jansénius): hiển nhiên, không phải trong chính chúng (vì chúng không được mạc khải) chúng có thể viện dẫn lý do chính thức này, nhưng bởi vì, trong chừng mực được tri nhận một cách trực quan như những điểm áp dụng đức tin của tôi vào sự không thể sai lầm của Giáo hội, chúng chính là đức tin này được đặc thù hóa một cách trực giác.
Một thí dụ khác được các nhà thần học viện dẫn trong cuộc thảo luận của họ về "đức tin giáo hội" (Đức Phaolô VI, giống như mọi vị Giáo hoàng được bầu hợp pháp, là vị đại diện của Chúa Giêsu Kitô) thuộc về một phạm trù hoàn toàn khác. Đây cũng là một sự thật không được mạc khải trực tiếp, nhưng là một điểm hiển nhiên ngay lập tức áp dụng một sự thật được mạc khải (và sự thật này, do đó, cũng là một đối tượng của đức tin đối thần của tôi); nhưng sự thật được mạc khải mà nó nói tới không phải là Una Sancta và việc không thể sai lầm của nó; nhưng là sự thật của đức tin thần linh, tin rằng người kế vị hợp pháp của Phêrô trên tòa Rôma là đại diện của Chúa Giêsu Kitô.
Nếu sau đó là vấn đề về những hành vi của huấn quyền mà tiếng nói không thể sai lầm của ngôi vị Giáo hội không đi qua đó, nhưng vẫn đòi hỏi sự nhất trí nội tâm vì lý do thẩm quyền (ít hay nhiều) mà từ đó chúng phát xuất, thì sự nhất trí này chắc chắn được "điều khiển" bởi đức tin đối thần, bao lâu nó bảo đảm với chúng ta rằng - ở những mức độ rất đa dạng - huấn quyền được trợ giúp trong chức vụ của mình; nhưng sự nhất trí lần này không thể viện dẫn lý do chính thức của đức tin đối thần, cũng như không được nó tạo ra. Và chính nó được đo lường một cách chính xác bởi mức độ thẩm quyền của giáo huấn đang bàn.
{3} Khi Đức Giáo Hoàng phán ex cathedra, hoặc khi một Công đồng chung công bố một sắc lệnh liên quan đến giáo lý đức tin và luân lý, người ta phải xử lý với một quyết định không thể sai lầm. – Khi, trong cùng một vấn đề, một Thánh bộ Rôma phát biểu dựa trên thẩm quyền của mình, thì người đó phải xử lý với một quyết định có thể sai lầm (trừ khi nó được Đức Giáo Hoàng chấp thuận in forma specifica [bằng hình thức đặc biệt]). - Liên quan đến các quyết định khôn ngoan, xem ở trên, Ch. IV, ghi chú 18.
{4} Ch. Journet, sđd., cuốn 1, tr. 458.
{5} Xem ở trên, tr. 346
{6} Xem ở trên, tr. 349
{7} Charles Journet, sđd., cuốn I tr. 462.327
{9} Cùng một lá thư – việc Galilêô không thực sự chứng minh chuyển động của trái đất không được bàn ở đây. Trên thực tế, chỉ với Newton, thuyết mặt trời là trung tâm mới tự áp đặt lên tất cả những người làm khoa học. Những bằng chứng do [Galilêô] viện dẫn không có tính chứng minh và không có giá trị bao nhiêu. Nhưng trước khi chứng minh và chưa ở trạng thái chứng minh, trong tâm trí của nhà thông thái vĩ đại đã có một lượng giá trực giác đủ để ông xác tín về điều đó (đúng hay sai, đó là chuyện khác, và liên quan đến sự tiến bộ của khoa học) ông tuyệt đối không nghi ngờ gì. Đó là thiên tài trực giác của Galilêô.
{10} Xem ở trên, trang 356 và chú thích 7.
{11} Lúc đó, đức vâng lời tôn giáo đòi hỏi nơi Galilêô là chuyện thông thường; và nó sẽ đòi ông (như những lời hứa được đưa ra vào năm 1616, - và được tuân giữ một cách tồi tệ) phải nhìn nhận từ nội tâm rằng việc ngăn cản truyền bá thuyết mặt trời là trung tâm, - không được lương tâm bác học của ông thúc đẩy tốt, - dù sao, tự nó, là điều khôn ngoan, theo nghĩa nó buộc ông phải im lặng tìm kiếm những bằng chứng khoa học tốt hơn, và nó cho thời gian để các nhà thần học hiểu được tính độc lập, đối với Kinh Thánh, của khoa học về các hiện tượng mà từ thời đó, đã bước vào giai đoạn phát triển trọn vẹn. Tuy nhiên, trên thực tế, các thẩm phán xử Galilêô đã vượt quá xa sự ngăn cấm mà tôi đang giả thiết ở đây. Họ lạm dụng sự tuân phục tôn giáo đòi hỏi nơi Galilêô.
