Một cái nhìn về thông điệp «Spe Salvi» của ĐTC Biển Đức XVI
Bài này do Isabelle de Gaulmyn viết, và được đăng trên nhật báo điện tử La Croix ngày 30/11/2007.
«Spe Salvi»: «Chính trong niềm hy vọng mà chúng ta được cứu độ». Từ lời khẳng định này của Thánh Phaolô, ĐTC, trong thông điệp thứ hai của mình, cho thấy tất cả tính thời sự của niềm hy vọng Kitô giáo trong xã hội chúng ta hiện nay.
Trời không trống rỗng, và nếu Marx đã chết, thì niềm hy vọng, nó vẫn trường tồn. Đối diện với một thế giới duy vật hiện đại, và thường là vô thần, thông điệp thứ hai của ĐTC Biển Đức XVI nhắc lại những gì làm nên nền tảng của niềm tin Kitô giáo, niềm hy vọng của nó vào thế giới bên kia và những gì làm nên đặc tính của ơn cứu rỗi này. Minh họa cho điều đó, ngài đã dùng những hình ảnh chứng tá của niềm hy vọng trong những hoàn cảnh bi đát, như thánh nữ Bakhita, người nô lệ Sudan, Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh, thánh tử vì đạo Việt Nam vào thế kỷ XIX, hay một ngừoi Việt Nam khác, ĐHY Nguyễn Văn Thuận, người đã bị tù 13 năm dưới chế độ Cộng Sản.
Như thói quen của mình, ĐTC trước tiên đi tìm câu trả lời trong Thánh Kinh. Sách Công vụ các Tông Đồ và các thư thánh Phaolô cho thấy rằng, từ những năm đầu tiên của Kitô giáo, đã xuất hiện như là đặc điểm của các Kitô hữu sự kiện rằng họ có một tương lai. Phúc Âm không chỉ là « một tin mừng », nhưng còn là một sứ điệp sinh ra các sự kiện và làm thay đổi cuộc sống : « cách cửa tối tăm của thời gian, của tương lai, đã được hoàn toàn rộng mở », thông điệp cho thấy.
Từ chứng tá của thánh nữ Bakhita, ĐTC đã phân tích niềm hy vọng như là cuộc gặp gỡ với « Thiên Chúa chân thật ». Do đó, nó không hệ tại một sứ điệp xã hội hay chính trị : Chúa Kitô chết trên thánh giá đã đến mang lại cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa hằng sống, và một niềm hy vọng mạnh hơn tất cả mọi đau khổ. Một niềm hy vọng biến đổi từ bên trong. Trên nền tảng của một sự chắc chắn : « Trời không trống rỗng. Cuộc sống không là một sản phẩm đơn giản của những săn sóc và những quan hệ nhân quả của vật chất, những trong tất cả và đồng thời trên tất cả, có một ý muốn nhân vị, có một Thánh Thần mà tự mạc khải như là Tình Yêu trong Chúa Giêsu.
Niềm hy vọng không chỉ cho tương lai
Tuy nhiên, niềm hy vọng không chỉ cho tương lai, cho thế giới bên kia. ĐTC thần học gia phê bình một lối giải thích đức tin của Luther, để chứng minh sự liên hệ của đức tin với niềm hy vọng : ĐTC giải thích : đức tin không chỉ là sự mở ra của nhân vị hướng đến những sự thiện vắng mặt, nhưng nó còn mang đến điều gì đó trong tức thời, « nó kéo tương lai vào trong hiện tại ». Một niềm hy vọng như thế, kể từ hôm nay, đặt ra sự tự do đích thực, cho phép không dính bám vào những của cải trần thế hiện tại và cho phép tương đối hóa nền tảng vật chất theo thói quen của một cuộc sống.
Niềm hy vọng này phải chăng nó vẫn còn giá trí cho các Kitô hữu vào ngàn năm thứ ba ? Phần thứ hai của thông điệp cho thấy tính thời sự của đức tin đối diện với những trào lưu tư tưởng hiện đại đã tấn công những nền tảng của niềm hy vọng. Ở đây, ĐTC đặt mình trong bối cảnh rất Âu Châu, được đánh dấu bởi triết thuyết Ánh Sáng và phê bình marxit. Một chủ thuết Marxit mà ĐTC đã luôn xem xét cách nhiêm chỉnh và biết sâu xa, và ngài ca ngợi nó-thật kinh ngạc trong một thông điệp- ca ngợi « khả năng phân tích sâu xa » của Karl Marx.
