Hy vọng, một cuộc Gặp Gỡ với Tình Yêu
Zenit - Dưới đây là nhận định về thông điệp Spe Salvi của cha Juan Pablo Ledesma dòng Đạo Binh Chúa Kitô, khoa trưởng khoa Thần Học của Đại Học Regina Apostolorum, Rôma
Hai đôi cánh để tinh thần con người có thể vươn lên chiêm ngắm sự thật, theo lời dạy của Đức Gioan Phaolô II, là đức tin và lý trí. Sử dụng một hình ảnh của thánh Isidore thành Seville, chúng ta có thể mô tả nội dung của thông điệp thứ hai của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI ngắn gọn thế này: Hy vọng là “đôi chân” ta dùng để tiến về sự thiện tương lai. Điều ngược lại với hy vọng là thất vọng. Và ai không có đôi chân là những kẻ thất vọng.
Xuyên suốt toàn bộ thông điệp, câu hỏi nảy sinh luôn mới mẻ và luôn có tính thời sự là: Tại sao chúng ta hy vọng? Hình ảnh của con đường, của đôi chân, tổng hợp và kết tinh quan điểm toàn bộ về niềm hy vọng Kitô mà Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã đưa ra cho chúng ta, vì hy vọng và ơn cứu độ là bất khả phân ly.
Thoạt tiên, tôi kinh ngạc trước trực giác thần học của ngài cho phép ngài không gói ghém hy vọng trong một chuỗi những định nghĩa có tính cách ý niệm và cứng nhắc. Trái lại, ngài trình bày hy vọng trong sự linh hoạt của nó, trong một hình thái dễ hiểu và được cá nhân hóa, và trong một cuộc đối thoại cởi mở và mang tính thời sự với mọi người.
Có lẽ khía cạnh căn nguyên nhất trong thông điệp này là sự kiện nó trình bày hy vọng trong sự toàn vẹn của nó, với tất cả những phạm vi của nó. Đầu tiên, thông điệp đề cập đến thời gian, bao gồm quá khứ, hiện tại và tương lai trong khi hướng đến sự sống vĩnh cửu. Sau đó, thông điệp đề cập đến những ngôi trường nơi ta có thể đạt được hy vọng: trong lời cầu nguyện; trong hành động – vì mọi hành vi nghiêm chỉnh và đúng đắn của con người đều thể hiện hy vọng; trong đau khổ - và ở đây thật là phù hợp để chỉ ra cách thế qua đó đau khổ hình thành một phần cuộc sống con người và đóng góp vào sự cao cả của con người.
Thêm vào đó, Thiên Chúa được liên kết với và gần gũi với đau khổ của chúng ta. Kitô Giáo dạy rằng Thiên Chúa – sự thật và tình yêu nhập thể - tham dự và thông phần với sự đau khổ của chúng ta, vì Ngài muốn đau khổ cho chúng ta và với chúng ta. Trong khi trích dẫn thánh Bernard, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI nói: “Thiên Chúa không thể đau khổ, nhưng Người có thể đau khổ với chúng ta”.
Đức Thánh Cha cũng đề cập đến hy vọng trong mối tương quan với cuộc Chung Thẩm. Các linh hồn tràn trề hy vọng nhận được ơn cứu độ trong sự phục sinh của thân xác. Hình ảnh cuộc Chung Thẩm không phải là một hình ảnh kinh khiếp, nhưng đó là hình ảnh của hy vọng nơi Chúa Kitô, vị trạng sư của chúng ta.
Hy vọng tự phát triển nó trong hai chiều kích, giống như hai cánh tay của thập giá: Chúng không dừng lại nơi chính mình nhưng vươn ra hướng về nhau, như ơn cứu độ và tội lỗi, là những điều không phải biệt lập. Không ai sống một mình. Không ai phạm tội một mình. Không ai tự cứu rỗi chính mình.
