CỬ TRI PHÁP BẦU TỔNG THỐNG NĂM 2017
Ðây là lần thứ 11, thời Ðệ Ngũ Cộng hòa, cử tri Pháp mời bầu chọn Tổng thống bằng phổ thông đầu phiếu trực tiếp. Kỳ này là lần đầu, Tổng thống xuất nhiệm từ chối ứng cử nhiệm kỳ hai, dù được Hiến pháp cho phép.
1. TỔ CHỨC ÐẦU PHIẾU.
Từ sau cuộc Trưng cầu dân ý ngày 28.10.1962, Tổng thống Pháp được bầu theo thể thức đơn danh trong một cuộc phổ thông đầu phiếu trực tiếp. Nếu không ứng cử viên nào hội đủ đa số tuyệt đối (quá bán cộng một tổng số phiêÙu bầu biểu thị, phiếu trắng hay bất hợp lệ không tính) ở vòng đầu, vòng nhì sẽ tiến hành giữa hai ứng cử viên có số phiếu cao nhất, 14 ngày sau vòng đầu. Ở đây, cũng vậy, ứng cử viên đạt đa số tuyệt đối trở thành Tổng thống trong nhiệm kỳ năm nay. Trong thực tế, vòng nhì luôn đã cần phải có vì không có ứng cử viên nào đạt được hơn 50% tổng số phiêÙu bầu biểu thị ngay ở vòng đầu. Lý do : Tổng thống đắc cử là Tổng thống của đa số cử tri Pháp.
Tuy nhiên, vì lý do khác biệt giữa các múi giờ, nên tại Guadeloupe, Guyane, Martinique, Saint-Pierre-et-Miquelon, Polynésie thuộc Pháp và các Tòa Ðại sứ cùng những Tòa Lãnh sự, các vòng đầu phiếu sẽ được tổ chức một ngày trước, tức thứ bảy 22.04.2017 và 06.05.2017, nếu có vòng nhì. Các thùng phiếu chỉ được khui vào lúc 20 giờ (giờ Paris) ngày 23.04.2017 và 07.05.2017.
Các kết quả đầu phiếu chỉ được công bố bởi Hội đồng Hiến pháp (Conseil constitutionnel) cũng là cơ quan có nhiệm vụ xem xét tính các hợp pháp của cuộc truyển cử.
Nhiệm kỳ của đương kiêm Tổng thống François Hollande sẽ chấm dứt vào lúc 24 giờ ngày 16.05.2017.
II. GIỚI THIỆU ỨNG CỬ VIÊN.
Hồ sơ tuyển cử Tổng thống của từng ứng cử viên bắt buộc phải đính kèm ít nhất 500 giấy giới thiệu (parrainage = sự đỡ đầu, nhưng ở đây chúng ta tạm dùng chữ giới thiệu) của các vị dân cử.
Luật ngày 06.11.1962 qui định để trở thành ứng cử viên ứng cử Tổng thống cần phải được sự giới thiệu của 100 công dân đang giữ một chức vụ dân cử. Tuy nhiên, qua các cuộc tuyển cử năm 1965, 1969 và 1974, số ứng cử viên đã gia tăng. Do đó, luật ngày 18.06.1976 ấn định ứng cử viên tham gia ứng cử Tổng thống phải có sự giới thiệu của ít nhất 500 vị dân cử. Tổng số các vị đó là 47.289 bao gồm 36.700 Thị trưởng (maires) mà đa số các Thị trưởng các xã nhỏ không là thành viên của các đảng phái.
Dựa vào kinh nghiệm năm 2002 khi ứng cử viên Lionel Jospin thất cử ngay từ vòng đầu, đảng Xã hội (PS, Parti Socialiste) đã yêu cầu dân cử của đảng không giới thiệu ứng cử viên các đảng khác trong kỳ tuyển cử năm 2007. Liên minh vì Phong trào Nhân dân (UMP, Union pour un Mouvement Populaire) cũng đã làm như vậy. Hai đảng này làm như vậy vì ngại bị chi phối số phiếu cho nhiều ứng cử viên hữu phái (UMP). Các Thị trưởng không đảng phái cũng không muốn phiền phức vì cử tri của họ cho rằng họ ủng hộ ứng cử viên nầy hay ứng cử viên khác, nhất là khi giới thiệu cho ông Jean Marie (2007) hay bà Marine* Mặt trận Quốc gia (FN, Front National) năm 2012. Sự kiện này, năm 2007, đã làm cho chính quyền bối rối không ít vì bị chỉ trích là kỳ thị, thiếu dân chủ. Oâng Brice Hortefeux (UMP), thứ trưởng đặc trách các cơ quan hành chánh địa phương, đã yêu cầu các vị dân cử giới thiệu cho ông Jean Marie Le Pen và ông Olivier Besancenot (LCR, Ligue Communiste Révolutionnaire, Liên đoàn Cộng sản cách mạng). Phải chăng giới thiệu cho ông Le Pen để tránh tiếng và hy vọng còn cần phiếu cử tri ở vòng nhì, còn cho ông Besancenot để chia phiếu cánh tả Xã hội ?
