Là người Ki-tô hữu trẻ, chắc hẳn gương mặt vị Thánh nữ Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su đã trở nên quen thuộc và gần gũi với bạn. Đây là một vị thánh thật dễ thương và xem ra hết sức hồn nhiên như không hề có trở ngại gì trong đời sống đức tin. Một cuộc đời, từ thuở thiếu thời đã được tắm gội trong niềm tin của Giáo hội; đức tin thấm nhuần đến từng chi tiết cuộc sống tưởng chừng như không khó khăn nào có thể lay chuyển được. Nào ngờ, chị đã để lại những dòng tâm sự làm chấn động lòng tín hữu khi ngài viết: “Tâm trí con cứ bị ám ảnh bởi những ý tưởng mà có lẽ chỉ những kẻ duy vật tồi tệ nhất mới nghỉ tới. Bao nhiêu lý luận chống lại đức tin dồn dập tấn công tâm trí, cảm thức đức tin như tiêu tan, chết điếng, và có cảm giác mình hoá thành thân tội lỗi”.[1] Thiết tưởng, những thách đố mà thánh Tê-rê-xa gặp phải cũng là thách đố của tôi và của bạn trong đời sống đức tin của chúng ta. Vậy, đâu là những thách đố cụ thể trong đời sống đức tin mà chúng ta cần phải nhận diện? Đâu là giải pháp giúp người Ki-tô hữu nói chung, cách riêng các bạn trẻ kinh qua những cơn sóng gió trong đời sống đức tin?
I. Đức tin, một ân ban nhưng không của Thiên Chúa
Tin là điều rất cần thiết cho con người trong cuộc sống. Có thể nói, ta không thể sống nếu không tin. Cũng vậy, đức tin là món quà vô giá, là điều tối cần thiết của người Ki-tô hữu. Người Ki-tô hữu không thực sự sống đích thực nếu mất đức tin. Quả vậy, “Đức tin là một trong ba nhân đức đối thần, được ban cho tín hữu khi họ lãnh Bí Tích Thánh Tẩy. Đức tin chỉ hồng ân siêu nhiên được ban cho tín hữu, để họ gắn bó trọn vẹn và tự do với Thiên Chúa, và đón nhận những chân lý do Ngài mặc khải trong Đức Giêsu Kitô”.[2] Nếu biết đón nhận đức tin và tuân phục đức tin một cách tự do, con người sẽ có ơn cứu độ. Trái lại, nếu lạm dụng tự do mà chối từ những đòi hỏi của đức tin đặt ra thì mất phần phúc đời đời. Nói cách khác, đức tin là một ân sủng. “Nhờ ân sủng của Thiên Chúa, với sự gợi hứng của Chúa Thánh Thần, người tín hữu mới có cơ hội để đón nhận đức tin. Tự mình, chúng ta không thể lĩnh hội được những mạc khải về chính mình Ngài và về Con của Ngài là Đức Giê-su Ki-tô, Đấng tiếp tục mạc khải sứ điệp của Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa làm cho ta tin. Ngài ban ân sủng tình yêu giúp chúng ta hiểu biết và đón nhận đức tin”.[3]
Đức tin dĩ nhiên là một món quà nhưng không và cần thiết cho chúng ta hưởng ơn cứu độ nhưng không vì thế mà biến chúng ta nên thụ động, chỉ biết “há miệng chờ sung”. Nói cách khác, đức tin còn là một lựa chọn mang tính luân lý, cần một thái độ đón nhận một cách tự do và đáp tiếng xin vâng của chúng ta. Hay nói như lời của Thánh Augusti-nô: “Thiên Chúa dựng nên con người không cần có con người, nhưng để cứu chuộc con người, thì Ngài cần đến sự cộng tác của con người”. Bởi vậy, nếu buông theo sự tự do lệch lạc, con người dễ đánh mất món quà đức tin, và rốt cuộc, đánh mất ơn cứu độ.
II. Những nguy cơ dễ đánh mất đức tin
Có thể nói, giới trẻ ngày nay đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức của thời đại. Đức tin của họ như bị chao đảo bởi một loạt các cơn khủng hoảng trong nhiều lãnh vực như kinh tế, văn hoá, gia đình và luân lý. Nguyên nhân sâu xa của cơn khủng hoảng này là cơn khủng hoảng đức tin. Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI viết: “Chúng ta đang phải đối diện với một cuộc khủng hoảng đức tin sâu xa, một sự mất ý thức tôn giáo là điều tiêu biểu cho một trong những thách thức lớn nhất đối với Giáo Hội ngày nay”.[4] Vậy, căn nguyên của cuộc khủng hoảng này đến từ đâu? Thưa, chính là từ các trào lưu xã hội, vừa tục hoá và đa nguyên mà chúng ta có thể trưng dẫn nơi đây một số nguyên do chính yếu.
1. Chủ nghĩa duy lý: Chủ nghĩa duy lý là một hiện tượng phổ biến trong thế giới hôm nay. Nhân danh một quan niệm giản lược hoá của khoa học, “chủ nghĩa này khép chặt lý trí con người lại, không nhường chỗ cho sự gặp gỡ Mạc khải và không công nhận tính siêu việt của Thiên Chúa”.[5] Nó làm cho lý trí con người ra cục mịch, khiến họ không tìm gặp được suối nguồn hạnh phúc đích thực là Thiên Chúa. Họ cho rằng, tin có Thiên Chúa là nghịch với khoa học và sẵn sàng đánh bật Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời của mình. Khi Nga-sô thành công trong việc phóng vệ tinh Spountnik thứ nhất lên không gian, họ gọi đó là “ngày thứ tám của công cuộc sáng tạo” và thốt ra những lời rất ngạo mạn: “Nếu có Thượng Đế thì các bác học Nga-sô đã giết chết rồi. Kể từ bây giờ nhất định không còn Thượng Đế nữa. