”Bối cảnh” cho học hỏi và thực hành hy vọng
Cầu nguyện là trường học của hy vọng
32. Bối cảnh thiết yếu đầu tiên cho việc học hỏi hy vọng là cầu nguyện. Khi không còn ai lắng nghe tôi nữa, Chúa vẫn nghe tôi. Khi tôi không còn có thể tâm sự hay kêu cầu được với ai, tôi luôn luôn có thể thưa với Chúa. Khi không còn ai giúp tôi biết xử sự thế nào trước nhu cầu hay mong đợi vượt quá khả năng hy vọng của con người, Chúa có thể giúp tôi 25. Dù tôi bị đắm chìm ngập lụt trong cô liêu hoàn toàn...; nếu tôi cầu nguyện thì tôi không bao giờ hoàn toàn đơn côi. Đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, một người tù trong 13 năm, trong đó có 9 năm bị biệt giam, đã để lại cho chúng ta cuốn sách nhỏ quí giá: Những Lời Cầu Nguyện của Niềm Hy Vọng. Trong vòng 13 năm tù đầy, trong một tình trạng hầu như là tuyệt vọng, sự kiện là ngài có thể lắng nghe và thân thưa với Chúa đã trở nên một quyền năng hy vọng gia tăng cho ngài, khiến ngài, sau khi ra khỏi tù, đã trở nên một chứng nhân hy vọng cho dân chúng trên toàn thế giới – chứng nhân của một niềm hy vọng lớn lao không tàn lụi ngay cả trong những đêm đen của cô liêu.
33. Thánh Augustinô, trong bài giảng về lá thư thứ nhất của thánh Gioan, mô tả cách tuyệt hảo nhất về mối tương quan giữa cầu nguyện và hy vọng. Ngài định nghĩa cầu nguyện là một thao tác của lòng muốn. Con người đã được tạo dựng cho sự cao cả—cho chính Thiên Chúa; con người đã được tạo dựng để được lấp đầy bởi Thiên Chúa. Nhưng tâm hồn con người thì quá nhỏ so với sự cao cả mà nó đã được trù định trước. Nó cần được nới rộng ra. “Khi trì hoãn [ban ân huệ], Thiên Chúa củng cố lòng muốn của chúng ta; qua lòng muốn Người nới rộng linh hồn chúng ta và khi mở rộng, Người gia tăng sức chứa của nó [để đón nhận Người]”. Thánh Augustinô quy chiếu về thánh Phaolô, người đã nói mình ráng sức đạt tới những điều sẽ đến (x. Pl 3,13). Sau đó ngài đã sử dụng một hình ảnh rất đẹp để mô tả tiến trình mở rộng và chuẩn bị tâm hồn con người. “Giả dụ Thiên Chúa muốn lấp đầy tâm hồn bạn bằng mật ong [một biểu tượng về sự dịu dàng và lòng tốt của Thiên Chúa]; nhưng nếu lòng bạn đầy dấm chua, bạn đổ mật ong vào nơi nào?” Cái bình, vốn là tâm hồn chúng ta, trước tiên phải được nới rộng và sau đó rửa sạch, không còn dấm và mùi vị của nó nữa. Điều đó đòi phải làm việc cật lực và gây đau đớn, nhưng chỉ theo cách ấy thôi mà chúng ta trở nên phù hợp với điều mà chúng ta đã được trù định trước. 26 Cho dù thánh Augustinô chỉ nói trực tiếp đến khả năng của chúng ta chứa đựng Thiên Chúa, tuy vậy rõ ràng rằng qua nỗ lực loại bỏ dấm chua và mùi vị của nó, không những chúng ta nên tự do đối với Thiên Chúa, nhưng còn rộng mở với người khác nữa. Chính khi trở nên con cái của Thiên Chúa, mà chúng ta có thể ở với người Cha chung của chúng ta. Cầu nguyện không phải là đi ra khỏi lịch sử và rút lui vào góc hạnh phúc riêng của chúng ta. Khi chúng ta cầu nguyện cách đúng đắn chúng ta trải qua một tiến trình thanh luyện bên trong, nó mở lòng chúng ta ra với Thiên Chúa và theo cách đó cả với đồng loại chúng ta nữa. Trong cầu nguyện chúng ta phải biết điều chúng ta có thể xin Thiên Chúa—điều xứng đáng với Thiên Chúa. Chúng ta phải biết rằng chúng ta không thể cầu nguyện chống lại người khác. Chúng ta phải biết rằng chúng ta không thể cầu xin những điều nông cạn và những tiện nghi mà chúng ta muốn vào lúc này— vì niềm hy vọng nghèo nàn, giả tạo dẫn chúng ta xa lìa Thiên Chúa. Chúng ta phải biết thanh luyện ước muốn và khát vọng của chúng ta. Chúng ta phải biết tự giải thoát khỏi những giả dối ẩn khuất gây thất vọng cho chúng ta. Thiên Chúa thấy rõ chúng, và khi chúng ta đến trước mặt Thiên Chúa, chúng ta cũng bị bắt buộc nhận ra chúng. Vịnh gia đã cầu nguyện: “Nhưng nào ai thấy rõ lầm lỗi mình? Xin Ngài tha các tội con phạm mà chẳng hay” (Tv 19,12 [18,13]). Thất bại trong việc nhìn nhận lầm lỗi của mình, ảo tưởng về sự vô tội của mình, không làm cho tôi nên công chính và không cứu thoát tôi, bởi vì tôi đáng khiển trách vì lương tâm nặng nề và không thể nhận ra sự dữ như nó là trong con người tôi. Nếu Thiên Chúa không hiện hữu, có lẽ tôi cần tìm nơi trú ẩn trong những lọc lừa ấy, bởi vì không ai có thể tha thứ cho tôi; không ai là tiêu chuẩn đích thực. Tuy nhiên sự gặp gỡ với Thiên Chúa thức tỉnh lương tâm của tôi, vì nó không còn nhắm đến sự công chính hoá bản thân, không còn là một suy nghĩ đơn thuần của tôi và của những người đương thời đang uốn nắn suy nghĩ của tôi, nhưng nó trở thành một khả năng lắng nghe chính sự Thiện.
34. Để lời cầu nguyện phát triển được sức mạnh thanh tẩy, một đàng lời cầu nguyện ấy phải là cái gì đó rất riêng tư, là một cuộc gặp gỡ giữa thâm sâu của chính tôi với Chúa, Thiên Chúa hằng sống. Đàng khác, lời cầu ấy phải luôn được hướng dẫn và soi sáng bởi những kinh nguyện quý giá của Giáo Hội và của các thánh, và bởi lời cầu phụng vụ, trong đó Chúa dạy đi dạy lại chúng ta làm thế nào cầu nguyện cho xứng hợp. Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, trong quyển sách của ngài về luyện đàng thiêng liêng, nói với chúng ta rằng trong cuộc đời ngài, có những thời gian dài ngài đã không thể cầu nguyện được và ngài đã phải bám lấy những kinh nguyện của Giáo Hội như kinh Lậy Cha, kinh Kính Mừng và các kinh nguyện phụng vụ 27. Cầu nguyện phải luôn luôn có sự pha trộn giữa lời cầu nguyện chung và cá nhân. Đây là cách thế chúng ta có thể thân thưa với Chúa và Chúa nói với chúng ta. Trong đường lối này, chúng ta trải qua những cuộc thanh tẩy, qua đó, chúng ta mở lòng mình ra cho Chúa và sẵn sàng cho việc phục vụ đồng loại. Chúng ta trở nên có khả năng cho niềm hy vọng vĩ đại, và do đó, trở thành các thừa tác viên của niềm hy vọng cho kẻ khác. Hy vọng trong ý nghĩa Kitô giáo luôn luôn cũng là niềm hy vọng cho những người khác. Nó là niềm hy vọng tích cực, trong đó chúng ta chiến đấu hầu tránh làm cho mọi sự đừng hướng đến một “chung cuộc quái ác”. Đó cũng là niềm hy vọng tích cực theo nghĩa là chúng ta giữ cho thế giới này mở lòng ra cho Thiên Chúa. Chỉ trong đường lối ấy niềm hy vọng này mới tiếp tục là niềm hy vọng nhân bản đích thật.
