BẦU CỬ TỔNG THỐNG ĐÁNG TIẾC TẠI PHÁP ? 2

(Tiếp theo)

Với mức lợi tức hàng tháng như vậy, có những dân biểu đòi tăng bồi thường của họ là 9 000 euros như đề nghị của cựu dân biểu Julien Dray (PS). Có phải vì đề nghị này mà cử tri từ chối tín nhiệm ông trong nhiệm kỳ hiện nay. Nên nhớ, ứng cử được đồng bào ủy nhiệm làm dân biểu để phục vụ ‘công ích và công bình xã hội’, chứ không phải vì đồng lương. Thật vậy, nếu vì tiền, chắc chăén, có những nghề khác có lợi tức cao hơn sứ vụ ‘dân biểu’ đúng đạo đức tính. Tiền bồi thường cho dân biểu do chính Quốc hội ấn định.

A. Ứng cử viên Mặt trận Quốc gia.

Từ năm 2016 cho đến hiện nay, các cuộc trưng cầu dân ý vẫn cho thấy bà Marine Le Pen, sẽ về nhất hay nhì trong vòng một cuộc Tuyển cử Tổng thống năm nay. Bà đang bị cáo buộc về việc làm giả ở Nghị viện Âu châu, nơi bà là Dân biểu. Nghị viện này đã yêu cầu lãnh đạo Mặt trận Quốc gia trả lại số tiền hơn 300 000 euro mà bà được cấp và bà đã sử dụng để trả lương hai trợ lý, nhưng những người này không làm việc cho Nghị viện, mà đã làm việc cho đảng tại Pháp. Bà tuyên bố không trả, nên Nghị viện Âu châu đã nhờ thẩn quyền tư pháp nước Pháp điều tra.

Mediapart và tuần báo Marrianne đã được xem Biên bản Ðiều tra của Cơ quan Âu chân chống giả mạo (Office européen de lutte antifaude, Olaf) về việc làm của những phụ tá lập pháp của bà Le Pen từ năm 2015 và được chuyển cho Tư pháp nước Pháp hồi tháng 07/2016. Theo đó, bà đã thuê hai người :

1. Bà Catherine Griset như trợ lý tín phục (assistante accréditée) từ 01.12.2010 đến 15.02.2016, được trả lương bằng tiền ngân sách Nghị viện Âu châu, nhưng làm việc tại Trụ sở FN ở Pháp.

2. Ông Thierry Légier với chức vụ trợ lý lập pháp, nhưng thực sự làm cận vệ (garde de corps’ qua hai hợp đồng làm việc từ tháng 09 đến 12/2009 và từ 01.10 đến 31.12.2011. Theo hhợp đồng này, lương hàng tháng được hường là 7 237 euro nets/tháng. Olaf cho là quá cao.

Khi cơ quan Tư pháp cho mời bà Le Pen đến để điều tra ngày 10.03.2017. Bà trả lời là bà được hưởng quyền miển trừ lập pháp (immunité parlementaire, được qui định bởi điều 26 Hiến pháp). Tuy nhiên, theo luật, sự vắng mặt của bà không ngăn cản viên Dự thẩm ký truy tố đối với Bà, nhưng họ không làm vì khả năng thắng cử của bà thấp hơn nhiều so với ông Fillon. Bà cho rằng nếu bị ‘truy tố’, bà vẫn tiếp tục tranh cử vì Tư pháp không có quyền cho ai ra ứng cử vì như vậy là vi phạm đặc tính Dân chủ của cuộc Tuyển cử. Bà hẹn chỉ trả lời điều tra sau cuộc bầu cử tháng 4 và tháng 5.

B. Ứng cử viên những người Cộng hòa.

Xin mời xem lại bài ‘Diễn tiến bầu cử Tổng thống Pháp năm 2017’ tại :

http://vietcatholic.net/News/Html/214320.htm nơi đoạn II. CÁO GIAN HAY KHƠNG ?

Ngày 12.03.2017, tờ ‘Báo ngày Chúa Nhật’ (Journal du Dimanche) loan tin một ‘bạn hào hiệp’ đã ký một ngân phiếu trị giá 13 000 euros để thanh toán, ngày 20.02.2017, tiền may hai bộ đồ tây (costumes) tại tiêm may Amys Paris. Ngoài ra, cũng theo báo này, ông Fillon cũng đã đặt những bộ đồ tây khác từ năm 2012, đã được thanh toán bằng tiền mặt trị giá 35 500 euros. Tờ báo không nói rõ ai là mạnh thường quân (mécène) này.