Nhưng trên nền tảng, sai lầm to lớn của chủ thuyết Marxit và những hóa thân của nó là chủ nghĩa duy vật : con người không chỉ là sản phẩm của những điều kiện kinh tế, và không thể chữa lành nó chỉ từ bên ngoài. Chắc chắn Kitô giáo không chối bỏ sự tiến bộ, nhưng Kitô giáo từ chối biền nó thành một tôn giáo mới. ĐHY Cottier, nguyên thần học gia của Tòa Thánh, đã nhận xét vào hôm thứ Sáu rằng ĐTC trở về với « một trong những chủ đề yêu thích của ngài về mối liên hệ giữa đức tin và lý trí, nghĩa là lý trí chỉ trở nền nhân bản đích thực, nếu nó có khả năng nhìn ra bên kia của chính nó ».
Đặc tính cộng đồng của niềm hy vọng
Bộ mặt đích thực của niềm hy vọng Kitô giáo sẽ không bao giờ được bảo đảm duy nhất bởi sự cải thiện các cơ cấu của xã hội. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng niềm hy vọng này là cá nhân chủ nghĩa. Rất nhiều lần, thông điệp đã nhấn mạnh đến đặc tính cộng đồng của niềm hy vọng Kitô giáo : « Sự kiện hiệp thông với Chúa Giêsu ngụ ý với chúng ta trong hữu thể « vì mọi người » của Ngài, Ngài biến nó thành cách thế hiện hữu của chúng ta. Niềm hy vọng và ơn cứu độ không phải là những dữ kiện cách đơn lẻ ». Và ĐTC thêm vào : « sự tham dự vào công lý và sự tốt lành của Thiên Chúa đối với tha nhân phát xuất từ tình yêu đối với Thiên Chúa. »
Trong phần cuối cùng, với cung giọng tu đức, ĐTC Biển Đức XVI đã đề nghị nhiều nơi hay môi trường hy vọng. Lời cầu nguyện. Đau khổ với tất cả những vấn đề của sự dữ, bênh tật và tất cả những gì « phát xuất từ sự giới hạn của chúng ta ». Sự đau khổ, những đau đớn vẫn là kinh khủng, nhưng ĐTC trích thư của thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh viết từ trại giam của mình : « Sự dữ không hung dữ trong con người, nhưng ánh sáng chinh phục sụ đau khổ, không ngừng đau khổ, bất chấp tất cả trở nên lời ca tụng ». Những gì có giá trị đối với cài nhìn của chúng ta về đau khổ thì cũng có giá trị đối với toàn xã hội : « Một xã hội không đạt tới chấp nhận những sự đau khổ… là một xã hội tàn bạo và phi nhân. »
Nơi hy vọng tối hậu : phán xét sau cùng. Cho dầu nó không rõ ràng, đoạn văn này có thể dùng như phương thuốc trị trước biết bao nhiêu luận đề của thuyết nghìn năm đang hiện hành, ngay cả trong Kitô giáo. Ở đây, ĐTC cho thấy hính ảnh về cuộc Phán xét sau cùng « không phải là một hình ảnh khủng khiếp, nhưng là một hình ảnh hy vọng ». Và một hình ảnh « kêu gọi đến trách nhiệm ». Với lời giải thích sau đây về Luyện ngục : « Để tự cứu mình, chính mình cần phải băng qua ngọn lửa để dứt khoát trở nên có khả năng về Thiên Chúa và để có thể có chỗ ở bàn tiệc vĩnh cửu ».
Không bao giờ kiên quyết cũng không vì thù hận
Do đó, vào lúc phán xét sau cùng, « chúng ta cảm nghiệm và chúng ta đón nhận sự thống trị của tình yêu Thiên Chúa này trên tất cả sự dữ trên thế giới và trong chúng ta » bằng một hình thức « lửa cháy biến đổi ». Cũng ở đó, không ai được cứu rỗi một mình…
Trong phần này giống như ở trên, cung giọng của thông điệp « Spe Salvi » không bao giờ kiên quyết hay vì thù hận. Đơn giản ĐTC muốn đối thoại với thế giới hiện đại này, đang chất vấn ngài như là nhà trí thức và là nhà thần học. Bởi vì trong một sự đối thoại như thế « mà các Kitô hữu phải học biết theo cách mới mẻ là niềm hy vọng hệ tại đích thực ở điều gì, những gì họ phải trao ban cho thế giới và những gì họ không thể trao ban ». Và ĐTC Biển Đức đã kêu gọi đến « một sự tự phê bình của Kitô giáo hiện đại, mà một lần nữa phải luôn luôn học biết tự hiểu chính mình từ cội rễ của riêng nó ». Chung cuộc, những gì xác định chính xác chủ định của thông điệp.
