Lý luận kiểu suy diễn (inferential reasoning)
940 Một cách bất thường, lý lẽ bào chữa tại phiên tòa, và một lần nữa trước Tòa án này, lệ thuộc rất nhiều vào điều được gọi là lý luận kiểu suy diễn. Nói cách khác, bên bào chữa, mặc dù phản đối liên tục về nỗi khó khăn cứ phải chứng minh tiêu cực, đã trình bày lý lẽ chủ yếu có tính gián tiếp (circumstantial) để trả lời các cáo buộc của người khiếu nại. Vì bản chất lâu năm của các vấn đề bị cáo buộc, thực sự không có lựa chọn nào khác hơn.
941 Lý lẽ bào chữa nhằm mục đích xác lập rằng những cáo buộc này không thể được chấp nhận, hoặc ít nhất không vượt quá sự nghi ngờ hợp lý. Nói theo các thuật ngữ của ông Richter, chúng là những điều ‘không thể có’, hay nói chính xác hơn, không thể có theo bất cứ ý nghĩa thực tế nào.
942 Dòng bào chữa trên có nghĩa: bồi thẩm đoàn phải xem xét một số lượng lớn các vấn đề thuộc sự kiện, mỗi vấn đề đó có thể được coi như một sợi trong một dây cáp. Một số vấn đề thuộc sự kiện này khá phức tạp. Nhiệm vụ của bồi thẩm đoàn càng trở nên khó khăn hơn bởi nhu cầu phải liên tục ghi nhớ rằng gánh nặng chứng minh đối với từng và mọi yếu tố của mỗi hành vi phạm tội vẫn thuộc phía Công tố (Crown). Bên bào chữa chỉ ‘cần’ nêu ra sự nghi ngờ hợp lý [226].
943 Phần đại đa số các phiên tòa hình sự ngày nay liên quan đến sự kết hợp giữa bằng chứng trực tiếp và gián tiếp. Các công tố viên thường dựa vào lý luận kiểu suy diễn, hoặc tự nó để chứng minh tội lỗi, hoặc ít nhất để củng cố tính khả tín của các nhân chứng của công tố, những người đưa ra bằng chứng trực tiếp.
944 Bằng chứng về thói quen (habit) là một dạng bằng chứng gián tiếp có thể rất có liên quan trong việc xác định một sự kiện hoặc nhiều sự kiện trong vấn đề. Sự kiện một ai đó có thói quen hành động theo một cách nhất định luôn được coi là có liên quan đến câu hỏi liệu người đó có hành động theo cách đó vào dịp mà tòa án đang thẩm vấn hay không [227].
945 Giáo sư Wigmore, trong chuyên luận cổ điển về bằng chứng, đã bàn rộng rãi tới tầm quan trọng được dành cho bằng chứng về thói quen hoặc tập quán. Ông nhận xét rằng đến mức độ bằng chứng như vậy gợi ý cho thấy có sự đều đặn bất biến trong hành động, thì 'chuỗi hành vi cố định này có xu hướng mạnh mẽ cho thấy sự xuất hiện của một điển hình nhất định' [228]. Thói quen xác lập một thực hành thường xuyên khi đương đầu một loại tình huống đặc thù với một loại tác phong chuyên biệt. Bằng chứng của thói quen có thể có sức thuyết phục cao đối với bằng chứng của tác phong trong một dịp đặc thù. Thói quen là tác phong thường xuyên và lặp đi lặp lại, và có thể là một tiêu chí (indicator) đáng dựa vào của tác phong có thể đúng sự thật (probable conduct) [229].
946 Bằng chứng của thói quen hoặc tập quán, trong bản chất, có tính suy diễn. Giá trị chứng minh của nó có thể bị giảm bằng cách cho thấy, nếu điều này có thể thực hiện được, đôi khi, thói quen hoặc tập quán đặc thù có thể đã không được tuân theo. Đó chính xác là cách tiếp cận của công tố trong phiên tòa này.
947 Điều đó không có nghĩa bằng chứng của thói quen hoặc tập quán, nếu đủ điều kiện, không còn một giá trị chứng minh nào nữa. Nói, như ông Gibson đã nói, nhiều lần, trong diễn từ kết thúc của mình rằng "hoàn toàn có thể" việc vào ngày 15 hoặc 22 tháng 12 năm 1996, một thói quen hoặc tập quán, mà mặt khác đã được thiết lập rõ ràng, đã có thể không được tuân theo, không có nghĩa là bằng chứng liên quan đến thói quen hay tập quán đó đơn giản phải được gạt qua một bên.
