Sự biến hóa của đức tin-hy vọng Kitô trong thời đại tân tiến
16. Vì đâu mà lại nảy sinh ra cái ý tưởng cho rằng thông điệp của Chúa Giêsu chỉ hạn hẹp trong chiều kích riêng tư và chỉ nhắm vào từng cá nhân đơn lẻ? Làm sao chúng ta lại đi đến diễn dịch coi “ơn cứu độ linh hồn” như là cuộc trốn chạy toàn bộ trách nhiệm, và cớ sự nào lại ra nông nỗi coi dự án Kitô Giáo như một cuộc tìm kiếm ích kỷ ơn cứu độ, trong đó khước từ ý tưởng phục vụ tha nhân. Để tìm ra một câu trả lời, chúng ta phải nhìn vào những nền tảng của thời đại tân tiến. Những nền tảng này hiện rõ cách đặc biệt trong ý tưởng của Francis Bacon. Không thể phủ nhận rằng một thời kỳ mới đã xuất hiện thông qua việc khám phá ra Châu Mỹ, và những thành tựu kỹ thuật đã làm cho sự phát triển thời kỳ mới này trở nên khả thi. Nhưng cơ sở của thời đại mới này là gì? Đó là sự tương quan mới giữa thực nghiệm và phương pháp luận cho phép con người đạt đến một diễn dịch về thiên nhiên dựa theo những định luật của nó và chung cuộc là đạt đến “sự toàn thắng của nghệ thuật trên tự nhiên” (victoria cursus artis super naturam).14 Cái mới - theo cách nhìn của Bacon – nằm nơi mối tương quan giữa khoa học và ứng dụng [bản tiếng Anh: science and praxi - bản tiếng Ý: scienza e prassi – Chú thích của người dịch: Triết gia Aristotle chia các hoạt động con người thành 3 loại căn bản theoria (tư duy lý thuyết), poiesis (sản xuất) và praxis (hành động)]. Điều này cũng dẫn đến một hệ quả thần học: mối tương quan mới giữa khoa học và ứng dụng sẽ có nghĩa là quyền năng thống trị trên tạo vật - được Chúa ban cho nhân loại và bị mất đi vì tội nguyên tội – sẽ được phục hồi. 15
17. Bất cứ ai đọc và suy tư những khẳng định này một cách kỹ càng đều nhận ra là một bước đáng kinh sợ đã xảy ra: cho đến lúc đó, việc phục hồi lại cái mà con người đã đánh mất khi bị trục xuất khỏi Vườn Địa Đàng vẫn trông cậy nơi đức tin vào Chúa Giêsu Kitô: nơi đặt để “ơn cứu độ”. Nhưng, giờ đây, ơn cứu độ này, việc phục hồi lại “Vườn Địa Đàng” đã mất, không còn cần đến đức tin nữa, nhưng sẽ nhờ vào cái liên kết mới được khám phá giữa khoa học và ứng dụng. Chẳng phải là đức tin sẽ bị thẳng thừng từ bỏ; nhưng nó bị đặt sang một lãnh vực khác – lãnh vực của những chuyện thuần tuý riêng tư và thuộc về một thế giới khác – và đồng thời đức tin trở nên một điều gì đó không ăn chung gì với thế giới này. Quan điểm máy móc này đã vạch ra con đường của thời đại mới và cũng hình thành nên cuộc khủng hoảng đức tin ngày nay, một cuộc khủng hoảng về cơ bản là cuộc khủng hoảng hy vọng Kitô Giáo. Vì thế, theo Bacon, hy vọng cũng khoác lên mình một hình thái mới. Giờ đây, nó được gọi là: niềm tin vào tiến bộ. Đối với Bacon, rõ ràng là làn sóng những khám phá và phát minh chỉ mới là khởi đầu; thông qua tác động hỗ tương giữa khoa học và ứng dụng, những khám phá hoàn toàn mới mẻ sẽ diễn ra, một thế giới hoàn toàn mới sẽ xuất hiện, đó là vương quốc loài người. 16 Bacon còn đưa ra một viễn kiến với những phát minh có thể thấy trước được – bao gồm máy bay và tầu ngầm. Khi ý thức hệ về tiến bộ tiến xa hơn nữa, niềm hân hoan phấn khích trước những bước tiến nhìn thấy được của tiềm năng nhân loại sẽ tiếp tục tăng cường một niềm tin vào tiến bộ như thế.
18. Đồng thời, có hai phạm trù ngày càng trở nên trung tâm của lý thuyết tiến bộ: đó là lý trí và tự do. Tiến bộ được gắn chủ yếu với sự thống trị ngày càng mạnh của lý trí, và lý trí này được công nhiên xem là một lực thiện và một lực cho điều thiện. Tiến bộ là vượt lên mọi hình thái của lệ thuộc – đó là một tiến trình hướng đến tự do hoàn toàn. Cũng thế, tự do được xem thuần tuý như một lời hứa, trong đó con người trở nên càng ngày càng hoàn toàn là chính mình. Trong cả hai khái niệm đó – tự do và lý trí – có một khía cạnh chính trị. Thực ra, vương quốc của lý trí được trông đợi như một tình trạng mới của nhân loại một khi nó đạt được tự do hoàn toàn. Tuy vậy, những điều kiện chính trị của một vương quốc lý trí và tự do như thế thoạt nhìn đã thấy ngay là một điều gì đó được định nghĩa bệnh hoạn. Lý trí và tự do dường như có thể tự mình, do bởi bản thiện nội tại của chúng, bảo đảm cho một cộng đồng nhân loại mới và hoàn thiện. Nhưng hai cái khái niệm then chốt là “lý trí” và “tự do” này đã được hiểu ngầm là xung khắc với những trói buộc của đức tin và của Giáo Hội, cũng như của những cơ cấu chính trị đương đại. Thành thử, cả hai khái niệm đó đều chứa đựng một tiềm năng cách mạng của một lực bùng nổ quy mô.
19. Chúng ta cần nhìn qua hai giai đoạn thiết yếu trong việc hiện thực hóa chính trị niềm hy vọng này, vì chúng có tầm quan trọng to lớn trên sự phát triển của niềm hy vọng Kitô, để rồi chúng ta có thể hiểu đúng về niềm hy vọng đó và về những lý do cho sự dai dẳng của nó. Trước hết, đó là cuộc cách mạng Pháp – một cố gắng để thiết lập luật lý trí và tự do như một thực tại chính trị. Thoạt đầu, châu Âu của thời Khai Sáng nhìn những biến cố này rất hào hứng, nhưng rồi, trong tiến trình của chúng, chúng đã khiến người ta phải suy tư một cách mới mẻ hơn về lý trí và tự do. Một minh họa tốt cho hai giai đoạn trong việc đón nhận những biến cố này tại Pháp được tìm thấy trong hai bài luận văn của Immanuel Kant trong đó ông suy tư về những gì đã xảy ra. Năm 1792, ông viết cuốn Der Sieg des guten Prinzips ber das bưse und die Grndung eines Reiches Gottes auf Erden (“Chiến thắng của Sự Thiện trên Nguyên Tắc Tàn Ác và Việc Hình Thành một Nước Trời trên Trần Gian”). Trong bản văn đó, ông viết như sau: “Việc chuyển dần niềm tin giáo hội sang sự thống trị độc quyền của niềm tin thuần tuý tôn giáo là sự quang lâm của Nước Trời”17. Ông còn nói với chúng ta rằng các cuộc cách mạng có thể gia tốc tiến trình chuyển từ niềm tin giáo hội đến niềm tin lý trí. “Nước Trời” được Chúa Giêsu công bố giờ đây được khoác cho một định nghĩa mới và một dạng thức hiện diện mới; một “kỳ vọng tức khắc” mới, có thể nói như thế; và “Nước Trời” ấy đang đến: “Nước Trời” đến khi “niềm tin giáo hội” bị đánh bại và bị đè bẹp bởi “niềm tin tôn giáo”, nghĩa là, bởi một thứ đức tin thuần lý. Năm 1795, trong cuốn Das Ende aller Dinge (“Cáo chung của tất cả mọi thứ’”) một hình ảnh khác hẳn đã xuất hiện. Giờ đây, Kant xem xét khả năng là bên cạnh kết thúc tự nhiên của mọi thứ có thể có một thứ khác không tự nhiên, với một kết cục quái lạ. Ông ta viết về điểm này như sau: “Nếu có một ngày nào đó Kitô Giáo ngừng không đáng được ưa chuộng nữa.. thì lúc đó tâm tư thịnh hành trong nhân loại sẽ là từ chối và chống lại nó; và tên Chống Chúa.. sẽ bắt đầu triều đại - dù chóng qua - của hắn ( được giả định đặt cơ sở trên sợ hãi và ích kỷ); nhưng khi đó, vì Kitô Giáo dù đã được định là tôn giáo thế giới, trong thực tế lại không được ưa chuộng như đã định, thì trên phương diện luân lý mà nói, điều này sẽ dẫn đến một sự cáo chung (quái lạ) cho tất cả mọi thứ” 18
20. Thế kỷ 19 gia tăng niềm tin nơi tiến bộ như một hình thái hy vọng nhân loại mới, và nó tiếp tục coi lý trí và tự do như những ngôi sao hướng dẫn trên nẻo đường hy vọng. Dẫu sao, sự tiến bộ nhanh chóng của phát triển kỹ thuật và hiện tượng kỹ nghệ hóa gắn liền với nó nhanh chóng đưa tới một tình trạng xã hội hoàn toàn mới: xuất hiện một tầng lớp những người thợ công nghiệp và cái gọi là “giai cấp vô sản”, những người mà các điều kiện sống thê thảm của họ đã được Friedrich Engels mô tả một cách đáng báo động vào năm 1845. Với những độc giả của ông ta, câu kết luận là rất rõ: điều này không thể tiếp tục; một sự thay đổi là cần thiết. Tuy nhiên, sự thay đổi này sẽ lật nhào toàn bộ cấu trúc của xã hội tư sản. Sau cuộc cách mạng tư sản năm 1789, giờ đã điểm cho một cuộc cách mạng mới, cách mạng vô sản: tiến bộ không thể tiếp tục với những bước nhỏ và tiệm tiến. Một sự nhảy vọt có tính chất cách mạng là điều cần thiết. Karl Marx đón lấy khát vọng của quần chúng, và áp dụng thứ ngôn ngữ kích động và khôn ngoan vào trong công tác phát động một bước tiến mới mẻ to lớn và, như ông ta nghĩ, là bước quyết định trong lịch sử hướng về ơn cứu độ - hướng về điều mà Kant mô tả là “Nước Trời”. Một khi chân lý về đời sau bị phủ nhận, thì vấn đề đặt ra là thiết lập chân lý ngay đây và ngay bây giờ. Phê phán về Thiên Đàng được chuyển thành phê phán về trần thế, chỉ trích thần học giờ đây trở thành chỉ trích chính trị. Tiến bộ hướng về điều tốt hơn, về một thế giới thực sự là tốt, không còn đến từ khoa học nữa nhưng từ chính trị - từ một thứ chính trị mang mầu sắc khoa học trong đó xem xét cấu trúc của lịch sử và xã hội và từ đó chỉ ra con đường hướng đến cách mạng, hướng đến một sự thay đổi tổng thể. Marx đã mô tả khá chính xác tình trạng trong thời ông ta, dầu là với sự lệch lạc một chiều nhất định, và với kỹ năng phân tích sắc xảo, ông ta đã nêu ra những con đường dẫn đến cách mạng – và không chỉ lý thuyết mà thôi: qua phương tiện cụ thể là Đảng Cộng Sản xuất hiện từ Cương Lĩnh Cộng Sản năm 1848, ông ta đã khởi động cuộc cách mạng này. Lời hứa hẹn, cộng thêm với sự sắc xảo trong phân tích của ông cũng như chỉ dẫn tường tận về phương tiện để tạo ra thay đổi cấp tiến này, đã và tiếp tục là một nguồn phấn khích bất tận. Cách mạng thực sự đã nổ ra trong cách thế triệt để nhất tại Nga.