Isabelle de Gaulmyn
Tiến Nhân chuyển ngữ
Bài này do Isabelle de Gaulmyn viết, và được đăng trên nhật báo điện tử La Croix ngày 30/11/2007.
«Spe Salvi»: «Chính trong niềm hy vọng mà chúng ta được cứu độ». Từ lời khẳng định này của Thánh Phaolô, ĐTC, trong thông điệp thứ hai của mình, cho thấy tất cả tính thời sự của niềm hy vọng Kitô giáo trong xã hội chúng ta hiện nay.
Trời không trống rỗng, và nếu Marx đã chết, thì niềm hy vọng, nó vẫn trường tồn. Đối diện với một thế giới duy vật hiện đại, và thường là vô thần, thông điệp thứ hai của ĐTC Biển Đức XVI nhắc lại những gì làm nên nền tảng của niềm tin Kitô giáo, niềm hy vọng của nó vào thế giới bên kia và những gì làm nên đặc tính của ơn cứu rỗi này. Minh họa cho điều đó, ngài đã dùng những hình ảnh chứng tá của niềm hy vọng trong những hoàn cảnh bi đát, như thánh nữ Bakhita, người nô lệ Sudan, Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh, thánh tử vì đạo Việt Nam vào thế kỷ XIX, hay một ngừoi Việt Nam khác, ĐHY Nguyễn Văn Thuận, người đã bị tù 13 năm dưới chế độ Cộng Sản.
Như thói quen của mình, ĐTC trước tiên đi tìm câu trả lời trong Thánh Kinh. Sách Công vụ các Tông Đồ và các thư thánh Phaolô cho thấy rằng, từ những năm đầu tiên của Kitô giáo, đã xuất hiện như là đặc điểm của các Kitô hữu sự kiện rằng họ có một tương lai. Phúc Âm không chỉ là « một tin mừng », nhưng còn là một sứ điệp sinh ra các sự kiện và làm thay đổi cuộc sống : « cách cửa tối tăm của thời gian, của tương lai, đã được hoàn toàn rộng mở », thông điệp cho thấy.
Từ chứng tá của thánh nữ Bakhita, ĐTC đã phân tích niềm hy vọng như là cuộc gặp gỡ với « Thiên Chúa chân thật ». Do đó, nó không hệ tại một sứ điệp xã hội hay chính trị : Chúa Kitô chết trên thánh giá đã đến mang lại cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa hằng sống, và một niềm hy vọng mạnh hơn tất cả mọi đau khổ. Một niềm hy vọng biến đổi từ bên trong. Trên nền tảng của một sự chắc chắn : « Trời không trống rỗng. Cuộc sống không là một sản phẩm đơn giản của những săn sóc và những quan hệ nhân quả của vật chất, những trong tất cả và đồng thời trên tất cả, có một ý muốn nhân vị, có một Thánh Thần mà tự mạc khải như là Tình Yêu trong Chúa Giêsu.
Niềm hy vọng không chỉ cho tương lai
Tuy nhiên, niềm hy vọng không chỉ cho tương lai, cho thế giới bên kia. ĐTC thần học gia phê bình một lối giải thích đức tin của Luther, để chứng minh sự liên hệ của đức tin với niềm hy vọng : ĐTC giải thích : đức tin không chỉ là sự mở ra của nhân vị hướng đến những sự thiện vắng mặt, nhưng nó còn mang đến điều gì đó trong tức thời, « nó kéo tương lai vào trong hiện tại ». Một niềm hy vọng như thế, kể từ hôm nay, đặt ra sự tự do đích thực, cho phép không dính bám vào những của cải trần thế hiện tại và cho phép tương đối hóa nền tảng vật chất theo thói quen của một cuộc sống.
Niềm hy vọng này phải chăng nó vẫn còn giá trí cho các Kitô hữu vào ngàn năm thứ ba ? Phần thứ hai của thông điệp cho thấy tính thời sự của đức tin đối diện với những trào lưu tư tưởng hiện đại đã tấn công những nền tảng của niềm hy vọng. Ở đây, ĐTC đặt mình trong bối cảnh rất Âu Châu, được đánh dấu bởi triết thuyết Ánh Sáng và phê bình marxit. Một chủ thuết Marxit mà ĐTC đã luôn xem xét cách nhiêm chỉnh và biết sâu xa, và ngài ca ngợi nó-thật kinh ngạc trong một thông điệp- ca ngợi « khả năng phân tích sâu xa » của Karl Marx.