948 Bằng chứng về cơ hội luôn là một khía cạnh cấu tạo nên lý lẽ của công tố. Điều có thể có là vấn đề cơ hội không chuyên biệt phát sinh trong các trường hợp đặc thù của một trường hợp nhất định nào đó. Tuy nhiên, nếu có phát sinh đi nữa, người ta vẫn không nghi ngờ rằng công tố phải xác lập rằng một cơ hội như thế đã hiện hữu và làm như vậy đến một mức đòi hỏi.
949 Như đã đề cập trên đây, nơi ban bào chữa bao gồm việc tự bản chất, bằng chứng ngoại phạm nghĩa là gì, gánh nặng luôn ở phía công tố phải xác lập, vượt quá sự nghi ngờ hợp lý, rằng chứng cứ ngoại phạm nên bị loại bỏ. Cần phải hiểu rằng không bao giờ một gánh nặng lại được đặt lên bị cáo phải xác lập sự thật của bất cứ chứng cớ ngoại phạm nào, một khi nó đã được nêu lên một cách trọn vẹn. ‘Khả thể hợp lý’ rằng bằng chứng ngoại phạm có thể đúng sự thật sẽ, tự nó, phủ nhận cơ hội. Do đó, sự hiện hữu của ‘khả thể hợp lý’ đó phải dẫn đến một sự tha bổng [230].
950 Như đã chỉ ra, điều thực sự bất thường nhất đối với bên bào chữa, trong một phiên tòa hình sự, là dựa vào lý luận kiểu suy diễn để đối đầu với lý lẽ của công tố [231]. Trong trường hợp này, cả Portelli lẫn Potter đều đưa ra bằng chứng trực tiếp mà, nếu được chấp nhận, đã cung cấp câu trả lời đầy đủ cho bằng chứngcủa người khiếu nại liên quan đến biến cố đầu tiên. Bằng chứng của họ liên quan đến đương đơn vẫn đứng trên các bậc thềm sau Thánh Lễ, về bản chất, là bằng chứng ‘ngoại phạm’.
951 Đến mức bằng chứng của Portelli và Potter là: người này hay người nọ trong số họ luôn ở lại với đương đơn trong khi ông mặc áo lễ trong Nhà thờ Chính Tòa, người ta cũng đã cung cấp một câu trả lời đầy đủ cho trình thuật của người khiếu nại (mặc dù có lẽ không phải một cách thích đáng để được mô tả như một 'bằng chứng ngoại phạm').
952 Ngay cả chỉ là ‘một khả thể hợp lý’, không bị công tố bác bỏ, rằng những gì Portelli và Potter nói có thể vừa đúng sự thật vừa chính xác, sẽ phát sinh ra sự bảo chữa hoàn toàn, và sẽ nhất thiết đòi phải tha bổng. Một lần nữa, phải nhớ rằng tại phiên xử, công tố không cho rằng một trong hai người đã nói dối. Trong những hoàn cảnh này, tôi cho rằng tôi nên tiến hành trên cùng một cơ sở, mặc dù tôi đã đi đến kết luận đó bất kể cách tiếp cận của công tố, tại phiên tòa.
953 Tất nhiên, lý lẽ bào chữa vượt xa việc phụ thuộc hoàn toàn vào Portelli và Potter. Cũng còn bằng chứng của McGlone, dù xem ra không hoàn hảo, trong một số khía cạnh. Chắc chắn, bằng chứng của ông ta, nếu được chấp nhận, về cuộc gặp gỡ giữa mẹ ông ta và đương đơn, sẽ làm suy yếu đáng kể trình thuật của người khiếu nại.
954 Mỗi bên trình bày đệ trình kết thúc của mình trước bồi thẩm đoàn một cách mạnh mẽ, nhưng phần nào quá đáng. Công tố lập luận rằng bằng chứng của người khiếu nại rõ ràng là đúng sự thực và đáng dựa vào, rất thuyết phục, bất chấp phần còn lại của bằng chứng trình bầy trong phiên tòa có thể gợi ý điều gì, không thể có nghi ngờ hợp lý nào về tội lỗi của đương đơn. Bên bào chữa lập luận rằng trình thuật của người khiếu nại không hề có tính thuyết phục như công tố đã đệ trình. Tuy nhiên, bất cứ trong trường hợp nào, toàn bộ bằng chứng được đưa ra tại phiên tòa đều có nghĩa là trình thuật của người khiếu nại không thể được chấp nhận. Mô tả chi tiết của ông ta về các biến cố, bất cứ phiên bản nào của nó được xem xét, đều ‘không thể có’, ít nhất nói về phương diện thực tế. Hiển nhiên, điều đó đã phải coi là giống như sự nghi ngờ hợp lý.