II. Hành động và đau khổ như những môi trường để học biết niềm hy vọng
35. Mọi hành động nghiêm chỉnh và đúng đắn của con người đều là niềm hy vọng bằng hành động. Trước tiên điều đó có nghĩa là chúng ta nỗ lực thực hiện các niềm hy vọng của chúng ta, nhỏ bé hay lớn lao hơn: hoàn thành công việc này hoặc công việc kia vốn quan trọng trong cuộc hành trình tiến lên của chúng ta, hoặc chúng ta hành động cho một thế giới tươi đẹp và nhân bản hơn để mở rộng cửa cho tương lai. Tuy nhiên những nỗ lực hằng ngày trong việc theo đuổi đời sống chúng ta và trong việc hành động cho tương lai của thế giới làm chúng ta mệt mỏi và biến thành cuồng tín, trừ phi chúng ta được chiếu sáng bởi vẻ huy hoàng của niềm hy vọng lớn lao vốn không thể bị huỷ diệt bởi những thất bại trong những việc nhỏ cũng như trong sự sụp đổ của những vấn đề có tầm quan trọng lịch sử. Nếu chúng ta không thể hy vọng hơn điều đạt được trong một thời gian nhất định, hay hơn điều được các nhà cầm quyền chính trị và kinh tế hứa hẹn, cuộc sống của chúng ta sẽ chẳng mấy chốc không còn hy vọng. điều quan trọng là biết rằng tôi luôn có thể tiếp tục hy vọng, dù cho trong đời sống chúng ta hay giai đoạn lịch sử mà tôi sống, dường như không có điều gì để hy vọng. Chỉ với niềm xác tín lớn lao của niềm hy vọng mà đời tôi và lịch sử nói chung, dù gặp bao thất bại, mới được cầm giữ bởi sức mạnh không thể huỷ diệt của Tình yêu, và chỉ có niềm xác tín lớn lao đó mới có thể đem lại cho chúng ý nghĩa và tầm quan trọng, chỉ thứ hy vọng đó mới đem lại can đảm để hành động và kiên trì. Chắc chắn chúng ta không thể “xây dựng” Nước Thiên Chúa chỉ bằng nỗ lực của chúng ta—điều chúng ta xây dựng sẽ luôn là vương quốc của con người với tất cả những giới hạn liên quan đến bản tính con người. Nước Thiên Chúa là một quà tặng, và chính vì thế, nó thật lớn lao và đẹp đẽ, và làm nên lời đáp trả cho niềm hy vọng của chúng ta. Và chúng ta không thể —dùng lối diễn tả xưa— “đáng được” Thiên đàng qua việc làm của chúng ta. Thiên đàng còn hơn là cái gì chúng ta đáng được, cũng như việc được yêu mến không bao giờ là cái gì “đáng được”, nhưng luôn là một quà tặng. Tuy nhiên, dẫu khi chúng ta ý thức đầy đủ rằng Thiên đàng vượt quá điều chúng ta có thể xứng đáng, thì vẫn luôn đúng là cách ứng xử của chúng ta không phải là bàng quan trước mặt Thiên Chúa và vì thế không là bàng quan đối với diễn tiến lịch sử. Chúng ta có thể mở rộng chính chúng ta và thế giới, và cho phép Thiên Chúa đi vào: chúng ta có thể mở lòng cho chân lý, tình yêu và điều gì thiện hảo. Đó là điều các thánh đã làm, những người trong tư cách là “cộng sự viên của Thiên Chúa”, đã đóng góp vào việc cứu độ trần gian (x. 1 Cr 3,9; 1 Th 3,2). Chúng ta có thể giải thoát cuộc sống chúng ta và thế giới khỏi độc tố và sự lây nhiễm có thể huỷ diệt hiện tại và tương lai. Chúng ta có thể khám phá các nguồn mạch của tạo vật và giữ chúng không biến dạng, và theo cách thức ấy, chúng ta có thể sử dụng đúng đắn tạo vật, đến với chúng ta như một quà tặng, theo những đòi hỏi nội tại và mục đích tối hậu của quà tặng này. Điều đó đem lại ý nghĩa, cho dù bề ngoài chúng ta không thành đạt được gì hay dường như bất lực khi đối diện với các sức mạnh thù địch. Vì thế một mặt, hành động của chúng ta nảy sinh niềm hy vọng cho chúng ta và cho người khác; nhưng đồng thời, đó là niềm hy vọng lớn lao đặt nền tảng trên các lời hứa của Thiên Chúa vốn đem lại cho chúng ta sự can đảm và hướng dẫn hành động chúng ta trong thời thuận tiện cũng như không thuận tiện.
36. Giống như hành động, đau khổ là một phần của cuộc sống con người. Đau khổ một phần xuất phát từ những giới hạn của chúng ta, và một phần từ khối lượng tội lỗi đã tích luỹ suốt giòng lịch sử, và ngày nay vẫn đang tiếp tục lớn lên không ngừng. Chắc chắn chúng ta phải làm bất cứ điều gì trong khả năng để giảm bớt đau khổ: để hết sức tránh đau khổ cho người vô tội; để làm giảm nhẹ cơn đau đớn; để giúp vượt thắng các đau khổ tinh thần. Đó là những đòi buộc của công bình và tình yêu, và chúng được hàm chứa trong các đòi hỏi nền tảng của đời sống Kitô hữu và mọi cuộc sống nhân bản đích thực. các tiến bộ lớn lao đã được thực hiện trong cuộc chiến chống lại những đau đớn thể lý; tuy vậy những đau khổ của người vô tội và những đớn đau tinh thần lại gia tăng trong những thập niên vừa qua. Quả thế, chúng ta phải làm hết sức chúng ta để vượt thắng đau khổ, nhưng loại trừ hoàn toàn đau khổ khỏi thế giới này là việc vượt quá tầm tay chúng ta. Đơn giản là vì chúng ta không thể loại bỏ sự giới hạn của chúng ta và vì không ai trong chúng ta có khả năng loại trừ quyền lực của sự dữ, của tội lỗi, như chúng ta thấy, vốn là nguồn mạch thường hằng của đau khổ. Chỉ mình Thiên Chúa mới có thể làm điều ấy: chỉ mình một Thiên Chúa đã tự ý đi vào lịch sử khi làm người và chịu đau khổ trong lịch sử. Chúng ta biết rằng vị Thiên Chúa ấy hiện hữu, và vì thế chúng ta biết rằng quyền năng “xoá bỏ tội trần gian” (Ga 1,29) đang hiện hữu trong thế giới. Nhờ đức tin vào sự hiện diện của quyền năng ấy, hy vọng về một thế giới được chữa lành đã nổi lên trong lịch sử. Tuy nhiên, đó là hy vọng—chưa được hoàn thành; hy vọng đem lại cho chúng ta sự can đảm để đặt mình vào phía sự thiện dù sống trong những hoàn cảnh dường như vô vọng, với niềm xác tín rằng, bao lâu giòng lịch sử bên ngoài được đề cập đến, quyền lực tội lỗi vẫn tiếp tục hiện diện cách kinh hoàng.