21. Dù thế, cùng với thắng lợi của cách mạng, sai lầm căn bản của Marx cũng bộc lộ hiển nhiên. Ông ta chỉ ra chính xác cách thức lật đổ trật tự hiện nay, nhưng lờ đi không nói gì về cách thế tiến hành sau đó. Ông ta đơn giản giả định rằng với sự tước đoạt tài sản của giai cấp cầm quyền, với sự sụp đổ quyền lực chính trị và xã hội hoá các phương tiện sản xuất, một thành Giêrusalem mới sẽ thành hiện thực. Khi đó, cố nhiên, mọi mâu thuẫn sẽ được giải quyết, con người và thế giới cuối cùng tự mình cũng tìm ra được giải pháp. Khi đó mọi thứ sẽ tự thân vận động theo đúng đường lối, vì mọi thứ sẽ thuộc về mọi người và ai cũng mong điều tốt nhất cho nhau. Thành ra, sau khi hoàn thành cuộc cách mạng, Lênin mới nhận thức ra là những tác phẩm của ông thầy chẳng hề chỉ ra bước kế tiếp là phải làm sao. Đúng thật là Marx có đề cập đến thời kỳ chuyên chế vô sản quá độ như một điều cần thiết mà đến ngày đến giờ thì nó sẽ tự động không còn cần thiết nữa. Nhưng tất cả chúng ta đều biết quá rõ cái “thời kỳ quá độ” này, và chúng ta cũng biết là nó đã được phát triển sau đó ra sao, không thúc đẩy một thế giới hoàn thiện hơn, nhưng bỏ lại đàng sau một loạt những hủy diệt kinh hoàng. Marx lờ đi không chỉ ra cách thức làm sao tổ chức thế giới mới này - điều mà, dĩ nhiên, được cho là không cần thiết. Sự yên lặng của ông ta về vấn đề này diễn ra phù hợp với lựa chọn ban đầu. Sai lầm của ông càng sâu nặng hơn nữa. Ông ta quên rằng con người luôn là con người. Ông ta quên đi con người và quên luôn tự do của con người. Ông ta quên rằng tự do vẫn luôn luôn còn là tự do để làm điều ác. Ông ta nghĩ rằng khi nền kinh tế đã được điều chỉnh đúng, mọi sự sẽ tự nhiên ổn thoả hết. Sai lầm thật sự của ông ta là chủ nghĩa duy vật: con người thực ra không phải chỉ là thành quả của các điều kiện kinh tế, và không thể giải thoát con người chỉ từ bên ngoài bằng cách tạo ra một môi trường kinh tế thuận lợi.
22. Chúng ta lại thấy mình đối diện với câu hỏi: như vậy liệu chúng ta có thể hy vọng điều gì? Một thái độ tự phê bình của thuyết hiện đại là cần thiết trong cuộc đối thoại với Kitô Giáo và với niềm hy vọng Kitô. Trong cuộc đối thoại này, cả người Kitô hữu, trong bối cảnh kiến thức và kinh nghiệm của mình, cũng phải canh tân nhận thức là niềm hy vọng của mình thực sự chứa đựng điều gì, họ phải đem lại những gì cho thế giới và những gì họ không thể đem lại. Hòa với thái độ tự phê này của thời hiện đại cũng phải có một thái độ tự phê của Kitô Giáo hiện đại, trong đó chúng ta phải thường xuyên canh tân nhận thức về chính mình khởi đi từ cội rễ. Về đề tài này, tất cả những gì chúng ta có thể cố gắng ở đây là một vài quan sát ngắn gọn. Đầu tiên chúng ta phải tự hỏi: “tiến bộ” thực ra có nghĩa là gì; nó hứa hẹn những gì và nó không hứa hẹn những gì? Trong thế kỷ 19, niềm tin vào tiến bộ đã là đối tượng bị phê phán. Trong thế kỷ 20, Theodor W. Adorno đã đúc kết vấn đề niềm tin vào tiến bộ một cách kiệt xuất: ông nói rằng tiến bộ, nhìn cho chính xác, là tiến bộ từ cái ná tới bom nguyên tử. Đây là một khía cạnh của tiến bộ mà không được phép che đậy. Nói khác đi: tính chất mơ hồ của của tiến bộ đã trở nên hiển nhiên. Không nghi ngờ gì, tiến bộ đem đến nhiều triển vọng cho điều tốt, nhưng nó cũng mở ra những triển vọng đáng kinh sợ cho sự dữ - những triển vọng mà trước đó không hề tồn tại. Chúng ta tất cả đã chứng kiến cách thế trong đó tiến bộ, trong bàn tay sai trái, có thể trở thành và thực sự đã trở thành một tiến bộ kinh hoàng trong sự ác. Nếu tiến bộ kỹ thuật không đi kèm với tiến bộ tương ứng trong việc hình thành luân lý con người, trong sự tăng trưởng nội tâm (x Eph 3:16; 2 Cor 4:16), thì nó chẳng là tiến bộ gì cả, nhưng là một mối đe dọa cho con người và cho thế giới.
23. Đối với hai chủ đề lớn là “lý trí” và “tự do”, ở đây chúng ta chỉ có thể đề cập đến những vấn nạn gắn liền với chúng. Thật ra, lý trí là hồng ân Thiên Chúa ban cho con người, và sự chiến thắng của lý trí trên những điều không hợp lý cũng là một mục tiêu của đời sống Kitô. Nhưng khi nào thì lý trí thực sự vinh thắng? Khi nó được tách ra khỏi Thiên Chúa chăng? Khi nó trở nên mù lòa trước Thiên Chúa chăng? Có phải toàn bộ lý trí chỉ là lý trí của sức mạnh và của khả năng hành động? Nếu tiến bộ, để thực sự là tiến bộ, cần đến sự tăng trưởng luân lý về phía nhân loại, thì lý trí đứng sau sức mạnh và khả năng hành động cũng cấp thiết cần đến một sự hội nhập với khả năng phân biệt được thiện ác thông qua sự cởi mở của lý trí với những lực giải thoát của đức tin. Chỉ có như thế lý trí mới trở nên thực sự nhân bản. Nó chỉ trở nên nhân bản khi nó có thể hướng dẫn ý chí theo nẻo chính, và nó chỉ có thể làm được điều đó nếu nó biết nhìn xa hơn chính mình. Nếu không, tình trạng con người, trong bối cảnh của sự mất quân bình giữa khả năng vật chất và tình trạng mất đi sự phán đoán nơi con tim, sẽ trở nên một mối họa cho con người và cho tạo vật. Thành ra, nơi đâu tự do được đề cập đến, ở đó chúng ta phải nhớ rằng tự do con người luôn đòi hỏi một sự hội tụ các hình thái tự do khác nhau. Nhưng sự hội tụ này không thể thành công trừ phi nó được khẳng định bởi một tiêu chuẩn đo lường nội tại chung, đó chính là căn bản và mục tiêu của tự do chúng ta. Chúng ta hãy tóm lại đơn giản như thế này: con người cần đến Thiên Chúa, nếu không còn người vẫn là vô vọng. Trước những phát triển của thời đại tân tiến, câu trích dẫn từ Thánh Phaolô mà tôi đã dùng để khởi đầu (Eph 2:12), được chứng minh thật là thực tế và quá đúng. Do đó, không nghi ngờ gì, một “Nước Trời” đạt được mà không có Thiên Chúa –một vương quốc loài người mà thôi- sẽ không tránh khỏi cáo chung như “một kết thúc quái lạ” của mọi sự như đã được mô tả bởi Kant: chúng ta đã từng thấy, và chúng ta thấy đi thấy lại điều đó.
