Thông điệp Ngày Truyền thông của Đức Giáo Hoàng: ‘Giải trừ giao tiếp’ để nuôi dưỡng hy vọng và sự thống nhất
Nhân Ngày Truyền thông Thế giới, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công bố Sứ điệp thường niên của mình, trong đó ngài kêu gọi một sự chuyển đổi trong cách chúng ta giao tiếp.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Trong một thế giới “được đặc trưng bởi những thông tin sai lệch và phân cực, khi một số ít trung tâm quyền lực kiểm soát một khối lượng dữ liệu và thông tin to lớn”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết, việc “giải trừ giao tiếp” và thanh lọc nó khỏi sự gây hấn ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Trong sứ điệp được công bố cho Ngày Truyền thông Thế giới lần thứ 59, Đức Giáo Hoàng lưu ý rằng "Ngày nay, giao tiếp thường không tạo ra hy vọng, mà là nỗi sợ hãi và tuyệt vọng, định kiến và oán giận, cuồng tín và thậm chí là hận thù".
Than thở về thực tế rằng giao tiếp thường đơn giản hóa thực tế để kích động phản ứng theo bản năng, xử dụng ngôn từ như vũ khí và truyền bá thông tin sai lệch hoặc bị bóp méo, ngài cảnh báo về những hành vi như vậy tạo ra sự chia rẽ và ngăn cản khả năng xây dựng hy vọng thực sự.
“Mọi xung đột đều bắt nguồn khi khuôn mặt cá nhân tan biến và biến mất‘. Chúng ta không được đầu hàng trước lối suy nghĩ này”.
Rủi ro của sự giao tiếp hung hãn
Đức Giáo Hoàng nêu bật một số xu hướng đáng lo trong giao tiếp hiện đại, bao gồm xu hướng cạnh tranh và thống trị đang thịnh hành ở nhiều diễn đàn.
ĐTC viết: "Từ các chương trình truyền bá trên truyền hình đến các cuộc tấn công bằng lời nói trên phương tiện truyền thông xã hội, có nguy cơ là cạnh tranh, đối lập, ý chí thống trị và sở hữu, và sự thao túng dư luận chiếm ưu thế". "Việc xác định một 'kẻ thù' để công kích dường như là điều không thể thiếu như một cách khẳng định bản thân".
Đức Thánh Cha cho rằng cách tiếp cận này làm xói mòn cộng đồng và làm suy yếu lợi ích chung.
Và ngài cảnh báo "sự phân tán sự chú ý được lập trình" do các hệ thống kỹ thuật số ưu tiên hồ sơ theo định hướng thị trường gây ra, ngài giải thích thêm hiện tượng này làm phân mảnh lợi ích, làm suy yếu các mối quan hệ xã hội và cản trở khả năng lắng nghe và đồng cảm của chúng ta. Ngài nói rằng kết quả là một xã hội ngày càng cô lập, không có khả năng hành động hợp tác và trao ban hy vọng.
Hy vọng là thuốc giải
Đức Giáo Hoàng tiếp tục nhấn mạnh đến thông điệp Phúc âm và Năm Thánh, hy vọng không phải là một đức tính dễ dàng mà là "rủi ro phải chấp nhận".
Dựa trên tư tưởng của một tác giả người Pháp và là một người lính trong Thế chiến thứ nhất, Georges Bernanos, người gọi hy vọng là “một đức tính ẩn giấu, bền bỉ và kiên nhẫn”, ông chỉ ra rằng đối với những người theo đạo Công Giáo, hy vọng là điều cần thiết và có khả năng biến đổi.
Như Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã lưu ý trong thông điệp “Hy vọng cứu chuộc” (Spe Salvi) của mình cho hay “Người có hy vọng sẽ sống khác biệt; người hy vọng đã được ban tặng món quà là một cuộc sống mới”.
Do đó, Đức Phanxicô thúc giục những người làm truyền thông Kitô giáo hãy “luôn sẵn sàng bảo vệ hy vọng trước bất kỳ ai đòi hỏi họ giải thích về hy vọng trong họ; và hãy làm điều đó với sự dịu dàng và tôn kính” (thư 1 Phêrô 3:15-16).
Bằng cách thể hiện sự dịu dàng, gần gũi và tôn trọng, giao tiếp, ngài tiếp tục, chúng ta có thể thúc đẩy sự cởi mở và tình bạn thay vì thái độ phòng thủ và oán hờn.
Giao tiếp biến đổi
“Tôi mơ về một giao tiếp có khả năng biến chúng ta thành những người bạn đồng hành”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết trong Sứ điệp của mình, mô tả một cách tiếp cận đồng hành cùng người khác, đặc biệt là trong những khoảnh khắc đấu tranh.