Nhưng trên nền tảng, sai lầm to lớn của chủ thuyết Marxit và những hóa thân của nó là chủ nghĩa duy vật : con người không chỉ là sản phẩm của những điều kiện kinh tế, và không thể chữa lành nó chỉ từ bên ngoài. Chắc chắn Kitô giáo không chối bỏ sự tiến bộ, nhưng Kitô giáo từ chối biền nó thành một tôn giáo mới. ĐHY Cottier, nguyên thần học gia của Tòa Thánh, đã nhận xét vào hôm thứ Sáu rằng ĐTC trở về với « một trong những chủ đề yêu thích của ngài về mối liên hệ giữa đức tin và lý trí, nghĩa là lý trí chỉ trở nền nhân bản đích thực, nếu nó có khả năng nhìn ra bên kia của chính nó ».
Đặc tính cộng đồng của niềm hy vọng
Bộ mặt đích thực của niềm hy vọng Kitô giáo sẽ không bao giờ được bảo đảm duy nhất bởi sự cải thiện các cơ cấu của xã hội. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng niềm hy vọng này là cá nhân chủ nghĩa. Rất nhiều lần, thông điệp đã nhấn mạnh đến đặc tính cộng đồng của niềm hy vọng Kitô giáo : « Sự kiện hiệp thông với Chúa Giêsu ngụ ý với chúng ta trong hữu thể « vì mọi người » của Ngài, Ngài biến nó thành cách thế hiện hữu của chúng ta. Niềm hy vọng và ơn cứu độ không phải là những dữ kiện cách đơn lẻ ». Và ĐTC thêm vào : « sự tham dự vào công lý và sự tốt lành của Thiên Chúa đối với tha nhân phát xuất từ tình yêu đối với Thiên Chúa. »
Trong phần cuối cùng, với cung giọng tu đức, ĐTC Biển Đức XVI đã đề nghị nhiều nơi hay môi trường hy vọng. Lời cầu nguyện. Đau khổ với tất cả những vấn đề của sự dữ, bênh tật và tất cả những gì « phát xuất từ sự giới hạn của chúng ta ». Sự đau khổ, những đau đớn vẫn là kinh khủng, nhưng ĐTC trích thư của thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh viết từ trại giam của mình : « Sự dữ không hung dữ trong con người, nhưng ánh sáng chinh phục sụ đau khổ, không ngừng đau khổ, bất chấp tất cả trở nên lời ca tụng ». Những gì có giá trị đối với cài nhìn của chúng ta về đau khổ thì cũng có giá trị đối với toàn xã hội : « Một xã hội không đạt tới chấp nhận những sự đau khổ… là một xã hội tàn bạo và phi nhân. »
Nơi hy vọng tối hậu : phán xét sau cùng. Cho dầu nó không rõ ràng, đoạn văn này có thể dùng như phương thuốc trị trước biết bao nhiêu luận đề của thuyết nghìn năm đang hiện hành, ngay cả trong Kitô giáo. Ở đây, ĐTC cho thấy hính ảnh về cuộc Phán xét sau cùng « không phải là một hình ảnh khủng khiếp, nhưng là một hình ảnh hy vọng ». Và một hình ảnh « kêu gọi đến trách nhiệm ». Với lời giải thích sau đây về Luyện ngục : « Để tự cứu mình, chính mình cần phải băng qua ngọn lửa để dứt khoát trở nên có khả năng về Thiên Chúa và để có thể có chỗ ở bàn tiệc vĩnh cửu ».
Không bao giờ kiên quyết cũng không vì thù hận
Do đó, vào lúc phán xét sau cùng, « chúng ta cảm nghiệm và chúng ta đón nhận sự thống trị của tình yêu Thiên Chúa này trên tất cả sự dữ trên thế giới và trong chúng ta » bằng một hình thức « lửa cháy biến đổi ». Cũng ở đó, không ai được cứu rỗi một mình…
Trong phần này giống như ở trên, cung giọng của thông điệp « Spe Salvi » không bao giờ kiên quyết hay vì thù hận. Đơn giản ĐTC muốn đối thoại với thế giới hiện đại này, đang chất vấn ngài như là nhà trí thức và là nhà thần học. Bởi vì trong một sự đối thoại như thế « mà các Kitô hữu phải học biết theo cách mới mẻ là niềm hy vọng hệ tại đích thực ở điều gì, những gì họ phải trao ban cho thế giới và những gì họ không thể trao ban ». Và ĐTC Biển Đức đã kêu gọi đến « một sự tự phê bình của Kitô giáo hiện đại, mà một lần nữa phải luôn luôn học biết tự hiểu chính mình từ cội rễ của riêng nó ». Chung cuộc, những gì xác định chính xác chủ định của thông điệp.
Isabelle de Gaulmyn
Tiến Nhân chuyển ngữ