Dung mạo đích thực của niềm hy vọng Kitô Giáo
24. Chúng ta hãy hỏi lại lần nữa: chúng ta có thể hy vọng điều gì? Và chúng ta không được hy vọng điều gì? Trước hết, chúng ta cần nhìn nhận rằng những tiến bộ có tính chất lũy tiến [incremental progress – tiến bộ có tính chất tích lũy, cái sau dựa trên thành quả của cái trước – chú thích của người dịch] chỉ có thể diễn ra trong lãnh vực vật chất. Ở đây, giữa kiến thức ngày càng gia tăng của chúng ta về cấu trúc của vật chất và dưới ánh sáng của những tiến bộ mạnh mẽ hơn lúc nào, chúng ta thấy rõ hơn bao giờ sự tiến bộ liên tục hướng đến khả năng làm chủ thiên nhiên cho bằng được. Tuy nhiên, trong lãnh vực nhận thức đạo đức và đưa ra quyết định luân lý, người ta không có một khả năng tích lũy tương tự như thế vì lý do đơn giản là tự do con người luôn luôn mới và con người luôn phải đưa ra những quyết định mới mẻ. Những quyết định này không thể đơn giản là làm sẵn trước cho chúng ta bởi những người khác – nếu như vậy, chúng ta không còn tự do nữa. Tự do giả định là trong những quyết định cơ bản, mỗi người và mỗi thế hệ đều là một sự khởi đầu mới. Đương nhiên, những thế hệ mới có thể xây dựng trên kiến thức và kinh nghiệm của những người đi trước, và họ có thể kín múc kho tàng đạo lý của toàn thể nhân loại. Nhưng họ cũng có thể từ khước nó, vì nó chẳng bao giờ có thể tự mình được coi là đương nhiên như trong trường hợp của những phát minh vật chất. Kho tàng đạo lý của con người không sẵn sàng trong tay như những dụng cụ mà chúng ta dùng; nó hiện diện như một lời mời gọi đối với sự tự do và như một khả năng lựa chọn. Điều này, tuy nhiên, có nghĩa là:
a ) Tình trạng tốt đẹp của xã hội loài người, và tình trạng đạo đức của thế giới sẽ không bao giờ được bảo đảm chỉ nhờ vào các cấu trúc mà thôi, dù chúng có tốt đến đâu đi nữa. Những cấu trúc như thế không chỉ là quan trọng, nhưng còn cần thiết nữa; tuy nhiên, chúng không thể và không được loại ra ngoài lề tự do của con người. Ngay cả những cấu trúc tốt nhất cũng chỉ thực hiện được chức năng của chúng khi cộng đồng được linh hoạt bởi những xác tín có khả năng kích thích con người tán thành một cách tự do trật tự xã hội. Tự do đòi phải có xác tín; xác tín không tự mình tồn tại, nhưng phải luôn luôn dành được cách mới mẻ bởi cộng đồng.
b ) Vì con người luôn là tự do và vì tự do luôn luôn mong manh, vương quốc của thiện chí sẽ không bao giờ có thể được thiết lập một cách chung cuộc trên thế gian này. Bất cứ ai hứa hẹn một thế giới tốt hơn được bảo đảm là tồn tại muôn đời chỉ là hứa hão; người ấy đang bỏ qua không tính đến tự do của con người. Tự do thường chỉ có thể bị đánh đổi bởi nguyên cớ chính đáng. Sự tán thành tự nguyện điều tốt chẳng bao giờ tự mình tồn tại. Nếu như có những cấu trúc bảo đảm một cách không thể đảo ngược được một tình trạng được khẳng định là tốt cho thế giới, thì lúc đó tự do con người sẽ bị phủ nhận, và do đó, chúng chẳng phải là những cấu trúc tốt một chút nào.
25. Điều này nghĩa là mỗi thế hệ đều có nghĩa vụ dự phần mới mẻ trong cuộc tìm kiếm cam go cho cách thế đúng đắn để thiết lập trật tự xã hội loài người; nghĩa vụ này chẳng bao giờ có thể hoàn thành cách đơn giản. Nhưng mỗi thế hệ cũng phải đóng góp sức mình cho việc thiết lập những cấu trúc đáng thuyết phục của tự do và thiện ích, là điều có ích cho những thế hệ tiếp theo như một chỉ dẫn làm sao sử dụng đúng đắn tự do nhân loại; do đó, luôn luôn với những giới hạn của loài người, họ đưa ra một bảo đảm nào đó cho cả tương lai. Nói cách khác: những cấu trúc tốt có ích, nhưng chính chúng mà thôi thì chưa đủ. Con người không thể đơn giản là được cứu rỗi từ bên ngoài. Francis Bacon, và những ai theo trào lưu hiện đại mà ông ta thấy hứng khởi, đã phạm sai lầm khi tin rằng con người có thể được cứu rỗi bởi khoa học. Cái kỳ vọng đó đòi hỏi quá đáng nơi khoa học; hy vọng loại đó thật là hão huyền. Khoa học có thể đóng góp lớn lao cho việc xây dựng thế giới và con người nhân bản hơn. Nhưng nó cũng có thể huỷ diệt nhân loại và thế giới trừ khi nó được hướng dẫn bởi những lực lượng bên ngoài nó. Mặt khác, chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng Kitô Giáo hiện đại, khi đối diện với những thành công của khoa học trong việc xây dựng thế giới cách tiến bộ, trên một quy mô lớn, đã hạn chế sự chú ý đến các cá nhân và ơn cứu độ của họ. Khi làm thế, Kitô Giáo đã giới hạn chiều kích niềm hy vọng của mình và không nhận ra đầy đủ sự cao cả trong sứ mạng của mình – ngay cả dù cho Kitô Giáo tiếp tục đạt được những thành tựu lớn lao trong việc đào tạo và chăm sóc cho những người yếu thế và đau khổ.
26. Không phải là khoa học giải thoát con người: con người được giải thoát bởi tình yêu. Điều này đúng ngay cả đối với thế giới ngày nay. Khi một người cảm nghiệm được một tình yêu cao đẹp trong đời, đó là giây phút người ấy được “giải thoát”, là giây phút đem đến một ý nghĩa mới cho cuộc đời. Nhưng chẳng mấy chốc người ấy nhận ra rằng tình yêu được trao ban trên anh ta tự nó không giải quyết được vấn nạn đời mình. Đó chỉ là một tình yêu giữ nguyên tính mong manh của nó. Tình yêu đó có thể bị huỷ diệt bởi cái chết. Con người cần đến một tình yêu vô điều kiện. Con người cần đến một sự chắc chắn khiến anh ta nói được: “cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào,trời cao hay vực sâu hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, sẽ không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta” (Rm 8:38-39). Nếu tình yêu tuyệt đối này tồn tại, với sự chắc chắn tuyệt đối của nó, thì lúc đó – và chỉ khi đó – con người được “cứu rỗi”, dù cho chuyện gì sẽ xảy đến với người ấy trong những điều kiện cụ thể của anh ta. Điều này nói lên là: Chúa Giêsu Kitô đã “cứu rỗi” chúng ta. Qua Ngài chúng ta trở nên chắc chắn về Thiên Chúa, một vị Thiên Chúa không phải là một “căn nguyên” [bản tiếng Anh “first cause” – bản tiếng La Tinh -“primam causam” chú thích của người dịch] xa xôi của thế giới, bởi vì Con một-tự hữu của Ngài đã hóa thành phàm nhân và mọi người có thể nói về Người: “Tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi” (Gl 2:20).
27. Theo nghĩa này, đúng là những ai không biết đến Thiên Chúa, cho dù người ấy có tràn trề mọi loại hy vọng, thì tối hậu cũng chỉ là vô hy vọng, cũng không có một hy vọng cao cả nâng đỡ toàn bộ cuộc đời (x Eph 2:12). Hy vọng cao cả, thật sự vững vàng của con người ngay cả trong mọi nỗi tuyệt vọng chỉ có thể là Thiên Chúa – một vị Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta và tiếp tục yêu thương chúng ta “đến cùng”, đến khi mọi sự “đã hoàn tất” (xGa 13:1 và 19:30). Ai bị rung động bởi tình yêu sẽ bắt đầu cảm nhận được “sự sống” thực sự là gì. Người ấy bắt đầu cảm nhận ý nghĩa của lời hy vọng mà chúng ta đã gặp trong Nghi Thức Rửa Tội: ở nơi đức tin tôi trông đợi “sự sống đời đời” – sự sống thật trong đó, toàn thể và chắc chắn, trong trạng thái viên mãn nhất, thuần tuý là sự sống. Chúa Giêsu, Đấng loan báo rằng Ngài đã đến để chúng ta được sống và sống trong viên mãn, sống dồi dào(x Ga 10:10), cũng đã giải thích với chúng ta ý nghĩa của “sự sống”: “sự sống đời đời là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Giêsu Kitô” (Ga 17:3). Sự sống trong ý nghĩa đích thực của nó không phải là một điều gì chúng ta sở hữu độc quyền hay đến từ chính chúng ta: đó là một quan hệ. Và sự sống trong tổng thể của nó là một mối quan hệ với Người, Đấng là nguồn mạch của sự sống. Nếu chúng ta sống trong mối quan hệ với Ngài, Đấng không chết, Đấng chính là Sự Sống và Tình Yêu, thì chúng ta ở trong sự sống. Khi đó chúng ta “sống”.
