Chương 9: Sự tươi mát sâu thẳm của sự vật: Cuộc phục hưng văn học Công Giáo (hết)

Đóng góp của Scandinavia: Sigrid Undset



Ở Bắc Âu trong thời kỳ này, ngoài những tên tuổi vĩ đại, còn có nhiều nhà văn khác đáng đọc, nhưng ít người có khả năng đứng vững trước thử thách của thời gian. Một nhà văn Công Giáo đương thời có tác phẩm dường như có một sức mạnh bền bỉ nào đó là Sigrid Undset (1882—1949). Undset sinh ra ở Đan Mạch nhưng chủ yếu lớn lên ở Na Uy. Cha của bà là một nhà khảo cổ học, và bà sớm quan tâm đến truyền thuyết và văn học Bắc Âu thời trung cổ. Giống như Tolkien, bà có thể sử dụng chất liệu này — cả yếu tố ngoại giáo và Kitô giáo, phần lớn là những tiểu thuyết lành mạnh hoặc đầy màu sắc thu hút nhiều độc giả, đặc biệt là trong bộ ba tác phẩm của bà, Kristin Lavransdatter. Nhưng bà không những chỉ lãng mạn hóa thời Trung cổ, và quả thực, câu truyện Kristin Lavransdatter giải thích niềm đam mê, sự phản bội, sự ăn năn và sự tha thứ, vì những điều đó diễn ra trong một bối cảnh rất khác với thế giới hiện đại nhưng có thể được xác định là những trải nghiệm phổ quát của con người. Thời Trung cổ của bà chứa đựng các yếu tố của Công Giáo, tôn giáo mà bà đã gia nhập vào năm 1924, mặc dù không hề có cách nào có thể rút gọn các cuốn tiểu thuyết này thành những bài học ngoan đạo có thể đoán trước được. Mặc dù việc trở lại đạo của bà là một vụ tai tiếng khiến bà bị chỉ trích nhiều trong các giới duy thế tục và phe Luther đang thống trị đời sống văn hóa và trí thức Na Uy, nhưng năng khiếu rõ ràng của bà đã giúp bà được trao giải Nobel Văn học năm 1928.

Kristin Lavransdatter theo dõi nhân vật trong tiêu đề từ những năm đầu tiên của nàng cho đến khi nàng qua đời. Cha mẹ nàng là những người ngoan đạo hơn bình thường (không giống như cha mẹ duy thế tục của Undset) và cư xử đàng hoàng với người khác. Một ngày nọ, khi nàng đang ở trong rừng cùng với cha mình và một nhóm đi săn, nàng đã có một trải nghiệm bất thường. Ngay sau khi liếc nhìn hình ảnh phản chiếu của nàng trong một cái ao và - giống như Narcissus - đến để chiêm ngưỡng các đặc điểm của chính nàng, “bất ngờ nàng nhận ra một khuôn mặt giữa những chiếc lá - ở đó là một phụ nữ, xanh xao, với mái tóc màu lanh, bồng bềnh—đôi mắt to, xám nhạt và lỗ mũi rộng, màu hồng giống như của Guldsveinen [con ngựa của cha nàng ]. Nàng mặc một thứ gì đó nhẹ, màu xanh lá cây, và cành cây che khuất nàng cho đến tận bộ ngực nở nang, được bao phủ bởi những chiếc trâm cài và dây chuyền lấp lánh. Cô bé nhìn chằm chằm vào nhân vật đó, và khi nàng nhìn chằm chằm như thế, người phụ nữ giơ tay lên và cho nàng xem một vòng hoa bằng vàng – bà ấy ra hiệu với nó”. (82) Kristin chạy trốn, nhưng “vòng hoa cưới”, được dùng đặt tựa cho tập thứ nhất của bộ ba, đã được tặng cho nàng, và điều đó đối với nàng có nghĩa là quay lưng lại với những người khác và mối bận tâm chết người với những sức hấp dẫn hợp lý đối với ý chí mạnh mẽ của chính nàng.