* {Bà Marine, con gái ông Jean Marie và tiếp nối ông giữ chức Chủ tịch Mặt trận Quốc gia và đã thay thế cha ứng cử Tổng thống năm 2012 và năm nay. Năm 2012, bà vẫn gặp khó khăn để tìm 500 giấy giới thiệu. Nhưng nhờ những thất bại của Tổng thống Hollande, Mặt trận Quốc gia đã ‘lên như diều gặp gió’ đánh bại đảng Xã hội trong các cuộc bầu cử để, trong kỳ bầu cử năm 2017 không gặp khó khăn trong dịp tìm kiếm giấy giới thiệu này.}
Hầu hết các ứng cử viên đều tìm tối đa hơn 500 chữ ký giới thiệu hầu, nếu bị loại, vẫn còn đủ số ấn định. Lưu ý, 500 chữ ký giới thiệu này phải đến từ ít nhất 30 Tỉnh (département) hay lãnh địa (collectivité). Năm nay, Hội đồng Hiến pháp định ngày 17.03.2017 lúc 18 giờ hết hạn nhận các giấy giới thiệu phải được gởi đến đây bằng bưu điện. Ðến thứ hai 20.03.2017, sau khi xét tính cách hợp lệ của từng giấy nầy, lúc 17 giờ 30, Hội đồng Hiến pháp sẽ công bố danh sách các ứng cử viên tham gia cuộc tuyển cử Tổng thống ngày 23.04.2017. Sau đó, Hội đồng Hiến pháp sẽ bắt thăm để chọn 500 dân cử đã giới thiệu cho mỗi ứng cử viên và lập danh sách để công bố vào ngày 15.04.2017. Các dân cử đã qua đời, chữ ký giới thiệu vẫn có giá trị, nhưng không dự bắt thăm.
Trong kỳ bầu cử Tổng thống năm 2007, có hai thị trưởng tổ chức bắt thăm hầu chọn ứng cử viên để giới thiệu nhưng Hội đồng Hiến pháp đã coi như bất hợp lệ. Việc trả tiền để có chữ ký giới thiệu được coi là hợp pháp nếu đề tên xã đó. Nhưng Thị trưởng vẫn ngại vì không được cấp trên (tỉnh, vùng …) ban trợ cấp mà số tiền nầy chắc sẽ lớn hơn số tiền ứng cử viên trả.
Vì gặp nhiều khó khăn, do đó, nhiều đề nghị phải cải tổ việc giới thiệu này, nhưng, đến nay vẫn chưa có một giải pháp nào được chấp thuận và ban hành.
Ngày 10.03.2017, Hội đồng Hiến pháp công bố danh sách những chuẩn ứng cử viên mà Hội đồng đã nhận được giấy giới thiệu :
1- François Fillon nhận 2111 giới thiệu, tức đủ 500 vào ngày 01.03.2017 ;
2- Benoit Hamon nhận 1317 giới thiệu, tức đủ 500 vào ngày 07.03.2017 ;
3- Emmanuel Macron nhận 1266 giới thiệu, đủ 500 vào ngày 07.03.2017 ;
4- Nicolas Dupont-Aignan nhận 623 giới thiệu, đủ 500 vào ngày 07.03.2017 ;
5- Nathalie Arthaud nhận 593 giới thiệu, đủ 500 vào ngày 07.03.2017 ;
6- Marine Le Pen nhận 577 giới thiệu, đủ 500 vào ngày 10.03.2017 ;
7- François Asselineau nhận 2111 giới thiệu, đủ 500 vào ngày 10.03.2017.
Các ông Jean Luc Mélenchon và Jacques Cheminade, ngày 11.03.2017, cho biết họ đã nhận được hơn 500 giấy giới thiệu cho mỗi người.