28. Nhưng một câu hỏi lại được đưa ra: nếu thế thì không lẽ chúng ta một lần nữa lại rơi ngược vào trong nhận thức cá nhân của ơn cứu độ, vào niềm hy vọng cho chính mình mà thôi, và như thế không phải hy vọng thực sự vì nó quên đi và coi nhẹ tha nhân? Dĩ nhiên là không! Quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa được thiết lập thông qua sự hiệp thông với Chúa Giêsu - chúng ta không thể đạt được điều đó một mình hay chỉ với tài nguyên chúng ta mà thôi. Trái lại, quan hệ với Chúa Giêsu là quan hệ với Đấng đã trao ban chính mình như giá cứu chuộc cho mọi người (x 1 Tm 2:6). Tình trạng được hiệp thông với Chúa Giêsu lôi kéo chúng ta đến với tính chất “sống cho mọi người” của Ngài; nó trở lên lối sống của chúng ta. Ngài thúc giục chúng ta sống cho tha nhân, nhưng chỉ qua sự hiệp thông với Ngài chúng ta mới thực sự có thể trở nên cho tha nhân, cách toàn bộ. Về điểm này, tôi muốn trích dẫn mội vị đại Tiến Sĩ Hội Thánh người Hy Lạp là Thánh Maximô Cha Giải Tội († 662), người đầu tiên đã hô hào chúng ta đừng yêu chuộng gì khác hơn là kiến thức và tình yêu của Thiên Chúa, nhưng ngay sau đó đã đi đến những điều thực tiễn: “Ai yêu mến Chúa không thể bám chặt vào tiền của nhưng trái lại phải ban phát hào phóng nó như Thiên Chúa.. theo đúng như đòi buộc của công lý”. 19 Yêu mến Thiên Chúa dẫn đến sự dự phần trong công lý và trong sự quảng đại của Thiên Chúa đối với tha nhân. Yêu mến Thiên Chúa đòi hỏi một tự do nội tại vượt lên trên tất cả những của cải và mọi thứ vật chất: tình yêu Thiên Chúa được thể hiện ra nơi trách nhiệm của ta đối với tha nhân.20 Liên hệ tương đồng giữa tình yêu Thiên Chúa và trách nhiệm với tha nhân có thể thấy một cách đánh động trong cuộc đời của Thánh Augustinô. Sau cuộc trở lại đức tin Công Giáo, ngài đã quyết định cùng với một số bạn bè cùng chí hướng theo đuổi một cuộc đời tận hiến hoàn toàn cho Lời Chúa và cho những điều vĩnh cửu. Ý hướng của ngài là thực hành một phiên bản Kitô của cuộc đời chiêm niệm thể hiện nơi truyền thống cao thượng của triết học Hy Lạp, và coi đó như chọn “phần tốt hơn” (x Lc 10:42). Tuy nhiên, mọi sự diễn ra khác đi. Khi dự buổi cử hành phụng vụ Chúa Nhật tại thành phố cảng Hippo, ngài đã được vị Giám Mục chọn ra từ trong cộng đoàn và bắt phải nhận việc thụ phong cho sứ vụ linh mục tại thành phố đó. Nhìn lại giây phút đó, ngài viết trong cuốn Tự Thú: “Sợ hãi vì tội lỗi và gánh nặng của quá khứ thê thảm, con đã định trong lòng, và đã suy đi nghĩ lại việc lui vào nơi hoang vắng; nhưng Ngài đã cấm con và ban cho con sức mạnh qua lời này: ‘Chúa Kitô đã chết cho tất cả, để những ai đang sống không còn sống cho chính mình nữa nhưng cho Ngài Đấng vì phần rỗi của họ đã phải chết’ (x 2 Cr 6:15). 21 Chúa Kitô đã chết cho tất cả. Sống cho Ngài nghĩa là để cho mình bị lôi cuốn vào trong tính chất sống cho tha nhân của ngài.
29. Đối với Thánh Augustinô, điều này là một cuộc sống hoàn toàn mới mẻ. Có lần ngài đã mô tả cuộc sống hàng ngày của ngài như sau: “Chuyện xáo trộn phải được sửa lại, kẻ thất đảm được vui mừng, người yếu thế được nâng đỡ; những kẻ chống báng Tin Mừng được sửa sai, những kẻ thù điêu ngoa của Tin Mừng bị canh chừng; kẻ thất học được dạy dỗ, kẻ biếng nhác được lôi dậy, tranh cãi được kiểm tra; sự tự hào được đặt lại cho đúng chỗ, kẻ tuyệt vọng được nâng đỡ, những kẻ đôi co được hòa giải; người quẫn bách được tương trợ, người chịu áp bức được giải thoát, kẻ thiện tâm được ngợi khen, kẻ xấu được khoan dung; tất cả phải được yêu thương”.22 “Tin Mừng làm tôi lo lắng”23 nỗi sợ hãi lành mạnh này ngăn cản chúng ta không được sống cho chính mình mà thôi và thúc bách chúng ta truyền đạt niềm hy vọng chúng ta có chung với nhau. Giữa những khó khăn nghiêm trọng mà Đế Quốc La Mã phải đối diện – và cũng đặt ra một đe dọa nghiêm trọng cho Đế Quốc La Mã Phi Châu, mà thực sự đã đến chỗ bị diệt vong vào cuối đời Thánh Augustinô – đây là điều mà thánh nhân đã đề ra để hành động: truyền bá niềm hy vọng, một niềm hy vọng đến với ngài từ đức tin, một niềm hy vọng, hoàn toàn trái ngược với tính cả thẹn của ngài, đã cho phép ngài dự phần cả quyết và với tất cả sức lực của ngài trong công tác xây dựng thành phố. Trong cùng chương đó của cuốn Tự Thú trong đó chúng ta đã ghi nhận lý do có tính chất quyết định cho sự dấn thân của ngài “vì mọi người”, ngài nói rằng Chúa Kitô “cầu bầu cho chúng ta, nếu không tôi đã thất vọng. Sự yếu đuối của tôi quá nhiều và quá thê thảm, nhiều và thê thảm thật, nhưng phương dược của Ngài còn phong phú bội phần. Chúng con có lẽ sẽ nghĩ rằng lời Ngài xa cách với con người, và vì thế chúng con lẽ ra sẽ thất vọng về chính mình, nếu Lời đã không hóa thành nhục thể và ở giữa chúng con.”24Nhờ sức mạnh của hy vọng, Thánh Augustinô đã dâng hiến toàn bộ con người của mình cho những người bình dân và cho thành phố của ngài – từ bỏ ý hướng thiêng liêng cao thượng, ngài đã rao giảng và hành động trong một cách thế đơn giản cho những con người tầm thường.
30. Chúng ta hãy tổng kết những gì đã xuất hiện cho tới nay trong cuộc suy luận của chúng ta. Ngày qua ngày, con người cảm nhận được những hy vọng lớn nhỏ, đủ loại tùy theo những thời kỳ khác nhau của đời mình. Đôi khi một trong những hy vọng này dường như thỏa mãn hoàn toàn không cần đến những hy vọng khác. Người trẻ có thể có hy vọng về một tình yêu cao đẹp và hoàn toàn thỏa mãn; hay hy vọng đạt được một vị trí nào đó trong nghề nghiệp; hay một số những thành công có tính chất quyết định cho cuộc đời còn lại của họ. Tuy nhiên, khi những hy vọng này được viên mãn, điều trở nên rõ ràng là những hy vọng này, trong thực tế, không phải là toàn bộ. Tình hình trở nên hiển nhiên là con người cần đến một hy vọng vượt xa hơn nữa. Điều trở nên rõ ràng là chỉ có những gì vô hạn mới đầy đủ cho con người, những gì sẽ luôn luôn là nhiều hơn cái mà anh ta có thể vươn tới. Trên phương diện này, thời đương đại của chúng ta đã phát triển một hy vọng có thể tạo ra được một thế giới hoàn chỉnh mà, nhờ vào kiến thức khoa học và đường lối chính trị dựa trên khoa học, dường như là có thể đạt được. Vì thế niềm hy vọng Thánh Kinh nơi Nước Trời đã bị thay thế bởi niềm hy vọng cho vương quốc loài người, bởi hy vọng cho một thế giới tốt hơn như là một “Nước Trời” thật sự. Điều này cuối cùng xem ra là hy vọng lớn nhất và thực tế nhất mà con người cần đến. Nó có thể động viên- trong một lúc nào đó- tất cả năng lực của con người. Tuy nhiên, đã trở nên rõ ràng rằng niềm hy vọng này thường xuyên vụt bay. Trên tất cả mọi sự, điều trở nên hiển nhiên là hy vọng này là hy vọng cho một thế hệ tương lai, không phải cho tôi.
Và tuy hy vọng “cho mọi người” có thể là một phần của niềm hy vọng cao cả - vì tôi không thể hạnh phúc mà không có người khác hay hạnh phúc của tôi là điều ngược lại với họ - thì dẫu sao một niềm hy vọng không liên can gì đến tôi một cách cá vị cũng không phải là hy vọng thật. Nó trở nên rõ ràng là hy vọng này [hy vọng về vương quốc loài người – chú thích của người dịch] đối kháng với tự do, vì xã hội loài người phụ thuộc vào mỗi thế hệ trong những quyết định tự do của những ai liên quan. Nếu tự do này bị tước đoạt, như là hệ quả của những điều kiện hay cấu trúc nào đó, thì tối hậu thế giới này cũng chẳng tốt đẹp, vì một thế giới mất tự do không có cách nào là một thế giới tốt đẹp được. Do đó, trong khi chúng ta luôn phải dấn thân cải thiện thế giới, một thế giới ngày mai tốt đẹp hơn không thể là nội dung đúng đắn và đầy đủ cho niềm hy vọng của chúng ta. Và về phương diện này, một loạt câu hỏi luôn được đặt ra: khi nào thế giới “tốt” hơn? Điều nào làm cho nó tốt? Dựa trên tiêu chuẩn nào chúng ta đánh giá sự thiện hảo của nó? Đâu là những con đường dẫn “sự thiện hảo” này?
31. Chúng ta hãy lặp lại một lần nữa: chúng ta cần những hy vọng lớn nhỏ để sống ngày qua ngày. Nhưng những hy vọng này không đủ nếu thiếu một hy vọng cao cả, một thứ hy vọng phải vượt lên trên mọi thứ khác. Hy vọng cao cả này chỉ có thể là Thiên Chúa, Đấng bao gồm toàn thể thực tại và là Đấng ban phát cho chúng ta cái mà chúng ta, tự mình, không thể đạt được. Sự kiện là chúng ta có được niềm hy vọng này như một hồng ân Chúa ban cho thực sự đã là một phần của hy vọng. Thiên Chúa là nền tảng của hy vọng: không phải bất cứ thần minh nào khác, nhưng chính là Thiên Chúa Đấng có một dung mạo loài người và đã yêu thương chúng ta đến cùng, mỗi người chúng ta và nhân loại trong tổng thể của nó. Nước Ngài không phải là một hình ảnh tưởng tượng đời sau, tọa lạc đâu đó trong tương lai mà chẳng bao giờ đến; nhưng Nước Ngài hiện diện bất cứ nơi nào Ngài được yêu thương và bất cứ khi nào tình yêu của Ngài đến được với chúng ta. Chỉ tình yêu Ngài mới ban cho chúng ta khả năng nhẫn nại chịu đựng ngày qua ngày, mà không ngừng được khích lệ bởi hy vọng, trong một thế giới mà tự chính bản chất là không hoàn thiện. Tình yêu của Ngài cũng đồng thời là một bảo đảm cho chúng ta về sự hiện hữu của điều mà chúng ta chỉ có thể cảm nhận mơ hồ nhưng dù thế, trong thẳm sâu tâm hồn, chúng ta vẫn trông đợi: đó là một cuộc sống “thực sự”. Giờ đây, trong phần cuối cùng, chúng ta hãy phát triển chi tiết ý tưởng này khi chúng ta tập trung chú ý vào một vài “bối cảnh” trong đó chúng ta có thể học hỏi thực tiễn về hy vọng và hệ quả của nó.