Có thể phân tích quá lạnh lùng khi gọi đây là một kỹ thuật văn học, vì Undset chắc chắn đã bắt tay kể một câu chuyện xuất hiện với bà trong diễn biến sống động của các nhân vật (tập đầu tiên của bộ ba đã được Liv Ullmann chuyển thành cuốn phim hay năm 1995). Nhưng cũng giống như Ring of Power [Chiếc nhẫn Quyền lực] nơi Tolkien, cơn cám dỗ trung cổ và ngoại giáo này cho phép Undset trình bày một loạt chủ đề mà trong bối cảnh hiện đại, có thể khiến độc giả xa lánh. Trong thế kỷ 19 và 20, sự thu hút rộng rãi đối với sự đơn giản và màu sắc thời trung cổ—những phẩm chất rất khác với các phẩm chất của xã hội hiện đại—không thực sự biến những câu chuyện lấy bối cảnh thời Trung cổ thành một “cỗ xe”, vốn đòi hỏi một kiểu tính toán mà hầu như lúc nào cũng giết chết tác phẩm văn học. Thay vào đó, nhiều tác giả trực giác thấy rằng một bối cảnh đơn giản hơn cũng đưa ra những vấn đề nhân bản nền tảng theo những cách khó có thể tạo ra một cách hữu hiệu trong bối cảnh hiện đại. Undset đã và vẫn còn mạnh mẽ nhờ khả năng kết hợp những miêu tả khá sống động và chính xác về Na Uy thời trung cổ với những miêu tả sống động và chính xác về các chủ đề con người muôn thuở.

Kết quả của bất cứ biện pháp nào cũng gây ấn tượng. Kristin Lavransdatter đã được so sánh - đôi khi được đánh giá là vĩ đại hơn - so với các tiểu thuyết như Anna Karenina Madame Bovary, nhưng thật khó để nói câu chuyện thời trung cổ nên được đánh giá ra sao bên cạnh hai câu chuyện mà phần tinh túy nhất có tính hiện đại về những người phụ nữ lãng mạn một cách đầy bi kịch (các tiểu thuyết trước khi trở lại đạo của Undset thuộc thể loại này nhiều hơn). Kristin cũng được gọi là một loại thiên hùng ca [Iliad] Bắc Âu. Nhưng điều này cũng có vẻ bàn hơi rộng vì câu chuyện phát triển gần như hoàn toàn theo khía cạnh riêng tư trong cuộc đời của Kristin, nghĩa là, về một phụ nữ thời trung cổ bị cấm tham gia nhiều hoạt động, chứ không phải theo khía cạnh một trường thiên anh hùng ca. Thật vậy, các nhà duy nữ Na Uy đã chỉ trích công việc của bà vì dường như nó khiến phụ nữ bị phụ thuộc, nhưng Undset trả lời rằng bà coi phụ nữ có vai trò khác với nam giới một cách tự nhiên, mặc dù bản thân bà có chung mong muốn với họ về sự tự do lớn hơn cho phụ nữ. Đồng thời, con mắt nhạy bén tìm kiếm sự thật của bà bắt đầu khiến bà thấy rằng không ai trong chúng ta—nam hay nữ—làm những gì chúng ta phải làm và do đó thấy mình bị tội lỗi trói buộc. Đó là một trong những hiểu biết sâu sắc dần dần đưa bà đến với Rôma và cho bà một quan điểm phê phán về các trào lưu trí thức có ảnh hưởng lớn lúc bấy giờ như chủ nghĩa Nietzsche, chủ nghĩa Freud và chủ nghĩa Darwin. (83)

Có lẽ Kristin Lavransdatter được hiểu đúng nhất như một loại Thần khúc thời hiện đại, mặc dù là loại diễn ra hoàn toàn trên trái đất, chứ không phải trong các chuyến hành trình của Dante qua trái đất, luyện ngục và thiên đàng. Và có lẽ nó có sức mạnh đương thời lớn hơn vì lý do đó. Khi chúng ta dõi theo vòng cung cuộc đời của Kristin—từ việc nàng sớm khám phá ra tính bướng bỉnh của mình cho đến những nỗ lực của một người phụ nữ lớn tuổi để phục hồi một tấm lòng trong sạch—chúng ta đi qua toàn bộ hành trình Kitô hữu của linh hồn đến với Thiên Chúa. Tất nhiên, mỗi người thực hiện chuyến đi đó theo cách riêng của mình, và nếu nó được trình bày theo cách quá sơ đồ hoặc quá ngoan đạo, thì nó chỉ trở thành một minh họa đơn thuần cho một ý tưởng trừu tượng. Khả năng của Undset như một nhà văn bắt nguồn từ việc bà có năng khiếu kể một câu chuyện hấp dẫn—bất cứ độc giả có thiện cảm nào bước vào thế giới của Kristin sẽ bị cuốn hút và không ngừng háo hức muốn biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, một trong những dấu hiệu chắc chắn cho thấy một nhân vật sống động đích thực đã được tạo ra. Và Kristin không chỉ đáng lưu ý mà còn liên tục gây ngạc nhiên.

