Thông điệp «Spe salvi»: Không có Thiên Chúa, thì không bao giờ có hy vọng
Trong chúa nhật Mùa Vọng thứ nhất, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã cho công bố Thông điệp thứ hai của ngài với tựa đề «Spe salvi» (Chúng ta được cứu rỗi trong niềm hy vọng).
Trong bài giảng Kinh Chiều, Đức Thánh Cha đã đề cập đến cuộc hành trình tiến bước về hang đá, tiến bước về niềm hy vọng sung mãn, khi ngài dẫn giải ý nghĩa của bức Thông điệp mà ngài muốn gửi tới toàn thể các tín hữu. ĐTC nói: «Mùa Vọng luôn luôn là thời gian của hy vọng.» Phụng vụ mùa vọng - tức các kinh nguyện về sự chờ đợi mầu nhiệm Làm Người của Thiên Chúa - luôn luôn nhằm hiện tại hóa sự quang lâm vinh hiển của Đức Kitô. Vâng, Đức Bênêđíctô XVI đã liên kết thời gian mùa vọng với biến cố Đức Kitô sẽ trở lại trong lần sau hết. Khi chiếu sáng vào toàn diện lịch sử nhân loại bằng ánh sáng của Chúa Cứu Thế, Đấng sẽ đến, mùa vọng – thời gian chờ đợi - mời gọi con người hãy luôn biết hy vọng.
«Ánh sáng đó phát xuất từ tình yêu Thiên Chúa, và đã được mặc khải ra khi thời gian viên mãn đến. Do đó, chúng ta sẽ không bao giờ còn thiếu lý do để hy vọng, trái lại niềm hy vọng đó đã được dựa trên một biến cố vừa có tính cách lịch sử vừa vượt ra ngoài lịch sử. Biến cố đó chính là Đức Giêsu Na-da-rét.» Đây chính là ý nghĩa then chốt của bức Thông điệp mà ĐTC muốn gửi đến các tín hữu trên suốt cuộc hành trình của mùa vọng này.
Đúng vậy, Đức Bênêđíctô đã nói rằng, ngài muốn gửi đến toàn thể Giáo Hội trong ngày chúa nhất thứ nhất mùa vọng này bức Thông điệp của niềm hy vọng, để các Kitô hữu khi sửa soạn Lễ Giáng Sinh, có thể «khám phá ra được vẻ mỹ miều và ý nghĩa sâu xa của niềm hy vọng Kitô giáo». Theo Đức Thánh Cha, niềm hy vọng đó luôn được gắn liền với sự nhận biết Đức Kitô. Và mùa vọng là «thời gian thuận tiện để có thể tái khám phá ra một niềm hy vọng – không phải bằng một cách mơ hồ hay ảo tưởng, nhưng là bằng một cách rõ ràng và chắc chắn – bởi vì nó được đặt cơ sở nơi Đức Kitô, nơi viên đá tảng của sự cứu rỗi chúng ta.»
Dựa theo lời thánh Phaolô, Đức Bênêđíctô XVI đã khẳng định rằng một thế giới mà thiếu đi niềm tin vào Đức Kitô, thì không thể có hy vọng và không thể có Thiên Chúa được. Và điều đó càng hiển nhiên hơn bao giờ hết đối với thế giới hôm nay, «đối với sự vô đạo trong thời đại chúng ta.» Đức Thánh Cha đã áp dụng lời Thánh Tông đồ một cách đặc biệt vào chủ thuyết hư vô đang đe dọa nhân loại chúng ta ngày nay, một chủ thuyết «làm tiêu tan niềm hy vọng trong lòng người và làm cho con người lầm nghĩ rằng trong mình và chung quanh mình hoàn toàn chỉ có hư vô ngự trị mà thôi; hư vô trước khi sinh ra và hư vô sau khi chết!».
Nếu vắng bóng Thiên Chúa, thì niềm hy vọng cũng đương nhiên xa chạy cao bay: Không có Thiên Chúa, thì không bao giờ có hy vọng được! Đối với Đức Bênêđíctô, đây không phải là vấn đề thứ yếu, nhưng là một vấn đề trọng tâm, vấn đề tương quan giữa cuộc sống trần thế của chúng ta với «thế giới bên kia». Và «thế giới bên kia» này «không phải là một nơi mà sau khi chết chúng ta sẽ đến, trái là lại, là thực tại của Thiên Chúa, là cuộc sống viên mãn mà mỗi người đều nhắm vươn tới.» Và trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã đáp lại sự mong đợi đó của con người, khi Người ban cho họ sự hy vọng.