Thông thường, đối với các quyết định của thẩm quyền giáo hội, cả các quyết định có thể sai lầm và trong những vấn đề có thể thu hồi, sự vâng lời tôn giáo đòi phải có sự tín phụctừ nội tâm. Nhưng, như Jaugey viết (Le procès de Galilée et la théologie, trang 118, trích dẫn bởi Vacandard, Dict. De Théol., cột 1085), assensus religiosus [sự tín phục tôn giáo] đang bàn, "trong trường hợp một phán quyết tín lý tạm thời, không phải là sự tín phục tuyệt đối, giống như sự tín phục phải có đối với các phán quyết không thể sai lầm và loại trừ mọi nỗi sợ có thể bị sai lầm: nó là sự tín phục tạm thời, tương ứng với ý nghĩ cho rằng có lẽ điều người ta thừa nhận một ngày nào đó sẽ bị nhìn nhận là sai. Do đó, sự phục tùng trí thức được đòi hỏi này tương xứng với lý do nó dựa vào".
Khi nó hoạt động không phải như một công cụ của ngôi vị Giáo hội, mà là một nguyên nhân chính, - do đó, có thể sai lầm, - nhân sự của Giáo hội có ân sủng bậc sống của họ, ân sủng mà họ sẽ trượt khỏi một cách trầm trọng chỉ trong trường hợp lỗi lầm tự nó trầm trọng, giống như lỗi lầm của các thẩm phán trong vụ án Galilêô.
{12} Điều "vô lý trong triết học" này đối với chúng ta ngày nay có vẻ khá hài hước. Tuy nhiên, kiểu nói này đáng được chú ý. Nếu các nhà thần học của Văn phòng Thánh sử dụng nó một cách tài tình như thế, thì đó không những chỉ vì lý do họ đánh giá Copernic vô lý so với Ptolémée; nhưng cũng và trên hết, theo tôi, vì ý tưởng cho rằng trái đất quay, đối với họ, rõ ràng là trái ngược với chứng cớ của các giác quan. Há chúng ta không thấy bằng mắt thường mặt trời mọc vào mỗi buổi sáng và lặn vào mỗi buổi chiều hay sao? Và tôi thú nhận, bất kể nó bất hạnh ra sao trong trường hợp này, rằng sự tin tưởng vào chứng cớ của các giác quan đã làm tôi xúc động nơi những người là tiến sĩ của cõi vô hình. Một sự tin tưởng tự nó "vô lý" và "kỳ cục" trong chứng cớ của các giác quan vẫn tốt hơn, "trong triết học," hơn là chủ nghĩa duy tâm.
{13} Sđd., cuốn I tr. 460.
14. Bằng phép in đơn giản năm 1822 (xem ở trên, trang 358).
Giàn hỏa ở Rouen
{1} Olivier Leroy, Sainte Jeanne d'Arc, Les Voix, Paris, Alsatia, 1954, tr. 23 (Quicherat I, 51).
{2} St. Michel đã không nói tên của mình cho cô. Các thiên thần không cần tên hay thẻ căn cước như chúng ta; họ biết nhau bằng trực giác. Cũng nhờ trực giác mà Gioanna biết rằng đó là ngài; cô "chắc chắn về điều đó cũng như cô chắc chắn sự hiện hữu của Thiên Chúa". Thánh Têrêsa, "nói về những thị kiến của các vị thánh mà bà vốn có trước đây, nhận xét rằng bà hiểu nhiều điều mà các ngài đã diễn đạt không cần lời nói, bắt đầu với danh tính của họ" (Château Intérieur, 6ème demeure[Lâu đài Nội tâm, Lâu đài VI], Ch. V, [O. Leroy, tr. 35]). Người ta có thể nghĩ rằng một phẩm chất tuyệt đối độc đáo nào đó của cảm xúc, của niềm vui thiêng liêng được cô cảm nghiệm một cách khôn tả đã đồng hóa cô với chính bản thân các vị thánh cô nhìn thấy; và đối với Gioanna điều này cũng đúng đối với người mà cô đã biết, qua sự dạy dỗ của mẹ cô, như thủ lĩnh các thiên thần và đấng chiến thắng tối cao, và với tên của người mà cô cảm thấy, mặc dù yếu hơn rất nhiều, cùng một âm điệu cảm xúc hoàn toàn độc đáo giống như cảm xúc vốn đã thấm nhập vào cô trước lúc hiện ra. Đây là lý do tại sao cô đã áp dụng tên này một cách trực giác, với một sự chắc chắn hoàn toàn và dưới một nguồn cảm hứng lôi cuốn, vào người mà cô nhìn thấy và là người đang nói chuyện với cô lúc đó. Cô nhận ra ngài.