16. Vì đâu mà lại nảy sinh ra cái ý tưởng cho rằng thông điệp của Chúa Giêsu chỉ hạn hẹp trong chiều kích riêng tư và chỉ nhắm vào từng cá nhân đơn lẻ? Làm sao chúng ta lại đi đến diễn dịch coi “ơn cứu độ linh hồn” như là cuộc trốn chạy toàn bộ trách nhiệm, và cớ sự nào lại ra nông nỗi coi dự án Kitô Giáo như một cuộc tìm kiếm ích kỷ ơn cứu độ, trong đó khước từ ý tưởng phục vụ tha nhân. Để tìm ra một câu trả lời, chúng ta phải nhìn vào những nền tảng của thời đại tân tiến. Những nền tảng này hiện rõ cách đặc biệt trong ý tưởng của Francis Bacon. Không thể phủ nhận rằng một thời kỳ mới đã xuất hiện thông qua việc khám phá ra Châu Mỹ, và những thành tựu kỹ thuật đã làm cho sự phát triển thời kỳ mới này trở nên khả thi. Nhưng cơ sở của thời đại mới này là gì? Đó là sự tương quan mới giữa thực nghiệm và phương pháp luận cho phép con người đạt đến một diễn dịch về thiên nhiên dựa theo những định luật của nó và chung cuộc là đạt đến “sự toàn thắng của nghệ thuật trên tự nhiên” (victoria cursus artis super naturam).14 Cái mới - theo cách nhìn của Bacon – nằm nơi mối tương quan giữa khoa học và ứng dụng [bản tiếng Anh: science and praxi - bản tiếng Ý: scienza e prassi – Chú thích của người dịch: Triết gia Aristotle chia các hoạt động con người thành 3 loại căn bản theoria (tư duy lý thuyết), poiesis (sản xuất) và praxis (hành động)]. Điều này cũng dẫn đến một hệ quả thần học: mối tương quan mới giữa khoa học và ứng dụng sẽ có nghĩa là quyền năng thống trị trên tạo vật - được Chúa ban cho nhân loại và bị mất đi vì tội nguyên tội – sẽ được phục hồi. 15
17. Bất cứ ai đọc và suy tư những khẳng định này một cách kỹ càng đều nhận ra là một bước đáng kinh sợ đã xảy ra: cho đến lúc đó, việc phục hồi lại cái mà con người đã đánh mất khi bị trục xuất khỏi Vườn Địa Đàng vẫn trông cậy nơi đức tin vào Chúa Giêsu Kitô: nơi đặt để “ơn cứu độ”. Nhưng, giờ đây, ơn cứu độ này, việc phục hồi lại “Vườn Địa Đàng” đã mất, không còn cần đến đức tin nữa, nhưng sẽ nhờ vào cái liên kết mới được khám phá giữa khoa học và ứng dụng. Chẳng phải là đức tin sẽ bị thẳng thừng từ bỏ; nhưng nó bị đặt sang một lãnh vực khác – lãnh vực của những chuyện thuần tuý riêng tư và thuộc về một thế giới khác – và đồng thời đức tin trở nên một điều gì đó không ăn chung gì với thế giới này. Quan điểm máy móc này đã vạch ra con đường của thời đại mới và cũng hình thành nên cuộc khủng hoảng đức tin ngày nay, một cuộc khủng hoảng về cơ bản là cuộc khủng hoảng hy vọng Kitô Giáo. Vì thế, theo Bacon, hy vọng cũng khoác lên mình một hình thái mới. Giờ đây, nó được gọi là: niềm tin vào tiến bộ. Đối với Bacon, rõ ràng là làn sóng những khám phá và phát minh chỉ mới là khởi đầu; thông qua tác động hỗ tương giữa khoa học và ứng dụng, những khám phá hoàn toàn mới mẻ sẽ diễn ra, một thế giới hoàn toàn mới sẽ xuất hiện, đó là vương quốc loài người. 16 Bacon còn đưa ra một viễn kiến với những phát minh có thể thấy trước được – bao gồm máy bay và tầu ngầm. Khi ý thức hệ về tiến bộ tiến xa hơn nữa, niềm hân hoan phấn khích trước những bước tiến nhìn thấy được của tiềm năng nhân loại sẽ tiếp tục tăng cường một niềm tin vào tiến bộ như thế.
18. Đồng thời, có hai phạm trù ngày càng trở nên trung tâm của lý thuyết tiến bộ: đó là lý trí và tự do. Tiến bộ được gắn chủ yếu với sự thống trị ngày càng mạnh của lý trí, và lý trí này được công nhiên xem là một lực thiện và một lực cho điều thiện. Tiến bộ là vượt lên mọi hình thái của lệ thuộc – đó là một tiến trình hướng đến tự do hoàn toàn. Cũng thế, tự do được xem thuần tuý như một lời hứa, trong đó con người trở nên càng ngày càng hoàn toàn là chính mình. Trong cả hai khái niệm đó – tự do và lý trí – có một khía cạnh chính trị. Thực ra, vương quốc của lý trí được trông đợi như một tình trạng mới của nhân loại một khi nó đạt được tự do hoàn toàn. Tuy vậy, những điều kiện chính trị của một vương quốc lý trí và tự do như thế thoạt nhìn đã thấy ngay là một điều gì đó được định nghĩa bệnh hoạn. Lý trí và tự do dường như có thể tự mình, do bởi bản thiện nội tại của chúng, bảo đảm cho một cộng đồng nhân loại mới và hoàn thiện. Nhưng hai cái khái niệm then chốt là “lý trí” và “tự do” này đã được hiểu ngầm là xung khắc với những trói buộc của đức tin và của Giáo Hội, cũng như của những cơ cấu chính trị đương đại. Thành thử, cả hai khái niệm đó đều chứa đựng một tiềm năng cách mạng của một lực bùng nổ quy mô.
19. Chúng ta cần nhìn qua hai giai đoạn thiết yếu trong việc hiện thực hóa chính trị niềm hy vọng này, vì chúng có tầm quan trọng to lớn trên sự phát triển của niềm hy vọng Kitô, để rồi chúng ta có thể hiểu đúng về niềm hy vọng đó và về những lý do cho sự dai dẳng của nó. Trước hết, đó là cuộc cách mạng Pháp – một cố gắng để thiết lập luật lý trí và tự do như một thực tại chính trị. Thoạt đầu, châu Âu của thời Khai Sáng nhìn những biến cố này rất hào hứng, nhưng rồi, trong tiến trình của chúng, chúng đã khiến người ta phải suy tư một cách mới mẻ hơn về lý trí và tự do. Một minh họa tốt cho hai giai đoạn trong việc đón nhận những biến cố này tại Pháp được tìm thấy trong hai bài luận văn của Immanuel Kant trong đó ông suy tư về những gì đã xảy ra. Năm 1792, ông viết cuốn Der Sieg des guten Prinzips ber das bưse und die Grndung eines Reiches Gottes auf Erden (“Chiến thắng của Sự Thiện trên Nguyên Tắc Tàn Ác và Việc Hình Thành một Nước Trời trên Trần Gian”). Trong bản văn đó, ông viết như sau: “Việc chuyển dần niềm tin giáo hội sang sự thống trị độc quyền của niềm tin thuần tuý tôn giáo là sự quang lâm của Nước Trời”17. Ông còn nói với chúng ta rằng các cuộc cách mạng có thể gia tốc tiến trình chuyển từ niềm tin giáo hội đến niềm tin lý trí. “Nước Trời” được Chúa Giêsu công bố giờ đây được khoác cho một định nghĩa mới và một dạng thức hiện diện mới; một “kỳ vọng tức khắc” mới, có thể nói như thế; và “Nước Trời” ấy đang đến: “Nước Trời” đến khi “niềm tin giáo hội” bị đánh bại và bị đè bẹp bởi “niềm tin tôn giáo”, nghĩa là, bởi một thứ đức tin thuần lý. Năm 1795, trong cuốn Das Ende aller Dinge (“Cáo chung của tất cả mọi thứ’”) một hình ảnh khác hẳn đã xuất hiện. Giờ đây, Kant xem xét khả năng là bên cạnh kết thúc tự nhiên của mọi thứ có thể có một thứ khác không tự nhiên, với một kết cục quái lạ. Ông ta viết về điểm này như sau: “Nếu có một ngày nào đó Kitô Giáo ngừng không đáng được ưa chuộng nữa.. thì lúc đó tâm tư thịnh hành trong nhân loại sẽ là từ chối và chống lại nó; và tên Chống Chúa.. sẽ bắt đầu triều đại - dù chóng qua - của hắn ( được giả định đặt cơ sở trên sợ hãi và ích kỷ); nhưng khi đó, vì Kitô Giáo dù đã được định là tôn giáo thế giới, trong thực tế lại không được ưa chuộng như đã định, thì trên phương diện luân lý mà nói, điều này sẽ dẫn đến một sự cáo chung (quái lạ) cho tất cả mọi thứ” 18
20. Thế kỷ 19 gia tăng niềm tin nơi tiến bộ như một hình thái hy vọng nhân loại mới, và nó tiếp tục coi lý trí và tự do như những ngôi sao hướng dẫn trên nẻo đường hy vọng. Dẫu sao, sự tiến bộ nhanh chóng của phát triển kỹ thuật và hiện tượng kỹ nghệ hóa gắn liền với nó nhanh chóng đưa tới một tình trạng xã hội hoàn toàn mới: xuất hiện một tầng lớp những người thợ công nghiệp và cái gọi là “giai cấp vô sản”, những người mà các điều kiện sống thê thảm của họ đã được Friedrich Engels mô tả một cách đáng báo động vào năm 1845. Với những độc giả của ông ta, câu kết luận là rất rõ: điều này không thể tiếp tục; một sự thay đổi là cần thiết. Tuy nhiên, sự thay đổi này sẽ lật nhào toàn bộ cấu trúc của xã hội tư sản. Sau cuộc cách mạng tư sản năm 1789, giờ đã điểm cho một cuộc cách mạng mới, cách mạng vô sản: tiến bộ không thể tiếp tục với những bước nhỏ và tiệm tiến. Một sự nhảy vọt có tính chất cách mạng là điều cần thiết. Karl Marx đón lấy khát vọng của quần chúng, và áp dụng thứ ngôn ngữ kích động và khôn ngoan vào trong công tác phát động một bước tiến mới mẻ to lớn và, như ông ta nghĩ, là bước quyết định trong lịch sử hướng về ơn cứu độ - hướng về điều mà Kant mô tả là “Nước Trời”. Một khi chân lý về đời sau bị phủ nhận, thì vấn đề đặt ra là thiết lập chân lý ngay đây và ngay bây giờ. Phê phán về Thiên Đàng được chuyển thành phê phán về trần thế, chỉ trích thần học giờ đây trở thành chỉ trích chính trị. Tiến bộ hướng về điều tốt hơn, về một thế giới thực sự là tốt, không còn đến từ khoa học nữa nhưng từ chính trị - từ một thứ chính trị mang mầu sắc khoa học trong đó xem xét cấu trúc của lịch sử và xã hội và từ đó chỉ ra con đường hướng đến cách mạng, hướng đến một sự thay đổi tổng thể. Marx đã mô tả khá chính xác tình trạng trong thời ông ta, dầu là với sự lệch lạc một chiều nhất định, và với kỹ năng phân tích sắc xảo, ông ta đã nêu ra những con đường dẫn đến cách mạng – và không chỉ lý thuyết mà thôi: qua phương tiện cụ thể là Đảng Cộng Sản xuất hiện từ Cương Lĩnh Cộng Sản năm 1848, ông ta đã khởi động cuộc cách mạng này. Lời hứa hẹn, cộng thêm với sự sắc xảo trong phân tích của ông cũng như chỉ dẫn tường tận về phương tiện để tạo ra thay đổi cấp tiến này, đã và tiếp tục là một nguồn phấn khích bất tận. Cách mạng thực sự đã nổ ra trong cách thế triệt để nhất tại Nga.