955 Đệ trình của Ông Richter, rằng trình thuật của người khiếu nại là ‘không thể có’ được nâng lên cấp đó để có hiệu lực, đối với bồi thẩm đoàn. Tuy nhiên, có nguy cơ là nó đặt ra một trở ngại pháp y (forensic hurdle) mà bên bào chữa không bao giờ thực sự phải vượt qua. Công tố đã phải xác lập tội lỗi vượt quá nghi ngờ hợp lý. Gánh nặng trong phương diện này không bao giờ thay đổi. Một điều gì đó nhỏ hơn nhiều so với điều ‘không thể có’ rõ ràng đủ để tạo ra một sự nghi ngờ như vậy.
956 Thẩm phán xét xử đã ý thức rõ các khó khăn liên quan đến cách mỗi bên đối phó với việc ‘không thể có’. Quan Toà đã làm hết sức mình để bảo đảm rằng bồi thẩm đoàn không bị hướng dẫn sai bởi việc sử dụng thuật ngữ có phần sai lệch đó. Ông hướng dẫn họ một cách rất cẩn thận liên quan đến vấn đề này.
957 Thẩm phán xét xử, khi trao trách nhiệm, trước tiên đã trình bầy với bồi thẩm đoàn điều có thể được mô tả như các hướng dẫn thông thường liên quan đến bằng chứng gián tiếp và việc rút tỉa các suy diễn. Ông cảnh báo họ đừng suy đoán (speculate). Ông nói với họ rằng họ chỉ được quan tâm đến những suy diễn hợp lý mà thôi, chứ không phải phỏng đoán (surmise) hay phỏng chừng (conjecrure).
958 Một khó khăn có thể có với hình thức hướng dẫn đó, trong vụ kiện hiện tại, là việc truy tố không dựa vào lối lý luận suy diễn nào cả. Thay vào đó, chính bên bào chữa mới tìm cách dựa vào một số ‘sự kiện làm bằng chứng’ (evidential facts), tới tận ‘thói quen hoặc tập quán’. Người ta nói chính các sự kiện này đã làm nảy sinh các suy diễn bất nhất với tội lỗi.
959 Trong suốt phiên tòa, công tố đã tìm cách đáp ứng tuyến bào chữa ‘không thể có’ này bằng cách suy diễn từ mỗi nhân chứng từng đưa ra bằng chứng về thói quen hoặc tập quán rằng có thể thực hành đặc thù được mô tả không tuân theo một cách nghiêm ngặt ở mọi thời điểm thực tế.
960 Không ngạc nhiên chi, nhiều người được kêu gọi đưa ra bằng chứng như vậy đã chấp nhận 'khả thể’ đó. Tuy nhiên, dù chấp nhận rằng một thực hành đặc thù nào đó có thể không luôn được tuân theo, bằng chứng về khả thể đây có thể là trường hợp không thể là câu trả lời đầy đủ cho đề xuất cho rằng bằng chứng của thói quen hoặc tập quán có thể, tự nó, đủ để tạo ra một sự nghi ngờ hợp lý.
961 Nói cách khác, câu trả lời cho câu hỏi mà ông Gibson đặt ra là liệu có ‘hoàn toàn có thể’ việc một hoặc nhiều thực hành có thể không luôn luôn được tuân theo hay không, sẽ không biện minh cho việc hoàn toàn bác bỏ bằng chứng đó. Nó còn ít có khả năng biện minh cho việc từ một câu trả lời như vậy, và chấp nhận sự thật của nó, bước qua việc tìm ra tội lỗi.
962 Người ta nói rằng lập luận đó cho bên bào chữa được củng cố bởi sự kiện này là đây không phải chỉ là những mẫu tác phong, hay thói quen hoặc tập quán tổng quát theo nghĩa rộng. Đúng hơn, chúng mô tả các phương thức ứng xử phải lệ thuộc các quy tắc đặc biệt nghiêm ngặt và mạnh mẽ. Một số thực hành đã được nhận diện còn là các điều bắt buộc của Giáo Luật và các quy tắc phụng vụ. Không bao giờ có thể có bất cứ sự đi trệch nào ra khỏi chúng, và bằng chứng là có lý do mạnh mẽ để tin rằng, ngoại trừ các trường hợp hiếm hoi, chúng phải được tuân theo.
