Tiết 3: Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời
Thiên Chúa cao cả - và sự viên mãn của bản thể Người vô hạn – đến nỗi, để biết, theo cách nhân bản của chúng ta, điều ở trong Người hoàn toàn là một và không thể phân chia, chúng ta cần sử dụng đến tính đa nguyên của khái niệm. Do đó, trong ý chí của Thiên Chúa, các nhà thần học phân biệt một số loại ý chí, mà họ chỉ định bằng các từ ngữ không cho thấy một nỗ lực đặc biệt hân hoan nào của trí tưởng tượng ngôn từ nhưng liên quan đến những điều rất quan trọng cần xem xét.
Đầu tiên, chúng ta hãy hướng về điều các nhà thần học gọi là voluntas signi [ý chí qua dấu chỉ] (đối lập với voluntas beneplaciti [ý chí qua ý muốn], hay ý muốn đúng nghĩa): đây là ý chí của Thiên Chúa hiểu theo nghĩa ẩn dụ, như người ta thường gọi phương thức biểu hiện này hay phương thức biểu hiện nọ (ví dụ, giới răn, luật cấm, lời tư vấn {1}) là "ý muốn của Thiên Chúa" mà thực ra đối với chúng ta là dấu chỉ của một hành động của ý chí. Những người thực thi các giới luật của Chúa đã làm theo ý muốn của Người. Vì vậy, khi nói, “ý Cha thể hiện,” chúng ta xin cho chính chúng ta và anh chị em của chúng ta thực hiện tất cả những gì Chúa Cha quy định, tránh tất cả những gì Người ngăn cấm, và trung thành tuân theo sự linh hứng của các lời chỉ bảo của Người.
Điều ấy khá hiển nhiên. "Nếu các con yêu mến Thầy, các con sẽ giữ các điều răn của Thầy"{2}.
*
Chúng ta cũng nên suy niệm thêm một phân biệt thần học khác, một phân biệt sẽ dẫn chúng ta vào mầu nhiệm không thể nào hiểu thấu này một cách sâu sắc hơn. Khi xem xét ý muốn theo nghĩa chính xác của Thiên Chúa, các nhà thần học phân biệt voluntas antecedens (ý chí đi trước) – hay ý chí nguyên ủy [priomordial] hoặc ‘ý chí không theo hoàn cảnh’ – và voluntas consequens (ý chí đi sau)", mà chúng ta có thể gọi là sau cùng [definitive] hay ý chí ‘theo hoàn cảnh'. Chính ý chí sau cùng hoặc ý chí theo hoàn cảnh mới luôn được hoàn tất{3}, và là ý chí không điều gì trên thế giới có thể thoát được; đó là ý chí tuyệt đối của Thiên Chúa. Nhưng ý chí nguyên ủy hoặc không theo hoàn cảnh, tức ý chí qua đó "Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi và tiến đến chỗ biết sự thật", mới rất thực và thực từ nền tảng, mặc dù có điều kiện; nó không phải là một ước muốn (velléité) đơn giản {5}, nó là gốc rễ đầu tiên của toàn bộ nhiệm cục Thiên Chúa (l’économie divine). Khi gọi nó là nguyên ủy hay đi trước, điều rõ ràng là người ta không có ý nói nó đi trước ý chí sau cùng về thời gian (trong Thiên Chúa, cả hai đều cùng là một ý chí vĩnh cửu duy nhất và cao cả; đi trước và đi sau chỉ là việc thuộc trật tự luận lý và chỉ liên quan tới lối suy nghĩ của con người chúng ta mà thôi); khi gọi nó là nguyên ủy hoặc đi trước, chúng ta muốn nói điều này liên quan đến trật tự luận lý của việc gia tăng quyết tâm theo đó đối tượng được ước muốn sẽ được nắm lấy; đó chính là thúc đẩy nguyên thủy của Lòng Tốt vô hạn, qua đó, chỉ xem xét đến chính nó và để qua một bên mọi xem xét khác, ý chí này muốn rằng tất cả những gì xuất phát từ nó phải tốt và không có bất cứ dấu vết nào của sự ác. Nhưng một ý chí như vậy có thể bị thối chí, ngã lòng (frustré) {6}.
Và vì sự kiện có những tạo vật, nên ta có thể nói rằng ý chí đi trước nhất định sẽ thấy mình thất vọng trong một chừng mực nào đó. Vì Thiên Chúa thường cư xử đẹp với các hữu thể và không muốn hạn chế các bản nhiên của chúng hoặc làm cho các bản nhiên này trở nên vô dụng bằng cách thay thế chúng bằng một chế độ luôn luôn lạ lùng: không một thế giới vật chất nào mà không bị hủy diệt, và nhất là, từ lúc sự sống động vật xuất hiện, mà không chịu đau khổ. Không có tinh thần nào mà lại không có tự do lựa chọn và (bao lâu họ không được thần hóa bởi viễn kiến Thiên Chúa) mà không có khả thể lựa chọn điều ác thay vì điều thiện. Cố hữu trong ý chí tự do của chúng ta, khả thể phá vỡ các thúc đẩy của Thiên Chúa nhằm làm chúng ta nghiêng về phía điều tốt, bằng "các cuộc hư vô hóa" (néantements) của mình, có hậu quả này là các hành động xấu xa về mặt đạo đức sẽ được cho phép, nhưng sáng kiến đầu tiên, chính vì chúng xấu, nên thuộc một mình chúng ta; theo một cách khiến các tránh né và từ khước của chúng ta, dưới con mắt vĩnh cửu, đều là những hoàn cảnh theo đó, trong cuộc chiến đấu vĩ đại đang diễn ra như thế, ý chí đi sau hay tùy thuộc hoàn cảnh sẽ chấp nhận cho ý chí đi trước các thất bại khiến các thánh phải khóc lóc và sẽ quyết định cho nó các đền bù và các siêu bồi thường khiến Thánh Phaolô kinh ngạc đến phải bái gối – tất cả đều qui hướng lẫn nhau về cuộc chiến thắng sau cùng của lòng đại độ thần thiêng, một cuộc chiến thắng càng rực rỡ hơn khi ở trên đường nó càng bị thương nhiều hơn.
*
Ý chí của Thiên Chúa đáng thờ phượng trong mọi phương diện và dưới mọi khía cạnh của nó.
Điều rõ ràng là qua lời cầu xin thứ ba của Kinh Lạy Cha, linh hồn Kitô hữu, cùng một lúc, đã xin cho voluntas signi [ý chí qua dấu chỉ], ý chí đến sau hay tùy hoàn cảnh, và ý chí đi trước và không tùy thuộc hoàn cảnh sẽ được thể hiện. Tuy nhiên, chúng ta tin rằng ước nguyện tỏ bầy trong lời cầu xin thứ ba này đề cập chủ yếu đến ý chí đi trước.
Tuy nhiên, chúng ta có nhiệm vụ nói tới ý chí đến sau trước nhất.
