CÁC ỨNG CỬ VIÊN TỔNG THỐNG PHÁP NĂM 2017

Một dân tộc phải có tự do mới có dân chủ. Sự dân chủ, tuy vô giá, nhưng việc thực hành quyền dân chủ luôn đòi hỏi những chi phí phải trả. Người dân làm chủ Đất Nước, trực tiếp trao nhiệm vụ chánh trị của mình cho các vị dân cử để điều hành quốc sự. Do dó, ngân sách quốc gia phải tài trợ một cách công bằng để các chính đảng có phương tiện sinh hoạt và đào tạo các chính trị gia mới. Nước Pháp là một quốc gia có một nền dân chủ lâu đời, đã có những đạo luật cho phép sự trợ cấp đời sống chánh trị (le financement de la vie politique) và sự trợ cấp những ứng cử viên tham gia các cuộc tranh cử chính trị.

Ngoài ra, cùng với việc phải có 500 chữ ký giới thiệu* để nộp hồ sơ ứng cử, việc ngân quốc gia bồi hoàn chi phí tranh cử cũng là biện pháp để hạn chế số ứng cử viên cho mỗi kỳ tuyển cử Tổng thống.

* (xin xem bài ‘Cử tri Pháp bầu Tổng thống năm 2017’ tại :

http://vietcatholic.net/News/Html/217612.htm

đoạn II. Giới thiệu ứng cử viên.)

I. CÔNG BỐ TÍNH HỢP LỆ CÁC HỒ SƠ.

Ðúng 18 giờ ngày 17.03.2017, chấm dứt việc nhận các chữ ký giới thiệu cùng lúc với các tuyên bố ứng cử của 11 ứng cử viên và các tuyên bố về tài sản. Sau khi duyệt xét hợp lệ tính của các chữ ký giới thiệu, ngày 18.03.2017, Hội đồng Hiến pháp đã công bố chi tiết về vấn đề này :

- Trong khoản 42 000 vị dân cử có quyền ký giới thiệu, 14 586 vị đã ký. Trong đó có 14 296 hợp lệ được công bố cho giới truyền thông bởi Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp, ông Laurent Fabius.

- Số chữ ký hợp lệ được chia cho các ứng cử viên như sau : François Fillon (3 635), Benoît Hamon (2 039), Emmanuel Macron (1 829), Jean-Luc Mélenchon (805), Jean Lassalle (708), Nicolas Dupont-Aignan (707), Nathalie Arthaud (637), Marine Le Pen (627), François Asselineau (587), Philippe Poutou (573) và Jacques Cheminade (528).

II. DANH SÁCH CÁC ỨNG CỬ VIÊN.

1.- François Fillon bắt đầu tham chính dưới sự trợ giúp của cựu Tổng trưởng phái de Gaulle Philippe Séguin, và trở thành dân biểu trong cuộc bầu cử lập pháp năm 1981. Thành viên nhóm ‘Cải tiến, rénovateurs) vào cuối thập niên 1980. Ông ủng hộ Edouard Balladur ứng cử Tổng thống năm 1995, sau đó Nicolas Sarkozy trong năm 2007, trước khi trở thành Thủ tướng từ 2007 đến 2012ù. Trong cuộc sơ tuyển hữu và trung phái tháng 11/2016, vòng nhì, ông đã thắng ông Alain Juppé với 66,50% số phiếu bầu, với trên 4 triệu cử tri tham dự.

Theo truyền thống de Gaulle, tiếp nối di sản vì ‘chủ quyền quốc gia’ Philippe Séguin, ông đã vận động chống Hiệp ước Maastricht năm 1991. Hiện nay, ông vẫn bênh vực cho một ‘Âu châu mạnh mẽ với các quốc gia mạnh’. Tuy nhiên, ông muốn có thể được tự do về các vấn đề kinh tế và, về các vấn đề xã hội, chúng vẫn khá mang tính cách bảo thủ.