963 Thẩm phán phiên tòa cẩn thận nhấn mạnh rằng vấn đề có chung giữa các bên không được giải quyết chỉ dựa trên cơ sở cho rằng, nếu chứng minh được là 'có thể' đương đơn có mặt tại thời điểm và địa điểm mà người khiếu nại cáo buộc, điều này, tự nó, có thể đủ để cho phép bồi thẩm đoàn kết án.
964 Tuy nhiên, nói với lợi ích nhìn trở lui, và từ một quan điểm rõ ràng khác, tôi tin rằng có thể sẽ tốt hơn nếu thuật ngữ có tiềm năng gây hiểu lầm, ‘không thể có’, được hoàn toàn tránh khỏi. Có hay không việc đương đơn có thể đã thực hiện các hành vi phạm tội được bao gồm trong biến cố đầu tiên phần lớn tùy thuộc quan điểm phải được rút ra từ bằng chứng ngoại phạm’, và từ sự đồng hành liên tục của Portelli với đương đơn. Nó cũng phụ thuộc vào các bằng chứng liên quan đến ‘hoạt động như tổ ong’ tại phòng áo của các Linh mục, ngay sau khi kết thúc Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật.
965 Nhiệm vụ của công tố là phủ nhận bằng chứng đó. Ngay cả ‘khả thể hợp lý’ rằng những gì các nhân chứng làm chứng cho những vấn đề này có thể là sự thật tuyệt đối chắc chắn dẫn đến một sự tha bổng. Đó là vì trình thuật của người khiếu nại không thể giảng hòa với bất cứ phát hiện nào như vậy cả.
Các mâu thuẫn giữa bằng chứng của người khiếu nại và bằng chứng của các nhân chứng khác ủng hộ bên bào chữa
966 Như Tòa án Tối cao đã tuyên bố rõ ràng trong vụ Liberato v The Queen [232], khi lý lẽ hướng về sự mâu thuẫn giữa bằng chứng của một nhân chứng công tố và bằng chứng của một hoặc nhiều nhân chứng của bên bào chữa, không bao giờ nên nói với bồi thẩm đoàn rằng nhiệm vụ của họ là xem xét ai là người đáng tin. Đó đơn thuần là một câu hỏi sai lầm.
967 Tuy nhiên, đó lại là một câu hỏi mà một bồi thẩm đoàn, không được hướng dẫn, gần như chắc chắn sẽ có xu hướng muốn hỏi. Dù câu trả lời cho câu hỏi đó có thể là gì, cũng không thể kết luận một cách hợp pháp vấn đề liệu công tố có chứng minh lý lẽ của họ vượt quá sự nghi ngờ hợp lý hay không.
968 Đó là lý do tại sao các bồi thẩm đoàn được cho hay: ngay cả khi họ thích các bằng chứng được đưa ra nhân danh công tố (và thực sự, tuyệt đối không tin bất cứ nhân chứng nào được mời đến nhân danh bên bào chữa), họ không thể kết án bị cáo trừ khi họ được thuyết phục vượt quá sự nghi ngờ hợp lý về tội lỗi của ông ta hoặc của bà ta. Ngoài ra, các bồi thẩm đoàn được nói cho hay rằng họ không thể kết án nếu có một ‘khả thể hợp lý’ là lý lẽ bên bào chữa đưa ra như một câu trả lời đầy đủ cho lý lẽ công tố có thực chất. Một trạng thái tâm trí như thế, về phía một bồi thẩm viên, đồng nghĩa với một nghi ngờ hợp lý về vấn đề pháp luật.
969 Một phiên tòa phúc thẩm xử lý một thách thức đối với một bản án, một thách thức cho rằng bản án không hợp lý hoặc không thể được hỗ trợ bằng bằng chứng, phải tiếp cận vấn đề về bằng chứng mâu thuẫn theo y cùng một cách. Thành thử, không phải bây giờ, và chưa bao giờ, có câu hỏi về việc liệu người khiếu nại có được ưa thích như một nhân chứng hơn so với, thí dụ Portelli, Potter, McGlone, Finnigan hoặc bất cứ nhân chứng đặc thù nào khác từng đưa ra bằng chứng gỡ tội hay không.