Nội qui Quốc hội định khi dân biểu nhận quà tặng quá 150 euros và có liên hệ đến chức vụ, dân biểu phải báo cho vị phụ trách đạo đức (déontologue). Ông Fillon, ngày 23.03.2017, đã nói với khán thính giả truyền hình France 2 là ông đã hoàn trả những bộ này cho người tặng và ông lấy làm tiếc.

Như vậy chỉ có 2 trong số 11 ứng cử viên tham gia đầu phiếu chọn Tổng thống bị biện lý cuộc mời. Có phải vì họ thuộc hữu phái và có khả năng vào vòng hai và, nhất là ông Fillon, có nhiều triển vọng thắng cử. Do đó, ông Fillon và bà Le Pen đã có những phát biểu mà các chính trị gia đối lập, kể cả ông Hollande, cho là họ đã xúc phạm đến sự độc lập và tính công bằng của các thẩm phán.

Người ta còn nhớ, ngày 12.10.2016, trong sách ‘Un président ne devrait pas dire ça...’ (Một Tổng thống không phải nói như vậy, François Hollande đã làm cho ông rơi vào một cuộc đối đầu ‘nặng’ với các thẩm phán khi ông cảnh cáo ‘sự hèn nhát’ (lâcheté) của các quan tòa. Trước sự phát biểu của các vị này cho là họ bị ‘lăng nhục’ (humiliés). Sau đó, ông Hollande phài viết thư xin lỗi các vị thuộc định chế tư pháp.

Sự thật, chúng ta, tuy không phải tất cả mọi người, thường có khuynh hướng vượt quyền khi có quyền. Các viên biện lý cũng không thoát khỏi điều đó.

C. Ứng cử viên F. Fillon bị truy tố.

Ngay khi tuần báo ‘Le canard enchainé’ (Con vịt bị xích) đăng trong số phát hành ngày 25.01.2017 loan tin về việc phu nhân ông François Fillon, bà Penelope, đã lãnh tiền lương chức vụ attachée parlementaire (phụ tá lập pháp) gần 10 năm cho ông Fillon và, sau đó, cho người dự khuyết (suppléant) của ông này, Viện Công tố Tài chính Quốc gia (Parquet national financier, PNF) lập tức bắt tay vào điều tra hồ sơ này. Luật sư Antonin Levy, binh vực cho gia đình Fillon, cung cấp ngay các chứng từ cần thiết cho hồ sơ này với hy vọng chứng minh sự ‘vô tội’ để còn lo việc tranh cử. Do đó, ông hứa nếu bị buộc tội, ông sẽ không tham gia ứng cử. Nhưng, cuộc điều tra kéo dài và ông chỉ bị mời đến để biện lý tuyên bố buộc tội ông ngày 15.03.2017, hai ngày trước hạn chót để Hội đồng Hiến pháp nhận 500 chữ ký giới thiệu ứng cử viên, tức hạn nộp đơn ứng cử Tổng thống năm 2017.

Ðể tránh giới truyền thông đến theo dõi sự kiện, cuộc gặp gỡ được thực hiện ngày 14.03.2017. Trong dịp này, ông Fillon nhận ‘mise en examen’ (buộc tội) và, kết quả : lần đầu tiên, một ứng cử viên bị buộc tội tham gia cuộc tuyển chọn Tổng thống. Theo nguyên tắc pháp lý, việc ‘buộc tội’ hoàn toàn không có nghĩa là đương sự phạm tội, mà chỉ là bắt đầu cuộc điều tra về những hành vi bị buộc tội hay đồng lõa. Chỉ Tòa án mới có nghĩa vụ kết án và định hình phạt. Nhưng trong thực tế, các cử tri không phải ai cũng xác tín như vậy, khiến kết quả cuộc đầu phiếu bị sai lạc… Đó là nguyên tắc ‘Présomption d'innocence’ (sự phỏng chừng vô tội) mà mọi người phải triệt để tôn trọng (Điều 11 Tuyên ngôn Nhân quyền Liên hiệp quốc 1948). Bà Le Pen không trình diện Công tố cuộc, nên không bị buộc tội.

Ngày 25.01.2017, Biện lý cuộc quốc gia về tài chính đã cho mở cuộc điều tra sơ bộ. Ngày 24.02.2017, cơ quan này giao hồ sơ ông bà Fillon cho ba thẩm phán điều tra độc lập. Ngày 14.03.2017, lệnh khởi tố tống đạt với các tội danh biển thủ công quỹ, lạm dụng tài sản xã hội, oa trữ và đồng lỏa lạm dụng tài sản xã hội, ông Fillon còn bị cáo buộc không thực hiện nghĩa vụ khai báo với cơ quan phụ trách minh bạch hóa đời sống chính trị Pháp.

