THÔNG ĐIỆP CỦA MÙA XUÂN, NGÀY TẾT: SPE SALVI
Vâng, Thông điệp mở dầu bằng từ ngữ “ Spe” (nhờ hy vọng) của Đức Giáo hoàng Benedicto XVI công bố ngày 30-11-2007; đọc đi, bạn sẽ biết đây chính là Thông điệp của Mùa Xuân, của Ngày Tết vì ai ai cũng hy vọng vào năm mới nên những câu chúc Xuân, chúc Tết
đầy ắp những hy vọng được Phúc Lộc Thọ trong năm mới.
Thông điệp trích dẫn lời của thánh Phaolo trong thư ngài viết cho giáo đoàn Roma mà
lúc viết ngài chưa đặt chân tới: Spe salvi facti sumus (Rm 8,24). Bài nầy xin gói trọn vào câu Latinh trên và xin dịch nôm na là: nhờ hy vọng, cậy trông, chúng ta trở thành những người được
cứu độ.
Bible de Jérusalem năm 1961 dịch là: Car notre salut est objet d’ espérence ( vì ơn cứu độ của chúng ta là đối tượng niềm hy vọng, cậy trông --( Với chú thích: Litt: c’ est en espérence que nous sommes sauvés: chính nhờ hy vọng, cậy trông, chúng ta được cứu độ ).
Bản dịch của TOB năm 1988: Car nous avons été sauvés, mais c’ est en espérance: vì
chúng ta đã được cưu độ nhưng vẫn phải hy vọng, cậy trông –( Vơi chú thích: comme l’ adoption (cf. v. 23 note) notre salut est déjà acquis, mais nous attendons encore sa pleine réalisation: giống như ơn nghĩã tử đă đạt được, ơn cứu độ chúng ta đã chiếm được rồi, nhưng chúng ta còn phải chờ đợi ơn cứu độ được thực hiện trọn vẹn )
Bản dịch tiếng Anh của “ The new American Bible” năm 1990: For in hope we were saved (vì trong hy vọng, cậy trông, chúng ta đã được cứu độ ).
Bản dịch tiếng Việt Kinh thánh Tân ước của Đức Hồng y Giuse Maria Trịnh văn Căn (không đề năm xuất bản, chỉ đề ngày tặng sách: 13-6-82 ): chúng ta hy vọng được cưu độ.
Bản dịch của linh mục Nguyễn thế Thuấn năm 1976: Vì ơn cứu thoát đã đến cho ta như
một hy vọng.
Bản dịch của linh mục An sơn Vị năm 1983: Bởi vì ta được cứu thoát rồi, nhưng lại cũng còn đang trông cậy. ( Với chú thích: chính nhờ cậy trông, bằng cách cậy trông mà ta đựợc cứu. Cũng như việc nhận làm con (x.c. 23), ơn cứu độ chúng ta đã được rồi, nhưng chúng ta đợi ngày thể hiện viên mãn).
Bản dịch của Phụng vụ giờ kinh ( Tân ưức năm 1994): Quả thế, chúng ta đa được cưú độ,
nhưng vẫn còn phải cậy trông. ( Với chú thích: câu văn dịch thoáng, Ds: vì chưng chúng ta được cứu độ nhờ hy vọng ).
Phải chăng nhờ hy vọng, nhờ đức cậy, ta mới được cứu độ ?
Câu hỏi nầy bắt ta phải đề cập tới ơn sủng ? Chúng ta nên biết ơn sủng, thí dụ ơn làm nghĩa tử, ơn cưú độ, và tất cả mọi thứ ơn sủng đều do sáng kiến của Thiên Chúả nghĩa là Thiên Chúa đi bước trước nơi ta và ta đáp lại sau. Thần học chỉ cho ta biết Thiên Chúa ban ơn tiền hoạt cho ta ( gratia antecedens) giúp các sức mạnh của đời sống tinh thần ta trước khi ý chí ta quyết định. Như vậy, Thiên Chúa hoạt động một mình trong ta mà chưa có ta đáp ứng (in nobis
sine nobis), hoàn toàn tôn trọng tự do của ta. Đến khi ta mở lòng, chấp nhận ơn Chúa, Thiên Chúa hoạt động đồng thời với ta hoạt động (in nobis nobiscum) đến nỗi hoạt động cứu độ siêu nhiên là hoạt động chung của ân sủng thần linh (gọi là ơn hiệp hoạt: gratia cooperans) và của ý
chí tự do của ta.