Ngài nói thêm rằng giao tiếp như vậy nên tập trung vào vẻ đẹp và hy vọng, tạo ra sự đồng cảm và cam kết ngay trong những tình huống có vẻ tuyệt vọng.
ĐTC nhắc lại niềm tin của mình vào nhu cầu về một nền văn hóa quan tâm, Đức Giáo Hoàng kêu gọi “những câu chuyện thấm đẫm hy vọng” truyền cảm hứng cho lòng tin và sự đoàn kết.
Ngài nêu nên “bông hoa mong manh nhưng bền bỉ” của hy vọng được tìm thấy ở những nơi không ngờ tới - từ những bậc cha mẹ cầu nguyện cho con cái họ trở về an toàn từ các vùng chiến tranh cho đến “hy vọng của những đứa trẻ bằng cách nào đó vẫn có thể chơi đùa, cười giỡn và tin vào cuộc sống ngay giữa đống đổ nát của chiến tranh và trên những con phố nghèo nàn của các khu ổ chuột”.
Xây dựng một nền văn hóa hy vọng
Trong Năm Thánh này, năm mà tất cả chúng ta được kêu gọi trở thành những người hành hương của hy vọng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết thúc sứ điệp của mình bằng cách thúc giục những người truyền thông hãy làm “lan tỏa hy vọng, ngay cả khi điều đó khó khăn”.
“Năm Thánh nhắc nhở chúng ta rằng những người xây dựng hòa bình ‘sẽ được gọi là con Thiên Chúa’”, ngài nói và nói thêm rằng “theo cách này, nó truyền cảm hứng cho hy vọng, chỉ cho chúng ta nhu cầu về giao tiếp yêu thương, nhẹ nhàng và sâu sắc, có khả năng đưa tới con đường đối thoại”.
ĐTC khuyến khích những người truyền thông hãy “khám phá và công bố nhiều câu chuyện về lòng tốt ẩn giấu trong các bản tin”, Đức Giáo Hoàng nhắc lại lời kêu gọi của mình là hãy “tìm kiếm những hạt giống hy vọng như vậy và công bố chúng. Điều này giúp thế giới của chúng ta bớt đi những tiếng kêu than của người nghèo, bớt thờ ơ, bớt khép kín: Mong bạn luôn tìm thấy những tia sáng của lòng tốt truyền cảm hứng cho chúng ta hy vọng”.
“Kiểu giao tiếp này,” ĐTC kết luận, “có thể giúp xây dựng sự hiệp thông, giúp chúng ta bớt cô đơn, biết tái khám phá tầm quan trọng của việc cùng nhau tiến bước.
Nhân Ngày Truyền thông Thế giới, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công bố Sứ điệp thường niên của mình, trong đó ngài kêu gọi một sự chuyển đổi trong cách chúng ta giao tiếp.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Trong một thế giới “được đặc trưng bởi những thông tin sai lệch và phân cực, khi một số ít trung tâm quyền lực kiểm soát một khối lượng dữ liệu và thông tin to lớn”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết, việc “giải trừ giao tiếp” và thanh lọc nó khỏi sự gây hấn ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Trong sứ điệp được công bố cho Ngày Truyền thông Thế giới lần thứ 59, Đức Giáo Hoàng lưu ý rằng "Ngày nay, giao tiếp thường không tạo ra hy vọng, mà là nỗi sợ hãi và tuyệt vọng, định kiến và oán giận, cuồng tín và thậm chí là hận thù".
Than thở về thực tế rằng giao tiếp thường đơn giản hóa thực tế để kích động phản ứng theo bản năng, xử dụng ngôn từ như vũ khí và truyền bá thông tin sai lệch hoặc bị bóp méo, ngài cảnh báo về những hành vi như vậy tạo ra sự chia rẽ và ngăn cản khả năng xây dựng hy vọng thực sự.
“Mọi xung đột đều bắt nguồn khi khuôn mặt cá nhân tan biến và biến mất‘. Chúng ta không được đầu hàng trước lối suy nghĩ này”.
Rủi ro của sự giao tiếp hung hãn
Đức Giáo Hoàng nêu bật một số xu hướng đáng lo trong giao tiếp hiện đại, bao gồm xu hướng cạnh tranh và thống trị đang thịnh hành ở nhiều diễn đàn.
ĐTC viết: "Từ các chương trình truyền bá trên truyền hình đến các cuộc tấn công bằng lời nói trên phương tiện truyền thông xã hội, có nguy cơ là cạnh tranh, đối lập, ý chí thống trị và sở hữu, và sự thao túng dư luận chiếm ưu thế". "Việc xác định một 'kẻ thù' để công kích dường như là điều không thể thiếu như một cách khẳng định bản thân".
Đức Thánh Cha cho rằng cách tiếp cận này làm xói mòn cộng đồng và làm suy yếu lợi ích chung.