Ngoài ra, tính đến ngày 10.03.2017, Hội đồng Hiến pháp cũng đã nhận những giấy giới thiệu cho 32 chuẩn ứng cử viên khác. Trong đó, có sáu ông có giấy giới thiệu nhưng từ chối ứng cử : 1. Alain Juppé (288 giới thiệu và chính ông ký giới thiệu cho Francois Fillon), 2. Christian Troadec (49), 3. Francois Baroin (9), 4. Yannick Jadot (ứng cử viên đảng Xanh, bỏ cuộc để ủng hộ Hamon), 5. Michel Vergue (2) và Michel Goué (1). Có 2 ông Jean-Luc Millo và Bernard Trambouze nhận được 1 giấy giới thiệu cho mỗi vị do mình tự ký.
Hội đồng Hiến pháp, ngày 17.03.2017, nhận bản ‘Tuyên bố tình trạng tài sản’ (Déclaration de situation patrimoniale) của ứng cử viên và cam kết cho phép công khai công bố một khi đã trúng cử. Ngày 20 hay 21.03.2017, Hội đồng này thiết lập Danh sách các ứng cử viên tuyển cử Tổng thống. Danh sách được tuyên đọc bởi Chủ tịch Hội đồng và dược đăng vào Công báo (Journal officiel) ngay hôm sau. Trong hai ngày 21 (hay 22) và 22 (hay 23) tháng 3/2017 lúc 24 giờ, Hội đồng Hiến pháp tiếp nhận các khiếu nại để ngày 24.03.2017, cứu xét các khiếu nại về Danh sách các ứng cử viên tuyển cử Tổng thống.
III. CHỨC VỤ TỔNG THỐNG CỘNG HÒA PHÁP.
Tổng thống Cộng hòa Pháp (Président de la République française) hay Tổng thống Pháp, vị nguyên thủ quốc gia được tín nhiệm bởi đa số tuyệt đối số phiếu của cử tri đất nước này. Với chức vụ này, Tổng thống Pháp còn kiêm tước vị Đồng Thái tử (Coprince) Công quốc (Principauté) Andorre.
Cộng hòa Pháp đã được lãnh đạo bởi Tổng thống từ năm 1848, dưới thời Đệ Nhị Cộng hòa, đầu tiên tại Âu châu và thứ nhì trên thế giới, sau Hoa kỳ với Tổng thống George Washington từ 1789. Từ đó đến nay, chức vụ nầy đã được hoàn tất bởi 24 vị.
Khác với Tổng thống ở đa số các quốc gia Âu châu khác, Tổng thống Pháp hành xử thực quyền, nhất là trong vấn đề ngoại giao. Tổng thống là chức vụ cao nhất tại Pháp, nhưng sự đặc biệt tại nước nầy, quyền Hành pháp được phân nhiệm giữa Tổng thống và Thủ tướng.
Tổng thống do quốc dân bầu và Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm, nhưng vị này phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội tức được sự tín nhiệm hay cùng màu sắc chính trị với đảng đa số của cơ quan Lập pháp này. Điều khác, Tổng thống không có quyền bãi nhiệm Thủ tướng và chính phủ. Do đó :
1/- Khi Tổng thống và Quốc hội cùng một màu sắc chính trị (xanh dương cho phe hữu, hồng cho đảng Xã hội, đỏ cho Cộng sản và xanh lá cây cho đảng Môi trường, ba đảng này hợp thành phe tả) thì Tổng thống có toàn quyền, Thủ tướng chỉ thực thi chính sách của Tổng thống. Không đồng ý với Tổng thống, Thủ tướng (Premier Ministre), Tổng trưởng (Ministre), Bộ trưởng (Secrétaire d’Etat) từ chức. Đó là tình trạng hiện nay.
2/- Khi Tổng thống và Quốc hội không cùng màu sắc chính trị được mệnh danh là ‘sống chung chính trị’ (cohabitation politique). Trong trường hợp này, quyền của Tổng thống bị giới hạn và Thủ tướng, được sự tín nhiệm của Quốc hội, điều khiển quốc gia, chứ không phải vào quyền có từ Hiến pháp. Do đó, người ta dí dỏm : Président thì présider tức chỉ quyền ‘chủ tọa Hội đồng Tổng trưởng’ (Conseil des ministres, Tổng thống họp với Chính phủ thường kỳ vào mỗi thứ tư) và Gouvernement có nhiệm vụ gouverner, tức cầm quyền hay điều khiển quốc sự.