Ý chí đến sau hay tùy hoàn cảnh sẽ được thể hiện luôn luôn và tuyệt đối. Như thế tại sao còn phải xin cho nó được thể hiện? Điều gì đã được quyết định thì nhất định sẽ xảy ra trong bất cứ trường hợp nào. Đúng, chắc chắn như thế; nhưng qua lời cầu xin này, chính chúng ta tự do đặt mình vào trạng thái nhất trí với ý chí này và, dù trong niềm vui hay buồn phiền, đều ca ngợi các thiết kế khôn dò của nó: thật là xứng đáng và công bình và mưu ích cho phần rỗi chúng con (dignum et justum est, aequum et salutare. . .) . Chính chúng ta, những người, trong tôn kính và tạ ơn, và bằng một hành động đức tin đôi khi xé nát cõi lòng chúng ta, chúng ta tuyên bố rằng tất cả những gì Cha của chúng ta trên trời muốn, bất cứ Người ra lệnh điều gì và Người cho phép điều gì, đều tốt cả vì chính Người đã muốn điều ấy. “Khi nói 'Ý Cha thể hiện', chúng ta hân hoan vì không có gì xấu xa trong ý chí của Thiên Chúa ngay cả khi Người cư xử nghiêm khắc với chúng ta ..." {7]
Do đó, xin cho ý Thiên Chúa, tức là, ý chí đến sau hay tùy hoàn cảnh của Người, được thể hiện đôi khi là một hiến thân và từ bỏ bản thân chúng ta trong đau đớn hoàn toàn. Có khi đến chỗ cần phải đổ mồ hôi máu. Chúa Giêsu đã làm gương như thế cho chúng ta.
Sau khi nói: "Lạy Cha, nếu có thể, xin cất chén này khỏi Con", Người nói thêm: "Tuy nhiên, không phải theo ý Con, nhưng theo ý Cha" {8}. Verum tamen non mea voluntas, sed tua fiat. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu này nằm ở tâm điểm mọi nỗi buồn sầu và mọi niềm hy vọng của con người. Người đã phải chết vì Người đã tự gánh lấy mọi tội lỗi và mọi đau khổ của thế giới - trong sự hoàn thành đức vâng lời và công việc Người đã tới để thực hiện. Chính là trước ý chí tuyệt đối, ý chí đến sau và dứt khoát của Đấng được Người yêu hơn cả linh hồn và sự sống của mình, mà Người đã để ý chí nhân bản của mình chịu khuất phục và từ bỏ nó.
Qua lời cầu xin thứ ba của Kinh Lạy Cha, chúng ta cũng xin cho việc thể hiện ý chí đi trước của Thiên Chúa, một ý chí vốn phát xuất nguyên khởi từ sự tốt lành của Người nhưng có thể phải nhìn nhận các trở ngại. Và quả thực, như chúng ta đã nói, chúng ta cầu xin trước nhất, trước bất cứ điều gì khác, sự thể hiện của ý chí đi trước này. Tại sao thế? Đó là vì Chúa Giêsu đã bảo chúng ta xin: "Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời".
*
Sicut in coelo (cũng như trên trời) – đây chính là điều chúng ta không thấy thể hiện ở dưới đất. Nên ý muốn của Thiên Chúa lại càng phải được thể hiện ở đấy cũng như ở trên trời.
Sicut in coelo, nghĩa là như nó đã được chu toàn bởi các thiên thần và các thánh, trong thế giới khác vốn là thế giới được thấy Thiên Chúa và cũng sẽ là thế giới của sự phục sinh thân xác - nơi mà ý chí tự do, dù vẫn còn đang tập luyện liên quan đến mọi điều không được chính Thiên Chúa yêu thương, đã trở thành không thể phạm tội – ở đấy, các thiên thần "hằng hà sa số" lớn tiếng tung hô: "Xứng đáng thay Chiên Con đã bị giết để lãnh nhận quyền năng, giàu sang, khôn ngoan, sức mạnh, vinh dự, vinh quang và chúc phúc", và nơi mọi tạo vật trong toàn bộ vũ trụ tôn vinh " Đấng ngự trên ngai và Chiên Con"{9}. "Lạy Chúa, như các thiên thần trên trời chu toàn thánh ý Chúa, xin cho cũng điều này được chu toàn dưới đất”{10}.
Theo Tertullianô, qua lời cầu xin thứ ba, "chúng ta xin cho ý Người được thể hiện nơi mọi người" (11). Và theo Thánh Cyprianô: "Chúa Kitô dạy chúng ta cầu xin cho sự cứu rỗi của mọi người" (12) Còn Thánh Augustinô thì viết: "qua lời cầu xin này, chúng ta xin cho sự hoàn thiện" (13). Và ngài viết thêm: "Ý Cha thể hiện bởi mọi người, thậm chí bởi cả các thiên thần" (Sicut ab angelis, ita ab hominibus) (14). Ngài cũng đã viết: " để ý Người được thể hiện bởi chúng tôi cũng như được thể hiện trên thiên đàng bởi các thiên thần của Người"(Ut sic a nobis fiat voluntas ejus, quemadmodum fit in coelestibus ab Angelis ejus) {15}. Cũng như bởi các thiên thần - trong mọi người - vì sự cứu rỗi của mọi người - vì sự hoàn hảo của mọi con người ở dưới thế này: điều rõ ràng là hiểu dưới toàn bộ sức mạnh của sicut in coelo, lời cầu xin thứ ba có đối tượng đầu tiên của nó, không phải là ý chí đến sau hay tùy hoàn cảnh của Thiên Chúa, là điều luôn được thể hiện, nhưng là ý chí nguyên thủy của Người. Nó đề cập trước tiên và chủ yếu đến ý chí đi trước, nhờ đó, Thiên Chúa muốn rằng mọi người đều được cứu rỗi, và trong sáng thế, chỉ có điều tốt được tìm thấy, ở các mức độ đa dạng, chứ không có bất kỳ tà ác nào, kể cả tà ác theo nghĩa tương đối hay tà ác đau khổ, lẫn tà ác theo nghĩa tuyệt đối, hay tà ác tội lỗi. Chính vì sự thể hiện của ý chí này mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta cầu nguyện trước nhất và trên tất cả mọi điều, vì chính ý chí nhân bản của Người, tự nó và trên hết, hằng khao khát sự thể hiện của ý chí này.
Ý chí nguyên ủy và không tùy thuộc hoàn cảnh trên, nếu được phép nói, có thể bị vượt cấp (surclassée), như khi một điều thiện nào đó được ước muốn trong các sự vật lại hướng về một đau khổ trong chính các sự vật này {16}.
Như chúng tôi đã lưu ý trên đây, nó cũng có thể bị thối chí, ngã lòng. Chính theo nghĩa này, "Thiên Chúa đã bị tổn thương bởi tội lỗi của chúng ta"{17}. Vì "Thiên Chúa không làm được điều tốt nơi 1 con người nếu họ sẽ không muốn điều đó"{18}, và con người có khả năng không muốn điều này; họ có thể né tránh sự kích hoạt của Thiên Chúa khiến họ hướng về điều tốt, và cùng một lúc, đặt chướng ngại vật trước ý chí đi trước này{19}.