Quan điểm của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI nổi bật trong mối quan hệ gần gũi và hỗ tương giữa các nhân đức và cuộc đời. Đức tin không phải là một khuynh hướng của một người hướng về điều sắp tới, và đang hoàn toàn vắng bóng trong hiện tại; đức tin đem lại cho ta một điều gì đó. Giữa những dòng này, độc giả có thể gợi nhớ những tư tưởng đã được giáo sư Joseph Ratzinger dạy trong cuốn “Nhập môn Kitô Giáo”: đức tin là niềm hy vọng đặt sự tín thác nơi Thiên Chúa Cha, Đấng không bao giờ có thể bị lừa cũng không bao giờ lừa dối ta.
Niềm hy vọng mà Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI mời gọi chúng ta là một niềm hy vọng cá vị, vì nó được sinh ra trong cuộc gặp gỡ cá vị với một con người, Đấng là tình yêu, sự thật, và tự do. Nói tắt một lời: là Thiên Chúa. Đó là một niềm hy vọng được tỏ ra và được chứng kiến bởi những Kitô hữu tiên khởi.
Thật là xúc động khi đọc lại thông điệp này qua lăng kính của những hy vọng giả trá: từ những ý tưởng cách mạng của Barabbas và Bar Kokhba, thuyết đầu hàng định mệnh, những cố gắng không thành công của cuộc Cách Mạng Pháp nhằm thiết lập sự thống trị của lý trí và tự do, của Châu Âu thời Khai Sáng, của thuyết tiến bộ sai lầm, cho đến những hệ quả tàn khốc gây ra bởi chủ nghĩa Mác khi quên rằng con người luôn luôn chỉ là con người.
Hy vọng, vì thế biến cải tất cả những chiều kích cá nhân, xã hội và tôn giáo. Niềm hy vọng Kitô được kêu cầu trong lời kinh dâng lên Mẹ Maria, “Ngôi Sao Biển”, Đấng chiếu soi trên chúng ta và hướng dẫn chúng ta trên đường lữ thứ trần gian; một con đường không thể nào bước đi với đôi chân của hy vọng.
Zenit - Dưới đây là nhận định về thông điệp Spe Salvi của cha Juan Pablo Ledesma dòng Đạo Binh Chúa Kitô, khoa trưởng khoa Thần Học của Đại Học Regina Apostolorum, Rôma
Hai đôi cánh để tinh thần con người có thể vươn lên chiêm ngắm sự thật, theo lời dạy của Đức Gioan Phaolô II, là đức tin và lý trí. Sử dụng một hình ảnh của thánh Isidore thành Seville, chúng ta có thể mô tả nội dung của thông điệp thứ hai của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI ngắn gọn thế này: Hy vọng là “đôi chân” ta dùng để tiến về sự thiện tương lai. Điều ngược lại với hy vọng là thất vọng. Và ai không có đôi chân là những kẻ thất vọng.
Xuyên suốt toàn bộ thông điệp, câu hỏi nảy sinh luôn mới mẻ và luôn có tính thời sự là: Tại sao chúng ta hy vọng? Hình ảnh của con đường, của đôi chân, tổng hợp và kết tinh quan điểm toàn bộ về niềm hy vọng Kitô mà Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã đưa ra cho chúng ta, vì hy vọng và ơn cứu độ là bất khả phân ly.
Thoạt tiên, tôi kinh ngạc trước trực giác thần học của ngài cho phép ngài không gói ghém hy vọng trong một chuỗi những định nghĩa có tính cách ý niệm và cứng nhắc. Trái lại, ngài trình bày hy vọng trong sự linh hoạt của nó, trong một hình thái dễ hiểu và được cá nhân hóa, và trong một cuộc đối thoại cởi mở và mang tính thời sự với mọi người.