Ơn hy vọng, cậy trông tức là đức Cậy trong ba ơn đối thần ( Tin, Cậy, Mến ) là ơn do Thiên
Chúa ban cho ta để ta biết cậy trông vào Chúa ban cho ta khả nãng giữ đạo” như là con Chúa” ở trần gian và cậy trông được Chúa thưởng Nước Trời đời sau nghĩa là ta được cứu độ trọn vẹn
Cũng nên biết ơn cứu độ khởi sự là ơn được tha tội, được công chính hoá, rồi được đưa lên làm con Chúa Cha trong Chúa Kytô (filius in Filio) tức là làm em của Chúa Kytô, và làm đền thờ Chúa Thánh Thần và cuối cùng được đưa về trời tức là được cứu độ trọn vẹn (trọn vẹn khi được hưởng Nhan Thánh Chúa “diện đối diện trên trời”). Sống ờ trần gian, chúng ta đã được ơn cứu độ rồi nhưng chưa ở mức viên mãn ( tức là được lên trời hưởng Nhan Thanh Chúa), nên phải cậy trông, phải hy vọng. Đức Cậy, Hy vọng phải thể hiện trong ba cách sống hòa lẫn với nhau thành một: đợi chờ (attente) trong tỉnh thức, tín thác (confiance) và kiên trì (patience). Được cứu độ rồi mà còn phải hy vọng trong tỉnh thức cho tơi khi lên trời, có phần thưởng cứu độ rồi mà chưa được thấy“diện đối diện “ nên phải Hy vọng, Cậy trông. Đây là một tình trạng phải tỉnh thức, phải chiến đấu tức là phải Hy vọng, Cậy trông.
Thông điệp nói tới thảm trạng của con người khi người ta chuyển hướng niềm Hy vọng, Cậy trông vào một số suy luận của mấy triết gia không tin tưởng vào Thiên Chúa hoặc vào những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật tiến bộ đến chóng mặt, nhất là trong lãnh vực computer. trong lãnh vực mỹ thuật (người viết thêm vào). Chân lý khoa học, các nhà khoa học chân chính
phục vụ sự thật của các công trình sáng tạo, phải được chào đón, chỉ sợ những nhà lý thuyết lấy những giả thuyết của khoa học làm như chân lý để gạt bỏ Thiên Chúa. Nhà nguyên cứu khoa học nào chẳng biết “ khoa học là mồ chôn các giả thuyết ‘(chanoine Lamaitre). Lấy giả thuyết khoa học để xây dựng lý thuyết triết học của mình có thể là quyền tư tưởng của họ, vậy
ta phải tỉnh thức.
Xin kết thúc bài nầy bằng câu chuyện: Một số thanh thiếu niên nghiện bạch phiến bị nhiễm HIV/AIDs, la hét và sẵn sàng đâm kim tiêm (chích) vào người khác như một thái độ oán hận hoặc trả thù. Chính quyền phải nhờ tới giới nhà tu Công giáo. Các nữ tu tới săn sóc họ, nhỏ nhẹ nói với họ chấp nhận số phận, sống tốt để được lên trời khi từ gỉa đời nầy như các Nữ tu đang phục vụ đây. Có người thú nhận lần đầu tiên nghe nói có thế giơi hạnh phúc thật trên trời. Họ không còn thái độ la lối, hận thù nữa. Họ chấp nhận mình và chấp nhận nhau, họ đang nuôi dưỡng một niềm tin cậy trông vào mai sau.