Kỳ tới: Điều 38 của Đạo luật Chứng cớ năm 2008
940 Một cách bất thường, lý lẽ bào chữa tại phiên tòa, và một lần nữa trước Tòa án này, lệ thuộc rất nhiều vào điều được gọi là lý luận kiểu suy diễn. Nói cách khác, bên bào chữa, mặc dù phản đối liên tục về nỗi khó khăn cứ phải chứng minh tiêu cực, đã trình bày lý lẽ chủ yếu có tính gián tiếp (circumstantial) để trả lời các cáo buộc của người khiếu nại. Vì bản chất lâu năm của các vấn đề bị cáo buộc, thực sự không có lựa chọn nào khác hơn.
941 Lý lẽ bào chữa nhằm mục đích xác lập rằng những cáo buộc này không thể được chấp nhận, hoặc ít nhất không vượt quá sự nghi ngờ hợp lý. Nói theo các thuật ngữ của ông Richter, chúng là những điều ‘không thể có’, hay nói chính xác hơn, không thể có theo bất cứ ý nghĩa thực tế nào.
942 Dòng bào chữa trên có nghĩa: bồi thẩm đoàn phải xem xét một số lượng lớn các vấn đề thuộc sự kiện, mỗi vấn đề đó có thể được coi như một sợi trong một dây cáp. Một số vấn đề thuộc sự kiện này khá phức tạp. Nhiệm vụ của bồi thẩm đoàn càng trở nên khó khăn hơn bởi nhu cầu phải liên tục ghi nhớ rằng gánh nặng chứng minh đối với từng và mọi yếu tố của mỗi hành vi phạm tội vẫn thuộc phía Công tố (Crown). Bên bào chữa chỉ ‘cần’ nêu ra sự nghi ngờ hợp lý [226].
943 Phần đại đa số các phiên tòa hình sự ngày nay liên quan đến sự kết hợp giữa bằng chứng trực tiếp và gián tiếp. Các công tố viên thường dựa vào lý luận kiểu suy diễn, hoặc tự nó để chứng minh tội lỗi, hoặc ít nhất để củng cố tính khả tín của các nhân chứng của công tố, những người đưa ra bằng chứng trực tiếp.
944 Bằng chứng về thói quen (habit) là một dạng bằng chứng gián tiếp có thể rất có liên quan trong việc xác định một sự kiện hoặc nhiều sự kiện trong vấn đề. Sự kiện một ai đó có thói quen hành động theo một cách nhất định luôn được coi là có liên quan đến câu hỏi liệu người đó có hành động theo cách đó vào dịp mà tòa án đang thẩm vấn hay không [227].
945 Giáo sư Wigmore, trong chuyên luận cổ điển về bằng chứng, đã bàn rộng rãi tới tầm quan trọng được dành cho bằng chứng về thói quen hoặc tập quán. Ông nhận xét rằng đến mức độ bằng chứng như vậy gợi ý cho thấy có sự đều đặn bất biến trong hành động, thì 'chuỗi hành vi cố định này có xu hướng mạnh mẽ cho thấy sự xuất hiện của một điển hình nhất định' [228]. Thói quen xác lập một thực hành thường xuyên khi đương đầu một loại tình huống đặc thù với một loại tác phong chuyên biệt. Bằng chứng của thói quen có thể có sức thuyết phục cao đối với bằng chứng của tác phong trong một dịp đặc thù. Thói quen là tác phong thường xuyên và lặp đi lặp lại, và có thể là một tiêu chí (indicator) đáng dựa vào của tác phong có thể đúng sự thật (probable conduct) [229].
946 Bằng chứng của thói quen hoặc tập quán, trong bản chất, có tính suy diễn. Giá trị chứng minh của nó có thể bị giảm bằng cách cho thấy, nếu điều này có thể thực hiện được, đôi khi, thói quen hoặc tập quán đặc thù có thể đã không được tuân theo. Đó chính xác là cách tiếp cận của công tố trong phiên tòa này.
947 Điều đó không có nghĩa bằng chứng của thói quen hoặc tập quán, nếu đủ điều kiện, không còn một giá trị chứng minh nào nữa. Nói, như ông Gibson đã nói, nhiều lần, trong diễn từ kết thúc của mình rằng "hoàn toàn có thể" việc vào ngày 15 hoặc 22 tháng 12 năm 1996, một thói quen hoặc tập quán, mà mặt khác đã được thiết lập rõ ràng, đã có thể không được tuân theo, không có nghĩa là bằng chứng liên quan đến thói quen hay tập quán đó đơn giản phải được gạt qua một bên.