Mặc dù chúng ta sớm thấy nàng là một cô gái rất thông minh và tốt bụng, nhưng ngay sau khi gặp và kết bạn với Edvin, một người đàn ông tốt và là một tu sĩ thánh thiện, nàng nhận ra: “Như Thầy Edvin đã nói: nếu có được một con người đủ đức tin, đức tin của họ có thể làm nhiều phép lạ. Nhưng bản thân nàng không có ý nghĩ gì sẽ có đức tin đó. Nàng không yêu Thiên Chúa, Mẹ của Người và các Thánh nhiều lắm, thậm chí không muốn yêu họ như vậy—nàng yêu thế giới và khao khát thế giới.” (84) Sự thú nhận này càng duy thực và đáng chú ý hơn vì Edvin cũng đã cho thấy công trình nghệ thuật tuyệt vời của nàng đang được thực hiện trong tòa nhà của một nhà thờ chính tòa trung cổ, điều gì đó khiến Kristin cảm động sâu sắc — nhưng để lại một phần ý chí của nàng không thay đổi. Cha của Kristin, Lavrans Björgulfsön, không chỉ là người đàn ông tốt nhất mà nàng biết, ông thường được tất cả những người mà ông tiếp xúc coi là một người đàn ông thánh thiện, tốt bụng và giàu lòng trắc ẩn, bên cạnh khả năng lãnh đạo bẩm sinh. Vì vậy, chuyện không nhỏ là sau khi yêu Erlend Niku-laussön, một người đàn ông có tiếng xấu xa đã chạy theo vợ của người đàn ông khác và có hai con trai với nàng, Kristin nói, “Tôi biết rằng tôi không bao giờ có thể bỏ Erlend ngay lúc này - nếu không tôi sẽ giẫm đạp lên chính cha tôi.” (85) Điều này, tất nhiên, đặt nàng vào con đường mà chúng ta có thể gọi là Địa ngục của Thần khúc này.

Tiểu thuyết của Undset thậm chí có cấu trúc ba phần như Thần khúc. Trong The Bridal Wreath [Vòng hoa cưới], phần đầu tiên, cũng như trong Dante, chúng ta cảm thông cho những người tình lầm lỡ và tội lỗi của họ, mặc dù con đường tiến tới hôn nhân của họ gây ra nhiều đau đớn cho người khác. Một loại Luyện ngục tiếp theo trong The Mistress of Husaby [Nhân tình của Husaby], tập thứ hai, bên trong và bên ngoài cuộc hôn nhân của họ. Họ trở nên hơi cứng cỏi với nhau. Tuy nhiên, chúng ta cũng khám phá ra một lòng tốt lớn hơn ở Erlend và sự lạnh lùng nhiều hơn ở Kristin như lúc thoạt đầu. Cha của Erlend và Kristin đã đạt được một kiểu hòa giải trước khi ông qua đời, và vào thời điểm đứa con đầu lòng của nàng chào đời, Kristin đã thực hiện một kiểu ăn năn. Trong tập cuối cùng, The Cross [thập giá], Erlend xuất hiện như một nhân vật anh hùng, bảo vệ Na Uy khỏi ách thống trị của Thụy Điển và chết trong một cuộc tấn công của một đám đông tại nhà. Kristin, giờ đã bị cắt đứt khỏi anh một cách không thể cứu vãn, chấp nhận cuộc sống tu trì và sau những cuộc đấu tranh thiêng liêng khó khăn nhưng thành công, nàng chết khi đang chăm sóc các nạn nhân của Nạn Dịch Đen. Nàng thể hiện phiên bản riêng của mình về “tình yêu làm lay động mặt trời và các vì sao” của Dante: “Chúa đã duy trì nàng chặt chẽ trong một giao ước được thiết lập cho nàng mà nàng không hề hay biết bởi một tình yêu tuôn đổ lên nàng một cách dồi dào—và bất chấp ý chí bướng bỉnh của nàng, bất chấp tâm hồn gắn chặt với đất nặng nề của nàng, nhưng phần nào tình yêu này đã trở thành một phần của nàng, đã hành động trong nàng như ánh sáng mặt trời trong trái đất, mang lại sự gia tăng mà ngay cả những ngọn lửa nóng bỏng nhất của tình yêu xác thịt cũng như những cơn thịnh nộ điên cuồng nhất của nó cũng không thể gây hại nặng nề hoàn toàn.” (86) Trong bối cảnh sai lầm, đây có thể chỉ là một tình cảm ngoan đạo thông thường. Tuy nhiên, sau khi miêu tả chính xác cuộc đời đầy biến động và sóng gió của Kristin trong một câu chuyện được kể một cách sống động, ta phải khẳng định rằng ít tác giả, có lẽ chỉ có Dostoyevsky trong số những người hiện đại, có được quyền nói một cách thuyết phục. Nhưng những người khác trong số các tác giả Công Giáo cũng sẽ thử nói về chủ đề này và các chủ đề khác.