37. Chúng ta hãy trở lại đề tài của mình. Ta có thể giới hạn đau khổ, chiến đấu chống lại nó, nhưng không thể loại trừ nó. Chính khi chúng ta cố gắng tránh khổ đau bằng cách rút lui khỏi những gì có thể gây thương tổn, khi ta không muốn phí sức hoặc tránh nỗi đau trong việc đeo đuổi sự thật, tình yêu, và điều thiện, thì lúc đó chúng ta đã để mình trôi giạt vào cuộc sống trống rỗng, nơi đó có thể hầu như không có đau đớn, nhưng cái cảm nghiệm tối tăm của vô nghĩa và bị bỏ rơi còn lớn hơn bao giờ hết. Không phải là bỏ ra ngoài hoặc trốn tránh khỏi sự khổ đau là chúng ta được chữa lành, nhưng chính là do khả năng của chúng ta chấp nhận nó, trưởng thành với nó và tìm ra ý nghĩa qua việc kết hợp với Chúa Kitô, Đấng đã chịu thương khó với tình yêu vô biên. Trong ý nghĩa này, tôi muốn trích một đoạn từ lá thư của vị tử đạo Việt Nam, Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh, († 1857) trong đó ngài diễn đạt sự biến hóa đau khổ qua quyền năng hy vọng, phát sinh từ đức tin như sau: “Tôi, Phaolô, bị gông cùm vì danh Chúa Kitô, ước mong kể lại cho các con những thử thách mà cha chịu hằng ngày, để nhờ đó các con có thể bùng lên ngọn lửa yêu mến Chúa và hợp với cha ngợi khen Chúa, vì lượng từ bi Chúa hải hà muôn đời (Tv 136 [135]). Nhà tù ở đây thực sự là hình ảnh Hỏa Ngục muôn đời: thêm vào bên cạnh những đòn tra tấn dã man gồm đủ mọi cách – gông cùm, xiềng xích, đe dọa –là thù hận, trả thù, tai ương, thô bạo tục tằn, cãi vã, hành động độc ác, chửi thề, cũng như những nỗi âu lo và than khóc. Nhưng chính Chúa là Đấng đã giải thoát 3 trẻ nhỏ khỏi lò lửa hãi hùng, đã ở với cha luôn luôn; Ngài đã giải thoát cha khỏi những khốn cùng này và làm cho chúng nên dịu ngọt, vì lòng từ bi Chúa muôn đời. Những gian truân này thường làm kinh khiếp nhiều người khác, thế nhưng với cha, nhờ ơn Chúa, cha tràn đầy niềm vui và phúc lạc, bởi vì cha không ở một mình – Đức Kitô ở với cha... Làm sao cha có thể chịu được cái cảnh mỗi ngày nhìn thấy các vua chúa, quan quyền, và những tay sai của họ phạm thượng tới thánh danh, Ôi lậy Chúa, Người là Đấng ngự ngai tòa trên các thiên thần Cherubim và Seraphim? (x. Tv 80:1 [79:2]). Chúa hãy xem đây, những kẻ ngoại đạo đã đang chà đạp Thánh Giá Chúa dưới chân! Còn đâu là vinh quang Chúa? Khi con nhìn thấy tất cả những sự này, con muốn với tất cả tình yêu cháy bỏng của con cho Chúa, ước ao tay chân con bị chia ra thành mảnh, chết làm chứng cho tình yêu Chúa. Lạy Chúa, xin hãy tỏ quyền năng Chúa, cứu con, nâng đỡ con, hầu trong sự yếu mềm của con, quyền năng Chúa sẽ được sáng soi và được vinh hiển trước mặt các dân nước... Anh em chủng sinh thân mến, khi các con nghe biết tất cả những sự việc này, các con hãy cám tạ Thiên Chúa không hết lời trong niềm vui, vì từ Chúa mọi điều tốt sẽ nảy sinh; các con hãy chúc tụng Chúa với cha, vì lòng nhân từ Chúa vô bờ bến... Cha viết ra những dòng chữ này cho các con ngõ hầu đức tin của các con và của cha được hiệp nhất. Giữa phong ba bão táp, cha bỏ neo con thuyền của cha vào ngai Thiên Chúa, chiếc neo đó là hy vọng sống động trong trái tim cha.” 28 Đây là một lá thư viết từ “Hỏa Ngục”. Nó phơi bầy trắng trợn tất cả những kinh hoàng của trại tù tập trung, nơi mà những vết thương gây ra bởi những bạo chúa trên những nạn nhân của chúng được cộng thêm với sự bùng nổ của tội ác trong chính cả những nạn nhân, đến nỗi đến lượt họ lại trở thành những khí cụ cho sự độc ác của những người hành hạ họ. Đây chính là lá thư viết từ Hỏa Ngục, nhưng nó cũng nói lên sự thật trong đoạn Thánh Vịnh như sau: “Con có lên trời, Chúa đang ngự đó, nằm dưới âm ty, vẫn gặp thấy Ngài… Con tự nhủ: ‘Ước gì bóng tối bao phủ tôi và ánh sáng quanh tôi thành đêm tối!’ Nhưng đối với Ngài, tối tăm chẳng có chi mù mịt, và đêm đen sáng tỏ như ban ngày, bóng tối và ánh sáng cũng như nhau” (Tv 139 [138]:8-12; và x. Tv 23 [22]:4). Đức Kitô đã xuống “Hỏa Ngục” và vì thế gần gũi với những ai bị ném vào trong đó, khi Ngài biến đổi sự tối tăm của họ thành ánh sáng. Sự đau khổ và hành hạ vẫn còn thật khủng khiếp và dĩ nhiên là không thể chịu nổi. Thế nhưng, ánh sao của niềm hy vọng đã vươn lên – chiếc neo của trái tim đạt tới chính ngai của Thiên Chúa. Thay vì sự dữ hành hạ trong thân xác con người, thì ánh sáng tỏa chiếu vinh quang: khổ đau – không ngừng là khổ đau – nhưng bất chấp mọi sự đang trở nên bài tụng ca ngợi khen Chúa.