Dù bị những sự tố cáo (thật hay không, chúng ta cần phải chờ phán quyết cuối cùng của Tòa án) làm ông bị suy yếu, ông vẫn muốn và vẫn còn hy vọng trở thành Tổng thống Cộng hòa và áp dụng chương trình phục hồi nước Pháp bằng 'Tìm việc làm đầy đủ' cho mọi người để ‘giải phóng lực lượng kinh tế nghẹt thở theo các tiêu chuẩn và gánh nặng trên các doanh nghiệp’. Ông cũng muốn ‘khôi phục thẩm quyền của nhà nước’…

2.- Marine Le Pen, Mặt trận Quốc Gia (FN), sinh năm 1968 tại Neuilly-sur-Seine, được rèn luyện trong đảng bởi thân phụ là Jean-Marie Le Pen và đang tiếp nối cha làm Chủ tịch đảng từ năm 2011 trong Ðại hội tại Tours. Từ năm 1998, từ những nhiệm kỳ ở địa phương và Nghị viện Âu châu, bà đã tham gia ứng cử Tổng thống năm 2012, vòng một, với kết quả 17,90% số phiếu hợp lệ, tức 6,4 triệu cử tri ủng hộ. Từ năm 2004, bà đã thành lập và tham gia nhóm ‘Europe đes nations et des libertés’ (ENL, Âu châu các quốc gia và các quyền tự do).

Ngoài các mục tiêu cơ bản của đảng, bà còn có những chủ trương mạnh mẽ trong dự án của mình (nhập cư và an ninh), bà Le Pen cũng có những dự án kinh tế và xã hội dựa trên chủ quyền quốc gia (tiền tệ, biên giới, kinh tế, luật lệ). Bà hô hào tái lập một ‘nước Pháp mạnh’. Marine Le Pen có thể được tín nhiệm hàng đầu ở vòng một ngày 23.04.2017, nhưng không thắng cử ở vòng hai ngày 07.05.2017.

3.- Emmanuel Macron, ứng cử viên đảng En Marche (Tiến bước). Ông là người ứng cử Tổng thống, chưa từng tham gia tuyển cử ở bất cứ cấp bực nào, lần đầu tiên trong lịch sử Đệ ngũ Cộng hoà. Từng là triết gia, thanh tra tài chính, ngân hàng Rothschild…, ông cố vấn kinh tế cho François Hollande trong kỳ bầu cử Tổng thống năm 2012. Sau khi Hollande đắc cử, ông trở thành phó Tổng thư ký Elysée. Năm 2014, rời chức vụ này, ông định lập doanh nghiệp, nhưng chính trị khiến ông quay trở lại với chức Tổng trưởng Kinh tế. Tháng 04/2015, ông thành lập phong trào ‘En Marche’ và từ chức ở bộ Kinh tế cuối tháng 08/2016 và ngày 16.11.2016, ông tuyên bố ứng cử Tổng thống.

Ông tự cho rằng ‘không tả, không hữu, không trung, mà là giữa’, đến từ tả phái xã hội, nhưng mượn kinh tế từ hữu phái… Do đó, nhiều người cho rằng ‘En Marche’ là một máy để tái tạo các chính trị gia từ Robert Hue (cộng sản) qua Jean Yves le Drian (xã hội) sang François Bayrou (trung phái) đến Alain Madelin (hữu phái). Ðây là những ‘Vị’ hết thời đang tìm một ghế trong Quốc hội. Do đó, ngày 14.03.2017, Macron hách dịch cảnh cáo ‘Tôi đã không thiết lập một nhà khách, xin lỗi tôi phải nói với quý vị như vậy’ (Je n’ai pas fondé une maison d’hơtes, pardon de vous le dire). Nói thế mà cựu Thủ tướng M. Valls không chịu hiểu cứ đâm đầu hứa ‘dồn phiếu’ cho Macron để bị các đảng viên xã hội cho là ‘phản bội’.

4.- Benoît Hamon, ứng cử viên chính thức PS. Sinh ngày 26.06.1967 tại Saint-Renan gần Brest, sống một phần thời thơ ấu ở Sénégal, ông tham gia Phong trào Giới trẻ Xã hội (MJS). Năm 2012, được bầu dân biểu Nghị viện Âu châu trước khi được bổ nhiệm Thứ trưởng phụ trách kinh tế xã hội và tương trợ, rồi Tổng trưởng Quốc gia Giáo dục. Ông phải rời chính phủ cùng lúc với Arnaud Montebourg và Aurélie Filippetti. Vì thắng sơ tuyển đảng xã hội trước cựu Thủ tướng Valls, nên ông này phải phản bội 2 triệu cử tri tham gia vòng hai bằng hứa sẽ bỏ phiếu cho ông Macron.