________________________________________________________________________________________
Ghi chú của người dịch:

(*) Fireworks: ngoài định nghĩa pháo bông thông thường ra, Từ điển Merriam-webster còn cho 2 định nghĩa khác:

1. biểu lộ tính khí dễ cáu kỉnh hay tranh chấp cao độ
2. xúc cảm lôi cuốn mạnh thường có tính lãng mạn hay dục tính giữa hai người

(**) Inscape: Inscape và instress là hai ý niệm bổ túc cho nhau và đều khó hiểu, chỉ tính cá thể và tính độc đáo dẫn từ thi ca của Gerard Manley Hopkins lấy từ các ý tưởng của triết gia trung cổ Duns Scotus. Inscape từng được dịch nhiều cách khác nhau: thiết kế bên ngoài, quan niệm thẩm mỹ, vẻ đẹp nội tại, mô thức nội tại của 1 sự vật, một mô thức được tri nhận trong thiên nhiên, bản ngã cá thể, biểu thức cốt lõi bên trong của tính cá thể, bản chất đặc biệt bên trong của sự vật và con người, được diễn tả qua hình thức và bộ điệu, và yếu tính hay bản sắc hiện thân trong một sự vật. Instress là khả năng trực giác được phẩm tính này. Thi ca của Hopkins phần lớn xoay quanh hai ý niệm này.

Thực vậy, Hopkins cảm thấy mọi sự trong vũ trụ đều có đặc điểm ông gọi là inscape, thiết kế khác biệt làm thành bản sắc cá thể. Bản sắc này không tĩnh tụ mà năng động. Mỗi hữu thể trong vũ trụ, theo ông, đều “selves” (tự diễn ra mình) nghĩa là tự diễn bản sắc mình. Và các hữu thể nhân bản, những hữu thể tự diễn ra mình hơn cả, là hữu thể khác biệt một cách cá thể hơn hết, nhận ra inscape của các hữu thể khác bằng một hành vi ông gọi là instress, tức sự lĩnh hội một đối tượng bằng việc phóng ra một năng lực thâm hậu lên đối tượng đó nhờ thế mà nắm được tính khác biệt chuyên biệt. Cuối cùng, chính hành vi instress này dẫn người ta tới Chúa Kitô, vì bẳn sắc tính cá thể của bất cứ sự vật nào cũng có con dấu của sáng thế Thiên Chúa đóng trên đó (Theo Wikipedia).

Ghi chú

1 Muriel Spark, The Girls of Slender Means (New York: Knopf, 1963), 63.

2 Được trích dẫn trong Wilfrid Ward, The Life of John Henry Cardinal Newman (New York et al.: Longmans, Green, 1912), 2:460.

3 Cha ông mất trẻ. Robert Speaight nhận xét rằng nếu điều đó không xảy ra, Belloc sẽ là "một người Pháp có mẹ là người Anh thay vì là một người Anh có cha là người Pháp", có ảnh hưởng đáng kể đến sự hồi sinh của văn học Công Giáo Anh. The Life of Hilaire Belloc [Cuộc đời của Hilaire Belloc] (New York: Books for Library Press, 1970), 10.

4 Được trích dẫn trong Joseph Pearce, Old Thunder: A Life of Hilaire Belloc (San Francisco: Ignatius Press, 2002), 284.

5 Cùng nguồn, 104.

6 Được trích dẫn trong Joseph Pearce, Wisdom and Innocence: A Life of G. K. Chesterton (San Francisco: Ignatius Press, 1997), 58.

7 Một bộ sưu tập đầy đủ những cuốn sách này và những cuốn sách khác như vậy đã được xuất bản dưới tựa đề Hilaire Belloc’s Cautionary Verses [Những câu thơ cảnh báo của Hilaire Belloc] (New York: Knopf, 1981).