Từ 1986 đến 2002, tình trạng này đã xảy ra ba lần :
a- từ 1986 đến 1988. Năm 1981, Tổng thống François Mitterand (đảng Xã hội) đắc cử Tổng thống đã áp dụng một chế độ xã hội với nhiều thủ đắc xã hội (acquis sociaux) như tăng lương tối thiểu, đem tuổi hưu từ 65 xuống còn 60,… và quốc hữu hóa nhiều xí nghiệp như ngân hàng (quốc hữu hóa có bồi thường theo trị giá kế toán, chứ không ‘cướp hợp pháp ban ngày’ như sau ngày 30.04.1975 tại Việt Nam, làm kinh tế Pháp suy thoái nên, trong cuộc tuyển cử Quốc hội ngày 16.03.1986, đảng Rassemblement pour la République (RPR, Tập hợp vì nền Cộng hòa) chiếm đa số tại Quốc hội và ông Jacques Chirac, Chủ tịch đảng này, được mời làm Thủ tướng. Năm 1988, ông François Mitterand tái đắc cử Tổng thống. Ông đã giải tán Quốc hội và tổ chức bầu lại vào ngày 05 và 12.06.1988 để đảng Xã hội có đa số tại Quốc hội.
b- từ 1993 đến 1995. Hành pháp và Lập pháp được bầu năm 1988 không làm hài lòng người Pháp, nên khi các Dân biểu Quốc hội mãn nhiệm năm 1993, nhiều người trong họ không được tái bầu khiến Quốc hội được cử ngày 21 và 28.06.1993 với đa số do đảng RPR nắm và Tổng thống Mitterand phải mời ông Edouard Balladur vào chức vụ Thủ tướng. Hai năm sau, ông Balladur thất cử Tổng thống ngay từ vòng đầu ngày 23.04.1995 và trình đơn từ chức cho ông Mitterand ngày 11.05.1995 và xử lý thường vụ đến 18.05.1995 khi ông Jacques Chirac nhậm chức Tổng thống và cử ông Alain Juppé (đương kiêm Tổng trưởng Ngoại giao) vào chức vụ Thủ tướng.
c- từ 1997 đến 2002. Ngày 21.04.1997, chiếu điều 12 Hiến pháp, Tổng thống Chirac giải tán Quốc hội và mời cử tri tham gia đầu phiếu bầu Quốc hội vào ngày 25.05 và 01.06.1997. Kết quả vòng một cho thấy tình hình nguy hiểm khi ông Jean Marie Le Pen quyết định không rút các ứng viên Mặt trận Quốc gia (Front National) trong các đơn vị mà họ có quyền tham gia vòng hai, buộc ông Juppé phải hứa sẽ rời chức Thủ tướng sau cuộc bầu cử vòng hai. Chung cuộc, tả phái đã thắng nhờ Le Pen trong khoảng 30 đơn vị. Do đó, ông Chirac phải mời ông Lionel Jospin (đảng Xã hội) là Thủ tướng và thành lập Chính phủ liên hiệp với hai đảng Cộng sản và Môi trường. Thủ tướng Jospin điều hành quốc sự lấn quyền Tổng thống và đã tuyên bố sẳn sàng chờ sự chế tài của quốc dân vì thành quả ‘tồi’ của ông. Lần đầu tiên thời Đệ Ngũ Cộng hòa, một người giữ chức Thủ tướng trọn 5 năm, có cùng một nhiệm kỳ với Quốc hội.
Lời nói đã thành sự thật. Trong cuộc tuyển cử Tổng thống vòng một ngày 21.04.2002, đến khoảng 13 giờ, Trung ương đảng Xã hội vẫn vững tin ứng cử viên Jospin sẽ vào vòng hai. Nhưng khi các con số thăm dò cử tri vừa đầu phiếu được khai thác cho thấy ông Le Pen về nhì và vào vòng hai với đương kiêm Tổng thống Chirac và đó là kết quả vòng một được loan đi từ lúc 20 giờ. Thủ tướng Jospin từ giả chính trường. Đôi lần, ông ngỏ ý trở lại, nhưng, rất tiếc, không ai… hoan nghinh.
Theo Hiến pháp nước Pháp, Tổng thống cũng có những quyền như các Tổng thống các quốc gia khác như :
- Ban hành các đạo luật ;
- Tham vấn tính hợp hiến của các đạo luật với Hội đồng Hiến pháp (Conseil constitutonnel) trước khi ban hành ;
- Bổ nhiệm các chức vụ quan trọng trong chính phủ ;
- Bổ nhiệm 3 trong số 9 thành viên Hội đồng Hiến pháp, trong đó có Chủ tịch của Hội đồng ;
- Nhận ủy nhiệm thư từ Đại sứ các nước và Đức Sứ thần Tòa Thánh…
Hà Minh Thảo
Ðây là lần thứ 11, thời Ðệ Ngũ Cộng hòa, cử tri Pháp mời bầu chọn Tổng thống bằng phổ thông đầu phiếu trực tiếp. Kỳ này là lần đầu, Tổng thống xuất nhiệm từ chối ứng cử nhiệm kỳ hai, dù được Hiến pháp cho phép.