Và ngài cảnh báo "sự phân tán sự chú ý được lập trình" do các hệ thống kỹ thuật số ưu tiên hồ sơ theo định hướng thị trường gây ra, ngài giải thích thêm hiện tượng này làm phân mảnh lợi ích, làm suy yếu các mối quan hệ xã hội và cản trở khả năng lắng nghe và đồng cảm của chúng ta. Ngài nói rằng kết quả là một xã hội ngày càng cô lập, không có khả năng hành động hợp tác và trao ban hy vọng.
Hy vọng là thuốc giải
Đức Giáo Hoàng tiếp tục nhấn mạnh đến thông điệp Phúc âm và Năm Thánh, hy vọng không phải là một đức tính dễ dàng mà là "rủi ro phải chấp nhận".
Dựa trên tư tưởng của một tác giả người Pháp và là một người lính trong Thế chiến thứ nhất, Georges Bernanos, người gọi hy vọng là “một đức tính ẩn giấu, bền bỉ và kiên nhẫn”, ông chỉ ra rằng đối với những người theo đạo Công Giáo, hy vọng là điều cần thiết và có khả năng biến đổi.
Như Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã lưu ý trong thông điệp “Hy vọng cứu chuộc” (Spe Salvi) của mình cho hay “Người có hy vọng sẽ sống khác biệt; người hy vọng đã được ban tặng món quà là một cuộc sống mới”.
Do đó, Đức Phanxicô thúc giục những người làm truyền thông Kitô giáo hãy “luôn sẵn sàng bảo vệ hy vọng trước bất kỳ ai đòi hỏi họ giải thích về hy vọng trong họ; và hãy làm điều đó với sự dịu dàng và tôn kính” (thư 1 Phêrô 3:15-16).
Bằng cách thể hiện sự dịu dàng, gần gũi và tôn trọng, giao tiếp, ngài tiếp tục, chúng ta có thể thúc đẩy sự cởi mở và tình bạn thay vì thái độ phòng thủ và oán hờn.
Giao tiếp biến đổi
“Tôi mơ về một giao tiếp có khả năng biến chúng ta thành những người bạn đồng hành”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết trong Sứ điệp của mình, mô tả một cách tiếp cận đồng hành cùng người khác, đặc biệt là trong những khoảnh khắc đấu tranh.
Ngài nói thêm rằng giao tiếp như vậy nên tập trung vào vẻ đẹp và hy vọng, tạo ra sự đồng cảm và cam kết ngay trong những tình huống có vẻ tuyệt vọng.
ĐTC nhắc lại niềm tin của mình vào nhu cầu về một nền văn hóa quan tâm, Đức Giáo Hoàng kêu gọi “những câu chuyện thấm đẫm hy vọng” truyền cảm hứng cho lòng tin và sự đoàn kết.
Ngài nêu nên “bông hoa mong manh nhưng bền bỉ” của hy vọng được tìm thấy ở những nơi không ngờ tới - từ những bậc cha mẹ cầu nguyện cho con cái họ trở về an toàn từ các vùng chiến tranh cho đến “hy vọng của những đứa trẻ bằng cách nào đó vẫn có thể chơi đùa, cười giỡn và tin vào cuộc sống ngay giữa đống đổ nát của chiến tranh và trên những con phố nghèo nàn của các khu ổ chuột”.
Xây dựng một nền văn hóa hy vọng
Trong Năm Thánh này, năm mà tất cả chúng ta được kêu gọi trở thành những người hành hương của hy vọng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết thúc sứ điệp của mình bằng cách thúc giục những người truyền thông hãy làm “lan tỏa hy vọng, ngay cả khi điều đó khó khăn”.
“Năm Thánh nhắc nhở chúng ta rằng những người xây dựng hòa bình ‘sẽ được gọi là con Thiên Chúa’”, ngài nói và nói thêm rằng “theo cách này, nó truyền cảm hứng cho hy vọng, chỉ cho chúng ta nhu cầu về giao tiếp yêu thương, nhẹ nhàng và sâu sắc, có khả năng đưa tới con đường đối thoại”.
ĐTC khuyến khích những người truyền thông hãy “khám phá và công bố nhiều câu chuyện về lòng tốt ẩn giấu trong các bản tin”, Đức Giáo Hoàng nhắc lại lời kêu gọi của mình là hãy “tìm kiếm những hạt giống hy vọng như vậy và công bố chúng. Điều này giúp thế giới của chúng ta bớt đi những tiếng kêu than của người nghèo, bớt thờ ơ, bớt khép kín: Mong bạn luôn tìm thấy những tia sáng của lòng tốt truyền cảm hứng cho chúng ta hy vọng”.
“Kiểu giao tiếp này,” ĐTC kết luận, “có thể giúp xây dựng sự hiệp thông, giúp chúng ta bớt cô đơn, biết tái khám phá tầm quan trọng của việc cùng nhau tiến bước.