8 Từ The Collected Works of G. K. Chesterton [Tuyển Tập Tác Phẩm của G. K. Chesterton], tập 10: Thơ sưu tầm, phần 1, Aidan Mackey biên tập (San Francisco: Ignatius Press, 1994), 250-51.

9 Ian Turnbull Ker, The Catholic Revival in English Literature [Sự phục hưng Công Giáo trong văn học Anh], 1845—1961 (Leominster: Gracewing, 2003), 57-58.

10 Hilaire Belloc, The Path to Rome [Con đường tới Rome] (1901; Chicago: Regnery, 1954), 248-49. Belloc là một người đi bộ giỏi cũng như một người nói chuyện tuyệt vời. Khi tán tỉnh Elodie, người vợ tương lai của ông, ở California, ông đã đi bộ gần hết chặng đường từ Trung Tây đến nhà cô ấy ở Napa!

11 Cùng nguồn, 180-81.

12 Cùng nguồn, 163.

13 Cùng nguồn, 164-66.

14 Hilaire Belloc, Europe and the Faith: “Sine auctoritate nulla vita” [Châu Âu và Đức tin: “không thẩm quyền không sự sống”] (New York: Paulist Press, 1921), viii.

15 Như trên, ix.

16 Như trên, xiii.

17 Lập luận này mạnh mẽ nhưng sai lầm: “Có quá nhiều ví dụ về chiến tranh. Nó có thể được giải thích như một sự thách thức đối với truyền thống của châu Âu. Nó không thể giải thích được trên bất cứ nền tảng nào khác. Chỉ có người Công Giáo mới có truyền thống của Châu Âu: chỉ có họ mới có thể nhìn và phán đoán về vấn đề này”: ibid., xv.

18 Như trên, xix.

19 Như trên, xxii-xxii.

20 Cùng nguồn, 34-35.

21 Cùng nguồn, 81.

22 Cùng nguồn, 118.

23 Cùng nguồn, 219.

24 Như trên, 229.

25 G. K. Chesterton, Autobiography [Tự truyện] (London: Hutchinson, 1937), 221-22.

26 Cf. Michael Coren, Gilbert: The Man Who Was Chesterton (New York: Paragon House, 1990), đặc biệt là 214-17.

27 Hilaire Belloc, The Servile State [Nhà nước nô dịch], tái bản lần thứ 3. (1912; London: Constable, 1950), 106.

28 Belloc, Europe and the Faith [Châu Âu và Đức tin], 207.

29 Cf. Thomas E. Woods, Jr., Beyond Distributism [Vượt ra ngoài chủ nghĩa phân phối], Christian Social Thought Series, no. 13 (Grand Rapids, Michigan: Viện Acton, 2012). Woods là người không ngừng bảo vệ thị trường và chủ nghĩa tư bản từ góc độ chủ nghĩa tự do, nhưng bằng chứng mà ông thu thập được từ nhiều nguồn của các định hướng tư tưởng khác nhau về lịch sử kinh tế và chính trị - những nghiên cứu chỉ xuất hiện trong nhiều thập niên sau khi Belloc và Chesterton viết - đã tạo nên một trường hợp chắc chắn rằng cặp song sinh sáng lập chủ nghĩa phân phối chỉ đơn giản có rất ít kiến thức về những gì họ tuyên bố về quá khứ. Ngoài ra, cũng không phải là loại người thực tế hiểu kinh doanh hay chính trị như một hoạt động sống.

30 Belloc, Europe and the Faith [Châu Âu và Đức tin], 261.

31 Được trích dẫn trong Pearce, Wisdom and Innocence [Khôn ngoan và Ngây thơ], 271.

32 Chesterton, Autobiography [Tự truyện], 92.

33 G. K. Chesterton, Heretics [Những kẻ dị giáo], trong Collected Works, tập 1, David Dooley biên tập (San Francisco: Ignatius Press, 1986), 39. (Xuất bản lần đầu năm 1905.)

34 Như trên, 69-70.

35 Như trên, 86-87.

36 Cùng nguồn, 188.

37 Xem George J. Marlin, Richard P. Rabatin, John L. Swan, eds., The Quotable Chesterton (New York: Image Books, 1986), cùng nhiều cuốn khác.

38 G. K. Chesterton, Why I Am a Catholic [Tại sao tôi là người Công Giáo], trong Collected Works, tập 3 (San Francisco: Ignatius Press, 1990), 177.