Tội lỗi là xúc phạm tới Thiên Chúa. Nhưng kiểu nói này có ý nghĩa gì? Ý nghĩa thực sự của nó là gì, nếu không là: tội lỗi tước mất của ý chí Thiên Chúa – tức ý chí nguyên ủy hay đi trước - một điều gì đó nó thực sự muốn? "Trong ý muốn đi trước của Người, Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi, và Người cũng muốn mọi hành động của tôi đều tốt lành. Nếu tôi phạm tội, một điều gì đó được Thiên Chúa mong muốn và yêu thương, sẽ mãi mãi không có. Điều này là do sáng kiến của tôi trước nhất. Do đó, tôi là nguyên nhân - nguyên nhân hư vô hoá - của việc tước bỏ liên quan đến Thiên Chúa, một việc tước bỏ liên quan tới hạn kỳ (terme) hay hiệu quả được ước muốn (chứ không hề liên quan tới điều tốt của chính Thiên Chúa) ... Tội lỗi không chỉ tước đoạt của vũ trụ một điều tốt lành, nó còn tước đoạt của chính Thiên Chúa một điều được Người ước muốn một cách có điều kiện nhưng đích thực. Các lỗi lầm luân lý không hề ảnh hưởng chút nào đến chính Đấng Không Phải Được Tạo Thành – Người hoàn toàn bất khả xâm phạm - nhưng trong các sự vật và hiệu quả được Người ước muốn và yêu thương. Về phương diện này, chúng ta có thể nói Thiên Chúa là Đấng dễ bị tổn thương nhất trong các hữu thể. Không cần các mũi tên tẩm độc, súng đại bác hay súng máy; một cử động vô hình trong trái tim một tác nhân tự do đủ làm Người bị trọng thương, đủ tước mất của ý chí đi trước của Người một điều gì đó ở dưới đất này mà Người vốn ước muốn và yêu thương từ thuở đời đời, và điều này sẽ không bao giờ có"{ 20}.
*
Đến lúc này, làm thế nào chúng ta có thể không bàn đến vấn đề mà trái tim Chúa Giêsu, trong vinh quang, từng bị ảnh hưởng bởi các lần đào ngũ của chúng ta, và những dòng nước mắt của Đức Trinh Nữ, Đấng đã xuống các đồi núi của chúng ta để nói với hai trẻ, không để chúng ta trốn tránh?
Lý trí nổi loạn đối với ý tưởng nối kết đau khổ với Mối Phúc. “Mối Phúc là viên mãn tuyệt đối, còn đau khổ là tiếng than của người bị thương. Nhưng Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa bị đóng đinh; mối phúc mà Người không thể bị tước mất không ngăn cản Người khỏi sợ hãi hoặc khóc than, hoặc khỏi đổ mồ hôi máu trong cơn Hấp Hối không thể tưởng tượng được, hoặc khỏi phải vượt qua những quằn quại đau đớn của cái chết trên Thập Giá, hoặc khỏi cảm giác bị bỏ rơi”{21}. Chính nhờ một Thiên Chúa đau khổ mà chúng ta đã được cứu chuộc.
Ta có thể nhận xét xa hơn rằng "đối với một tạo vật, có khả năng chịu đau khổ là một sự hoàn hảo thực sự, nó là số phần của sự sống và tinh thần; nó là sự vĩ đại của con người.
Vấn đề còn lại là "vì chính ý tưởng đau khổ vốn hàm ngụ một số sự bất toàn, nên ta không thể gán nó cho ‘Yếu Tính khôn dò’. Nhưng dưới một hình thức nào đó mà không con người nào có thể gọi tên, há không cần thiết phải tìm thấy trong Yếu Tính đó toàn bộ yếu tố hoàn hảo mầu nhiệm vốn thuộc sự đau khổ của tạo vật đó ư?"
Những chỗ sâu kín không thể giải thích được của Ánh Sáng này, "loại vinh quang của đau khổ này, có lẽ tương ứng với nó trên trái đất này là các đau khổ của người vô tội, những dòng nước mắt của trẻ em, một số những sỉ nhục và khốn cùng quá đỗi mà gần như trái tim không thể chấp nhận mà không bị xúc phạm, và là những điều, khi bộ mặt của thế giới khó hiểu này qua đi, sẽ xuất hiện ở đỉnh cao của các Mối Phúc" {22}.
Các đoạn trích trên đây lấy từ cuốn Grandes Amitiés (Những Tình Bạn Lớn). Tác giả đã cẩn thận tự bào chữa cho mình "vì những điều tối nghĩa trong các suy tư này", và nhắc lại với lòng kính phục những lời nổi tiếng sau đây của Léon Bloy: "Khi người ta nói một cách đầy yêu thương về Thiên Chúa, mọi lời lẽ của con người đều giống như những con sư tử mù tìm dòng suối trong sa mạc".
*
Chính ở lời cuối cùng trong ba lời cầu xin đầu tiên của Kinh Lạy Cha mà ta thấy rõ ràng hơn cả đặc điểm mầu nhiệm mà nó có chung với hai lời cầu xin khác vốn là lời cầu nguyện với Thiên Chúa cho Thiên Chúa, một ước nguyện mà tình yêu con thảo của Chúa Kitô và của anh em Người ngỏ cùng Thiên Chúa cho chính Thiên Chúa, cho chiến thắng của Người, cho niềm vui vĩnh cửu và vô tận của Người, một niềm vui muốn nhận vào nó các tạo vật thông minh mà Người đã tạo ra. Trong lời cầu xin thứ ba này, có một sự âu yếm nồng nàn đến nỗi nó không ngần ngại đi xa hơn điều có thể: sicut in coelo et in terra (dưới đất cũng như ở trên trời), "bởi con người, thậm chí bởi các thiên thần nữa".
"Khi các môn đệ yêu cầu Chúa Kitô dạy họ cầu nguyện, Người ban cho họ Kinh Lạy Cha, và ba lời cầu xin nghịch lý đầu tiên mà họ phải ngỏ cùng Thiên Chúa" cho "những điều thuộc Thiên Chúa", những điều, do đó, một phần, sẽ phụ thuộc sáng kiến của con người chúng ta. Ta phải kết luận rằng lòng nhiệt thành mà các bạn bè của Thiên Chúa dùng để cầu nguyện sẽ quyết định, đến một mức độ rất lớn, sự tuôn đổ ơn trợ giúp của Thiên Chúa, bất kể là thông thường hoặc lạ lùng, các bước tiến của Kinh Thành Thiên Chúa, và bất cứ tiến bộ nào trong việc hoán cải thế giới"{23}.