Có lẽ khía cạnh căn nguyên nhất trong thông điệp này là sự kiện nó trình bày hy vọng trong sự toàn vẹn của nó, với tất cả những phạm vi của nó. Đầu tiên, thông điệp đề cập đến thời gian, bao gồm quá khứ, hiện tại và tương lai trong khi hướng đến sự sống vĩnh cửu. Sau đó, thông điệp đề cập đến những ngôi trường nơi ta có thể đạt được hy vọng: trong lời cầu nguyện; trong hành động – vì mọi hành vi nghiêm chỉnh và đúng đắn của con người đều thể hiện hy vọng; trong đau khổ - và ở đây thật là phù hợp để chỉ ra cách thế qua đó đau khổ hình thành một phần cuộc sống con người và đóng góp vào sự cao cả của con người.
Thêm vào đó, Thiên Chúa được liên kết với và gần gũi với đau khổ của chúng ta. Kitô Giáo dạy rằng Thiên Chúa – sự thật và tình yêu nhập thể - tham dự và thông phần với sự đau khổ của chúng ta, vì Ngài muốn đau khổ cho chúng ta và với chúng ta. Trong khi trích dẫn thánh Bernard, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI nói: “Thiên Chúa không thể đau khổ, nhưng Người có thể đau khổ với chúng ta”.
Đức Thánh Cha cũng đề cập đến hy vọng trong mối tương quan với cuộc Chung Thẩm. Các linh hồn tràn trề hy vọng nhận được ơn cứu độ trong sự phục sinh của thân xác. Hình ảnh cuộc Chung Thẩm không phải là một hình ảnh kinh khiếp, nhưng đó là hình ảnh của hy vọng nơi Chúa Kitô, vị trạng sư của chúng ta.
Hy vọng tự phát triển nó trong hai chiều kích, giống như hai cánh tay của thập giá: Chúng không dừng lại nơi chính mình nhưng vươn ra hướng về nhau, như ơn cứu độ và tội lỗi, là những điều không phải biệt lập. Không ai sống một mình. Không ai phạm tội một mình. Không ai tự cứu rỗi chính mình.
Quan điểm của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI nổi bật trong mối quan hệ gần gũi và hỗ tương giữa các nhân đức và cuộc đời. Đức tin không phải là một khuynh hướng của một người hướng về điều sắp tới, và đang hoàn toàn vắng bóng trong hiện tại; đức tin đem lại cho ta một điều gì đó. Giữa những dòng này, độc giả có thể gợi nhớ những tư tưởng đã được giáo sư Joseph Ratzinger dạy trong cuốn “Nhập môn Kitô Giáo”: đức tin là niềm hy vọng đặt sự tín thác nơi Thiên Chúa Cha, Đấng không bao giờ có thể bị lừa cũng không bao giờ lừa dối ta.
Niềm hy vọng mà Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI mời gọi chúng ta là một niềm hy vọng cá vị, vì nó được sinh ra trong cuộc gặp gỡ cá vị với một con người, Đấng là tình yêu, sự thật, và tự do. Nói tắt một lời: là Thiên Chúa. Đó là một niềm hy vọng được tỏ ra và được chứng kiến bởi những Kitô hữu tiên khởi.
Thật là xúc động khi đọc lại thông điệp này qua lăng kính của những hy vọng giả trá: từ những ý tưởng cách mạng của Barabbas và Bar Kokhba, thuyết đầu hàng định mệnh, những cố gắng không thành công của cuộc Cách Mạng Pháp nhằm thiết lập sự thống trị của lý trí và tự do, của Châu Âu thời Khai Sáng, của thuyết tiến bộ sai lầm, cho đến những hệ quả tàn khốc gây ra bởi chủ nghĩa Mác khi quên rằng con người luôn luôn chỉ là con người.
Hy vọng, vì thế biến cải tất cả những chiều kích cá nhân, xã hội và tôn giáo. Niềm hy vọng Kitô được kêu cầu trong lời kinh dâng lên Mẹ Maria, “Ngôi Sao Biển”, Đấng chiếu soi trên chúng ta và hướng dẫn chúng ta trên đường lữ thứ trần gian; một con đường không thể nào bước đi với đôi chân của hy vọng.