Trở lại với tên của Mi-kâ-El (Quis ut Deus=Ai như Thiên Chúa), tôi lưu ý thêm rằng đó là sự thật căn bản nhất liên quan đến Thiên Chúa mà ngài biểu lộ. Để từ thời xa xưa, nó đã được con người, - những con người của Israel, - gán cho thiên thần bảo vệ dân tộc của họ, thì cần phải có một bản năng tiên tri lờ mờ nào đó mới làm họ chỉ định tinh thần cao quí nhất trong các tinh thần làm vị chứng kiến xuất sắc của Đấng Siêu việt thần linh. Với tôi, dường như đây là điều mà Olivier Leroy muốn chỉ ra trong các trang (trang 134, 135, 139) không phải là những trang thành công nhất trong cuốn sách xuất sắc của ông.
{3} Cho đến lúc đó, cô đã cân nhắc kỹ lưỡng với chính mình, cân nhắc ý nghĩa của những lời đã nghe và sự khôn ngoan mà chúng tràn đầy. "Làm thế nào cháu biết, như cháu nói, đó là ngôn ngữ của một thiên thần? - Cháu có ý chí tin vào điều này".
{4} Tại thời điểm này, nếu người ta biết rõ một chút các tác phẩm hiện đại (và nếu người ta đánh giá chúng mà không có sự cân nhắc kỹ lưỡng), có lẽ người ta sẽ ngăn tôi lại và hỏi: Làm sao Gioanna thành Arc lại có thể nhìn thấy Thánh Catarêna thành Alexandria và Thánh Margaret thành Antiôkia, vì khoa phê bình hiện đại đã chứng minh các ngài không hiện hữu? Có vẻ như chắc chắn lịch sử của hai vị thánh này là huyền thoại. Nhưng nếu người ta có thể dễ dàng chứng minh rằng điều người ta kể về một người nào đó là huyền thoại, thì việc chứng minh rằng người đó không hiện hữu không dễ dàng như thế. Và giả sử đúng như thế, thì người ta có thể nghĩ một cách hợp lý, với Edmond Richer, tốt nghiệp từ Sorbonne thế kỷ mười tám, rằng chính các thiên thần đã hiện ra với Gioanna dưới hình dáng và khuôn mặt của hai vị thánh này, những vị thánh mà truyền thuyết chắc chắn là điều quen thuộc với đứa trẻ, không phải là không có liên hệ gì với số phận của nó. (Cả hai đều là đồng trinh và tử đạo, và bị lên giàn hỏa sau khi thảo luận lâu giờ, Margaret với Thống đốc, Catarêna với năm mươi tiến sĩ. Với vị sau, Thánh Micae đã nói đến việc "nói một cách không sợ hãi" (Xem Jean Guitton, Problème et Mystère de Jeanne d'Arc, Paris, Fayard, 1961, các tr. 148-150.) Trước đây các vị không hiện hữu là điều ít quan trọng; nhờ các thiên thần mang khuôn mặt của họ, bây giờ họ hiện hữu trước Gioanna và nói chuyện với cô.
Thánh Tôma dạy rằng các thiên thần có thể “mang thân xác” (Sum. theol., I, 51, 2) cho thấy tất cả nét bề ngoài của một con người (hữu hình, rờ mó được, có thể ngửi thấy). Hơn nữa, không vị thánh nào, - ngoại trừ chính Chúa và Mẹ của Người, - ở trên Thiên đàng với thân xác của mình. Giả sử rằng Thánh Catarêna và Thánh Margaret đã từng hiện hữu ở Alexandria và ở Antiôkia, và linh hồn của các vị bây giờ được hưởng Nhan Chúa, thì những linh hồn này cũng phải mang tất cả hình dáng của một con người, cũng như quần áo mặc của họ, để xuất hiện với Gioanna "thực sự và có thân xác".
Olivier Leroy viết: “Dù hai vị thánh của bà có phải là lịch sử hay không, Gioanna chỉ có một kiến thức vô giá trị về đời sống các vị. Tuy nhiên, điều cô biết về các vị, điều cô tôn trọng và tôn kính nơi các vị có một sự thật trường cửu, một sự thật nằm ngoài việc nắm bắt của lịch sử quá khứ hoặc tương lai. Trong con người của Catarêna hoặc Margaret, cô tôn kính đức đồng trinh, tình yêu Thiên Chúa, sự khôn ngoan Kitô giáo và việc hi sinh tử đạo, và cô đã tôn vinh họ bằng cách bắt chước họ đến mức chết như họ. Đó không phải là những thực tại có thể tan biến như một lịch sử hư cấu" (sđd., tr. 138.)