39 G. K. Chesterton, “The Challenge of the Curé d’Ars” [Thách thức của Cha Xứ Ars], trong Henri Ghéon, The Secret of the Curé d’Ars [Bí quyết của Cha xứ Ars, F.J. Sheed dịch (London: Sheed & Ward, 1929).

40 G. K. Chesterton, Tremendous Trifles [Những chuyện vặt vãnh to lớn] (New York: Cosimo, 2007), 23.

41 G. K. Chesterton, The Well and the Shadows [Cái Giếng và Bóng tối], trong Collected Works 3:373.

42 G. K. Chesterton, Orthodoxy [Chính thống], trong Collected Works 1:230.

43 Như trên, 221-22.

44 Chesterton, Heretics [Những kẻ dị giáo], 1:206-7.

45 Chesterton, Collected Poetry [Thơ sưu tầm], phần 1, 490-91.

46 Cùng nguồn, 523.

47 Cùng nguồn, 134.

48 Chưa có phiên bản hoàn chỉnh nào tồn tại. Nhưng ngoài các tác phẩm riêng lẻ có sẵn từ nhiều nguồn, hàng chục tập (một số chứa nhiều tác phẩm) đã xuất hiện trong G. K. Chesterton: The Collected Works, George J. Marlin, Richard P. Rabatin và John L. Swan biên tập (San Francisco: Nhà xuất bản Ignatius, 1986—).

49 Trích trong cùng nguồn tập 2 (San Francisco: Ignatius Press, 1986), 8.

50 G. K. Chesteron, Charles Dickens: The Last of the Great Men (London: Dodd Mead, 1906), tái bản (New York: Readers Club, 1942), 79.

51 Cùng nguồn, 18.

52 Nghiên cứu toàn diện nhất về tiểu thuyết của Chesterton là của Ian Boyd, The Novels of G. K. Chesterton (New York: Barnes & Noble, 1975).

53 G. K. Chesterton, The Man Who Was Thursday: A Nightmare [Người đàn ông tên Thứ năm: Một cơn ác mộng] (San Francisco: Ignatius Press, 1999), 54.

54 Cùng nguồn, 245.

55 Cùng nguồn, 246.

56 Như trên, 264-65.

57 G. K. Chesterton, The Everlasting Man [Người Bất Tử], trong Collected Works, 2:231.

58 Cùng nguồn 237.

59 Như trên.

60 Cùng nguồn, 241.

61 Cùng nguồn, 243.

62 Cùng nguồn, 256.

63 Cùng nguồn, 270.

64 Như trên, 271.

65 Như trên, 269-70.

66 Cùng nguồn, 271.

67 Như trên, 275.

68 Như trên, 332-33.

69 G. K. Chesterton, Chesterton on Dickens [Chesterton nói về Dickens], trong The Collected Works of G. K. Chesterton, tập 15 (San Francisco: Ignatius Press, 1989), 62. Trích trong Ker, Catholic Revival, 82.

70 Belloc, Path to Rome [Đường tới Rome], 165.

71 Gerard Manley Hopkins, The Major Works [Gerard Manley Hopkins, Tác phẩm chính], Catherine Phillips biên tập (New York: Oxford University Press, 2009), 168. Tất cả các tài liệu tham khảo về tác phẩm của Hopkins trong văn bản đều là các phiên bản xuất hiện trong tập này.

72 Cùng nguồn, 183.

73 Cùng nguồn, 132.

74 Cùng nguồn, 80.

75 Cùng nguồn, 110.

76 Xem, ví dụ, Cùng nguồn106-9, “Lời nói đầu của tác giả”.

77 Cùng nguồn, 111.

78 Cùng nguồn, 142.

79 Cùng nguồn, 132-33.

80 Cùng nguồn, 128.

81 Cùng nguồn, 129.

82 Sigrid Undset, The Bridal Wreath [Vòng hoa cô dâu], tập 1 của Kristin Lavransdatter, Charles Archer và J. S. Scott dịch (New York: Vintage, 1987), 17.

83 Cf. Theodore P. Fraser, The Modern Catholic Novel in Europe [Tiểu thuyết Công Giáo Hiện đại ở Châu Âu] (New York: Twayne, 1994), 50-57.

84 Undset, The Bridal Wreath [Vòng hoa cô dâu], 62.

85 Cùng nguồn, 214.

86 Sigrid Undset, The Cross, tập 3 của Kristin Lavransdatter, Charles Archer dịch (New York: Vintage, 1987), 401.