Ngày 26.03.2017, qua màn ảnh truyền hình France 2, ông Hamon đã kêu gọi cử tri tả phái không bỏ phiếu như thể là hết còn sự lựa chọn nào khác, trừ việc bầu cho ông Macron. Ông Hamon đả kích mãnh liệt điều mà ông gọi là ‘những nhát dao đâm sau lưng’ bởi những kẻ chỉ muốn bám lấy quyền lực và dẫu sao thì ông cũng sẽ không cầm quyền với những kẻ đó.

5.- Jean-Luc Mélenchon, ứng cử viên France Insoumise (Nước Pháp Bất khuất), sinh ngày 19.08.1951. Từng là đảng viên PS cho đến năm 2008, nên đã được Thủ tướng Lionel Jospin cử vào chức vụ Thứ trưởng đặc trách Huấn nghệ (2000–2002). Năm 2012, ông ứng cử Tổng thống, dưới đảng hiệu Front de Gauche (Mặt trận Tả phái, được sự ủng hộ của đảng Cộng sản Pháp**, đạt được 11,10% số phiếu hợp lệ, về hạng tư ở vòng một.

** {đảng Cộng sản Pháp (Parti Communiste Française, PCF, sau cuộc bầu cử Tổng thống năm 1981, Georges Marchais thu được 15,35% số phiếu bầu hợp lệ và đã kêu gọi dồn phiếu cho François Mitterrand (PS) để ông này thắng cử. Sau đó, PCF (cực tả) tham chính với 4 Bộ trưởng. Từ đó, lạm phát và số người thất nghiệp gia tăng khiến đảng này không ngừng xuống dốc. Khi đó, người cộng sản mới nhận biết sự thật ‘muốn chủ bóc lột, nhưng ngày nay họ không muốn bóc lột nữa’ (cộng sản cho rằng chủ muớn công nhân là để lạm dụng sức lao động của họ. Ngày nay, chủ cho thôi việc, bị thất nghiệp và đói).

Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2002, Robert Hue chỉ thu được 3,37% số phiếu bầu hợp lệ (phải từ 5% trở lên một chính đảng mới được coi là có giá trị), ngày nay, Hue tuyên bố theo Macron. Sau cùng, tham gia bầu Tổng thống 2007, bà Marie-George Buffet (PCF) còn tệ hơn, chỉ được tín nhiệm bởi 1,93% số cử tri bầu hợp lệ ở vòng một, đứng hàng thứ 7 và PCF chấm dứt tham dự ứng cử Tổng thống từ đó.

Trái lại, cũng từ năm 1981, FN, nhờ các chính phủ xã hội, đã lên như diều gặp gió và có thể về đầu vòng một bầu cử Tổng thống năm nay.}

06.- Ông Nicolas Dupont-Aignan, tốt nghiệp Học viện chánh trị (Institut d’études politiques de Paris), chánh trị gia, sinh ngày 07.03.1961 tại Paris (Quận 15), dân biểu Quốc hội từ năm 1997. Ông đã kêu gọi trả lời ‘non’ (không) trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2005 về Hiến pháp Liên hiệp Âu châu đã tham dự cuộc bầu cử Tổng thống năm 2007.

Ngày 03.02.1999, ông thành lập đảng ‘Debout la République’ (Đứng lên Nền Cộng hòa), theo đường hướng của ông Charles de Gaulle (Thiếu tướng chỉ huy tái chiếm Pháp từ tay Đức quốc xã thời Đệ nhị Thế chiến và Tổng thống) và bảo vệ chủ quyền quốc gia (souveraineté), với các chủ trương :

- Không để chủ quyền nước Pháp lệ thuộc các tổ chức siêu quốc gia như Minh ước Bắc đại tây dương (North Atlantic Traity Organization, NATO, tiếng Anh và Organisation du Traité de l’Alantique Nord, OTAN, tiếng Pháp), Liên hiệp Âu châu hoặc siêu cường vì chịu ảnh hưởng kinh tế, chính trị hay văn hóa… ;

- Trật tự và công bằng xã hội ;

- Tôn trọng chủ quyền của người dân, qua việc sử dụng thường xuyên trưng cầu dân ý và bầu cử phổ thông đầu phiếu trực tiếp ;

- Bảo vệ chủ quyền tiền tệ (trở về franc, tiền tệ quốc gia) ;

- Bảo vệ một Âu châu dựa trên phương pháp tiếp cận liên chính phủ, chứ không là liên bang như Hoa kỳ ;

- Xem ông Macron là điều nguy hiểm nhất vì đây là ứng cử viên Hollande trá hình.