{5} Xem Olivier Leroy, sđd., trang 132, 133-134.
{6} Cô chỉ không vâng lời họ hai lần. Đây là lần thứ hai. Lần đầu tiên là "cú nhảy" từ tháp phòng ngự Beaurevoir. Vì đã ký vào bản cung khai, cô đã rất ăn năn, và các vị thánh của cô đã khiển trách cô vì đó là "sự phản bội" trước khi tha lỗi cho cô. (Hơn nữa, các vị đã cảnh cáo trước với cô rằng cô sẽ phạm phải sai lầm này.)
{7} Xem J. B. J. Ayroles, La Vraie Jeanne d'Arc, La Pucelle devant l'Eglise de son temps[Gioanna Đích thực: Trinh nữ trước Giáo hội Thời bà], Paris, Gaume, 1890, trang 176, 597, 689.
{8} Trong cuộc thẩm vấn ngày 14 tháng 3, được đề cập bên dưới một chút, cô nhắc lại rằng Thánh Catarêna đã hứa sẽ giúp đỡ cô. - Xem dưới đây, chú thích 11.
{9} Xem đoạn có tên Information Posthume [Thông tin Di cảo], và được Cauchon chế tác sau phiên xử. Đó là một tài liệu giả mạo và phỉ báng mà cả nhân chứng lẫn lục sự đều không ký tên (một trong những lục sự, Manchon, nói rõ rằng ông ta đã từ chối đặt chữ ký của mình vào đó). Liên quan đến chuyến thăm Gioanna của Cauchon, và liên quan đến những lời ông nói với cô, người ta không thể nghi ngờ. Nhưng câu trả lời được cho là của Gioanna (của Jean Toutmouillé và của Thomas de Courcelles – ông này nói "có vẻ như đối với tôi, Gioanna nói thêm: 'Tôi thấy quả thật là tôi đã bị lừa dối'") chắc chắn là một sự bịa đặt hoặc một sự giả mạo. Ngày 30 tháng 5, khi cô ở trên đài giảng kinh nơi cô nghe bài giảng của Nicolas Midi trước khi bị thiêu ở giàn hỏa, cô đã cầu khẩn Thánh Micae và các vị thánh của cô, như cô đã cầu khẩn họ tại nhà thờ Saint-Ouen. Xem lời khai của Thầy Ladvenu tại phiên tòa xét xử phục hồi: "nói và trình rằng luôn luôn cho đến cuối đời, cô vẫn duy trì và khẳng định rằng Tiếng nói của cô phát xuất từ Thiên Chúa, và tất cả những gì cô đã làm, cô đã làm theo lệnh truyền của Thiên Chúa, và cô không nghĩ rằng mình đã bị lừa dối bởi Tiếng nói nói với cô; và mạc khải mà cô ấy đã có được đều phát xuất từ Thiên Chúa"(Trích dẫn bởi Olivier Leroy, sđd., trang 150.) Chúng ta hoàn toàn không biết điều cô trả lời Cauchon, cũng như không trả lời ông trong nhà tù.
{10} Về những lời tiên tri của Gioanna, xin xem Olivier Leroy, sđd., Ch. XII, "Prophétie"; Jean Guitton, sđd., trang 163-164; và bài "Jeanne d'Arc" của Ph. Dunand, trong Dictionnaire d'Apologétique.
{11} Olivier Leroy, sđd., tr. 108. Đây là bản văn cho rằng ghi lại thư trả lời của Gioanna: "Respond que saincte Katherine luy a dit qu'elle aurait secours, et qu'elle ne sçait se ce sera à estre délivrée de la prison, ou quant elle seroit au jugement, s'il y viendroit aucun trouble, par quel moien elle pourroit estre délivrée. Et pense que ce soit ou l'un ou l'autre. Et de plus luy dient ses voix qu'elle sera délivrée par grande victoire; et après lui dient ses voix: 'Pran tout en gré, ne te chaille pas de ton martire; tu t'en viendras enfin en royaulme de paradis'. Et ce luy dient ses voix simplement et absoluement, c'est assavoir sans faillir; et appele ce, martire, pour la paine et adversité qu'elle souffre en prison, et ne sçait se plus grand souffrera; mais s'en actend à Nostre Seigneur." (Q.I., tr. 155; và 254.). Tạm dịch "Trả lời rằng Thánh Catarêna nói với cô rằng cô sẽ được giúp đỡ, và cô ấy không biết liệu cô có được giải thoát khỏi nhà tù hay không, hoặc khi nào cô bị phán xét, liệu có bất cứ rắc rối nào xảy ra, thì cô có thể được giải cứu bằng cách nào. Và nghĩ rằng nó là một trong hai. Và hơn nữa, các giọng nói nói với cô rằng cô sẽ được giải cứu bằng chiến thắng vĩ đại; và sau đó, nói với cô: 'an tâm đi, đừng lo lắng vì sự tử vì đạo của con; cuối cùng con sẽ đến vương quốc thiên đường. Và điều mà các giọng nói của cô nói với cô một cách đơn giản và tuyệt đối là phải biết chắc chắn; và gọi nó, sự tử đạo, là nỗi đau và nghịch cảnh mà cô phải chịu đựng trong tù, và không biết mình sẽ phải chịu đựng nhiều hơn thế nào; nhưng hãy tin tưởng Chúa của chúng ta"
{12} Xem M. J. Belon và F. Balme, Jean Bréhal et la Réhabilitation de Jeanne d'Arc, Paris, Lethielleux, 1893, tr. 2.