38. Mức độ đích thực của nhân bản được xác định cách cơ bản trong mối tương quan với đau khổ và người đau khổ. Điều đó có giá trị cả đối với cá nhân lẫn xã hội. Một xã hội không thể đón nhận các thành viên đau khổ và không thể giúp chia sẻ đau khổ của họ và mang lấy nó vào trong tâm hồn qua thái độ “đồng cảm” là một xã hội tàn bạo và vô nhân đạo. Tuy nhiên xã hội không thể đón nhận các thành viên đau khổ và nâng đỡ họ trong thử thách trừ phi các cá nhân có khả năng tự mình làm điều ấy; hơn nữa, cá nhân không thể đón nhận đau khổ của nhau trừ phi chính cá nhân ấy có khả năng tìm thấy ý nghĩa trong đau khổ, một con đường thanh luyện và tăng trưởng trong sự trưởng thành, một hành trình của hy vọng. Quả thế, chấp nhận “người khác” đang đau khổ, có nghĩa là tôi mang lấy đau khổ của người ấy như thể nó trở thành là của tôi. Bởi vì bây giờ nó trở thành một đau khổ được chia sớt, trong đó có sự hiện diện của một người khác, đau khổ ấy được hiểu thấu nhờ ánh sáng của tình yêu. Tiếng La-tinh con-solatio, “an ủi”, diễn tả điều ấy cách tuyệt hảo. Nó gợi lên sự hiện diện với người khác trong sự cô đơn của họ, hầu nó không còn là sự cô đơn nữa. Hơn nữa, khả năng chấp nhận đau khổ vì sự thiện, chân lý và công bình là một tiêu chuẩn cốt yếu của tính nhân văn, bởi vì nếu rốt cuộc hạnh phúc và an toàn của bản thân tôi quan trọng hơn chân lý và công bình, thì quyền lực của kẻ mạnh hơn thắng thế, và rồi bạo lực và gian dối ngự trị. Hoặc chân lý và công bình phải đứng trên sự tiện nghi và hạnh phúc thể lý, hoặc cuộc sống tôi trở thành một sự dối trá. Cuối cùng, tiếng “xin vâng” với tình yêu cũng là nguồn mạch của đau khổ, bởi vì tình yêu luôn đòi truất hữu cái “Tôi”, qua đó tôi để mình bị cắt tỉa và bị thương tích. Tình yêu không thể hiện hữu nếu không từ khước chính mình, một sự từ khước đau đớn, bằng không nó sẽ trở thành ích kỷ và vì thế không còn là tình yêu nữa.
39. Đau khổ cùng với kẻ khác và cho những kẻ khác; đau khổ vì sự thật và công lý; đau khổ vì tình yêu và để trở nên một người biết yêu thương thực sự - đó là những yếu tố căn bản của nhân loại, và loại bỏ những yếu tố này sẽ hủy diệt chính con người. Tuy nhiên, một loạt câu hỏi lại được nêu ra: chúng ta có khả năng này không? Người ta có quan trọng đến mức tôi phải đâm ra là người chịu đau khổ vì họ? Đối với tôi sự thật có đáng để đau khổ vì nó là có giá trị? Lời hứa của tình yêu có cao cả đến mức biện minh được việc cho đi chính tôi? Trong lịch sử của nhân loại, chính đức tin có công đặc biệt trong việc đưa ra từ bên trong con người một khả năng mới và sâu xa dám chấp nhận những hình thái đau khổ có tính chất quyết định đối với tính nhân bản của con người. Đức tin Kitô đã cho chúng ta thấy rằng sự thật, công lý và yêu thương không chỉ đơn thuần là những lý tưởng, nhưng là những thực tại đáng giá to lớn. Đức tin Kitô cho thấy Thiên Chúa – hiện thân của Sự Thật và Tình Yêu – đã muốn chịu đau khổ vì chúng ta và với chúng ta. Thánh Bernard thành Clairvaux đã đưa ra câu nói tuyệt vời này: Impassibilis est Deus, sed non incompassibilis29- Thiên Chúa không thể đau khổ, nhưng Ngài có thể đau khổ với. Con người đáng giá đến mức chính Thiên Chúa đã trở thành phàm nhân để đau khổ với con người trong một cách thế rất thật – trong thân xác và máu – như đã được trình bày cho chúng ta thấy trong trình thuật Thương Khó của Chúa Giêsu. Thành ra, trong mọi đau khổ nhân sinh chúng ta được liên kết với Đấng chịu và gánh lấy đau khổ đó vớichúng ta; nên con-solatio hiện diện nơi tất cả đau khổ, như lời ủi an từ lòng yêu thương lân tuất của Chúa - và vì thế ngôi sao hy vọng vươn lên. Chắc chắn trong nhiều đau khổ và thử thách đa dạng của chúng ta, chúng ta cũng luôn cần đến những hy vọng lớn nhỏ - một cuộc thăm viếng thân tình, sự chữa lành những vết thương trong ngoài, một quyết tâm thuận lợi giải quyết một cuộc khủng hoảng, và vân vân. Trong những thử thách ít nghiêm trọng, những hình thái hy vọng này cũng có thể là đủ cho chúng ta. Nhưng trong những thử thách thực sự cam go, khi tôi phải đưa ra một quyết định chung cuộc để đặt sự thật trước phúc lợi, sự nghiệp và của cải của chính mình, tôi cần đến sự xác tín của niềm hy vọng thực sự và to lớn mà chúng ta đã đề cập nơi đây. Về điểm này, chúng ta cần đến những chứng nhân - những vị tử đạo - những người đã cho đi chính mình toàn bộ, để ngày qua ngày chỉ ra cho chúng ta thấy đâu là chính lộ. Chúng ta cần đến họ nếu chúng ta ưa chuộng điều thiện hơn sự thoải mái, ngay cả trong những lựa chọn nhỏ nhặt mà chúng ta đối diện hàng ngày – khi biết rằng đó là cách để chúng ta sống đời mình cho viên mãn. Chúng ta hãy lặp lại lần nữa: khả năng chịu đau khổ vì sự thật là thước đo tính nhân bản. Nhưng khả năng chịu đựng này tùy thuộc vào hình thái và quy mô của niềm hy vọng mà chúng ta mang và ấp ủ trong lòng. Các thánh đã có thể trải qua một cuộc lữ hành trân thế cao đẹp trong cách thức mà Chúa Kitô đã thực thi trước các ngài, vì họ tràn trề niềm hy vọng lớn lao.
40. Tôi muốn thêm vào nơi đây một nhận xét ngắn gọn khác với những liên hệ trong đời sống hàng ngày. Trước đây thường có một hình thức đạo đức – có lẽ ít được thực hành ngày nay nhưng đã rất phổ biến trước đây không lâu – trong đó bao gồm ý tưởng “dâng lên” những lao nhọc nhỏ hàng ngày thường xuyên quấy nhiễu chúng ta như “những cú thọc mạnh” phiền toái, qua đó ban cho chúng một ý nghĩa. Dĩ nhiên, đã có những phóng đại và những lạm dụng không lành mạnh hình thức đạo đức này, nhưng chúng ta cần tự hỏi mình liệu tối hậu điều này có chứa đựng những gì thiết yếu và có ơn ích không. Dâng lên có nghĩa là gì? Những ai thực hành hình thức đạo đức này đều tin là họ có thể đóng góp những phiền nhiễu nhỏ này vào cuộc “đồng-thương khó” (nguyên văn “com-passion”) vĩ đại của Chúa Kitô để cách nào đó họ trở nên một phần của kho tàng trắc ẩn (nguyên văn compassion) rất cần của nhân loại. Qua đó, ngay cả những bất tiện nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày cũng có ý nghĩa và đóng góp cho nhiệm cục của sự thiện và tình yêu nhân loại. Có lẽ chúng ta nên xem lại liệu chính chúng ta có nên làm sống lại thực hành này hay không.