Nhưng Đức Thánh Cha cũng nhắc nhủ rằng con người là tạo vật duy nhất được tự do nói có hay là nói không với vĩnh cửu. Mặc dù con người đã được Thiên Chúa dựng nên, con người vẫn có quyền dập tắt niềm hy vọng trong mình, đó là khi con người loại trừ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống mình. Tuy nhiên, Thiên Chúa vẫn luôn kiên nhẫn đứng gõ vào cửa lòng con người. Người muốn «nói với nhân loại qua Giáo Hội và muốn cứu rỗi con người hôm nay, vì thế Ngườ đi đến gặp gỡ họ.»
Đối với Đức Bênêđíctô, đó chính là ý nghĩa sâu xa nhất của mùa vọng và đồng thời cũng chính là ý nghĩa mà bức Thông điệp của ngài muốn trình bày: Con người và Giáo Hội cùng đều được kêu gọi luôn luôn biết đáp trả lại những sáng kiến của Thiên Chúa. Thiên Chúa ban tặng cho nhân loại – một nhân loại vốn không dành thời giờ cho Người nữa – thời giờ và không gian mới khác, để nhân loại biết tìm quay trở về với chính mình, hầu qua đó «tái khám phá ra được ý nghĩa của hy vọng.» Tình yêu Thiên Chúa luôn luôn đến với con người trước, luôn luôn đi trước sự hy vọng của chúng ta: Thiên Chúa luôn luôn chờ đợi con người trước, chứ không phải con người chờ đợi Thiên Chúa.
Bởi vậy, Thiên Chúa là «nguồn sống, là điểm tựa và là mục đích niềm hy vọng.» Thiên Chúa Tạo Hoá đã thiết đặt trong tâm trí con người «một phản ảnh sự ước muốn của Người là cho mọi người được sống.»
Tóm lại, trong khi hướng dẫn người tín hữu trên con đường hành trình tiến về sự cứu rỗi, ĐTC Bênêđíctô muốn giúp họ tái khám phá ra niềm hy vọng và nguyên ủy của niềm hy vọng đó, bởi vì: «Niềm hy vọng đã được ghi tạc vào trong lòng con người một cách bất khả xóa bỏ, và vì chính Thiên Chúa, Cha của chúng ta, là sự sống, và chúng ta đã được dựng nên để được sống một cuộc sống vĩnh cửu và hạnh phúc.»
Trong chúa nhật Mùa Vọng thứ nhất, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã cho công bố Thông điệp thứ hai của ngài với tựa đề «Spe salvi» (Chúng ta được cứu rỗi trong niềm hy vọng).
Trong bài giảng Kinh Chiều, Đức Thánh Cha đã đề cập đến cuộc hành trình tiến bước về hang đá, tiến bước về niềm hy vọng sung mãn, khi ngài dẫn giải ý nghĩa của bức Thông điệp mà ngài muốn gửi tới toàn thể các tín hữu. ĐTC nói: «Mùa Vọng luôn luôn là thời gian của hy vọng.» Phụng vụ mùa vọng - tức các kinh nguyện về sự chờ đợi mầu nhiệm Làm Người của Thiên Chúa - luôn luôn nhằm hiện tại hóa sự quang lâm vinh hiển của Đức Kitô. Vâng, Đức Bênêđíctô XVI đã liên kết thời gian mùa vọng với biến cố Đức Kitô sẽ trở lại trong lần sau hết. Khi chiếu sáng vào toàn diện lịch sử nhân loại bằng ánh sáng của Chúa Cứu Thế, Đấng sẽ đến, mùa vọng – thời gian chờ đợi - mời gọi con người hãy luôn biết hy vọng.
«Ánh sáng đó phát xuất từ tình yêu Thiên Chúa, và đã được mặc khải ra khi thời gian viên mãn đến. Do đó, chúng ta sẽ không bao giờ còn thiếu lý do để hy vọng, trái lại niềm hy vọng đó đã được dựa trên một biến cố vừa có tính cách lịch sử vừa vượt ra ngoài lịch sử. Biến cố đó chính là Đức Giêsu Na-da-rét.» Đây chính là ý nghĩa then chốt của bức Thông điệp mà ĐTC muốn gửi đến các tín hữu trên suốt cuộc hành trình của mùa vọng này.