948 Bằng chứng về cơ hội luôn là một khía cạnh cấu tạo nên lý lẽ của công tố. Điều có thể có là vấn đề cơ hội không chuyên biệt phát sinh trong các trường hợp đặc thù của một trường hợp nhất định nào đó. Tuy nhiên, nếu có phát sinh đi nữa, người ta vẫn không nghi ngờ rằng công tố phải xác lập rằng một cơ hội như thế đã hiện hữu và làm như vậy đến một mức đòi hỏi.
949 Như đã đề cập trên đây, nơi ban bào chữa bao gồm việc tự bản chất, bằng chứng ngoại phạm nghĩa là gì, gánh nặng luôn ở phía công tố phải xác lập, vượt quá sự nghi ngờ hợp lý, rằng chứng cứ ngoại phạm nên bị loại bỏ. Cần phải hiểu rằng không bao giờ một gánh nặng lại được đặt lên bị cáo phải xác lập sự thật của bất cứ chứng cớ ngoại phạm nào, một khi nó đã được nêu lên một cách trọn vẹn. ‘Khả thể hợp lý’ rằng bằng chứng ngoại phạm có thể đúng sự thật sẽ, tự nó, phủ nhận cơ hội. Do đó, sự hiện hữu của ‘khả thể hợp lý’ đó phải dẫn đến một sự tha bổng [230].
950 Như đã chỉ ra, điều thực sự bất thường nhất đối với bên bào chữa, trong một phiên tòa hình sự, là dựa vào lý luận kiểu suy diễn để đối đầu với lý lẽ của công tố [231]. Trong trường hợp này, cả Portelli lẫn Potter đều đưa ra bằng chứng trực tiếp mà, nếu được chấp nhận, đã cung cấp câu trả lời đầy đủ cho bằng chứngcủa người khiếu nại liên quan đến biến cố đầu tiên. Bằng chứng của họ liên quan đến đương đơn vẫn đứng trên các bậc thềm sau Thánh Lễ, về bản chất, là bằng chứng ‘ngoại phạm’.
951 Đến mức bằng chứng của Portelli và Potter là: người này hay người nọ trong số họ luôn ở lại với đương đơn trong khi ông mặc áo lễ trong Nhà thờ Chính Tòa, người ta cũng đã cung cấp một câu trả lời đầy đủ cho trình thuật của người khiếu nại (mặc dù có lẽ không phải một cách thích đáng để được mô tả như một 'bằng chứng ngoại phạm').
952 Ngay cả chỉ là ‘một khả thể hợp lý’, không bị công tố bác bỏ, rằng những gì Portelli và Potter nói có thể vừa đúng sự thật vừa chính xác, sẽ phát sinh ra sự bảo chữa hoàn toàn, và sẽ nhất thiết đòi phải tha bổng. Một lần nữa, phải nhớ rằng tại phiên xử, công tố không cho rằng một trong hai người đã nói dối. Trong những hoàn cảnh này, tôi cho rằng tôi nên tiến hành trên cùng một cơ sở, mặc dù tôi đã đi đến kết luận đó bất kể cách tiếp cận của công tố, tại phiên tòa.
953 Tất nhiên, lý lẽ bào chữa vượt xa việc phụ thuộc hoàn toàn vào Portelli và Potter. Cũng còn bằng chứng của McGlone, dù xem ra không hoàn hảo, trong một số khía cạnh. Chắc chắn, bằng chứng của ông ta, nếu được chấp nhận, về cuộc gặp gỡ giữa mẹ ông ta và đương đơn, sẽ làm suy yếu đáng kể trình thuật của người khiếu nại.
954 Mỗi bên trình bày đệ trình kết thúc của mình trước bồi thẩm đoàn một cách mạnh mẽ, nhưng phần nào quá đáng. Công tố lập luận rằng bằng chứng của người khiếu nại rõ ràng là đúng sự thực và đáng dựa vào, rất thuyết phục, bất chấp phần còn lại của bằng chứng trình bầy trong phiên tòa có thể gợi ý điều gì, không thể có nghi ngờ hợp lý nào về tội lỗi của đương đơn. Bên bào chữa lập luận rằng trình thuật của người khiếu nại không hề có tính thuyết phục như công tố đã đệ trình. Tuy nhiên, bất cứ trong trường hợp nào, toàn bộ bằng chứng được đưa ra tại phiên tòa đều có nghĩa là trình thuật của người khiếu nại không thể được chấp nhận. Mô tả chi tiết của ông ta về các biến cố, bất cứ phiên bản nào của nó được xem xét, đều ‘không thể có’, ít nhất nói về phương diện thực tế. Hiển nhiên, điều đó đã phải coi là giống như sự nghi ngờ hợp lý.