Cầu nguyện là trường học của hy vọng
32. Bối cảnh thiết yếu đầu tiên cho việc học hỏi hy vọng là cầu nguyện. Khi không còn ai lắng nghe tôi nữa, Chúa vẫn nghe tôi. Khi tôi không còn có thể tâm sự hay kêu cầu được với ai, tôi luôn luôn có thể thưa với Chúa. Khi không còn ai giúp tôi biết xử sự thế nào trước nhu cầu hay mong đợi vượt quá khả năng hy vọng của con người, Chúa có thể giúp tôi 25. Dù tôi bị đắm chìm ngập lụt trong cô liêu hoàn toàn...; nếu tôi cầu nguyện thì tôi không bao giờ hoàn toàn đơn côi. Đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, một người tù trong 13 năm, trong đó có 9 năm bị biệt giam, đã để lại cho chúng ta cuốn sách nhỏ quí giá: Những Lời Cầu Nguyện của Niềm Hy Vọng. Trong vòng 13 năm tù đầy, trong một tình trạng hầu như là tuyệt vọng, sự kiện là ngài có thể lắng nghe và thân thưa với Chúa đã trở nên một quyền năng hy vọng gia tăng cho ngài, khiến ngài, sau khi ra khỏi tù, đã trở nên một chứng nhân hy vọng cho dân chúng trên toàn thế giới – chứng nhân của một niềm hy vọng lớn lao không tàn lụi ngay cả trong những đêm đen của cô liêu.
33. Thánh Augustinô, trong bài giảng về lá thư thứ nhất của thánh Gioan, mô tả cách tuyệt hảo nhất về mối tương quan giữa cầu nguyện và hy vọng. Ngài định nghĩa cầu nguyện là một thao tác của lòng muốn. Con người đã được tạo dựng cho sự cao cả—cho chính Thiên Chúa; con người đã được tạo dựng để được lấp đầy bởi Thiên Chúa. Nhưng tâm hồn con người thì quá nhỏ so với sự cao cả mà nó đã được trù định trước. Nó cần được nới rộng ra. “Khi trì hoãn [ban ân huệ], Thiên Chúa củng cố lòng muốn của chúng ta; qua lòng muốn Người nới rộng linh hồn chúng ta và khi mở rộng, Người gia tăng sức chứa của nó [để đón nhận Người]”. Thánh Augustinô quy chiếu về thánh Phaolô, người đã nói mình ráng sức đạt tới những điều sẽ đến (x. Pl 3,13). Sau đó ngài đã sử dụng một hình ảnh rất đẹp để mô tả tiến trình mở rộng và chuẩn bị tâm hồn con người. “Giả dụ Thiên Chúa muốn lấp đầy tâm hồn bạn bằng mật ong [một biểu tượng về sự dịu dàng và lòng tốt của Thiên Chúa]; nhưng nếu lòng bạn đầy dấm chua, bạn đổ mật ong vào nơi nào?” Cái bình, vốn là tâm hồn chúng ta, trước tiên phải được nới rộng và sau đó rửa sạch, không còn dấm và mùi vị của nó nữa. Điều đó đòi phải làm việc cật lực và gây đau đớn, nhưng chỉ theo cách ấy thôi mà chúng ta trở nên phù hợp với điều mà chúng ta đã được trù định trước. 26 Cho dù thánh Augustinô chỉ nói trực tiếp đến khả năng của chúng ta chứa đựng Thiên Chúa, tuy vậy rõ ràng rằng qua nỗ lực loại bỏ dấm chua và mùi vị của nó, không những chúng ta nên tự do đối với Thiên Chúa, nhưng còn rộng mở với người khác nữa. Chính khi trở nên con cái của Thiên Chúa, mà chúng ta có thể ở với người Cha chung của chúng ta. Cầu nguyện không phải là đi ra khỏi lịch sử và rút lui vào góc hạnh phúc riêng của chúng ta. Khi chúng ta cầu nguyện cách đúng đắn chúng ta trải qua một tiến trình thanh luyện bên trong, nó mở lòng chúng ta ra với Thiên Chúa và theo cách đó cả với đồng loại chúng ta nữa. Trong cầu nguyện chúng ta phải biết điều chúng ta có thể xin Thiên Chúa—điều xứng đáng với Thiên Chúa. Chúng ta phải biết rằng chúng ta không thể cầu nguyện chống lại người khác. Chúng ta phải biết rằng chúng ta không thể cầu xin những điều nông cạn và những tiện nghi mà chúng ta muốn vào lúc này— vì niềm hy vọng nghèo nàn, giả tạo dẫn chúng ta xa lìa Thiên Chúa. Chúng ta phải biết thanh luyện ước muốn và khát vọng của chúng ta. Chúng ta phải biết tự giải thoát khỏi những giả dối ẩn khuất gây thất vọng cho chúng ta. Thiên Chúa thấy rõ chúng, và khi chúng ta đến trước mặt Thiên Chúa, chúng ta cũng bị bắt buộc nhận ra chúng. Vịnh gia đã cầu nguyện: “Nhưng nào ai thấy rõ lầm lỗi mình? Xin Ngài tha các tội con phạm mà chẳng hay” (Tv 19,12 [18,13]). Thất bại trong việc nhìn nhận lầm lỗi của mình, ảo tưởng về sự vô tội của mình, không làm cho tôi nên công chính và không cứu thoát tôi, bởi vì tôi đáng khiển trách vì lương tâm nặng nề và không thể nhận ra sự dữ như nó là trong con người tôi. Nếu Thiên Chúa không hiện hữu, có lẽ tôi cần tìm nơi trú ẩn trong những lọc lừa ấy, bởi vì không ai có thể tha thứ cho tôi; không ai là tiêu chuẩn đích thực. Tuy nhiên sự gặp gỡ với Thiên Chúa thức tỉnh lương tâm của tôi, vì nó không còn nhắm đến sự công chính hoá bản thân, không còn là một suy nghĩ đơn thuần của tôi và của những người đương thời đang uốn nắn suy nghĩ của tôi, nhưng nó trở thành một khả năng lắng nghe chính sự Thiện.
34. Để lời cầu nguyện phát triển được sức mạnh thanh tẩy, một đàng lời cầu nguyện ấy phải là cái gì đó rất riêng tư, là một cuộc gặp gỡ giữa thâm sâu của chính tôi với Chúa, Thiên Chúa hằng sống. Đàng khác, lời cầu ấy phải luôn được hướng dẫn và soi sáng bởi những kinh nguyện quý giá của Giáo Hội và của các thánh, và bởi lời cầu phụng vụ, trong đó Chúa dạy đi dạy lại chúng ta làm thế nào cầu nguyện cho xứng hợp. Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, trong quyển sách của ngài về luyện đàng thiêng liêng, nói với chúng ta rằng trong cuộc đời ngài, có những thời gian dài ngài đã không thể cầu nguyện được và ngài đã phải bám lấy những kinh nguyện của Giáo Hội như kinh Lậy Cha, kinh Kính Mừng và các kinh nguyện phụng vụ 27. Cầu nguyện phải luôn luôn có sự pha trộn giữa lời cầu nguyện chung và cá nhân. Đây là cách thế chúng ta có thể thân thưa với Chúa và Chúa nói với chúng ta. Trong đường lối này, chúng ta trải qua những cuộc thanh tẩy, qua đó, chúng ta mở lòng mình ra cho Chúa và sẵn sàng cho việc phục vụ đồng loại. Chúng ta trở nên có khả năng cho niềm hy vọng vĩ đại, và do đó, trở thành các thừa tác viên của niềm hy vọng cho kẻ khác. Hy vọng trong ý nghĩa Kitô giáo luôn luôn cũng là niềm hy vọng cho những người khác. Nó là niềm hy vọng tích cực, trong đó chúng ta chiến đấu hầu tránh làm cho mọi sự đừng hướng đến một “chung cuộc quái ác”. Đó cũng là niềm hy vọng tích cực theo nghĩa là chúng ta giữ cho thế giới này mở lòng ra cho Thiên Chúa. Chỉ trong đường lối ấy niềm hy vọng này mới tiếp tục là niềm hy vọng nhân bản đích thật.