Người ta có thể nói được rằng từ giai đoạn này sang giai đoạn nọ, lời cầu xin càng lúc càng trở nên thân mật hơn và đi sâu hơn vào thiện ích của chính Thiên Chúa. Ước chi vinh dự và chứng tá được dành cho sự thánh thiện của Người. Ước chi triều đại của Người đến với tất cả mọi người, và vương quốc nơi chính Thần Tính của Người được chia sẻ bởi những tâm trí thụ tạo. Ước chi tình yêu dư thừa, vốn là một với Hữu Thể Người, ước chi ước muốn của trái tim Người, ước chi ý chí của Người được thể hiện mà không gặp trở ngại nào trong thế giới con người cũng như trong thế giới của các người đã được hưởng phước trên thiên đàng.
Lời cầu xin thứ ba là một lời cầu nguyện chấp nhận trong yêu thương, rất thường có nghĩa là một lời cầu nguyện phó thác bản thân và tùng phục giữa những thử thách nát lòng và có tính hủy hoại, một lời cầu nguyện sấp mình để tham dự vào sự sỉ nhục của Đấng Cứu Thế. Nhưng nó cũng là, và có khi nhất là, một lời cầu nguyện hoan hỉ, sốt sắng và khao khát nhiệt tình, một lời cầu nguyện không biết chán, bừng bừng yêu thương, một lời cầu nguyện làm chúng ta nhập vào những ham muốn nguyên thủy của Thiên Chúa và của Con nhập thể của Người, và là lời cầu nguyện xin vinh quang cho Chúa Cha, một vinh quang sẽ không bao giờ được thể hiện đầy đủ ở dưới thế này và không thể thể hiện được{24}, nhưng là một vinh quang phải được cầu xin một cách nhiệt tình và kiên trì hơn và sẽ được thể hiện vào lúc kết thúc mọi sự một cách đẹp đẽ hơn đến nỗi mọi tâm trí thụ tạo sẽ thán phục trong nó.
____________________________________________________________________________________
Ghi Chú
{1} Có năm dấu hiệu biểu lộ ý chí Thiên Chúa: cấm đoán, giới luật, chỉ bảo, hành động và cho phép. Xem Sum. theol., I, 19, 12.
{2} Ga 14:21.
{3} Sum. theol., I, 19, 6.
{4} 1 Tm. 2: 4.
{5} Nghĩa là một khởi đầu (inchoation) chưa đạt tới tình trạng một hành động của ý chí, nói cách khác một chuyển động yếu ớt qua đó, người ta không tha thiết muốn một điều gì đó, mà chỉ muốn được muốn nó. Khi Thánh Tôma sử dụng từ velleitas (Sum. Theol., I, 19, 6), nó có nghĩa hoàn toàn khác và để biểu thị một ý chí chính thức và được gọi tên đúng nhưng không phải là vô điều kiện và không phải lúc nào cũng được thi hành. Xem Jean de Saint-Thomas, Cursus theol., T. III, disp. 5, a. 7 và 8.
{6} Chắc chắn không theo nghĩa theo đó một ước muốn bị thất vọng nơi ta (bởi một tác nhân nào đó từ bên ngoài tước mất của ta điều chúng ta muốn). Ý chí đi trước sẽ "thất vọng", nhưng bởi một sự tự do mà chính Thiên Chúa đã tạo ra, và là điều Người cho phép trốn tránh Người nếu nó muốn, và là điều thực sự chỉ thừa nhận một hành động xấu xa với sự cho phép của Người.
Đàng khác, ta nên lưu ý: khi, vì một toàn bộ các hoàn cảnh, Thiên Chúa tạo ra một điều gì đó nhằm một điều thiện mà sự hoàn thành của nó tùy thuộc tự do ta, thí dụ một bệnh nhân nào đó được chữa lành để họ đền bù một sự bất công mà họ đã phạm, sự việc ở đây (chữa lành người bệnh) nhất định (infailliblement) sẽ xẩy ra do ý chí đến sau nhưng ý chí đến sau này, một phần (liên quan tới tương lai), vẫn đi trước và không có điều kiện. Có thể xẩy ra điều này là người này không đền bù và thậm chí còn làm nặng thêm sự bất công mà họ đã phạm.
{7} Tertullianô, De Oratione, cap. 4, P.L. 1, 1158.
{8} Mt. 26:39; Lc 22:42.
{9} Xem Kh. 5: 11-13. – Xem Tv. 103 (102): 21: Ministri ejus, qui faciunt voluntatem ejus (hàng hầu cận và thi hành thánh ý).
{10} Thánh Cyriliô thành Giêrusalem, Catéchèses mystagogiques, XIV, P.G., 33, 1120.
{11} De Oratione, cap. 4, xem ở trên, p. 39, n. 1.
{12} Oratione Dominica, n. 17, P.L, 4, 530.
{13} Serm. 56, cap. 5, n. 8, P.L, 34, 1278.
{14} De Serm. Dom. in monte, lib.II, cap. 6, P.L., 34, 1278
{15} Ad Probam, P.L., 33, 502 (n. 21).
{16} Sự ác đau khổ chắc chắn không trực tiếp được ước muốn và và do chính nó (per se); tuy nhiên nó được ước muốn do tình cờ (per accidens), hoặc được ý chí đi sau "cho phép".
{17} Charles Journet, Le Mal, Essai Théologique, Paris, Desclée De Brouwer, 1961, p.197.
{18} Thánh Gioan Kim Khẩu, Opus imperfectum, Hom. 14, sup. Matth., cap. 6 (Paris: Gaume, 1836), t. VI, p. 811: "Nam sicut homo non potest facere bonum, nisi habuerit adjutorium Dei: sic nec Deus bonum operatur in homine, nisi homo voluerit" (vì như con người không thể làm điều tốt trừ khi có ơn trợ giúp của Thiên Chúa, thì Thiên Chúa cũng không thể làm điều tốt nơi conngười, nếu họ không muốn). Trích dẫn trong Catena aurea, in Matth. 6 (Marietti, 1953), t. I, p. 105.
{19} Xem Thánh Tôma, I Sent., dist. 47, q. 1, a. 2, ad. 1. “Những người không đi với Thiên Chúa là chống lại Thiên Chúa, do sự kiện họ đi ngược lại ý chí đi trước của Thiên Chúa "(trích dẫn bởi Đức Ông Journet, op. cit., trang 183).
{20} Jacques Maritain, Neuf leçons sur les notions premières de la philosophie morale, pp. 175-6.
{21} Raïssa Maritain, Les Grandes Amitiés, p. 199.
{22} Les Grandes Amitiés, p. 200.
{23} Charles Journet, Le Mal, p. 187.
{24} Xem tác phẩn nhỏ của Thánh Tôma, In Orationem Dominicam Expositio, trong Opuscula Theologica (Turin: Marietti, 1954), t. II, n. 1068: “Thánh ý Thiên Chúa là anh em nên thánh” (1Tx 4:3). Thánh ý này của Thiên Chúa không thể hoàn thành hoàn toàn ở đời này; nó được hoàn toàn hoàn thành trong ngày phục sinh của các thánh, khi các thân xác sống lại vinh hiển và không còn hư nát.