Đúng vậy, Đức Bênêđíctô đã nói rằng, ngài muốn gửi đến toàn thể Giáo Hội trong ngày chúa nhất thứ nhất mùa vọng này bức Thông điệp của niềm hy vọng, để các Kitô hữu khi sửa soạn Lễ Giáng Sinh, có thể «khám phá ra được vẻ mỹ miều và ý nghĩa sâu xa của niềm hy vọng Kitô giáo». Theo Đức Thánh Cha, niềm hy vọng đó luôn được gắn liền với sự nhận biết Đức Kitô. Và mùa vọng là «thời gian thuận tiện để có thể tái khám phá ra một niềm hy vọng – không phải bằng một cách mơ hồ hay ảo tưởng, nhưng là bằng một cách rõ ràng và chắc chắn – bởi vì nó được đặt cơ sở nơi Đức Kitô, nơi viên đá tảng của sự cứu rỗi chúng ta.»
Dựa theo lời thánh Phaolô, Đức Bênêđíctô XVI đã khẳng định rằng một thế giới mà thiếu đi niềm tin vào Đức Kitô, thì không thể có hy vọng và không thể có Thiên Chúa được. Và điều đó càng hiển nhiên hơn bao giờ hết đối với thế giới hôm nay, «đối với sự vô đạo trong thời đại chúng ta.» Đức Thánh Cha đã áp dụng lời Thánh Tông đồ một cách đặc biệt vào chủ thuyết hư vô đang đe dọa nhân loại chúng ta ngày nay, một chủ thuyết «làm tiêu tan niềm hy vọng trong lòng người và làm cho con người lầm nghĩ rằng trong mình và chung quanh mình hoàn toàn chỉ có hư vô ngự trị mà thôi; hư vô trước khi sinh ra và hư vô sau khi chết!».
Nếu vắng bóng Thiên Chúa, thì niềm hy vọng cũng đương nhiên xa chạy cao bay: Không có Thiên Chúa, thì không bao giờ có hy vọng được! Đối với Đức Bênêđíctô, đây không phải là vấn đề thứ yếu, nhưng là một vấn đề trọng tâm, vấn đề tương quan giữa cuộc sống trần thế của chúng ta với «thế giới bên kia». Và «thế giới bên kia» này «không phải là một nơi mà sau khi chết chúng ta sẽ đến, trái là lại, là thực tại của Thiên Chúa, là cuộc sống viên mãn mà mỗi người đều nhắm vươn tới.» Và trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã đáp lại sự mong đợi đó của con người, khi Người ban cho họ sự hy vọng.
Nhưng Đức Thánh Cha cũng nhắc nhủ rằng con người là tạo vật duy nhất được tự do nói có hay là nói không với vĩnh cửu. Mặc dù con người đã được Thiên Chúa dựng nên, con người vẫn có quyền dập tắt niềm hy vọng trong mình, đó là khi con người loại trừ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống mình. Tuy nhiên, Thiên Chúa vẫn luôn kiên nhẫn đứng gõ vào cửa lòng con người. Người muốn «nói với nhân loại qua Giáo Hội và muốn cứu rỗi con người hôm nay, vì thế Ngườ đi đến gặp gỡ họ.»
Đối với Đức Bênêđíctô, đó chính là ý nghĩa sâu xa nhất của mùa vọng và đồng thời cũng chính là ý nghĩa mà bức Thông điệp của ngài muốn trình bày: Con người và Giáo Hội cùng đều được kêu gọi luôn luôn biết đáp trả lại những sáng kiến của Thiên Chúa. Thiên Chúa ban tặng cho nhân loại – một nhân loại vốn không dành thời giờ cho Người nữa – thời giờ và không gian mới khác, để nhân loại biết tìm quay trở về với chính mình, hầu qua đó «tái khám phá ra được ý nghĩa của hy vọng.» Tình yêu Thiên Chúa luôn luôn đến với con người trước, luôn luôn đi trước sự hy vọng của chúng ta: Thiên Chúa luôn luôn chờ đợi con người trước, chứ không phải con người chờ đợi Thiên Chúa.
Bởi vậy, Thiên Chúa là «nguồn sống, là điểm tựa và là mục đích niềm hy vọng.» Thiên Chúa Tạo Hoá đã thiết đặt trong tâm trí con người «một phản ảnh sự ước muốn của Người là cho mọi người được sống.»
Tóm lại, trong khi hướng dẫn người tín hữu trên con đường hành trình tiến về sự cứu rỗi, ĐTC Bênêđíctô muốn giúp họ tái khám phá ra niềm hy vọng và nguyên ủy của niềm hy vọng đó, bởi vì: «Niềm hy vọng đã được ghi tạc vào trong lòng con người một cách bất khả xóa bỏ, và vì chính Thiên Chúa, Cha của chúng ta, là sự sống, và chúng ta đã được dựng nên để được sống một cuộc sống vĩnh cửu và hạnh phúc.»