Tham gia bầu cử Tổng thống năm 2012, ông chiếm được 1,97% số phiếu hợp lệ. Ông hy vọng, năm nay, kết quả sẽ khá hơn.

07.- Ông Jacques Cheminade, sinh ngày 12.08.1954, tốt nghiệp Cao đẳng Thương mại (École des hautes études commerciales, HEC Paris) và Học viện Quốc gia Hành chánh (École nationale d'administration, ENA), độc lập (tự cho là ‘gaulliste de gauche’, người theo ông Charles De Gaulle tả phái, đã ứng cử năm 1995 và thu được 0,28% tổng số phiếu hợp lệ và năm 2012, được 0,25%).

08.- Ông François Asselineau (Union Populaire Républicaine (UPR) Liên hiệp Nhân dân Cộng hòa, sinh ngày 14.09.1957, tốt nghiệp Cao đẳng Thương mại và Học viện Quốc gia Hành chánh. Do đó, trong thập niên 1900, ông đã là công chức cao cấp, đã là cố vấn tại nhiều Bộ. Từ năm 2004 đến 2006, ông phụ trách tình báo kinh tế cho Bộ Kinh tế và Tài chính. Ông tự cho mình là ‘De Gaulle xã hội’ (gaullisme social) và tuyên bố đảng UPR có khoảng 200 000 cử tri. Ông chủ trương ‘Frexit’ theo mô hình mà người dân Vương quốc Anh đã trả lời ‘No’ trong cuộc Trưng cầu dân ý ngày 23.06.2016 để rời Liên hiệp Âu châu.

09.- Ông Jean Lassalle, ứng cử viên độc lập, sinh ngày 03.05.1955 tại Lourdios-Ichère. Đây là một ứng cử viên Tổng thống đặc biệt, ứng cử Tổng thống lần đầu, sau khi đã là dân cử địa phương trong hơn ba mươi năm trong vùng Pyrénées-Atlantiques. Từ năm 2000, ông được cử vào chức vụ dân biểu tại Quốc hội. Từ diễn đàn tòa nhà lập pháp này, năm 2003, ông đã hát một bản nhạc Bearn để chống lại việc chánh phủ rút một đơn vị Hiến binh (gendarmerie). Sôi nổi hơn, năm 2006, Jean Lassalle đã tuyệt thực vô hạn để ngăn chặn sự di chuyển của một nhà máy ở đơn vị mà ông là dân biểu. Trên hết, ông hết lòng bên vực khu vực đồng quê. Ông ca ngợi việc học tập và mong muốn một kế hoạch giáo dục ‘xứng đáng của Jules Ferry’ và ‘Xây dựng lại Chính quyền’.

10.- Bà Nathalie Arthaud sinh ngày 23.02.1970, Giáo sư thạc sĩ Kinh tế và Quản lý. Tranh đấu thợ thuyền (LO, Lutte ouvrière) bắt nguồn gốc từ David Korner, nhà hoạt động trẻ Trotskyist Roumanie, với ba đồng chí khác, tập hợp các Trotskyiste Pháp năm 1936 bị loại trừ khỏi Section Française de l’Internationale Ouvrière (SFIO Đảng Công nhân Quốc tế). Với danh xưng ‘Đấu tranh thợ thuyền’, đảng giới thiệu các ứng cử viên tham gia các cuộc bầu cử mà nổi tiếng là bà Arlette Laguiller (nữ ứng cử viên Pháp đầu tiên tham gia tranh chức Tổng thống các năm 1974, 1981, 1988, 1995 (5,30% số phiếu hợp lệ); 2002 (5,72%) và 2007 (1,33%).

Tại Hội nghị thường niên ngày 06 và 07.12.2008, bà Nathalie Arthaud được cử tiếp nối bà Laguiller trong vai trò Phát ngôn nhân. Ưùng cử Tổng thống năm 2012, bà nhận được 0,56% số phiếu hợp lệ.