1. TỔ CHỨC ÐẦU PHIẾU.
Từ sau cuộc Trưng cầu dân ý ngày 28.10.1962, Tổng thống Pháp được bầu theo thể thức đơn danh trong một cuộc phổ thông đầu phiếu trực tiếp. Nếu không ứng cử viên nào hội đủ đa số tuyệt đối (quá bán cộng một tổng số phiêÙu bầu biểu thị, phiếu trắng hay bất hợp lệ không tính) ở vòng đầu, vòng nhì sẽ tiến hành giữa hai ứng cử viên có số phiếu cao nhất, 14 ngày sau vòng đầu. Ở đây, cũng vậy, ứng cử viên đạt đa số tuyệt đối trở thành Tổng thống trong nhiệm kỳ năm nay. Trong thực tế, vòng nhì luôn đã cần phải có vì không có ứng cử viên nào đạt được hơn 50% tổng số phiêÙu bầu biểu thị ngay ở vòng đầu. Lý do : Tổng thống đắc cử là Tổng thống của đa số cử tri Pháp.
Tuy nhiên, vì lý do khác biệt giữa các múi giờ, nên tại Guadeloupe, Guyane, Martinique, Saint-Pierre-et-Miquelon, Polynésie thuộc Pháp và các Tòa Ðại sứ cùng những Tòa Lãnh sự, các vòng đầu phiếu sẽ được tổ chức một ngày trước, tức thứ bảy 22.04.2017 và 06.05.2017, nếu có vòng nhì. Các thùng phiếu chỉ được khui vào lúc 20 giờ (giờ Paris) ngày 23.04.2017 và 07.05.2017.
Các kết quả đầu phiếu chỉ được công bố bởi Hội đồng Hiến pháp (Conseil constitutionnel) cũng là cơ quan có nhiệm vụ xem xét tính các hợp pháp của cuộc truyển cử.
Nhiệm kỳ của đương kiêm Tổng thống François Hollande sẽ chấm dứt vào lúc 24 giờ ngày 16.05.2017.
II. GIỚI THIỆU ỨNG CỬ VIÊN.
Hồ sơ tuyển cử Tổng thống của từng ứng cử viên bắt buộc phải đính kèm ít nhất 500 giấy giới thiệu (parrainage = sự đỡ đầu, nhưng ở đây chúng ta tạm dùng chữ giới thiệu) của các vị dân cử.
Luật ngày 06.11.1962 qui định để trở thành ứng cử viên ứng cử Tổng thống cần phải được sự giới thiệu của 100 công dân đang giữ một chức vụ dân cử. Tuy nhiên, qua các cuộc tuyển cử năm 1965, 1969 và 1974, số ứng cử viên đã gia tăng. Do đó, luật ngày 18.06.1976 ấn định ứng cử viên tham gia ứng cử Tổng thống phải có sự giới thiệu của ít nhất 500 vị dân cử. Tổng số các vị đó là 47.289 bao gồm 36.700 Thị trưởng (maires) mà đa số các Thị trưởng các xã nhỏ không là thành viên của các đảng phái.
Dựa vào kinh nghiệm năm 2002 khi ứng cử viên Lionel Jospin thất cử ngay từ vòng đầu, đảng Xã hội (PS, Parti Socialiste) đã yêu cầu dân cử của đảng không giới thiệu ứng cử viên các đảng khác trong kỳ tuyển cử năm 2007. Liên minh vì Phong trào Nhân dân (UMP, Union pour un Mouvement Populaire) cũng đã làm như vậy. Hai đảng này làm như vậy vì ngại bị chi phối số phiếu cho nhiều ứng cử viên hữu phái (UMP). Các Thị trưởng không đảng phái cũng không muốn phiền phức vì cử tri của họ cho rằng họ ủng hộ ứng cử viên nầy hay ứng cử viên khác, nhất là khi giới thiệu cho ông Jean Marie (2007) hay bà Marine* Mặt trận Quốc gia (FN, Front National) năm 2012. Sự kiện này, năm 2007, đã làm cho chính quyền bối rối không ít vì bị chỉ trích là kỳ thị, thiếu dân chủ. Oâng Brice Hortefeux (UMP), thứ trưởng đặc trách các cơ quan hành chánh địa phương, đã yêu cầu các vị dân cử giới thiệu cho ông Jean Marie Le Pen và ông Olivier Besancenot (LCR, Ligue Communiste Révolutionnaire, Liên đoàn Cộng sản cách mạng). Phải chăng giới thiệu cho ông Le Pen để tránh tiếng và hy vọng còn cần phiếu cử tri ở vòng nhì, còn cho ông Besancenot để chia phiếu cánh tả Xã hội ?