21. Dù thế, cùng với thắng lợi của cách mạng, sai lầm căn bản của Marx cũng bộc lộ hiển nhiên. Ông ta chỉ ra chính xác cách thức lật đổ trật tự hiện nay, nhưng lờ đi không nói gì về cách thế tiến hành sau đó. Ông ta đơn giản giả định rằng với sự tước đoạt tài sản của giai cấp cầm quyền, với sự sụp đổ quyền lực chính trị và xã hội hoá các phương tiện sản xuất, một thành Giêrusalem mới sẽ thành hiện thực. Khi đó, cố nhiên, mọi mâu thuẫn sẽ được giải quyết, con người và thế giới cuối cùng tự mình cũng tìm ra được giải pháp. Khi đó mọi thứ sẽ tự thân vận động theo đúng đường lối, vì mọi thứ sẽ thuộc về mọi người và ai cũng mong điều tốt nhất cho nhau. Thành ra, sau khi hoàn thành cuộc cách mạng, Lênin mới nhận thức ra là những tác phẩm của ông thầy chẳng hề chỉ ra bước kế tiếp là phải làm sao. Đúng thật là Marx có đề cập đến thời kỳ chuyên chế vô sản quá độ như một điều cần thiết mà đến ngày đến giờ thì nó sẽ tự động không còn cần thiết nữa. Nhưng tất cả chúng ta đều biết quá rõ cái “thời kỳ quá độ” này, và chúng ta cũng biết là nó đã được phát triển sau đó ra sao, không thúc đẩy một thế giới hoàn thiện hơn, nhưng bỏ lại đàng sau một loạt những hủy diệt kinh hoàng. Marx lờ đi không chỉ ra cách thức làm sao tổ chức thế giới mới này - điều mà, dĩ nhiên, được cho là không cần thiết. Sự yên lặng của ông ta về vấn đề này diễn ra phù hợp với lựa chọn ban đầu. Sai lầm của ông càng sâu nặng hơn nữa. Ông ta quên rằng con người luôn là con người. Ông ta quên đi con người và quên luôn tự do của con người. Ông ta quên rằng tự do vẫn luôn luôn còn là tự do để làm điều ác. Ông ta nghĩ rằng khi nền kinh tế đã được điều chỉnh đúng, mọi sự sẽ tự nhiên ổn thoả hết. Sai lầm thật sự của ông ta là chủ nghĩa duy vật: con người thực ra không phải chỉ là thành quả của các điều kiện kinh tế, và không thể giải thoát con người chỉ từ bên ngoài bằng cách tạo ra một môi trường kinh tế thuận lợi.
22. Chúng ta lại thấy mình đối diện với câu hỏi: như vậy liệu chúng ta có thể hy vọng điều gì? Một thái độ tự phê bình của thuyết hiện đại là cần thiết trong cuộc đối thoại với Kitô Giáo và với niềm hy vọng Kitô. Trong cuộc đối thoại này, cả người Kitô hữu, trong bối cảnh kiến thức và kinh nghiệm của mình, cũng phải canh tân nhận thức là niềm hy vọng của mình thực sự chứa đựng điều gì, họ phải đem lại những gì cho thế giới và những gì họ không thể đem lại. Hòa với thái độ tự phê này của thời hiện đại cũng phải có một thái độ tự phê của Kitô Giáo hiện đại, trong đó chúng ta phải thường xuyên canh tân nhận thức về chính mình khởi đi từ cội rễ. Về đề tài này, tất cả những gì chúng ta có thể cố gắng ở đây là một vài quan sát ngắn gọn. Đầu tiên chúng ta phải tự hỏi: “tiến bộ” thực ra có nghĩa là gì; nó hứa hẹn những gì và nó không hứa hẹn những gì? Trong thế kỷ 19, niềm tin vào tiến bộ đã là đối tượng bị phê phán. Trong thế kỷ 20, Theodor W. Adorno đã đúc kết vấn đề niềm tin vào tiến bộ một cách kiệt xuất: ông nói rằng tiến bộ, nhìn cho chính xác, là tiến bộ từ cái ná tới bom nguyên tử. Đây là một khía cạnh của tiến bộ mà không được phép che đậy. Nói khác đi: tính chất mơ hồ của của tiến bộ đã trở nên hiển nhiên. Không nghi ngờ gì, tiến bộ đem đến nhiều triển vọng cho điều tốt, nhưng nó cũng mở ra những triển vọng đáng kinh sợ cho sự dữ - những triển vọng mà trước đó không hề tồn tại. Chúng ta tất cả đã chứng kiến cách thế trong đó tiến bộ, trong bàn tay sai trái, có thể trở thành và thực sự đã trở thành một tiến bộ kinh hoàng trong sự ác. Nếu tiến bộ kỹ thuật không đi kèm với tiến bộ tương ứng trong việc hình thành luân lý con người, trong sự tăng trưởng nội tâm (x Eph 3:16; 2 Cor 4:16), thì nó chẳng là tiến bộ gì cả, nhưng là một mối đe dọa cho con người và cho thế giới.
23. Đối với hai chủ đề lớn là “lý trí” và “tự do”, ở đây chúng ta chỉ có thể đề cập đến những vấn nạn gắn liền với chúng. Thật ra, lý trí là hồng ân Thiên Chúa ban cho con người, và sự chiến thắng của lý trí trên những điều không hợp lý cũng là một mục tiêu của đời sống Kitô. Nhưng khi nào thì lý trí thực sự vinh thắng? Khi nó được tách ra khỏi Thiên Chúa chăng? Khi nó trở nên mù lòa trước Thiên Chúa chăng? Có phải toàn bộ lý trí chỉ là lý trí của sức mạnh và của khả năng hành động? Nếu tiến bộ, để thực sự là tiến bộ, cần đến sự tăng trưởng luân lý về phía nhân loại, thì lý trí đứng sau sức mạnh và khả năng hành động cũng cấp thiết cần đến một sự hội nhập với khả năng phân biệt được thiện ác thông qua sự cởi mở của lý trí với những lực giải thoát của đức tin. Chỉ có như thế lý trí mới trở nên thực sự nhân bản. Nó chỉ trở nên nhân bản khi nó có thể hướng dẫn ý chí theo nẻo chính, và nó chỉ có thể làm được điều đó nếu nó biết nhìn xa hơn chính mình. Nếu không, tình trạng con người, trong bối cảnh của sự mất quân bình giữa khả năng vật chất và tình trạng mất đi sự phán đoán nơi con tim, sẽ trở nên một mối họa cho con người và cho tạo vật. Thành ra, nơi đâu tự do được đề cập đến, ở đó chúng ta phải nhớ rằng tự do con người luôn đòi hỏi một sự hội tụ các hình thái tự do khác nhau. Nhưng sự hội tụ này không thể thành công trừ phi nó được khẳng định bởi một tiêu chuẩn đo lường nội tại chung, đó chính là căn bản và mục tiêu của tự do chúng ta. Chúng ta hãy tóm lại đơn giản như thế này: con người cần đến Thiên Chúa, nếu không còn người vẫn là vô vọng. Trước những phát triển của thời đại tân tiến, câu trích dẫn từ Thánh Phaolô mà tôi đã dùng để khởi đầu (Eph 2:12), được chứng minh thật là thực tế và quá đúng. Do đó, không nghi ngờ gì, một “Nước Trời” đạt được mà không có Thiên Chúa –một vương quốc loài người mà thôi- sẽ không tránh khỏi cáo chung như “một kết thúc quái lạ” của mọi sự như đã được mô tả bởi Kant: chúng ta đã từng thấy, và chúng ta thấy đi thấy lại điều đó.