{13} Xem sđd., tr. 5 và trang 66-69.
{14} Xem Sđd., trang 157-162.
{15} Đó là điều xuất hiện chẳng hạn trong trường hợp Chân phước Julienne du Mont Cornillon, nhân danh Chúa Giêsu yêu cầu và cuối cùng nhận được việc thiết lập Lễ Mình Thánh Chúa; trong trường hợp của Thánh Catarêna thành Sienna hoặc của Thánh Bridgitte, được phái tới vị Lãnh đạo của Giáo hội để truyền cho ngài những điều Thiên Chúa uy nghi mong muốn; trong trường hợp của Thánh Marguerite-Marie, sứ giả của những ước muốn và những lời hứa của Thánh Tâm. Điều này cũng xuất hiện một cách nổi bật trong trường hợp Gioanna thành Arc.
{16} Xem Olivier Leroy, sđd., tr. 125 (Q. I, 395-396).
Chính điều này cũng được cô ám chỉ trong một câu trả lời khác: "Interrogée s'elle croist que ses voix soient saincte Marguerite et Sainte Katherine: response que ouil, et de Dieu [bị tra vấn cô có tin rằng những lời nói với cô là các thánh Margarita và thánh Catêrina: cô trả lời là đúng, và của Thiên Chúa]" (Q. I, 457.)
{17} "Interrogée s'elle a commandement de ses voix qu'elle ne se submecte point à l'Église militante, qui est en terre, ne au jugement d'icelle: respond... [elles] ne commandent point qu'elle ne obéisse à l'Eglise, nostre Sire premier servi [được tra vấn cô có nhận được lệnh của các tiếng nói với cô là đừng phục tùng Giáo Hội chiến đấu, ở dưới đất này, vả sự phán xét của Giáo Hội này: cô trả lời... [các tiếng nói này] không hề ra lệnh cô đừng vâng lời Giáo Hội, nhưng phải phục vụ Chúa trước nhất]" (Q. I, 326.)
Trích dẫn lời chú giải (của Thánh Augustinô) về Thư Rôma 13:2 (xem Sum. Theol., II-II, 104, 5), Bréhal viết trong Recollectio của mình: "Et ad hoc directe tensit illud verbum Johannae, ubi dixit quod erat subita Ecclesiae ac Domino Papae et allis prelatis, Deo primitus servato [và với điều này, ông áp dụng trực tiếp lời của Gioanna trong đó cô nói rằng phải vâng phục Giáo Hội và Đức Thánh Cha cũng như các giáo phẩm, nhưng trước hết phải phục vụ Thiên Chúa]".
{18} "Cô cũng nói rằng cô phục tùng Giáo hội chiến đấu với điều kiện là Giáo hội này không ra lệnh cho cô bất cứ điều gì bất khả, tức là thu hồi điều cô đã nói và làm nhân danh Thiên Chúa. Cô sẽ không thu hồi nó vì bất cứ điều gì trên đời, cũng không phải cho người sống. Cô phục tùng Chúa của chúng ta, Đấng mà cô sẽ luôn tuân theo điều răn của Người" Ayroles, sđd., tr. 252.
{19} Một nhà thần học giỏi có thể giải thích cho cô lý do tại sao. Có lẽ đây là điều mà hai linh mục dòng Đaminh đã làm khi muốn giải thích cho cô, lần này rõ ràng, về Giáo hội chiến đấu và Giáo hội chiến thắng, và là điều Cauchon đã bác bỏ một cách dữ dội.
Một nhân chứng khác nói rằng Gioanna không phân biệt đâu là Giáo hội chiến đấu và đâu là Giáo hội chiến thắng. Cô phân biệt chúng rất rõ, nhưng cô biết rằng chúng là một Giáo hội duy nhất và cùng là một Giáo Hội.
{20} Lời khai của Isambart de la Pierre.
{21} Xem Ayroles, sđd., tr. 168.