* {Bà Marine, con gái ông Jean Marie và tiếp nối ông giữ chức Chủ tịch Mặt trận Quốc gia và đã thay thế cha ứng cử Tổng thống năm 2012 và năm nay. Năm 2012, bà vẫn gặp khó khăn để tìm 500 giấy giới thiệu. Nhưng nhờ những thất bại của Tổng thống Hollande, Mặt trận Quốc gia đã ‘lên như diều gặp gió’ đánh bại đảng Xã hội trong các cuộc bầu cử để, trong kỳ bầu cử năm 2017 không gặp khó khăn trong dịp tìm kiếm giấy giới thiệu này.}
Hầu hết các ứng cử viên đều tìm tối đa hơn 500 chữ ký giới thiệu hầu, nếu bị loại, vẫn còn đủ số ấn định. Lưu ý, 500 chữ ký giới thiệu này phải đến từ ít nhất 30 Tỉnh (département) hay lãnh địa (collectivité). Năm nay, Hội đồng Hiến pháp định ngày 17.03.2017 lúc 18 giờ hết hạn nhận các giấy giới thiệu phải được gởi đến đây bằng bưu điện. Ðến thứ hai 20.03.2017, sau khi xét tính cách hợp lệ của từng giấy nầy, lúc 17 giờ 30, Hội đồng Hiến pháp sẽ công bố danh sách các ứng cử viên tham gia cuộc tuyển cử Tổng thống ngày 23.04.2017. Sau đó, Hội đồng Hiến pháp sẽ bắt thăm để chọn 500 dân cử đã giới thiệu cho mỗi ứng cử viên và lập danh sách để công bố vào ngày 15.04.2017. Các dân cử đã qua đời, chữ ký giới thiệu vẫn có giá trị, nhưng không dự bắt thăm.
Trong kỳ bầu cử Tổng thống năm 2007, có hai thị trưởng tổ chức bắt thăm hầu chọn ứng cử viên để giới thiệu nhưng Hội đồng Hiến pháp đã coi như bất hợp lệ. Việc trả tiền để có chữ ký giới thiệu được coi là hợp pháp nếu đề tên xã đó. Nhưng Thị trưởng vẫn ngại vì không được cấp trên (tỉnh, vùng …) ban trợ cấp mà số tiền nầy chắc sẽ lớn hơn số tiền ứng cử viên trả.
Vì gặp nhiều khó khăn, do đó, nhiều đề nghị phải cải tổ việc giới thiệu này, nhưng, đến nay vẫn chưa có một giải pháp nào được chấp thuận và ban hành.
Ngày 10.03.2017, Hội đồng Hiến pháp công bố danh sách những chuẩn ứng cử viên mà Hội đồng đã nhận được giấy giới thiệu :
1- François Fillon nhận 2111 giới thiệu, tức đủ 500 vào ngày 01.03.2017 ;
2- Benoit Hamon nhận 1317 giới thiệu, tức đủ 500 vào ngày 07.03.2017 ;
3- Emmanuel Macron nhận 1266 giới thiệu, đủ 500 vào ngày 07.03.2017 ;
4- Nicolas Dupont-Aignan nhận 623 giới thiệu, đủ 500 vào ngày 07.03.2017 ;
5- Nathalie Arthaud nhận 593 giới thiệu, đủ 500 vào ngày 07.03.2017 ;
6- Marine Le Pen nhận 577 giới thiệu, đủ 500 vào ngày 10.03.2017 ;
7- François Asselineau nhận 2111 giới thiệu, đủ 500 vào ngày 10.03.2017.
Các ông Jean Luc Mélenchon và Jacques Cheminade, ngày 11.03.2017, cho biết họ đã nhận được hơn 500 giấy giới thiệu cho mỗi người.