955 Đệ trình của Ông Richter, rằng trình thuật của người khiếu nại là ‘không thể có’ được nâng lên cấp đó để có hiệu lực, đối với bồi thẩm đoàn. Tuy nhiên, có nguy cơ là nó đặt ra một trở ngại pháp y (forensic hurdle) mà bên bào chữa không bao giờ thực sự phải vượt qua. Công tố đã phải xác lập tội lỗi vượt quá nghi ngờ hợp lý. Gánh nặng trong phương diện này không bao giờ thay đổi. Một điều gì đó nhỏ hơn nhiều so với điều ‘không thể có’ rõ ràng đủ để tạo ra một sự nghi ngờ như vậy.
956 Thẩm phán xét xử đã ý thức rõ các khó khăn liên quan đến cách mỗi bên đối phó với việc ‘không thể có’. Quan Toà đã làm hết sức mình để bảo đảm rằng bồi thẩm đoàn không bị hướng dẫn sai bởi việc sử dụng thuật ngữ có phần sai lệch đó. Ông hướng dẫn họ một cách rất cẩn thận liên quan đến vấn đề này.
957 Thẩm phán xét xử, khi trao trách nhiệm, trước tiên đã trình bầy với bồi thẩm đoàn điều có thể được mô tả như các hướng dẫn thông thường liên quan đến bằng chứng gián tiếp và việc rút tỉa các suy diễn. Ông cảnh báo họ đừng suy đoán (speculate). Ông nói với họ rằng họ chỉ được quan tâm đến những suy diễn hợp lý mà thôi, chứ không phải phỏng đoán (surmise) hay phỏng chừng (conjecrure).
958 Một khó khăn có thể có với hình thức hướng dẫn đó, trong vụ kiện hiện tại, là việc truy tố không dựa vào lối lý luận suy diễn nào cả. Thay vào đó, chính bên bào chữa mới tìm cách dựa vào một số ‘sự kiện làm bằng chứng’ (evidential facts), tới tận ‘thói quen hoặc tập quán’. Người ta nói chính các sự kiện này đã làm nảy sinh các suy diễn bất nhất với tội lỗi.
959 Trong suốt phiên tòa, công tố đã tìm cách đáp ứng tuyến bào chữa ‘không thể có’ này bằng cách suy diễn từ mỗi nhân chứng từng đưa ra bằng chứng về thói quen hoặc tập quán rằng có thể thực hành đặc thù được mô tả không tuân theo một cách nghiêm ngặt ở mọi thời điểm thực tế.
960 Không ngạc nhiên chi, nhiều người được kêu gọi đưa ra bằng chứng như vậy đã chấp nhận 'khả thể’ đó. Tuy nhiên, dù chấp nhận rằng một thực hành đặc thù nào đó có thể không luôn được tuân theo, bằng chứng về khả thể đây có thể là trường hợp không thể là câu trả lời đầy đủ cho đề xuất cho rằng bằng chứng của thói quen hoặc tập quán có thể, tự nó, đủ để tạo ra một sự nghi ngờ hợp lý.
961 Nói cách khác, câu trả lời cho câu hỏi mà ông Gibson đặt ra là liệu có ‘hoàn toàn có thể’ việc một hoặc nhiều thực hành có thể không luôn luôn được tuân theo hay không, sẽ không biện minh cho việc hoàn toàn bác bỏ bằng chứng đó. Nó còn ít có khả năng biện minh cho việc từ một câu trả lời như vậy, và chấp nhận sự thật của nó, bước qua việc tìm ra tội lỗi.
962 Người ta nói rằng lập luận đó cho bên bào chữa được củng cố bởi sự kiện này là đây không phải chỉ là những mẫu tác phong, hay thói quen hoặc tập quán tổng quát theo nghĩa rộng. Đúng hơn, chúng mô tả các phương thức ứng xử phải lệ thuộc các quy tắc đặc biệt nghiêm ngặt và mạnh mẽ. Một số thực hành đã được nhận diện còn là các điều bắt buộc của Giáo Luật và các quy tắc phụng vụ. Không bao giờ có thể có bất cứ sự đi trệch nào ra khỏi chúng, và bằng chứng là có lý do mạnh mẽ để tin rằng, ngoại trừ các trường hợp hiếm hoi, chúng phải được tuân theo.