Dung mạo đích thực của niềm hy vọng Kitô Giáo
24. Chúng ta hãy hỏi lại lần nữa: chúng ta có thể hy vọng điều gì? Và chúng ta không được hy vọng điều gì? Trước hết, chúng ta cần nhìn nhận rằng những tiến bộ có tính chất lũy tiến [incremental progress – tiến bộ có tính chất tích lũy, cái sau dựa trên thành quả của cái trước – chú thích của người dịch] chỉ có thể diễn ra trong lãnh vực vật chất. Ở đây, giữa kiến thức ngày càng gia tăng của chúng ta về cấu trúc của vật chất và dưới ánh sáng của những tiến bộ mạnh mẽ hơn lúc nào, chúng ta thấy rõ hơn bao giờ sự tiến bộ liên tục hướng đến khả năng làm chủ thiên nhiên cho bằng được. Tuy nhiên, trong lãnh vực nhận thức đạo đức và đưa ra quyết định luân lý, người ta không có một khả năng tích lũy tương tự như thế vì lý do đơn giản là tự do con người luôn luôn mới và con người luôn phải đưa ra những quyết định mới mẻ. Những quyết định này không thể đơn giản là làm sẵn trước cho chúng ta bởi những người khác – nếu như vậy, chúng ta không còn tự do nữa. Tự do giả định là trong những quyết định cơ bản, mỗi người và mỗi thế hệ đều là một sự khởi đầu mới. Đương nhiên, những thế hệ mới có thể xây dựng trên kiến thức và kinh nghiệm của những người đi trước, và họ có thể kín múc kho tàng đạo lý của toàn thể nhân loại. Nhưng họ cũng có thể từ khước nó, vì nó chẳng bao giờ có thể tự mình được coi là đương nhiên như trong trường hợp của những phát minh vật chất. Kho tàng đạo lý của con người không sẵn sàng trong tay như những dụng cụ mà chúng ta dùng; nó hiện diện như một lời mời gọi đối với sự tự do và như một khả năng lựa chọn. Điều này, tuy nhiên, có nghĩa là:
a ) Tình trạng tốt đẹp của xã hội loài người, và tình trạng đạo đức của thế giới sẽ không bao giờ được bảo đảm chỉ nhờ vào các cấu trúc mà thôi, dù chúng có tốt đến đâu đi nữa. Những cấu trúc như thế không chỉ là quan trọng, nhưng còn cần thiết nữa; tuy nhiên, chúng không thể và không được loại ra ngoài lề tự do của con người. Ngay cả những cấu trúc tốt nhất cũng chỉ thực hiện được chức năng của chúng khi cộng đồng được linh hoạt bởi những xác tín có khả năng kích thích con người tán thành một cách tự do trật tự xã hội. Tự do đòi phải có xác tín; xác tín không tự mình tồn tại, nhưng phải luôn luôn dành được cách mới mẻ bởi cộng đồng.
b ) Vì con người luôn là tự do và vì tự do luôn luôn mong manh, vương quốc của thiện chí sẽ không bao giờ có thể được thiết lập một cách chung cuộc trên thế gian này. Bất cứ ai hứa hẹn một thế giới tốt hơn được bảo đảm là tồn tại muôn đời chỉ là hứa hão; người ấy đang bỏ qua không tính đến tự do của con người. Tự do thường chỉ có thể bị đánh đổi bởi nguyên cớ chính đáng. Sự tán thành tự nguyện điều tốt chẳng bao giờ tự mình tồn tại. Nếu như có những cấu trúc bảo đảm một cách không thể đảo ngược được một tình trạng được khẳng định là tốt cho thế giới, thì lúc đó tự do con người sẽ bị phủ nhận, và do đó, chúng chẳng phải là những cấu trúc tốt một chút nào.
25. Điều này nghĩa là mỗi thế hệ đều có nghĩa vụ dự phần mới mẻ trong cuộc tìm kiếm cam go cho cách thế đúng đắn để thiết lập trật tự xã hội loài người; nghĩa vụ này chẳng bao giờ có thể hoàn thành cách đơn giản. Nhưng mỗi thế hệ cũng phải đóng góp sức mình cho việc thiết lập những cấu trúc đáng thuyết phục của tự do và thiện ích, là điều có ích cho những thế hệ tiếp theo như một chỉ dẫn làm sao sử dụng đúng đắn tự do nhân loại; do đó, luôn luôn với những giới hạn của loài người, họ đưa ra một bảo đảm nào đó cho cả tương lai. Nói cách khác: những cấu trúc tốt có ích, nhưng chính chúng mà thôi thì chưa đủ. Con người không thể đơn giản là được cứu rỗi từ bên ngoài. Francis Bacon, và những ai theo trào lưu hiện đại mà ông ta thấy hứng khởi, đã phạm sai lầm khi tin rằng con người có thể được cứu rỗi bởi khoa học. Cái kỳ vọng đó đòi hỏi quá đáng nơi khoa học; hy vọng loại đó thật là hão huyền. Khoa học có thể đóng góp lớn lao cho việc xây dựng thế giới và con người nhân bản hơn. Nhưng nó cũng có thể huỷ diệt nhân loại và thế giới trừ khi nó được hướng dẫn bởi những lực lượng bên ngoài nó. Mặt khác, chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng Kitô Giáo hiện đại, khi đối diện với những thành công của khoa học trong việc xây dựng thế giới cách tiến bộ, trên một quy mô lớn, đã hạn chế sự chú ý đến các cá nhân và ơn cứu độ của họ. Khi làm thế, Kitô Giáo đã giới hạn chiều kích niềm hy vọng của mình và không nhận ra đầy đủ sự cao cả trong sứ mạng của mình – ngay cả dù cho Kitô Giáo tiếp tục đạt được những thành tựu lớn lao trong việc đào tạo và chăm sóc cho những người yếu thế và đau khổ.
26. Không phải là khoa học giải thoát con người: con người được giải thoát bởi tình yêu. Điều này đúng ngay cả đối với thế giới ngày nay. Khi một người cảm nghiệm được một tình yêu cao đẹp trong đời, đó là giây phút người ấy được “giải thoát”, là giây phút đem đến một ý nghĩa mới cho cuộc đời. Nhưng chẳng mấy chốc người ấy nhận ra rằng tình yêu được trao ban trên anh ta tự nó không giải quyết được vấn nạn đời mình. Đó chỉ là một tình yêu giữ nguyên tính mong manh của nó. Tình yêu đó có thể bị huỷ diệt bởi cái chết. Con người cần đến một tình yêu vô điều kiện. Con người cần đến một sự chắc chắn khiến anh ta nói được: “cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào,trời cao hay vực sâu hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, sẽ không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta” (Rm 8:38-39). Nếu tình yêu tuyệt đối này tồn tại, với sự chắc chắn tuyệt đối của nó, thì lúc đó – và chỉ khi đó – con người được “cứu rỗi”, dù cho chuyện gì sẽ xảy đến với người ấy trong những điều kiện cụ thể của anh ta. Điều này nói lên là: Chúa Giêsu Kitô đã “cứu rỗi” chúng ta. Qua Ngài chúng ta trở nên chắc chắn về Thiên Chúa, một vị Thiên Chúa không phải là một “căn nguyên” [bản tiếng Anh “first cause” – bản tiếng La Tinh -“primam causam” chú thích của người dịch] xa xôi của thế giới, bởi vì Con một-tự hữu của Ngài đã hóa thành phàm nhân và mọi người có thể nói về Người: “Tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi” (Gl 2:20).
27. Theo nghĩa này, đúng là những ai không biết đến Thiên Chúa, cho dù người ấy có tràn trề mọi loại hy vọng, thì tối hậu cũng chỉ là vô hy vọng, cũng không có một hy vọng cao cả nâng đỡ toàn bộ cuộc đời (x Eph 2:12). Hy vọng cao cả, thật sự vững vàng của con người ngay cả trong mọi nỗi tuyệt vọng chỉ có thể là Thiên Chúa – một vị Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta và tiếp tục yêu thương chúng ta “đến cùng”, đến khi mọi sự “đã hoàn tất” (xGa 13:1 và 19:30). Ai bị rung động bởi tình yêu sẽ bắt đầu cảm nhận được “sự sống” thực sự là gì. Người ấy bắt đầu cảm nhận ý nghĩa của lời hy vọng mà chúng ta đã gặp trong Nghi Thức Rửa Tội: ở nơi đức tin tôi trông đợi “sự sống đời đời” – sự sống thật trong đó, toàn thể và chắc chắn, trong trạng thái viên mãn nhất, thuần tuý là sự sống. Chúa Giêsu, Đấng loan báo rằng Ngài đã đến để chúng ta được sống và sống trong viên mãn, sống dồi dào(x Ga 10:10), cũng đã giải thích với chúng ta ý nghĩa của “sự sống”: “sự sống đời đời là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Giêsu Kitô” (Ga 17:3). Sự sống trong ý nghĩa đích thực của nó không phải là một điều gì chúng ta sở hữu độc quyền hay đến từ chính chúng ta: đó là một quan hệ. Và sự sống trong tổng thể của nó là một mối quan hệ với Người, Đấng là nguồn mạch của sự sống. Nếu chúng ta sống trong mối quan hệ với Ngài, Đấng không chết, Đấng chính là Sự Sống và Tình Yêu, thì chúng ta ở trong sự sống. Khi đó chúng ta “sống”.