{22} Sđd., tr. 689. - Tôi giữ lại những chữ các tiến sĩ khoa học này (chúng giải trí tôi và chúng soi sáng cho tôi). Vào thời đó, khoa học đang bàn là thần học truyền thống mầu mè giả tạo của các bậc thầy tại Đại học Paris, và nó phục vụ họ để bảo vệ đức tin chống lại sự lây nhiễm của lạc giáo mà Gioanna bội giáo và thờ ngẫu thần là kẻ mang theo. Ngày nay, chúng ta cũng thấy cùng một chủng tộc trí thức ấy đang hành động; nó chỉ bước qua phía đối diện của hàng rào; và khoa học của các scientifici doctores mới này là "khoa học nhân văn và triết học thời nay, mà với chúng, họ đang tạo ra điều tự gọi là thần học (cũng có tính khoa học) hoàn toàn hướng về thế giới, khoa học của các nhà thần học giả mạo mà tôi đã ám chỉ trong Lời nói đầu.
Một bản năng khó hiểu và mạnh mẽ thuyết phục họ một cách chính đáng rằng thần học phải tiến hành một nỗ lực to lớn trong việc tích hợp và giải thích những kiến thức mới có được liên quan đến con người và liên quan đến thế giới, nhưng với điều kiện vẫn là chính nó, và thực hiện một nỗ lực biện phân không kém phần lớn lao: điều mà họ không thấy, vì họ không còn biết thần học là gì nữa. Họ cho rằng khoa học nhân văn, phân tâm học, thuyết tiến hóa, dân tộc học, xã hội học, v.v. là những "cứ điểm thần học."
Và họ tưởng tượng rằng chức năng cốt yếu của thần học là "chỉ trích Giáo hội," - vì họ không biết Giáo hội là gì. Hơn nữa, há họ không ở trên Giáo Hội đó sao, vì giờ đây họ đã tạo nên huấn quyền thực sự, nhờ thẩm quyền của "Khoa học", trong khi công việc của phẩm trật, vốn có thẩm quyền dựa trên thẩm quyền của Thiên Chúa, của Chúa Kitô và của Các tông đồ, trong mắt các scientifici Doctores, chỉ là việc quản trị?
Họ cũng tưởng tượng rằng chính họ đã lập ra Công đồng Vatican thứ hai. Ảo tưởng rất đáng chú ý này khiến người ta cho rằng vai trò đáng kể - nhưng hoàn toàn có tính tư vấn - mà các nhà thần học (và một số người trong số những người gần đây bị nghi ngờ) đã đóng trong các ủy ban chuyên gia được thành lập để chuẩn bị trước đó đã được nâng lên đứng đầu các nhà cải cách mới của chúng ta, và làm họ tin rằng vai trò do "các nhà thần học" đóng này là vai trò quyết định và cốt chính. Có lẽ họ đã có ấn tượng nhẹ nhàng rằng hàng giám mục được thành lập nói chung chỉ gồm những người bất tài và gần như dốt nát về thần học chăng? Thế nhưng, cho rằng ấn tượng hết sức cao ngạo này có cơ sở đôi chút đi chăng nữa, họ vẫn thiếu đức tin, và thiếu ánh sáng thần học xác thực, để hiểu rằng trong một Công đồng đại kết, chính nhờ hàng giám mục tập hợp với nhau trong sự hợp nhất với Đức Giáo Hoàng, - chính nhờ ngài, chứ không nhờ các nhà thần học phục vụ ngài, - mà, ngay cả trong những thời đại mà ngài không tỏa sáng trong hiểu biết nhân bản tức thần học, chân lý thần linh đã được phát biểu và làm sáng tỏ dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần, Đấng đã được hứa ban cho Giáo hội, và Đấng làm cho nó trở thành tiếng nói của chính Giáo hội.
{23} Belon và Balme, sđd., tr. 104.
{24} Xem sđd., tr. 42, chú thích 7 (Q. I, 392).
{25} Xem sđd., tr. 43, chú thích 3 (Q. I, 205). - Và một lần nữa (Ayroles, tr. 251): "Về việc phục tùng Giáo hội, cô nói rằng cô muốn dành tất cả danh dự và sự tôn kính đối với Giáo hội chiến đấu; nhưng để có thể tín thác Giáo hội này, trong các việc làm của cô, điều cần thiết là tôi phải tín thác nơi Chúa của chúng ta, Đấng đã khiến tôi làm chúng".