Ngoài ra, tính đến ngày 10.03.2017, Hội đồng Hiến pháp cũng đã nhận những giấy giới thiệu cho 32 chuẩn ứng cử viên khác. Trong đó, có sáu ông có giấy giới thiệu nhưng từ chối ứng cử : 1. Alain Juppé (288 giới thiệu và chính ông ký giới thiệu cho Francois Fillon), 2. Christian Troadec (49), 3. Francois Baroin (9), 4. Yannick Jadot (ứng cử viên đảng Xanh, bỏ cuộc để ủng hộ Hamon), 5. Michel Vergue (2) và Michel Goué (1). Có 2 ông Jean-Luc Millo và Bernard Trambouze nhận được 1 giấy giới thiệu cho mỗi vị do mình tự ký.
Hội đồng Hiến pháp, ngày 17.03.2017, nhận bản ‘Tuyên bố tình trạng tài sản’ (Déclaration de situation patrimoniale) của ứng cử viên và cam kết cho phép công khai công bố một khi đã trúng cử. Ngày 20 hay 21.03.2017, Hội đồng này thiết lập Danh sách các ứng cử viên tuyển cử Tổng thống. Danh sách được tuyên đọc bởi Chủ tịch Hội đồng và dược đăng vào Công báo (Journal officiel) ngay hôm sau. Trong hai ngày 21 (hay 22) và 22 (hay 23) tháng 3/2017 lúc 24 giờ, Hội đồng Hiến pháp tiếp nhận các khiếu nại để ngày 24.03.2017, cứu xét các khiếu nại về Danh sách các ứng cử viên tuyển cử Tổng thống.
III. CHỨC VỤ TỔNG THỐNG CỘNG HÒA PHÁP.
Tổng thống Cộng hòa Pháp (Président de la République française) hay Tổng thống Pháp, vị nguyên thủ quốc gia được tín nhiệm bởi đa số tuyệt đối số phiếu của cử tri đất nước này. Với chức vụ này, Tổng thống Pháp còn kiêm tước vị Đồng Thái tử (Coprince) Công quốc (Principauté) Andorre.
Cộng hòa Pháp đã được lãnh đạo bởi Tổng thống từ năm 1848, dưới thời Đệ Nhị Cộng hòa, đầu tiên tại Âu châu và thứ nhì trên thế giới, sau Hoa kỳ với Tổng thống George Washington từ 1789. Từ đó đến nay, chức vụ nầy đã được hoàn tất bởi 24 vị.
Khác với Tổng thống ở đa số các quốc gia Âu châu khác, Tổng thống Pháp hành xử thực quyền, nhất là trong vấn đề ngoại giao. Tổng thống là chức vụ cao nhất tại Pháp, nhưng sự đặc biệt tại nước nầy, quyền Hành pháp được phân nhiệm giữa Tổng thống và Thủ tướng.
Tổng thống do quốc dân bầu và Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm, nhưng vị này phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội tức được sự tín nhiệm hay cùng màu sắc chính trị với đảng đa số của cơ quan Lập pháp này. Điều khác, Tổng thống không có quyền bãi nhiệm Thủ tướng và chính phủ. Do đó :
1/- Khi Tổng thống và Quốc hội cùng một màu sắc chính trị (xanh dương cho phe hữu, hồng cho đảng Xã hội, đỏ cho Cộng sản và xanh lá cây cho đảng Môi trường, ba đảng này hợp thành phe tả) thì Tổng thống có toàn quyền, Thủ tướng chỉ thực thi chính sách của Tổng thống. Không đồng ý với Tổng thống, Thủ tướng (Premier Ministre), Tổng trưởng (Ministre), Bộ trưởng (Secrétaire d’Etat) từ chức. Đó là tình trạng hiện nay.
2/- Khi Tổng thống và Quốc hội không cùng màu sắc chính trị được mệnh danh là ‘sống chung chính trị’ (cohabitation politique). Trong trường hợp này, quyền của Tổng thống bị giới hạn và Thủ tướng, được sự tín nhiệm của Quốc hội, điều khiển quốc gia, chứ không phải vào quyền có từ Hiến pháp. Do đó, người ta dí dỏm : Président thì présider tức chỉ quyền ‘chủ tọa Hội đồng Tổng trưởng’ (Conseil des ministres, Tổng thống họp với Chính phủ thường kỳ vào mỗi thứ tư) và Gouvernement có nhiệm vụ gouverner, tức cầm quyền hay điều khiển quốc sự.