Kỳ Sau: Chương III, Tiết 4: Xin Cha ban cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày
Thiên Chúa cao cả - và sự viên mãn của bản thể Người vô hạn – đến nỗi, để biết, theo cách nhân bản của chúng ta, điều ở trong Người hoàn toàn là một và không thể phân chia, chúng ta cần sử dụng đến tính đa nguyên của khái niệm. Do đó, trong ý chí của Thiên Chúa, các nhà thần học phân biệt một số loại ý chí, mà họ chỉ định bằng các từ ngữ không cho thấy một nỗ lực đặc biệt hân hoan nào của trí tưởng tượng ngôn từ nhưng liên quan đến những điều rất quan trọng cần xem xét.
Đầu tiên, chúng ta hãy hướng về điều các nhà thần học gọi là voluntas signi [ý chí qua dấu chỉ] (đối lập với voluntas beneplaciti [ý chí qua ý muốn], hay ý muốn đúng nghĩa): đây là ý chí của Thiên Chúa hiểu theo nghĩa ẩn dụ, như người ta thường gọi phương thức biểu hiện này hay phương thức biểu hiện nọ (ví dụ, giới răn, luật cấm, lời tư vấn {1}) là "ý muốn của Thiên Chúa" mà thực ra đối với chúng ta là dấu chỉ của một hành động của ý chí. Những người thực thi các giới luật của Chúa đã làm theo ý muốn của Người. Vì vậy, khi nói, “ý Cha thể hiện,” chúng ta xin cho chính chúng ta và anh chị em của chúng ta thực hiện tất cả những gì Chúa Cha quy định, tránh tất cả những gì Người ngăn cấm, và trung thành tuân theo sự linh hứng của các lời chỉ bảo của Người.
Điều ấy khá hiển nhiên. "Nếu các con yêu mến Thầy, các con sẽ giữ các điều răn của Thầy"{2}.
*
Chúng ta cũng nên suy niệm thêm một phân biệt thần học khác, một phân biệt sẽ dẫn chúng ta vào mầu nhiệm không thể nào hiểu thấu này một cách sâu sắc hơn. Khi xem xét ý muốn theo nghĩa chính xác của Thiên Chúa, các nhà thần học phân biệt voluntas antecedens (ý chí đi trước) – hay ý chí nguyên ủy [priomordial] hoặc ‘ý chí không theo hoàn cảnh’ – và voluntas consequens (ý chí đi sau)", mà chúng ta có thể gọi là sau cùng [definitive] hay ý chí ‘theo hoàn cảnh'. Chính ý chí sau cùng hoặc ý chí theo hoàn cảnh mới luôn được hoàn tất{3}, và là ý chí không điều gì trên thế giới có thể thoát được; đó là ý chí tuyệt đối của Thiên Chúa. Nhưng ý chí nguyên ủy hoặc không theo hoàn cảnh, tức ý chí qua đó "Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi và tiến đến chỗ biết sự thật", mới rất thực và thực từ nền tảng, mặc dù có điều kiện; nó không phải là một ước muốn (velléité) đơn giản {5}, nó là gốc rễ đầu tiên của toàn bộ nhiệm cục Thiên Chúa (l’économie divine). Khi gọi nó là nguyên ủy hay đi trước, điều rõ ràng là người ta không có ý nói nó đi trước ý chí sau cùng về thời gian (trong Thiên Chúa, cả hai đều cùng là một ý chí vĩnh cửu duy nhất và cao cả; đi trước và đi sau chỉ là việc thuộc trật tự luận lý và chỉ liên quan tới lối suy nghĩ của con người chúng ta mà thôi); khi gọi nó là nguyên ủy hoặc đi trước, chúng ta muốn nói điều này liên quan đến trật tự luận lý của việc gia tăng quyết tâm theo đó đối tượng được ước muốn sẽ được nắm lấy; đó chính là thúc đẩy nguyên thủy của Lòng Tốt vô hạn, qua đó, chỉ xem xét đến chính nó và để qua một bên mọi xem xét khác, ý chí này muốn rằng tất cả những gì xuất phát từ nó phải tốt và không có bất cứ dấu vết nào của sự ác. Nhưng một ý chí như vậy có thể bị thối chí, ngã lòng (frustré) {6}.
Và vì sự kiện có những tạo vật, nên ta có thể nói rằng ý chí đi trước nhất định sẽ thấy mình thất vọng trong một chừng mực nào đó. Vì Thiên Chúa thường cư xử đẹp với các hữu thể và không muốn hạn chế các bản nhiên của chúng hoặc làm cho các bản nhiên này trở nên vô dụng bằng cách thay thế chúng bằng một chế độ luôn luôn lạ lùng: không một thế giới vật chất nào mà không bị hủy diệt, và nhất là, từ lúc sự sống động vật xuất hiện, mà không chịu đau khổ. Không có tinh thần nào mà lại không có tự do lựa chọn và (bao lâu họ không được thần hóa bởi viễn kiến Thiên Chúa) mà không có khả thể lựa chọn điều ác thay vì điều thiện. Cố hữu trong ý chí tự do của chúng ta, khả thể phá vỡ các thúc đẩy của Thiên Chúa nhằm làm chúng ta nghiêng về phía điều tốt, bằng "các cuộc hư vô hóa" (néantements) của mình, có hậu quả này là các hành động xấu xa về mặt đạo đức sẽ được cho phép, nhưng sáng kiến đầu tiên, chính vì chúng xấu, nên thuộc một mình chúng ta; theo một cách khiến các tránh né và từ khước của chúng ta, dưới con mắt vĩnh cửu, đều là những hoàn cảnh theo đó, trong cuộc chiến đấu vĩ đại đang diễn ra như thế, ý chí đi sau hay tùy thuộc hoàn cảnh sẽ chấp nhận cho ý chí đi trước các thất bại khiến các thánh phải khóc lóc và sẽ quyết định cho nó các đền bù và các siêu bồi thường khiến Thánh Phaolô kinh ngạc đến phải bái gối – tất cả đều qui hướng lẫn nhau về cuộc chiến thắng sau cùng của lòng đại độ thần thiêng, một cuộc chiến thắng càng rực rỡ hơn khi ở trên đường nó càng bị thương nhiều hơn.
*
Ý chí của Thiên Chúa đáng thờ phượng trong mọi phương diện và dưới mọi khía cạnh của nó.
Điều rõ ràng là qua lời cầu xin thứ ba của Kinh Lạy Cha, linh hồn Kitô hữu, cùng một lúc, đã xin cho voluntas signi [ý chí qua dấu chỉ], ý chí đến sau hay tùy hoàn cảnh, và ý chí đi trước và không tùy thuộc hoàn cảnh sẽ được thể hiện. Tuy nhiên, chúng ta tin rằng ước nguyện tỏ bầy trong lời cầu xin thứ ba này đề cập chủ yếu đến ý chí đi trước.
Tuy nhiên, chúng ta có nhiệm vụ nói tới ý chí đến sau trước nhất.