Ba mươi Tết Mậu Tý (06-02-2008)
Vâng, Thông điệp mở dầu bằng từ ngữ “ Spe” (nhờ hy vọng) của Đức Giáo hoàng Benedicto XVI công bố ngày 30-11-2007; đọc đi, bạn sẽ biết đây chính là Thông điệp của Mùa Xuân, của Ngày Tết vì ai ai cũng hy vọng vào năm mới nên những câu chúc Xuân, chúc Tết
đầy ắp những hy vọng được Phúc Lộc Thọ trong năm mới.
Thông điệp trích dẫn lời của thánh Phaolo trong thư ngài viết cho giáo đoàn Roma mà
lúc viết ngài chưa đặt chân tới: Spe salvi facti sumus (Rm 8,24). Bài nầy xin gói trọn vào câu Latinh trên và xin dịch nôm na là: nhờ hy vọng, cậy trông, chúng ta trở thành những người được
cứu độ.
Bible de Jérusalem năm 1961 dịch là: Car notre salut est objet d’ espérence ( vì ơn cứu độ của chúng ta là đối tượng niềm hy vọng, cậy trông --( Với chú thích: Litt: c’ est en espérence que nous sommes sauvés: chính nhờ hy vọng, cậy trông, chúng ta được cứu độ ).
Bản dịch của TOB năm 1988: Car nous avons été sauvés, mais c’ est en espérance: vì
chúng ta đã được cưu độ nhưng vẫn phải hy vọng, cậy trông –( Vơi chú thích: comme l’ adoption (cf. v. 23 note) notre salut est déjà acquis, mais nous attendons encore sa pleine réalisation: giống như ơn nghĩã tử đă đạt được, ơn cứu độ chúng ta đã chiếm được rồi, nhưng chúng ta còn phải chờ đợi ơn cứu độ được thực hiện trọn vẹn )
Bản dịch tiếng Anh của “ The new American Bible” năm 1990: For in hope we were saved (vì trong hy vọng, cậy trông, chúng ta đã được cứu độ ).
Bản dịch tiếng Việt Kinh thánh Tân ước của Đức Hồng y Giuse Maria Trịnh văn Căn (không đề năm xuất bản, chỉ đề ngày tặng sách: 13-6-82 ): chúng ta hy vọng được cưu độ.
Bản dịch của linh mục Nguyễn thế Thuấn năm 1976: Vì ơn cứu thoát đã đến cho ta như
một hy vọng.
Bản dịch của linh mục An sơn Vị năm 1983: Bởi vì ta được cứu thoát rồi, nhưng lại cũng còn đang trông cậy. ( Với chú thích: chính nhờ cậy trông, bằng cách cậy trông mà ta đựợc cứu. Cũng như việc nhận làm con (x.c. 23), ơn cứu độ chúng ta đã được rồi, nhưng chúng ta đợi ngày thể hiện viên mãn).
Bản dịch của Phụng vụ giờ kinh ( Tân ưức năm 1994): Quả thế, chúng ta đa được cưú độ,
nhưng vẫn còn phải cậy trông. ( Với chú thích: câu văn dịch thoáng, Ds: vì chưng chúng ta được cứu độ nhờ hy vọng ).
Phải chăng nhờ hy vọng, nhờ đức cậy, ta mới được cứu độ ?
Câu hỏi nầy bắt ta phải đề cập tới ơn sủng ? Chúng ta nên biết ơn sủng, thí dụ ơn làm nghĩa tử, ơn cưú độ, và tất cả mọi thứ ơn sủng đều do sáng kiến của Thiên Chúả nghĩa là Thiên Chúa đi bước trước nơi ta và ta đáp lại sau. Thần học chỉ cho ta biết Thiên Chúa ban ơn tiền hoạt cho ta ( gratia antecedens) giúp các sức mạnh của đời sống tinh thần ta trước khi ý chí ta quyết định. Như vậy, Thiên Chúa hoạt động một mình trong ta mà chưa có ta đáp ứng (in nobis
sine nobis), hoàn toàn tôn trọng tự do của ta. Đến khi ta mở lòng, chấp nhận ơn Chúa, Thiên Chúa hoạt động đồng thời với ta hoạt động (in nobis nobiscum) đến nỗi hoạt động cứu độ siêu nhiên là hoạt động chung của ân sủng thần linh (gọi là ơn hiệp hoạt: gratia cooperans) và của ý
chí tự do của ta.