11.- Ông Philippe Poutou sinh ngày 14.03.1967, công nhân và cán bộ công đoàn. Tân đảng chống tư bản (NPA, Nouveau Parti anticapitaliste) là tên đổi mới năm 2009 của đảng ‘Liên đoàn Cộng sản cách mạng’ (LCR, Ligue Communiste Révolutionnaire) thuộc Đệ Tứ Cộng sản.

Đệ Tứ Quốc tế hay Cộng sản Đệ Tứ là liên minh quốc tế của những người theo chủ nghĩa Trotskiste thành lập năm 1938 tại Paris, theo khuynh hướng ‘cách mạng thường trực’ do Trotsky đưa ra từ sau khi Lenin qua đời (1924) để chống lại đường lối ‘cách mạng vô sản trong một quốc gia’ của Staline. Kể từ năm 1953, Đệ Tứ Quốc tế phân hóa ra nhiều nhóm nhỏ.

Đệ Tứ Cộng sản Việt Nam do Tạ Thu Thâu đạo và, năm 1929, tham gia khuynh hướng chính trị Troskiste tại Pháp đã biểu tình trước điện Elysée (dinh Tổng thống Pháp) để phản đối thực dân Pháp xử tử các chiến sĩ Việt Nam Quốc dân đảng khởi nghĩa ở Yên Bái. Năm 1931, ông thành lập nhóm Troskiste tại miền Nam và đã có ảnh hưởng nhanh chóng lan rộng. Đồng thời, ông hợp tác với phái Staliniste (Đệ Tam với Nguyễn Văn Tạo và Dương Bạch Mai) làm tờ báo La Lutte (Tranh đấu). Những năm 1934-1937 nhóm La Lutte tham gia ứng cử Hội đồng Thành phố và Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, gồm cả Đệ Tam và Đệ Tứ đều có người đắc cử. Năm 1938, các đảng viên Đệ Tam rút khỏi ‘La Lutte’ và báo tiếp tục và thêm mục tiếng Việt. Sau đo, là những công kích lẫn nhau giữa Đệ Tam và Đệ Tứ, như nhóm Đệ Tứ nói ‘thực hiện chủ nghĩa xã hội trong nước’ , ‘chế độ độc đảng’, ‘ chính sách manh động trong cuộc nổi dậy Xô viết Nghệ Tĩnh’, ‘sùng bái Stalin’. Đệ Tam nói lại ‘một đàn chó săn cho phát xít Nhật và phát xít quốc tế’. Năm 1939, ‘La Lutte’ bị đình bản và Tạ Thu Thâu bị xử 5 năm tù, 10 năm quản thúc. Tháng 10.1940, ông bị đày ra Côn đảo cùng với Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch,…

Năm 1944, sau khi được trả tự do những người Cộng sản Đệ Tứ tiếp tục hoạt động. Trong thời kỳ Cách mạng Tháng Tám, những nhân vật chính yếu của Cộng sản Đệ Tứ đã bị giết và Cộng sản Đệ Tứ tại Việt Nam xem như đã bị Việt cộng tiêu diệt.

Trong 11 ứng cử viên, chỉ có 4 vị thân liên hiệp Âu châu. Do đó, khởi đầu, khi triển vọng, dựa vào khảo sát dân ý, thắng cử của ông François Fillon, bà Angela Merkel, Thủ tướng Ðức, đã tiếp ông. Sau đó, kết quả sondage thay đổi, ông Emmanuel Macron được bà tiếp. Ðể đở ‘thấy kỳ’, bà tuyên bố sẽ tiếp các ứng cử viên khác, ngoại trừ bà Marine Le Pen. Sau đó, ứng cử viên Benoît Hamon (PS) cũng sang Ðức để chào bà Merkel. Khi trở về Pháp, ông thấy, qua khảo sát dân ý, đối thủ Jean-Luc Mélanchon đã vượt qua mình. Ứng cử viên độc lập Jean Lassalle vẫn giữ sự độc lập của mình.

Tháng 09/2017, bà Angela Merkel cũng phải cần sự tín nhiệm của cử tri Đức. Lần này, có thể bà sẽ gặp nhiều khó khăn hơn các kỳ bầu cử trước.

Hà Minh Thảo