28. Nhưng một câu hỏi lại được đưa ra: nếu thế thì không lẽ chúng ta một lần nữa lại rơi ngược vào trong nhận thức cá nhân của ơn cứu độ, vào niềm hy vọng cho chính mình mà thôi, và như thế không phải hy vọng thực sự vì nó quên đi và coi nhẹ tha nhân? Dĩ nhiên là không! Quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa được thiết lập thông qua sự hiệp thông với Chúa Giêsu - chúng ta không thể đạt được điều đó một mình hay chỉ với tài nguyên chúng ta mà thôi. Trái lại, quan hệ với Chúa Giêsu là quan hệ với Đấng đã trao ban chính mình như giá cứu chuộc cho mọi người (x 1 Tm 2:6). Tình trạng được hiệp thông với Chúa Giêsu lôi kéo chúng ta đến với tính chất “sống cho mọi người” của Ngài; nó trở lên lối sống của chúng ta. Ngài thúc giục chúng ta sống cho tha nhân, nhưng chỉ qua sự hiệp thông với Ngài chúng ta mới thực sự có thể trở nên cho tha nhân, cách toàn bộ. Về điểm này, tôi muốn trích dẫn mội vị đại Tiến Sĩ Hội Thánh người Hy Lạp là Thánh Maximô Cha Giải Tội († 662), người đầu tiên đã hô hào chúng ta đừng yêu chuộng gì khác hơn là kiến thức và tình yêu của Thiên Chúa, nhưng ngay sau đó đã đi đến những điều thực tiễn: “Ai yêu mến Chúa không thể bám chặt vào tiền của nhưng trái lại phải ban phát hào phóng nó như Thiên Chúa.. theo đúng như đòi buộc của công lý”. 19 Yêu mến Thiên Chúa dẫn đến sự dự phần trong công lý và trong sự quảng đại của Thiên Chúa đối với tha nhân. Yêu mến Thiên Chúa đòi hỏi một tự do nội tại vượt lên trên tất cả những của cải và mọi thứ vật chất: tình yêu Thiên Chúa được thể hiện ra nơi trách nhiệm của ta đối với tha nhân.20 Liên hệ tương đồng giữa tình yêu Thiên Chúa và trách nhiệm với tha nhân có thể thấy một cách đánh động trong cuộc đời của Thánh Augustinô. Sau cuộc trở lại đức tin Công Giáo, ngài đã quyết định cùng với một số bạn bè cùng chí hướng theo đuổi một cuộc đời tận hiến hoàn toàn cho Lời Chúa và cho những điều vĩnh cửu. Ý hướng của ngài là thực hành một phiên bản Kitô của cuộc đời chiêm niệm thể hiện nơi truyền thống cao thượng của triết học Hy Lạp, và coi đó như chọn “phần tốt hơn” (x Lc 10:42). Tuy nhiên, mọi sự diễn ra khác đi. Khi dự buổi cử hành phụng vụ Chúa Nhật tại thành phố cảng Hippo, ngài đã được vị Giám Mục chọn ra từ trong cộng đoàn và bắt phải nhận việc thụ phong cho sứ vụ linh mục tại thành phố đó. Nhìn lại giây phút đó, ngài viết trong cuốn Tự Thú: “Sợ hãi vì tội lỗi và gánh nặng của quá khứ thê thảm, con đã định trong lòng, và đã suy đi nghĩ lại việc lui vào nơi hoang vắng; nhưng Ngài đã cấm con và ban cho con sức mạnh qua lời này: ‘Chúa Kitô đã chết cho tất cả, để những ai đang sống không còn sống cho chính mình nữa nhưng cho Ngài Đấng vì phần rỗi của họ đã phải chết’ (x 2 Cr 6:15). 21 Chúa Kitô đã chết cho tất cả. Sống cho Ngài nghĩa là để cho mình bị lôi cuốn vào trong tính chất sống cho tha nhân của ngài.
29. Đối với Thánh Augustinô, điều này là một cuộc sống hoàn toàn mới mẻ. Có lần ngài đã mô tả cuộc sống hàng ngày của ngài như sau: “Chuyện xáo trộn phải được sửa lại, kẻ thất đảm được vui mừng, người yếu thế được nâng đỡ; những kẻ chống báng Tin Mừng được sửa sai, những kẻ thù điêu ngoa của Tin Mừng bị canh chừng; kẻ thất học được dạy dỗ, kẻ biếng nhác được lôi dậy, tranh cãi được kiểm tra; sự tự hào được đặt lại cho đúng chỗ, kẻ tuyệt vọng được nâng đỡ, những kẻ đôi co được hòa giải; người quẫn bách được tương trợ, người chịu áp bức được giải thoát, kẻ thiện tâm được ngợi khen, kẻ xấu được khoan dung; tất cả phải được yêu thương”.22 “Tin Mừng làm tôi lo lắng”23 nỗi sợ hãi lành mạnh này ngăn cản chúng ta không được sống cho chính mình mà thôi và thúc bách chúng ta truyền đạt niềm hy vọng chúng ta có chung với nhau. Giữa những khó khăn nghiêm trọng mà Đế Quốc La Mã phải đối diện – và cũng đặt ra một đe dọa nghiêm trọng cho Đế Quốc La Mã Phi Châu, mà thực sự đã đến chỗ bị diệt vong vào cuối đời Thánh Augustinô – đây là điều mà thánh nhân đã đề ra để hành động: truyền bá niềm hy vọng, một niềm hy vọng đến với ngài từ đức tin, một niềm hy vọng, hoàn toàn trái ngược với tính cả thẹn của ngài, đã cho phép ngài dự phần cả quyết và với tất cả sức lực của ngài trong công tác xây dựng thành phố. Trong cùng chương đó của cuốn Tự Thú trong đó chúng ta đã ghi nhận lý do có tính chất quyết định cho sự dấn thân của ngài “vì mọi người”, ngài nói rằng Chúa Kitô “cầu bầu cho chúng ta, nếu không tôi đã thất vọng. Sự yếu đuối của tôi quá nhiều và quá thê thảm, nhiều và thê thảm thật, nhưng phương dược của Ngài còn phong phú bội phần. Chúng con có lẽ sẽ nghĩ rằng lời Ngài xa cách với con người, và vì thế chúng con lẽ ra sẽ thất vọng về chính mình, nếu Lời đã không hóa thành nhục thể và ở giữa chúng con.”24Nhờ sức mạnh của hy vọng, Thánh Augustinô đã dâng hiến toàn bộ con người của mình cho những người bình dân và cho thành phố của ngài – từ bỏ ý hướng thiêng liêng cao thượng, ngài đã rao giảng và hành động trong một cách thế đơn giản cho những con người tầm thường.
30. Chúng ta hãy tổng kết những gì đã xuất hiện cho tới nay trong cuộc suy luận của chúng ta. Ngày qua ngày, con người cảm nhận được những hy vọng lớn nhỏ, đủ loại tùy theo những thời kỳ khác nhau của đời mình. Đôi khi một trong những hy vọng này dường như thỏa mãn hoàn toàn không cần đến những hy vọng khác. Người trẻ có thể có hy vọng về một tình yêu cao đẹp và hoàn toàn thỏa mãn; hay hy vọng đạt được một vị trí nào đó trong nghề nghiệp; hay một số những thành công có tính chất quyết định cho cuộc đời còn lại của họ. Tuy nhiên, khi những hy vọng này được viên mãn, điều trở nên rõ ràng là những hy vọng này, trong thực tế, không phải là toàn bộ. Tình hình trở nên hiển nhiên là con người cần đến một hy vọng vượt xa hơn nữa. Điều trở nên rõ ràng là chỉ có những gì vô hạn mới đầy đủ cho con người, những gì sẽ luôn luôn là nhiều hơn cái mà anh ta có thể vươn tới. Trên phương diện này, thời đương đại của chúng ta đã phát triển một hy vọng có thể tạo ra được một thế giới hoàn chỉnh mà, nhờ vào kiến thức khoa học và đường lối chính trị dựa trên khoa học, dường như là có thể đạt được. Vì thế niềm hy vọng Thánh Kinh nơi Nước Trời đã bị thay thế bởi niềm hy vọng cho vương quốc loài người, bởi hy vọng cho một thế giới tốt hơn như là một “Nước Trời” thật sự. Điều này cuối cùng xem ra là hy vọng lớn nhất và thực tế nhất mà con người cần đến. Nó có thể động viên- trong một lúc nào đó- tất cả năng lực của con người. Tuy nhiên, đã trở nên rõ ràng rằng niềm hy vọng này thường xuyên vụt bay. Trên tất cả mọi sự, điều trở nên hiển nhiên là hy vọng này là hy vọng cho một thế hệ tương lai, không phải cho tôi.
Và tuy hy vọng “cho mọi người” có thể là một phần của niềm hy vọng cao cả - vì tôi không thể hạnh phúc mà không có người khác hay hạnh phúc của tôi là điều ngược lại với họ - thì dẫu sao một niềm hy vọng không liên can gì đến tôi một cách cá vị cũng không phải là hy vọng thật. Nó trở nên rõ ràng là hy vọng này [hy vọng về vương quốc loài người – chú thích của người dịch] đối kháng với tự do, vì xã hội loài người phụ thuộc vào mỗi thế hệ trong những quyết định tự do của những ai liên quan. Nếu tự do này bị tước đoạt, như là hệ quả của những điều kiện hay cấu trúc nào đó, thì tối hậu thế giới này cũng chẳng tốt đẹp, vì một thế giới mất tự do không có cách nào là một thế giới tốt đẹp được. Do đó, trong khi chúng ta luôn phải dấn thân cải thiện thế giới, một thế giới ngày mai tốt đẹp hơn không thể là nội dung đúng đắn và đầy đủ cho niềm hy vọng của chúng ta. Và về phương diện này, một loạt câu hỏi luôn được đặt ra: khi nào thế giới “tốt” hơn? Điều nào làm cho nó tốt? Dựa trên tiêu chuẩn nào chúng ta đánh giá sự thiện hảo của nó? Đâu là những con đường dẫn “sự thiện hảo” này?
31. Chúng ta hãy lặp lại một lần nữa: chúng ta cần những hy vọng lớn nhỏ để sống ngày qua ngày. Nhưng những hy vọng này không đủ nếu thiếu một hy vọng cao cả, một thứ hy vọng phải vượt lên trên mọi thứ khác. Hy vọng cao cả này chỉ có thể là Thiên Chúa, Đấng bao gồm toàn thể thực tại và là Đấng ban phát cho chúng ta cái mà chúng ta, tự mình, không thể đạt được. Sự kiện là chúng ta có được niềm hy vọng này như một hồng ân Chúa ban cho thực sự đã là một phần của hy vọng. Thiên Chúa là nền tảng của hy vọng: không phải bất cứ thần minh nào khác, nhưng chính là Thiên Chúa Đấng có một dung mạo loài người và đã yêu thương chúng ta đến cùng, mỗi người chúng ta và nhân loại trong tổng thể của nó. Nước Ngài không phải là một hình ảnh tưởng tượng đời sau, tọa lạc đâu đó trong tương lai mà chẳng bao giờ đến; nhưng Nước Ngài hiện diện bất cứ nơi nào Ngài được yêu thương và bất cứ khi nào tình yêu của Ngài đến được với chúng ta. Chỉ tình yêu Ngài mới ban cho chúng ta khả năng nhẫn nại chịu đựng ngày qua ngày, mà không ngừng được khích lệ bởi hy vọng, trong một thế giới mà tự chính bản chất là không hoàn thiện. Tình yêu của Ngài cũng đồng thời là một bảo đảm cho chúng ta về sự hiện hữu của điều mà chúng ta chỉ có thể cảm nhận mơ hồ nhưng dù thế, trong thẳm sâu tâm hồn, chúng ta vẫn trông đợi: đó là một cuộc sống “thực sự”. Giờ đây, trong phần cuối cùng, chúng ta hãy phát triển chi tiết ý tưởng này khi chúng ta tập trung chú ý vào một vài “bối cảnh” trong đó chúng ta có thể học hỏi thực tiễn về hy vọng và hệ quả của nó.