II. Hành động và đau khổ như những môi trường để học biết niềm hy vọng
35. Mọi hành động nghiêm chỉnh và đúng đắn của con người đều là niềm hy vọng bằng hành động. Trước tiên điều đó có nghĩa là chúng ta nỗ lực thực hiện các niềm hy vọng của chúng ta, nhỏ bé hay lớn lao hơn: hoàn thành công việc này hoặc công việc kia vốn quan trọng trong cuộc hành trình tiến lên của chúng ta, hoặc chúng ta hành động cho một thế giới tươi đẹp và nhân bản hơn để mở rộng cửa cho tương lai. Tuy nhiên những nỗ lực hằng ngày trong việc theo đuổi đời sống chúng ta và trong việc hành động cho tương lai của thế giới làm chúng ta mệt mỏi và biến thành cuồng tín, trừ phi chúng ta được chiếu sáng bởi vẻ huy hoàng của niềm hy vọng lớn lao vốn không thể bị huỷ diệt bởi những thất bại trong những việc nhỏ cũng như trong sự sụp đổ của những vấn đề có tầm quan trọng lịch sử. Nếu chúng ta không thể hy vọng hơn điều đạt được trong một thời gian nhất định, hay hơn điều được các nhà cầm quyền chính trị và kinh tế hứa hẹn, cuộc sống của chúng ta sẽ chẳng mấy chốc không còn hy vọng. điều quan trọng là biết rằng tôi luôn có thể tiếp tục hy vọng, dù cho trong đời sống chúng ta hay giai đoạn lịch sử mà tôi sống, dường như không có điều gì để hy vọng. Chỉ với niềm xác tín lớn lao của niềm hy vọng mà đời tôi và lịch sử nói chung, dù gặp bao thất bại, mới được cầm giữ bởi sức mạnh không thể huỷ diệt của Tình yêu, và chỉ có niềm xác tín lớn lao đó mới có thể đem lại cho chúng ý nghĩa và tầm quan trọng, chỉ thứ hy vọng đó mới đem lại can đảm để hành động và kiên trì. Chắc chắn chúng ta không thể “xây dựng” Nước Thiên Chúa chỉ bằng nỗ lực của chúng ta—điều chúng ta xây dựng sẽ luôn là vương quốc của con người với tất cả những giới hạn liên quan đến bản tính con người. Nước Thiên Chúa là một quà tặng, và chính vì thế, nó thật lớn lao và đẹp đẽ, và làm nên lời đáp trả cho niềm hy vọng của chúng ta. Và chúng ta không thể —dùng lối diễn tả xưa— “đáng được” Thiên đàng qua việc làm của chúng ta. Thiên đàng còn hơn là cái gì chúng ta đáng được, cũng như việc được yêu mến không bao giờ là cái gì “đáng được”, nhưng luôn là một quà tặng. Tuy nhiên, dẫu khi chúng ta ý thức đầy đủ rằng Thiên đàng vượt quá điều chúng ta có thể xứng đáng, thì vẫn luôn đúng là cách ứng xử của chúng ta không phải là bàng quan trước mặt Thiên Chúa và vì thế không là bàng quan đối với diễn tiến lịch sử. Chúng ta có thể mở rộng chính chúng ta và thế giới, và cho phép Thiên Chúa đi vào: chúng ta có thể mở lòng cho chân lý, tình yêu và điều gì thiện hảo. Đó là điều các thánh đã làm, những người trong tư cách là “cộng sự viên của Thiên Chúa”, đã đóng góp vào việc cứu độ trần gian (x. 1 Cr 3,9; 1 Th 3,2). Chúng ta có thể giải thoát cuộc sống chúng ta và thế giới khỏi độc tố và sự lây nhiễm có thể huỷ diệt hiện tại và tương lai. Chúng ta có thể khám phá các nguồn mạch của tạo vật và giữ chúng không biến dạng, và theo cách thức ấy, chúng ta có thể sử dụng đúng đắn tạo vật, đến với chúng ta như một quà tặng, theo những đòi hỏi nội tại và mục đích tối hậu của quà tặng này. Điều đó đem lại ý nghĩa, cho dù bề ngoài chúng ta không thành đạt được gì hay dường như bất lực khi đối diện với các sức mạnh thù địch. Vì thế một mặt, hành động của chúng ta nảy sinh niềm hy vọng cho chúng ta và cho người khác; nhưng đồng thời, đó là niềm hy vọng lớn lao đặt nền tảng trên các lời hứa của Thiên Chúa vốn đem lại cho chúng ta sự can đảm và hướng dẫn hành động chúng ta trong thời thuận tiện cũng như không thuận tiện.
36. Giống như hành động, đau khổ là một phần của cuộc sống con người. Đau khổ một phần xuất phát từ những giới hạn của chúng ta, và một phần từ khối lượng tội lỗi đã tích luỹ suốt giòng lịch sử, và ngày nay vẫn đang tiếp tục lớn lên không ngừng. Chắc chắn chúng ta phải làm bất cứ điều gì trong khả năng để giảm bớt đau khổ: để hết sức tránh đau khổ cho người vô tội; để làm giảm nhẹ cơn đau đớn; để giúp vượt thắng các đau khổ tinh thần. Đó là những đòi buộc của công bình và tình yêu, và chúng được hàm chứa trong các đòi hỏi nền tảng của đời sống Kitô hữu và mọi cuộc sống nhân bản đích thực. các tiến bộ lớn lao đã được thực hiện trong cuộc chiến chống lại những đau đớn thể lý; tuy vậy những đau khổ của người vô tội và những đớn đau tinh thần lại gia tăng trong những thập niên vừa qua. Quả thế, chúng ta phải làm hết sức chúng ta để vượt thắng đau khổ, nhưng loại trừ hoàn toàn đau khổ khỏi thế giới này là việc vượt quá tầm tay chúng ta. Đơn giản là vì chúng ta không thể loại bỏ sự giới hạn của chúng ta và vì không ai trong chúng ta có khả năng loại trừ quyền lực của sự dữ, của tội lỗi, như chúng ta thấy, vốn là nguồn mạch thường hằng của đau khổ. Chỉ mình Thiên Chúa mới có thể làm điều ấy: chỉ mình một Thiên Chúa đã tự ý đi vào lịch sử khi làm người và chịu đau khổ trong lịch sử. Chúng ta biết rằng vị Thiên Chúa ấy hiện hữu, và vì thế chúng ta biết rằng quyền năng “xoá bỏ tội trần gian” (Ga 1,29) đang hiện hữu trong thế giới. Nhờ đức tin vào sự hiện diện của quyền năng ấy, hy vọng về một thế giới được chữa lành đã nổi lên trong lịch sử. Tuy nhiên, đó là hy vọng—chưa được hoàn thành; hy vọng đem lại cho chúng ta sự can đảm để đặt mình vào phía sự thiện dù sống trong những hoàn cảnh dường như vô vọng, với niềm xác tín rằng, bao lâu giòng lịch sử bên ngoài được đề cập đến, quyền lực tội lỗi vẫn tiếp tục hiện diện cách kinh hoàng.