Ơn hy vọng, cậy trông tức là đức Cậy trong ba ơn đối thần ( Tin, Cậy, Mến ) là ơn do Thiên
Chúa ban cho ta để ta biết cậy trông vào Chúa ban cho ta khả nãng giữ đạo” như là con Chúa” ở trần gian và cậy trông được Chúa thưởng Nước Trời đời sau nghĩa là ta được cứu độ trọn vẹn
Cũng nên biết ơn cứu độ khởi sự là ơn được tha tội, được công chính hoá, rồi được đưa lên làm con Chúa Cha trong Chúa Kytô (filius in Filio) tức là làm em của Chúa Kytô, và làm đền thờ Chúa Thánh Thần và cuối cùng được đưa về trời tức là được cứu độ trọn vẹn (trọn vẹn khi được hưởng Nhan Thánh Chúa “diện đối diện trên trời”). Sống ờ trần gian, chúng ta đã được ơn cứu độ rồi nhưng chưa ở mức viên mãn ( tức là được lên trời hưởng Nhan Thanh Chúa), nên phải cậy trông, phải hy vọng. Đức Cậy, Hy vọng phải thể hiện trong ba cách sống hòa lẫn với nhau thành một: đợi chờ (attente) trong tỉnh thức, tín thác (confiance) và kiên trì (patience). Được cứu độ rồi mà còn phải hy vọng trong tỉnh thức cho tơi khi lên trời, có phần thưởng cứu độ rồi mà chưa được thấy“diện đối diện “ nên phải Hy vọng, Cậy trông. Đây là một tình trạng phải tỉnh thức, phải chiến đấu tức là phải Hy vọng, Cậy trông.
Thông điệp nói tới thảm trạng của con người khi người ta chuyển hướng niềm Hy vọng, Cậy trông vào một số suy luận của mấy triết gia không tin tưởng vào Thiên Chúa hoặc vào những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật tiến bộ đến chóng mặt, nhất là trong lãnh vực computer. trong lãnh vực mỹ thuật (người viết thêm vào). Chân lý khoa học, các nhà khoa học chân chính
phục vụ sự thật của các công trình sáng tạo, phải được chào đón, chỉ sợ những nhà lý thuyết lấy những giả thuyết của khoa học làm như chân lý để gạt bỏ Thiên Chúa. Nhà nguyên cứu khoa học nào chẳng biết “ khoa học là mồ chôn các giả thuyết ‘(chanoine Lamaitre). Lấy giả thuyết khoa học để xây dựng lý thuyết triết học của mình có thể là quyền tư tưởng của họ, vậy
ta phải tỉnh thức.
Xin kết thúc bài nầy bằng câu chuyện: Một số thanh thiếu niên nghiện bạch phiến bị nhiễm HIV/AIDs, la hét và sẵn sàng đâm kim tiêm (chích) vào người khác như một thái độ oán hận hoặc trả thù. Chính quyền phải nhờ tới giới nhà tu Công giáo. Các nữ tu tới săn sóc họ, nhỏ nhẹ nói với họ chấp nhận số phận, sống tốt để được lên trời khi từ gỉa đời nầy như các Nữ tu đang phục vụ đây. Có người thú nhận lần đầu tiên nghe nói có thế giơi hạnh phúc thật trên trời. Họ không còn thái độ la lối, hận thù nữa. Họ chấp nhận mình và chấp nhận nhau, họ đang nuôi dưỡng một niềm tin cậy trông vào mai sau.
Ba mươi Tết Mậu Tý (06-02-2008)