Ý chí đến sau hay tùy hoàn cảnh sẽ được thể hiện luôn luôn và tuyệt đối. Như thế tại sao còn phải xin cho nó được thể hiện? Điều gì đã được quyết định thì nhất định sẽ xảy ra trong bất cứ trường hợp nào. Đúng, chắc chắn như thế; nhưng qua lời cầu xin này, chính chúng ta tự do đặt mình vào trạng thái nhất trí với ý chí này và, dù trong niềm vui hay buồn phiền, đều ca ngợi các thiết kế khôn dò của nó: thật là xứng đáng và công bình và mưu ích cho phần rỗi chúng con (dignum et justum est, aequum et salutare. . .) . Chính chúng ta, những người, trong tôn kính và tạ ơn, và bằng một hành động đức tin đôi khi xé nát cõi lòng chúng ta, chúng ta tuyên bố rằng tất cả những gì Cha của chúng ta trên trời muốn, bất cứ Người ra lệnh điều gì và Người cho phép điều gì, đều tốt cả vì chính Người đã muốn điều ấy. “Khi nói 'Ý Cha thể hiện', chúng ta hân hoan vì không có gì xấu xa trong ý chí của Thiên Chúa ngay cả khi Người cư xử nghiêm khắc với chúng ta ..." {7]
Do đó, xin cho ý Thiên Chúa, tức là, ý chí đến sau hay tùy hoàn cảnh của Người, được thể hiện đôi khi là một hiến thân và từ bỏ bản thân chúng ta trong đau đớn hoàn toàn. Có khi đến chỗ cần phải đổ mồ hôi máu. Chúa Giêsu đã làm gương như thế cho chúng ta.
Sau khi nói: "Lạy Cha, nếu có thể, xin cất chén này khỏi Con", Người nói thêm: "Tuy nhiên, không phải theo ý Con, nhưng theo ý Cha" {8}. Verum tamen non mea voluntas, sed tua fiat. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu này nằm ở tâm điểm mọi nỗi buồn sầu và mọi niềm hy vọng của con người. Người đã phải chết vì Người đã tự gánh lấy mọi tội lỗi và mọi đau khổ của thế giới - trong sự hoàn thành đức vâng lời và công việc Người đã tới để thực hiện. Chính là trước ý chí tuyệt đối, ý chí đến sau và dứt khoát của Đấng được Người yêu hơn cả linh hồn và sự sống của mình, mà Người đã để ý chí nhân bản của mình chịu khuất phục và từ bỏ nó.
Qua lời cầu xin thứ ba của Kinh Lạy Cha, chúng ta cũng xin cho việc thể hiện ý chí đi trước của Thiên Chúa, một ý chí vốn phát xuất nguyên khởi từ sự tốt lành của Người nhưng có thể phải nhìn nhận các trở ngại. Và quả thực, như chúng ta đã nói, chúng ta cầu xin trước nhất, trước bất cứ điều gì khác, sự thể hiện của ý chí đi trước này. Tại sao thế? Đó là vì Chúa Giêsu đã bảo chúng ta xin: "Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời".
*
Sicut in coelo (cũng như trên trời) – đây chính là điều chúng ta không thấy thể hiện ở dưới đất. Nên ý muốn của Thiên Chúa lại càng phải được thể hiện ở đấy cũng như ở trên trời.
Sicut in coelo, nghĩa là như nó đã được chu toàn bởi các thiên thần và các thánh, trong thế giới khác vốn là thế giới được thấy Thiên Chúa và cũng sẽ là thế giới của sự phục sinh thân xác - nơi mà ý chí tự do, dù vẫn còn đang tập luyện liên quan đến mọi điều không được chính Thiên Chúa yêu thương, đã trở thành không thể phạm tội – ở đấy, các thiên thần "hằng hà sa số" lớn tiếng tung hô: "Xứng đáng thay Chiên Con đã bị giết để lãnh nhận quyền năng, giàu sang, khôn ngoan, sức mạnh, vinh dự, vinh quang và chúc phúc", và nơi mọi tạo vật trong toàn bộ vũ trụ tôn vinh " Đấng ngự trên ngai và Chiên Con"{9}. "Lạy Chúa, như các thiên thần trên trời chu toàn thánh ý Chúa, xin cho cũng điều này được chu toàn dưới đất”{10}.
Theo Tertullianô, qua lời cầu xin thứ ba, "chúng ta xin cho ý Người được thể hiện nơi mọi người" (11). Và theo Thánh Cyprianô: "Chúa Kitô dạy chúng ta cầu xin cho sự cứu rỗi của mọi người" (12) Còn Thánh Augustinô thì viết: "qua lời cầu xin này, chúng ta xin cho sự hoàn thiện" (13). Và ngài viết thêm: "Ý Cha thể hiện bởi mọi người, thậm chí bởi cả các thiên thần" (Sicut ab angelis, ita ab hominibus) (14). Ngài cũng đã viết: " để ý Người được thể hiện bởi chúng tôi cũng như được thể hiện trên thiên đàng bởi các thiên thần của Người"(Ut sic a nobis fiat voluntas ejus, quemadmodum fit in coelestibus ab Angelis ejus) {15}. Cũng như bởi các thiên thần - trong mọi người - vì sự cứu rỗi của mọi người - vì sự hoàn hảo của mọi con người ở dưới thế này: điều rõ ràng là hiểu dưới toàn bộ sức mạnh của sicut in coelo, lời cầu xin thứ ba có đối tượng đầu tiên của nó, không phải là ý chí đến sau hay tùy hoàn cảnh của Thiên Chúa, là điều luôn được thể hiện, nhưng là ý chí nguyên thủy của Người. Nó đề cập trước tiên và chủ yếu đến ý chí đi trước, nhờ đó, Thiên Chúa muốn rằng mọi người đều được cứu rỗi, và trong sáng thế, chỉ có điều tốt được tìm thấy, ở các mức độ đa dạng, chứ không có bất kỳ tà ác nào, kể cả tà ác theo nghĩa tương đối hay tà ác đau khổ, lẫn tà ác theo nghĩa tuyệt đối, hay tà ác tội lỗi. Chính vì sự thể hiện của ý chí này mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta cầu nguyện trước nhất và trên tất cả mọi điều, vì chính ý chí nhân bản của Người, tự nó và trên hết, hằng khao khát sự thể hiện của ý chí này.
Ý chí nguyên ủy và không tùy thuộc hoàn cảnh trên, nếu được phép nói, có thể bị vượt cấp (surclassée), như khi một điều thiện nào đó được ước muốn trong các sự vật lại hướng về một đau khổ trong chính các sự vật này {16}.
Như chúng tôi đã lưu ý trên đây, nó cũng có thể bị thối chí, ngã lòng. Chính theo nghĩa này, "Thiên Chúa đã bị tổn thương bởi tội lỗi của chúng ta"{17}. Vì "Thiên Chúa không làm được điều tốt nơi 1 con người nếu họ sẽ không muốn điều đó"{18}, và con người có khả năng không muốn điều này; họ có thể né tránh sự kích hoạt của Thiên Chúa khiến họ hướng về điều tốt, và cùng một lúc, đặt chướng ngại vật trước ý chí đi trước này{19}.