{26} Xem Julien Green, Journal, cuốn II, tr. 1407: "Tôi thấy các tuyên bố của vị thánh này khá hàm hồ, khi vị này đưa ra sự khác biệt giữa Giáo Hội dưới mặt đất và Giáo Hội ở trên cao, Giáo Hội ‘duy nhất mà cô tuyên bố sẽ tuân theo’’. Julien Green, mà trong mắt ông, vị thánh này"luôn là người vĩ đại nhất vì bà là người bị bỏ rơi nhiều nhất” nói vấn đề với một linh mục thuộc hàng bạn hữu của ông; vị linh mục này đã trả lời ông một cách hết sức khinh suất đến không thể tha thứ được.
{27} Như Julien Green lưu ý (sđd., tr. 1409), cô cũng đã sẵn sàng trình diện trước Công đồng, nhưng khi một Cha Dòng Đaminh hỏi liệu cô có đồng ý đến Công đồng Bâle không và khi cô ấy nói có, Cauchon đã hét vào mặt linh mục dòng Đaminh: "im cái mồm, đồ quỷ ám!"
{28} Xem Belon và Balme, sđd., tr. 41, chú thích 3 (Q. I, 175).
{29} Trong Recollectio của mình, Jean Bréhal viết rất chính xác: " Fideliter et pie sensisse apparet de unitate ecclesiae. Nam catholica veritas nullam difficultatem inducit, quin regnancium seu fruencium in celis ac militantium in terris una sit societas et unica ecclesia. Ut autem dicit sanctus Doctor (III, q. 8, a. 3 and 4), multitudo ordinata in unum secundum distinctos actus et officia unum corpus similitudinarie dicitur. Corpus vero misticum ecclesie non solum consistit ex hominibus, sed etiam ex angelis; quoniam ad unum finem, qui est gloria divine fruicionis, ordinantur et homines et angeli. Unde secundum statum dumtaxat accipitur hujusmodi distinctio. Secundum enim statum vie, congregacio fidelium est in qua comprehenduntur omnes homines a principio mundi usque ad finem ejus, cujuscumque condicionis sint, justi vel injusti, fideles et infideles, qui, quamdiu viatores existunt, ad congregacionem ecclesie sive actu sive potentia pertinent. Secundum autem statum patrie, est congregatio comprehendencium et fruencium, que dignior pars est, eo quod illi Deo actu uniuntur. Unde non est mirum, si Johanna, de hils que ex inspiracione et revelacione dixit et gessit, Deo in primis et huic summe congregacioni se otissimum retulit; quoniam ex ea parte procedebant, et ideo illud summum judicatorium maxime exigebant” [Có vẻ như ngài cảm thấy một cách trung thành và ngoan đạo về sự hợp nhất của Giáo Hội. Vì sự thật Công Giáo không dẫn nhập bất cứ khó khăn nào, trừ khi Giáo Hội hiển trị hoặc vui hưởng trên trời và Giáo Hội chiến đấu dưới mặt đất là một xã hội và một Giáo Hội duy nhất. Nhưng như thánh Tiến sĩ nói (III, q. 8, a. 3 và 4), đám đông được tổ chức thành một theo các hành vi và chức vụ khác biệt được gọi tương tự là một cơ thể. Nhưng nhiệm thể của Giáo Hội không chỉ bao gồm con người, mà còn bao gồm cả các thiên thần nữa; vì cả con người và thiên thần đều hướng đến một cùng đích, tức là vinh quang của việc được hưởng thụ Thiên Chúa. Do đó, sự phân biệt loại này được thực hiện tùy theo trạng thái hiện tại. Vì theo trạng thái lữ hành, có một cộng đoàn tín hữu, trong đó có tất cả mọi người từ lúc bắt đầu có thế giới cho đến ngày tận cùng của thế giới, bất kể trạng thái của họ, công chính hay bất chính, trung thành hay bất trung, những người, bao lâu những người hành hương còn hiện hữu, thuộc về cộng đoàn Giáo Hội trong thực thể hoặc trong tiềm thể. Nay tùy theo tình trạng quê hương, có sự tập hợp của những người hiểu biết và được hưởng ơn ích, vốn là bộ phận xứng đáng hơn, vì họ đã thực sự được kết hiệp với Thiên Chúa. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Gioanna, liên quan tới những điều cô nói và làm nhờ sự linh hứng và mạc khải, đã đề cập đến Thiên Chúa trước nhất và đến Giáo Hội tối cao này hơn hết; vì chúng phát xuất từ phía đó, và do đó chúng yêu cầu nhất nhất từ thẩm phán tối cao đó] sđd., tr. 101.)
Tất cả điều này đều là sự thật, trong nhiều phát biểu. Và theo cách riêng của cô, Gioanna biết điều đó tốt hơn Bréhal.
{30} Tôi thấy cụm từ này trong sách của Belon và Balme, rất xuất sắc về các khía cạnh khác: "Gioanna thành Arc thực sự là một Guđitha mới, được gửi tới dân Israel khi nó gần như tuyệt vọng về ơn cứu rỗi của mình "(trang 104). Đó là nước Pháp được thăng lên hàng dân được tuyển chọn! Cuốn sách này xuất hiện năm 1893.