37. Chúng ta hãy trở lại đề tài của mình. Ta có thể giới hạn đau khổ, chiến đấu chống lại nó, nhưng không thể loại trừ nó. Chính khi chúng ta cố gắng tránh khổ đau bằng cách rút lui khỏi những gì có thể gây thương tổn, khi ta không muốn phí sức hoặc tránh nỗi đau trong việc đeo đuổi sự thật, tình yêu, và điều thiện, thì lúc đó chúng ta đã để mình trôi giạt vào cuộc sống trống rỗng, nơi đó có thể hầu như không có đau đớn, nhưng cái cảm nghiệm tối tăm của vô nghĩa và bị bỏ rơi còn lớn hơn bao giờ hết. Không phải là bỏ ra ngoài hoặc trốn tránh khỏi sự khổ đau là chúng ta được chữa lành, nhưng chính là do khả năng của chúng ta chấp nhận nó, trưởng thành với nó và tìm ra ý nghĩa qua việc kết hợp với Chúa Kitô, Đấng đã chịu thương khó với tình yêu vô biên. Trong ý nghĩa này, tôi muốn trích một đoạn từ lá thư của vị tử đạo Việt Nam, Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh, († 1857) trong đó ngài diễn đạt sự biến hóa đau khổ qua quyền năng hy vọng, phát sinh từ đức tin như sau: “Tôi, Phaolô, bị gông cùm vì danh Chúa Kitô, ước mong kể lại cho các con những thử thách mà cha chịu hằng ngày, để nhờ đó các con có thể bùng lên ngọn lửa yêu mến Chúa và hợp với cha ngợi khen Chúa, vì lượng từ bi Chúa hải hà muôn đời (Tv 136 [135]). Nhà tù ở đây thực sự là hình ảnh Hỏa Ngục muôn đời: thêm vào bên cạnh những đòn tra tấn dã man gồm đủ mọi cách – gông cùm, xiềng xích, đe dọa –là thù hận, trả thù, tai ương, thô bạo tục tằn, cãi vã, hành động độc ác, chửi thề, cũng như những nỗi âu lo và than khóc. Nhưng chính Chúa là Đấng đã giải thoát 3 trẻ nhỏ khỏi lò lửa hãi hùng, đã ở với cha luôn luôn; Ngài đã giải thoát cha khỏi những khốn cùng này và làm cho chúng nên dịu ngọt, vì lòng từ bi Chúa muôn đời. Những gian truân này thường làm kinh khiếp nhiều người khác, thế nhưng với cha, nhờ ơn Chúa, cha tràn đầy niềm vui và phúc lạc, bởi vì cha không ở một mình – Đức Kitô ở với cha... Làm sao cha có thể chịu được cái cảnh mỗi ngày nhìn thấy các vua chúa, quan quyền, và những tay sai của họ phạm thượng tới thánh danh, Ôi lậy Chúa, Người là Đấng ngự ngai tòa trên các thiên thần Cherubim và Seraphim? (x. Tv 80:1 [79:2]). Chúa hãy xem đây, những kẻ ngoại đạo đã đang chà đạp Thánh Giá Chúa dưới chân! Còn đâu là vinh quang Chúa? Khi con nhìn thấy tất cả những sự này, con muốn với tất cả tình yêu cháy bỏng của con cho Chúa, ước ao tay chân con bị chia ra thành mảnh, chết làm chứng cho tình yêu Chúa. Lạy Chúa, xin hãy tỏ quyền năng Chúa, cứu con, nâng đỡ con, hầu trong sự yếu mềm của con, quyền năng Chúa sẽ được sáng soi và được vinh hiển trước mặt các dân nước... Anh em chủng sinh thân mến, khi các con nghe biết tất cả những sự việc này, các con hãy cám tạ Thiên Chúa không hết lời trong niềm vui, vì từ Chúa mọi điều tốt sẽ nảy sinh; các con hãy chúc tụng Chúa với cha, vì lòng nhân từ Chúa vô bờ bến... Cha viết ra những dòng chữ này cho các con ngõ hầu đức tin của các con và của cha được hiệp nhất. Giữa phong ba bão táp, cha bỏ neo con thuyền của cha vào ngai Thiên Chúa, chiếc neo đó là hy vọng sống động trong trái tim cha.” 28 Đây là một lá thư viết từ “Hỏa Ngục”. Nó phơi bầy trắng trợn tất cả những kinh hoàng của trại tù tập trung, nơi mà những vết thương gây ra bởi những bạo chúa trên những nạn nhân của chúng được cộng thêm với sự bùng nổ của tội ác trong chính cả những nạn nhân, đến nỗi đến lượt họ lại trở thành những khí cụ cho sự độc ác của những người hành hạ họ. Đây chính là lá thư viết từ Hỏa Ngục, nhưng nó cũng nói lên sự thật trong đoạn Thánh Vịnh như sau: “Con có lên trời, Chúa đang ngự đó, nằm dưới âm ty, vẫn gặp thấy Ngài… Con tự nhủ: ‘Ước gì bóng tối bao phủ tôi và ánh sáng quanh tôi thành đêm tối!’ Nhưng đối với Ngài, tối tăm chẳng có chi mù mịt, và đêm đen sáng tỏ như ban ngày, bóng tối và ánh sáng cũng như nhau” (Tv 139 [138]:8-12; và x. Tv 23 [22]:4). Đức Kitô đã xuống “Hỏa Ngục” và vì thế gần gũi với những ai bị ném vào trong đó, khi Ngài biến đổi sự tối tăm của họ thành ánh sáng. Sự đau khổ và hành hạ vẫn còn thật khủng khiếp và dĩ nhiên là không thể chịu nổi. Thế nhưng, ánh sao của niềm hy vọng đã vươn lên – chiếc neo của trái tim đạt tới chính ngai của Thiên Chúa. Thay vì sự dữ hành hạ trong thân xác con người, thì ánh sáng tỏa chiếu vinh quang: khổ đau – không ngừng là khổ đau – nhưng bất chấp mọi sự đang trở nên bài tụng ca ngợi khen Chúa.