D. Tổng trưởng Nội vụ phải từ chức.

Truyền thông Pháp, tối 20.03.2017, loan tin Tổng trưởng Nội vụ Bruno Le Roux, lúc còn là dân biểu Quốc hội đã thuê mướn hai con gái bằng 14 và 10 hợp đồng có thời hạn (contrat à durée déterminée, CDD) trong những thời gian từ năm 2009 đến 2016, khi hai cô này là học sinh trung học, rồi là sinh viên, với số tiền lương tổng cộng 55 000 euro. Khi làm việc theo các hợp đồng đầu tiên, hai cô chỉ mới 15-16 tuổi. Sau đó, Viện Công tố Tài chính Quốc gia đã mở điều tra sơ bộ về những lời tố cáo này. Ông Le Roux khẳng định là các hợp đồng của hai con gái của ông là cho những công việc « nhất thời và chính thức » và là những công việc thật sự.

Các hợp đồng làm việc hợp pháp về điều kiện tuổi tác và thời gian để nghỉ hè. Tuy nhiên, có những lúc làm việc tại Pháp đồng thời với thời gian thực tập tại Yves Rocher ở Tournai (Bỉ) cho trưởng nữ và người con thứ làm việc có thời gian trùng với sự hiện diện tại classe préparatoire (lớp học, sau Tú tài, để chuẩn bị thi tuyển vào các Học viện). Do đó, người ta nghi ngờ đây có thể là những việc làm giả.

Ngày 21.03.2017, chỉ sau khi trình diện Tổng thống Hollande, với sự hiện diện của Thủ tướng Casaneuve, ông Le Roux mới từ chức vì ông không muốn để vụ này ‘ảnh hưởng đến công việc của chính phủ’, tuy khẳng định ông vẫn là một người « lương thiện ». Thứ trưởng thương mại Matthias Fekl, 39 tuổi, được Tổng thống Hollande bổ nhiệm ngay làm tân Tổng trưởng Nội vụ trong khoảng hai tháng.

KẾT LUẬN.

Mọi công dân nước Pháp đều đồng ý là quốc gia này đã rơi vào tình trạng suy đồi. Vì kinh tế không phát triển mạnh trong năm năm qua, nên số người thất nghiệp gia tăng. Do đó, sức mua của họ bị giảm mạnh khiến không giúp nền kinh tế gia tăng sản xuất. Chính vì thế, Tổng thống đương nhiệm François Hollande từ chối ứng cử nhiêäm kỳ hai.

Các Tổng, Bộ trưởng đảng xã hội thời kỳ ông Hollande chia hai: ứng cử viên Benoit Hamon, vẫn nhân danh đảng Xã hội, nhưng rất yếu, trong những ngày nay chỉ về thứ 5 ở vòng đầu. Trong khi ông Fillon bị nạn, ứng cử viên Emmanuel Macron, cựu cố vấn cho Hollande và cựu Tổng trưởng kinh tế, đảng Tiến Bước (En Marche) ‘không tả, không hữu’ thu hút không những các ‘ngôi sao sáng’ đảng xã hội lẫn cộng sản (Hue) và các Tổng, Bộ trưởng thờøi ông Chirac (Perben, Bayrou, Madelin…). Ông François Bayrou, chủ tịch Phong trào Dân chủ (Mouvement Ðémocratique, Modem), sau khi bị loại ở vòng một trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012, đã kêu gọi đầu phiếu cho ông Hollande ở vòng hai. Kết quả, ông Hollande đã đưa nước Pháp đến tình trạng hiện nay. Việc kêu gọi đầu phiếu cho ông Hollande là quyền tự do của ông, nhưng ông có chịu trách nhiệm về tình trạng nước Pháp hiện thời không ?

Ứng cử viên Nicolas Dupont-Aignan (Debout la République, Cộng hòa hãy đứng lên), dân biểu, yêu cầu các chính trị gia chịu trách nhiệm về tình trạng nước Pháp hiện nay hãy rời chính trường và mời gọi những cử tri có khuynh hướng hữu phái không muốn bầu phiếu cho ông Fillon, hãy tín nhiệm nơi ông để phục hồi nước Pháp.

Hà Minh Thảo