Từ 1986 đến 2002, tình trạng này đã xảy ra ba lần :
a- từ 1986 đến 1988. Năm 1981, Tổng thống François Mitterand (đảng Xã hội) đắc cử Tổng thống đã áp dụng một chế độ xã hội với nhiều thủ đắc xã hội (acquis sociaux) như tăng lương tối thiểu, đem tuổi hưu từ 65 xuống còn 60,… và quốc hữu hóa nhiều xí nghiệp như ngân hàng (quốc hữu hóa có bồi thường theo trị giá kế toán, chứ không ‘cướp hợp pháp ban ngày’ như sau ngày 30.04.1975 tại Việt Nam, làm kinh tế Pháp suy thoái nên, trong cuộc tuyển cử Quốc hội ngày 16.03.1986, đảng Rassemblement pour la République (RPR, Tập hợp vì nền Cộng hòa) chiếm đa số tại Quốc hội và ông Jacques Chirac, Chủ tịch đảng này, được mời làm Thủ tướng. Năm 1988, ông François Mitterand tái đắc cử Tổng thống. Ông đã giải tán Quốc hội và tổ chức bầu lại vào ngày 05 và 12.06.1988 để đảng Xã hội có đa số tại Quốc hội.
b- từ 1993 đến 1995. Hành pháp và Lập pháp được bầu năm 1988 không làm hài lòng người Pháp, nên khi các Dân biểu Quốc hội mãn nhiệm năm 1993, nhiều người trong họ không được tái bầu khiến Quốc hội được cử ngày 21 và 28.06.1993 với đa số do đảng RPR nắm và Tổng thống Mitterand phải mời ông Edouard Balladur vào chức vụ Thủ tướng. Hai năm sau, ông Balladur thất cử Tổng thống ngay từ vòng đầu ngày 23.04.1995 và trình đơn từ chức cho ông Mitterand ngày 11.05.1995 và xử lý thường vụ đến 18.05.1995 khi ông Jacques Chirac nhậm chức Tổng thống và cử ông Alain Juppé (đương kiêm Tổng trưởng Ngoại giao) vào chức vụ Thủ tướng.
c- từ 1997 đến 2002. Ngày 21.04.1997, chiếu điều 12 Hiến pháp, Tổng thống Chirac giải tán Quốc hội và mời cử tri tham gia đầu phiếu bầu Quốc hội vào ngày 25.05 và 01.06.1997. Kết quả vòng một cho thấy tình hình nguy hiểm khi ông Jean Marie Le Pen quyết định không rút các ứng viên Mặt trận Quốc gia (Front National) trong các đơn vị mà họ có quyền tham gia vòng hai, buộc ông Juppé phải hứa sẽ rời chức Thủ tướng sau cuộc bầu cử vòng hai. Chung cuộc, tả phái đã thắng nhờ Le Pen trong khoảng 30 đơn vị. Do đó, ông Chirac phải mời ông Lionel Jospin (đảng Xã hội) là Thủ tướng và thành lập Chính phủ liên hiệp với hai đảng Cộng sản và Môi trường. Thủ tướng Jospin điều hành quốc sự lấn quyền Tổng thống và đã tuyên bố sẳn sàng chờ sự chế tài của quốc dân vì thành quả ‘tồi’ của ông. Lần đầu tiên thời Đệ Ngũ Cộng hòa, một người giữ chức Thủ tướng trọn 5 năm, có cùng một nhiệm kỳ với Quốc hội.
Lời nói đã thành sự thật. Trong cuộc tuyển cử Tổng thống vòng một ngày 21.04.2002, đến khoảng 13 giờ, Trung ương đảng Xã hội vẫn vững tin ứng cử viên Jospin sẽ vào vòng hai. Nhưng khi các con số thăm dò cử tri vừa đầu phiếu được khai thác cho thấy ông Le Pen về nhì và vào vòng hai với đương kiêm Tổng thống Chirac và đó là kết quả vòng một được loan đi từ lúc 20 giờ. Thủ tướng Jospin từ giả chính trường. Đôi lần, ông ngỏ ý trở lại, nhưng, rất tiếc, không ai… hoan nghinh.
Theo Hiến pháp nước Pháp, Tổng thống cũng có những quyền như các Tổng thống các quốc gia khác như :
- Ban hành các đạo luật ;
- Tham vấn tính hợp hiến của các đạo luật với Hội đồng Hiến pháp (Conseil constitutonnel) trước khi ban hành ;
- Bổ nhiệm các chức vụ quan trọng trong chính phủ ;
- Bổ nhiệm 3 trong số 9 thành viên Hội đồng Hiến pháp, trong đó có Chủ tịch của Hội đồng ;
- Nhận ủy nhiệm thư từ Đại sứ các nước và Đức Sứ thần Tòa Thánh…
Hà Minh Thảo