Tội lỗi là xúc phạm tới Thiên Chúa. Nhưng kiểu nói này có ý nghĩa gì? Ý nghĩa thực sự của nó là gì, nếu không là: tội lỗi tước mất của ý chí Thiên Chúa – tức ý chí nguyên ủy hay đi trước - một điều gì đó nó thực sự muốn? "Trong ý muốn đi trước của Người, Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi, và Người cũng muốn mọi hành động của tôi đều tốt lành. Nếu tôi phạm tội, một điều gì đó được Thiên Chúa mong muốn và yêu thương, sẽ mãi mãi không có. Điều này là do sáng kiến của tôi trước nhất. Do đó, tôi là nguyên nhân - nguyên nhân hư vô hoá - của việc tước bỏ liên quan đến Thiên Chúa, một việc tước bỏ liên quan tới hạn kỳ (terme) hay hiệu quả được ước muốn (chứ không hề liên quan tới điều tốt của chính Thiên Chúa) ... Tội lỗi không chỉ tước đoạt của vũ trụ một điều tốt lành, nó còn tước đoạt của chính Thiên Chúa một điều được Người ước muốn một cách có điều kiện nhưng đích thực. Các lỗi lầm luân lý không hề ảnh hưởng chút nào đến chính Đấng Không Phải Được Tạo Thành – Người hoàn toàn bất khả xâm phạm - nhưng trong các sự vật và hiệu quả được Người ước muốn và yêu thương. Về phương diện này, chúng ta có thể nói Thiên Chúa là Đấng dễ bị tổn thương nhất trong các hữu thể. Không cần các mũi tên tẩm độc, súng đại bác hay súng máy; một cử động vô hình trong trái tim một tác nhân tự do đủ làm Người bị trọng thương, đủ tước mất của ý chí đi trước của Người một điều gì đó ở dưới đất này mà Người vốn ước muốn và yêu thương từ thuở đời đời, và điều này sẽ không bao giờ có"{ 20}.
*
Đến lúc này, làm thế nào chúng ta có thể không bàn đến vấn đề mà trái tim Chúa Giêsu, trong vinh quang, từng bị ảnh hưởng bởi các lần đào ngũ của chúng ta, và những dòng nước mắt của Đức Trinh Nữ, Đấng đã xuống các đồi núi của chúng ta để nói với hai trẻ, không để chúng ta trốn tránh?
Lý trí nổi loạn đối với ý tưởng nối kết đau khổ với Mối Phúc. “Mối Phúc là viên mãn tuyệt đối, còn đau khổ là tiếng than của người bị thương. Nhưng Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa bị đóng đinh; mối phúc mà Người không thể bị tước mất không ngăn cản Người khỏi sợ hãi hoặc khóc than, hoặc khỏi đổ mồ hôi máu trong cơn Hấp Hối không thể tưởng tượng được, hoặc khỏi phải vượt qua những quằn quại đau đớn của cái chết trên Thập Giá, hoặc khỏi cảm giác bị bỏ rơi”{21}. Chính nhờ một Thiên Chúa đau khổ mà chúng ta đã được cứu chuộc.
Ta có thể nhận xét xa hơn rằng "đối với một tạo vật, có khả năng chịu đau khổ là một sự hoàn hảo thực sự, nó là số phần của sự sống và tinh thần; nó là sự vĩ đại của con người.
Vấn đề còn lại là "vì chính ý tưởng đau khổ vốn hàm ngụ một số sự bất toàn, nên ta không thể gán nó cho ‘Yếu Tính khôn dò’. Nhưng dưới một hình thức nào đó mà không con người nào có thể gọi tên, há không cần thiết phải tìm thấy trong Yếu Tính đó toàn bộ yếu tố hoàn hảo mầu nhiệm vốn thuộc sự đau khổ của tạo vật đó ư?"
Những chỗ sâu kín không thể giải thích được của Ánh Sáng này, "loại vinh quang của đau khổ này, có lẽ tương ứng với nó trên trái đất này là các đau khổ của người vô tội, những dòng nước mắt của trẻ em, một số những sỉ nhục và khốn cùng quá đỗi mà gần như trái tim không thể chấp nhận mà không bị xúc phạm, và là những điều, khi bộ mặt của thế giới khó hiểu này qua đi, sẽ xuất hiện ở đỉnh cao của các Mối Phúc" {22}.
Các đoạn trích trên đây lấy từ cuốn Grandes Amitiés (Những Tình Bạn Lớn). Tác giả đã cẩn thận tự bào chữa cho mình "vì những điều tối nghĩa trong các suy tư này", và nhắc lại với lòng kính phục những lời nổi tiếng sau đây của Léon Bloy: "Khi người ta nói một cách đầy yêu thương về Thiên Chúa, mọi lời lẽ của con người đều giống như những con sư tử mù tìm dòng suối trong sa mạc".
*
Chính ở lời cuối cùng trong ba lời cầu xin đầu tiên của Kinh Lạy Cha mà ta thấy rõ ràng hơn cả đặc điểm mầu nhiệm mà nó có chung với hai lời cầu xin khác vốn là lời cầu nguyện với Thiên Chúa cho Thiên Chúa, một ước nguyện mà tình yêu con thảo của Chúa Kitô và của anh em Người ngỏ cùng Thiên Chúa cho chính Thiên Chúa, cho chiến thắng của Người, cho niềm vui vĩnh cửu và vô tận của Người, một niềm vui muốn nhận vào nó các tạo vật thông minh mà Người đã tạo ra. Trong lời cầu xin thứ ba này, có một sự âu yếm nồng nàn đến nỗi nó không ngần ngại đi xa hơn điều có thể: sicut in coelo et in terra (dưới đất cũng như ở trên trời), "bởi con người, thậm chí bởi các thiên thần nữa".
"Khi các môn đệ yêu cầu Chúa Kitô dạy họ cầu nguyện, Người ban cho họ Kinh Lạy Cha, và ba lời cầu xin nghịch lý đầu tiên mà họ phải ngỏ cùng Thiên Chúa" cho "những điều thuộc Thiên Chúa", những điều, do đó, một phần, sẽ phụ thuộc sáng kiến của con người chúng ta. Ta phải kết luận rằng lòng nhiệt thành mà các bạn bè của Thiên Chúa dùng để cầu nguyện sẽ quyết định, đến một mức độ rất lớn, sự tuôn đổ ơn trợ giúp của Thiên Chúa, bất kể là thông thường hoặc lạ lùng, các bước tiến của Kinh Thành Thiên Chúa, và bất cứ tiến bộ nào trong việc hoán cải thế giới"{23}.