Người ta ngạc nhiên trước việc Giáo hội chờ đợi 5 thế kỷ trước khi phong thánh cho Gioanna thành Arc. Nhưng nếu việc phong thánh này diễn ra sớm hơn, người ta tin rằng sự hiểu sai về nó theo tình cảm dân tộc sẽ có nguy cơ nhập vào nó mãi mãi.
{31} Xem Ayroles, sđd., các tr. 57-58.
{32} Xem Jean Guitton, sđd., các tr. 207-214. – Thánh Têrêsa "nghĩ rằng nhiệm vụ của Gioanna chưa hoàn thành". Và điều gây ấn tượng, "đó là Thánh Têrêsa, trong một vài khoảnh khắc táo bạo tột độ, trong tình trạng 'vô thức - siêu thức', gần như đã tự đồng nhất với Gioanna thành Arc, ít nhất đã liên kết với Gioanna bằng một sự đồng hóa mầu nhiệm và huyền nhiệm '... Đối với Merejkovsky, Gioanna và Têrêsa là hai vị thánh hiện đại nhất và cách mạng nhất - và thuộc một cuộc cách mạng vừa bắt đầu, đưa chúng ta vào một thời đại mới".
{33} Xem sđd., tr. 212: "Cô nghĩ rằng khi chết, người ta được trang bị làm hiệp sĩ để bắt đầu các chức năng của Thiên thần Thiên Chúa. Cũng như lễ đăng quang ở Rheims, lễ đăng quang mà Gioanna đã thúc đẩy và chủ trì, là một hành động hiệp sĩ như thế nào, thì Têrêsa cũng được vào Thiên đàng, nơi của hành động xuất sắc trong đó, cuối cùng thánh nữ sẽ có thể làm việc theo tất cả các chiều kích của ơn gọi của mình như vậy. Lúc còn sống đời tử sinh và thoáng qua, thánh nữ tìm thấy, trong tình yêu, sự tóm lược mọi ơn gọi khác nhau, không thể cùng thực hiện với nhau dưới thế gian, cho dù thánh nữ là một siêu Gioanna. – Từ nay, được giải phóng khỏi lớp áo xác thịt vốn giới hạn mọi hành động này, bà sẽ dang rộng đôi cánh của mình. Người ta vẫn chưa có thể chứng minh được điều này nghịch lý, độc đáo và thiên tài xiết bao".
Jean Guitton sau đó đã trích dẫn những dòng đáng kinh ngạc này của Thánh nữ Têrêsa: "Ý nghĩ về hạnh phúc thiên đàng không mang lại cho tôi bất cứ niềm vui nào, nhưng đôi khi tôi vẫn tự hỏi làm thế nào để tôi có thể hạnh phúc mà không đau khổ. Chúa Giêsu chắc chắn sẽ thay đổi bản chất của tôi, nếu không tôi sẽ nuối tiếc đau khổ và nước mắt".
{34} Cuộc khủng hoảng hiện nay là một cuộc khủng hoảng tổng quát của nền văn minh gây nhiều vang dội đối với Giáo hội, và ảnh hưởng trước nhất đến các giáo sĩ vốn quên khuấy cuộc cải cách nội tâm cần thiết hơn cả. Với các giáo sĩ này, những người hiện đang qùy lạy thế gian, tinh thần cũ của chủ nghĩa giáo sĩ trị (đã bị đảo ngược, nhưng vẫn còn tồn tại) có thể làm họ tin rằng nếu không được họ hướng dẫn và hỗ trợ thì giáo dân Kitô giáo không thể hoàn thành một cách đúng đắn những gì họ phải làm cho thế gian. Và điều này sẽ không có giá trị gì cho những người này hoặc cho thế gian.
Tôi xin nói thêm rằng trong cuộc đấu tranh chống lại việc làm mất nhân tính của thế gian bằng tiến bộ khoa học, dù bản thân nó có thể đáng ngưỡng mộ đến đâu, và bởi một nền văn minh làm nô lệ cho chế độ kỹ trị, dường như đối với tôi, vai trò hạng nhất thường thuộc về những nhà kỹ thuật và kỹ nghệ nào biết quan tâm đến con người và tâm linh. (Xem các chủ trương được tiếp nhận bởi M. Fernand Lapland, Chủ tịch Bộ phận, trong Bulletin de l'Association Française pour le Développement de l'Enseignement technique, Section du Vaucluse [Thông tin của Hiệp hội Pháp nhằm Phát triển Việc Giảng dạy Kỹ thuật, Khu Vaucluse])