963 Thẩm phán phiên tòa cẩn thận nhấn mạnh rằng vấn đề có chung giữa các bên không được giải quyết chỉ dựa trên cơ sở cho rằng, nếu chứng minh được là 'có thể' đương đơn có mặt tại thời điểm và địa điểm mà người khiếu nại cáo buộc, điều này, tự nó, có thể đủ để cho phép bồi thẩm đoàn kết án.
964 Tuy nhiên, nói với lợi ích nhìn trở lui, và từ một quan điểm rõ ràng khác, tôi tin rằng có thể sẽ tốt hơn nếu thuật ngữ có tiềm năng gây hiểu lầm, ‘không thể có’, được hoàn toàn tránh khỏi. Có hay không việc đương đơn có thể đã thực hiện các hành vi phạm tội được bao gồm trong biến cố đầu tiên phần lớn tùy thuộc quan điểm phải được rút ra từ bằng chứng ngoại phạm’, và từ sự đồng hành liên tục của Portelli với đương đơn. Nó cũng phụ thuộc vào các bằng chứng liên quan đến ‘hoạt động như tổ ong’ tại phòng áo của các Linh mục, ngay sau khi kết thúc Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật.
965 Nhiệm vụ của công tố là phủ nhận bằng chứng đó. Ngay cả ‘khả thể hợp lý’ rằng những gì các nhân chứng làm chứng cho những vấn đề này có thể là sự thật tuyệt đối chắc chắn dẫn đến một sự tha bổng. Đó là vì trình thuật của người khiếu nại không thể giảng hòa với bất cứ phát hiện nào như vậy cả.
Các mâu thuẫn giữa bằng chứng của người khiếu nại và bằng chứng của các nhân chứng khác ủng hộ bên bào chữa
966 Như Tòa án Tối cao đã tuyên bố rõ ràng trong vụ Liberato v The Queen [232], khi lý lẽ hướng về sự mâu thuẫn giữa bằng chứng của một nhân chứng công tố và bằng chứng của một hoặc nhiều nhân chứng của bên bào chữa, không bao giờ nên nói với bồi thẩm đoàn rằng nhiệm vụ của họ là xem xét ai là người đáng tin. Đó đơn thuần là một câu hỏi sai lầm.
967 Tuy nhiên, đó lại là một câu hỏi mà một bồi thẩm đoàn, không được hướng dẫn, gần như chắc chắn sẽ có xu hướng muốn hỏi. Dù câu trả lời cho câu hỏi đó có thể là gì, cũng không thể kết luận một cách hợp pháp vấn đề liệu công tố có chứng minh lý lẽ của họ vượt quá sự nghi ngờ hợp lý hay không.
968 Đó là lý do tại sao các bồi thẩm đoàn được cho hay: ngay cả khi họ thích các bằng chứng được đưa ra nhân danh công tố (và thực sự, tuyệt đối không tin bất cứ nhân chứng nào được mời đến nhân danh bên bào chữa), họ không thể kết án bị cáo trừ khi họ được thuyết phục vượt quá sự nghi ngờ hợp lý về tội lỗi của ông ta hoặc của bà ta. Ngoài ra, các bồi thẩm đoàn được nói cho hay rằng họ không thể kết án nếu có một ‘khả thể hợp lý’ là lý lẽ bên bào chữa đưa ra như một câu trả lời đầy đủ cho lý lẽ công tố có thực chất. Một trạng thái tâm trí như thế, về phía một bồi thẩm viên, đồng nghĩa với một nghi ngờ hợp lý về vấn đề pháp luật.
969 Một phiên tòa phúc thẩm xử lý một thách thức đối với một bản án, một thách thức cho rằng bản án không hợp lý hoặc không thể được hỗ trợ bằng bằng chứng, phải tiếp cận vấn đề về bằng chứng mâu thuẫn theo y cùng một cách. Thành thử, không phải bây giờ, và chưa bao giờ, có câu hỏi về việc liệu người khiếu nại có được ưa thích như một nhân chứng hơn so với, thí dụ Portelli, Potter, McGlone, Finnigan hoặc bất cứ nhân chứng đặc thù nào khác từng đưa ra bằng chứng gỡ tội hay không.
Kỳ tới: Điều 38 của Đạo luật Chứng cớ năm 2008