38. Mức độ đích thực của nhân bản được xác định cách cơ bản trong mối tương quan với đau khổ và người đau khổ. Điều đó có giá trị cả đối với cá nhân lẫn xã hội. Một xã hội không thể đón nhận các thành viên đau khổ và không thể giúp chia sẻ đau khổ của họ và mang lấy nó vào trong tâm hồn qua thái độ “đồng cảm” là một xã hội tàn bạo và vô nhân đạo. Tuy nhiên xã hội không thể đón nhận các thành viên đau khổ và nâng đỡ họ trong thử thách trừ phi các cá nhân có khả năng tự mình làm điều ấy; hơn nữa, cá nhân không thể đón nhận đau khổ của nhau trừ phi chính cá nhân ấy có khả năng tìm thấy ý nghĩa trong đau khổ, một con đường thanh luyện và tăng trưởng trong sự trưởng thành, một hành trình của hy vọng. Quả thế, chấp nhận “người khác” đang đau khổ, có nghĩa là tôi mang lấy đau khổ của người ấy như thể nó trở thành là của tôi. Bởi vì bây giờ nó trở thành một đau khổ được chia sớt, trong đó có sự hiện diện của một người khác, đau khổ ấy được hiểu thấu nhờ ánh sáng của tình yêu. Tiếng La-tinh con-solatio, “an ủi”, diễn tả điều ấy cách tuyệt hảo. Nó gợi lên sự hiện diện với người khác trong sự cô đơn của họ, hầu nó không còn là sự cô đơn nữa. Hơn nữa, khả năng chấp nhận đau khổ vì sự thiện, chân lý và công bình là một tiêu chuẩn cốt yếu của tính nhân văn, bởi vì nếu rốt cuộc hạnh phúc và an toàn của bản thân tôi quan trọng hơn chân lý và công bình, thì quyền lực của kẻ mạnh hơn thắng thế, và rồi bạo lực và gian dối ngự trị. Hoặc chân lý và công bình phải đứng trên sự tiện nghi và hạnh phúc thể lý, hoặc cuộc sống tôi trở thành một sự dối trá. Cuối cùng, tiếng “xin vâng” với tình yêu cũng là nguồn mạch của đau khổ, bởi vì tình yêu luôn đòi truất hữu cái “Tôi”, qua đó tôi để mình bị cắt tỉa và bị thương tích. Tình yêu không thể hiện hữu nếu không từ khước chính mình, một sự từ khước đau đớn, bằng không nó sẽ trở thành ích kỷ và vì thế không còn là tình yêu nữa.
39. Đau khổ cùng với kẻ khác và cho những kẻ khác; đau khổ vì sự thật và công lý; đau khổ vì tình yêu và để trở nên một người biết yêu thương thực sự - đó là những yếu tố căn bản của nhân loại, và loại bỏ những yếu tố này sẽ hủy diệt chính con người. Tuy nhiên, một loạt câu hỏi lại được nêu ra: chúng ta có khả năng này không? Người ta có quan trọng đến mức tôi phải đâm ra là người chịu đau khổ vì họ? Đối với tôi sự thật có đáng để đau khổ vì nó là có giá trị? Lời hứa của tình yêu có cao cả đến mức biện minh được việc cho đi chính tôi? Trong lịch sử của nhân loại, chính đức tin có công đặc biệt trong việc đưa ra từ bên trong con người một khả năng mới và sâu xa dám chấp nhận những hình thái đau khổ có tính chất quyết định đối với tính nhân bản của con người. Đức tin Kitô đã cho chúng ta thấy rằng sự thật, công lý và yêu thương không chỉ đơn thuần là những lý tưởng, nhưng là những thực tại đáng giá to lớn. Đức tin Kitô cho thấy Thiên Chúa – hiện thân của Sự Thật và Tình Yêu – đã muốn chịu đau khổ vì chúng ta và với chúng ta. Thánh Bernard thành Clairvaux đã đưa ra câu nói tuyệt vời này: Impassibilis est Deus, sed non incompassibilis29- Thiên Chúa không thể đau khổ, nhưng Ngài có thể đau khổ với. Con người đáng giá đến mức chính Thiên Chúa đã trở thành phàm nhân để đau khổ với con người trong một cách thế rất thật – trong thân xác và máu – như đã được trình bày cho chúng ta thấy trong trình thuật Thương Khó của Chúa Giêsu. Thành ra, trong mọi đau khổ nhân sinh chúng ta được liên kết với Đấng chịu và gánh lấy đau khổ đó vớichúng ta; nên con-solatio hiện diện nơi tất cả đau khổ, như lời ủi an từ lòng yêu thương lân tuất của Chúa - và vì thế ngôi sao hy vọng vươn lên. Chắc chắn trong nhiều đau khổ và thử thách đa dạng của chúng ta, chúng ta cũng luôn cần đến những hy vọng lớn nhỏ - một cuộc thăm viếng thân tình, sự chữa lành những vết thương trong ngoài, một quyết tâm thuận lợi giải quyết một cuộc khủng hoảng, và vân vân. Trong những thử thách ít nghiêm trọng, những hình thái hy vọng này cũng có thể là đủ cho chúng ta. Nhưng trong những thử thách thực sự cam go, khi tôi phải đưa ra một quyết định chung cuộc để đặt sự thật trước phúc lợi, sự nghiệp và của cải của chính mình, tôi cần đến sự xác tín của niềm hy vọng thực sự và to lớn mà chúng ta đã đề cập nơi đây. Về điểm này, chúng ta cần đến những chứng nhân - những vị tử đạo - những người đã cho đi chính mình toàn bộ, để ngày qua ngày chỉ ra cho chúng ta thấy đâu là chính lộ. Chúng ta cần đến họ nếu chúng ta ưa chuộng điều thiện hơn sự thoải mái, ngay cả trong những lựa chọn nhỏ nhặt mà chúng ta đối diện hàng ngày – khi biết rằng đó là cách để chúng ta sống đời mình cho viên mãn. Chúng ta hãy lặp lại lần nữa: khả năng chịu đau khổ vì sự thật là thước đo tính nhân bản. Nhưng khả năng chịu đựng này tùy thuộc vào hình thái và quy mô của niềm hy vọng mà chúng ta mang và ấp ủ trong lòng. Các thánh đã có thể trải qua một cuộc lữ hành trân thế cao đẹp trong cách thức mà Chúa Kitô đã thực thi trước các ngài, vì họ tràn trề niềm hy vọng lớn lao.
40. Tôi muốn thêm vào nơi đây một nhận xét ngắn gọn khác với những liên hệ trong đời sống hàng ngày. Trước đây thường có một hình thức đạo đức – có lẽ ít được thực hành ngày nay nhưng đã rất phổ biến trước đây không lâu – trong đó bao gồm ý tưởng “dâng lên” những lao nhọc nhỏ hàng ngày thường xuyên quấy nhiễu chúng ta như “những cú thọc mạnh” phiền toái, qua đó ban cho chúng một ý nghĩa. Dĩ nhiên, đã có những phóng đại và những lạm dụng không lành mạnh hình thức đạo đức này, nhưng chúng ta cần tự hỏi mình liệu tối hậu điều này có chứa đựng những gì thiết yếu và có ơn ích không. Dâng lên có nghĩa là gì? Những ai thực hành hình thức đạo đức này đều tin là họ có thể đóng góp những phiền nhiễu nhỏ này vào cuộc “đồng-thương khó” (nguyên văn “com-passion”) vĩ đại của Chúa Kitô để cách nào đó họ trở nên một phần của kho tàng trắc ẩn (nguyên văn compassion) rất cần của nhân loại. Qua đó, ngay cả những bất tiện nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày cũng có ý nghĩa và đóng góp cho nhiệm cục của sự thiện và tình yêu nhân loại. Có lẽ chúng ta nên xem lại liệu chính chúng ta có nên làm sống lại thực hành này hay không.