Người ta có thể nói được rằng từ giai đoạn này sang giai đoạn nọ, lời cầu xin càng lúc càng trở nên thân mật hơn và đi sâu hơn vào thiện ích của chính Thiên Chúa. Ước chi vinh dự và chứng tá được dành cho sự thánh thiện của Người. Ước chi triều đại của Người đến với tất cả mọi người, và vương quốc nơi chính Thần Tính của Người được chia sẻ bởi những tâm trí thụ tạo. Ước chi tình yêu dư thừa, vốn là một với Hữu Thể Người, ước chi ước muốn của trái tim Người, ước chi ý chí của Người được thể hiện mà không gặp trở ngại nào trong thế giới con người cũng như trong thế giới của các người đã được hưởng phước trên thiên đàng.
Lời cầu xin thứ ba là một lời cầu nguyện chấp nhận trong yêu thương, rất thường có nghĩa là một lời cầu nguyện phó thác bản thân và tùng phục giữa những thử thách nát lòng và có tính hủy hoại, một lời cầu nguyện sấp mình để tham dự vào sự sỉ nhục của Đấng Cứu Thế. Nhưng nó cũng là, và có khi nhất là, một lời cầu nguyện hoan hỉ, sốt sắng và khao khát nhiệt tình, một lời cầu nguyện không biết chán, bừng bừng yêu thương, một lời cầu nguyện làm chúng ta nhập vào những ham muốn nguyên thủy của Thiên Chúa và của Con nhập thể của Người, và là lời cầu nguyện xin vinh quang cho Chúa Cha, một vinh quang sẽ không bao giờ được thể hiện đầy đủ ở dưới thế này và không thể thể hiện được{24}, nhưng là một vinh quang phải được cầu xin một cách nhiệt tình và kiên trì hơn và sẽ được thể hiện vào lúc kết thúc mọi sự một cách đẹp đẽ hơn đến nỗi mọi tâm trí thụ tạo sẽ thán phục trong nó.
____________________________________________________________________________________
Ghi Chú
{1} Có năm dấu hiệu biểu lộ ý chí Thiên Chúa: cấm đoán, giới luật, chỉ bảo, hành động và cho phép. Xem Sum. theol., I, 19, 12.
{2} Ga 14:21.
{3} Sum. theol., I, 19, 6.
{4} 1 Tm. 2: 4.
{5} Nghĩa là một khởi đầu (inchoation) chưa đạt tới tình trạng một hành động của ý chí, nói cách khác một chuyển động yếu ớt qua đó, người ta không tha thiết muốn một điều gì đó, mà chỉ muốn được muốn nó. Khi Thánh Tôma sử dụng từ velleitas (Sum. Theol., I, 19, 6), nó có nghĩa hoàn toàn khác và để biểu thị một ý chí chính thức và được gọi tên đúng nhưng không phải là vô điều kiện và không phải lúc nào cũng được thi hành. Xem Jean de Saint-Thomas, Cursus theol., T. III, disp. 5, a. 7 và 8.
{6} Chắc chắn không theo nghĩa theo đó một ước muốn bị thất vọng nơi ta (bởi một tác nhân nào đó từ bên ngoài tước mất của ta điều chúng ta muốn). Ý chí đi trước sẽ "thất vọng", nhưng bởi một sự tự do mà chính Thiên Chúa đã tạo ra, và là điều Người cho phép trốn tránh Người nếu nó muốn, và là điều thực sự chỉ thừa nhận một hành động xấu xa với sự cho phép của Người.
Đàng khác, ta nên lưu ý: khi, vì một toàn bộ các hoàn cảnh, Thiên Chúa tạo ra một điều gì đó nhằm một điều thiện mà sự hoàn thành của nó tùy thuộc tự do ta, thí dụ một bệnh nhân nào đó được chữa lành để họ đền bù một sự bất công mà họ đã phạm, sự việc ở đây (chữa lành người bệnh) nhất định (infailliblement) sẽ xẩy ra do ý chí đến sau nhưng ý chí đến sau này, một phần (liên quan tới tương lai), vẫn đi trước và không có điều kiện. Có thể xẩy ra điều này là người này không đền bù và thậm chí còn làm nặng thêm sự bất công mà họ đã phạm.
{7} Tertullianô, De Oratione, cap. 4, P.L. 1, 1158.
{8} Mt. 26:39; Lc 22:42.
{9} Xem Kh. 5: 11-13. – Xem Tv. 103 (102): 21: Ministri ejus, qui faciunt voluntatem ejus (hàng hầu cận và thi hành thánh ý).
{10} Thánh Cyriliô thành Giêrusalem, Catéchèses mystagogiques, XIV, P.G., 33, 1120.
{11} De Oratione, cap. 4, xem ở trên, p. 39, n. 1.
{12} Oratione Dominica, n. 17, P.L, 4, 530.
{13} Serm. 56, cap. 5, n. 8, P.L, 34, 1278.
{14} De Serm. Dom. in monte, lib.II, cap. 6, P.L., 34, 1278
{15} Ad Probam, P.L., 33, 502 (n. 21).
{16} Sự ác đau khổ chắc chắn không trực tiếp được ước muốn và và do chính nó (per se); tuy nhiên nó được ước muốn do tình cờ (per accidens), hoặc được ý chí đi sau "cho phép".
{17} Charles Journet, Le Mal, Essai Théologique, Paris, Desclée De Brouwer, 1961, p.197.
{18} Thánh Gioan Kim Khẩu, Opus imperfectum, Hom. 14, sup. Matth., cap. 6 (Paris: Gaume, 1836), t. VI, p. 811: "Nam sicut homo non potest facere bonum, nisi habuerit adjutorium Dei: sic nec Deus bonum operatur in homine, nisi homo voluerit" (vì như con người không thể làm điều tốt trừ khi có ơn trợ giúp của Thiên Chúa, thì Thiên Chúa cũng không thể làm điều tốt nơi conngười, nếu họ không muốn). Trích dẫn trong Catena aurea, in Matth. 6 (Marietti, 1953), t. I, p. 105.
{19} Xem Thánh Tôma, I Sent., dist. 47, q. 1, a. 2, ad. 1. “Những người không đi với Thiên Chúa là chống lại Thiên Chúa, do sự kiện họ đi ngược lại ý chí đi trước của Thiên Chúa "(trích dẫn bởi Đức Ông Journet, op. cit., trang 183).
{20} Jacques Maritain, Neuf leçons sur les notions premières de la philosophie morale, pp. 175-6.
{21} Raïssa Maritain, Les Grandes Amitiés, p. 199.
{22} Les Grandes Amitiés, p. 200.
{23} Charles Journet, Le Mal, p. 187.
{24} Xem tác phẩn nhỏ của Thánh Tôma, In Orationem Dominicam Expositio, trong Opuscula Theologica (Turin: Marietti, 1954), t. II, n. 1068: “Thánh ý Thiên Chúa là anh em nên thánh” (1Tx 4:3). Thánh ý này của Thiên Chúa không thể hoàn thành hoàn toàn ở đời này; nó được hoàn toàn hoàn thành trong ngày phục sinh của các thánh, khi các thân xác sống lại vinh hiển và không còn hư nát.
Kỳ Sau: Chương III, Tiết 4: Xin Cha ban cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày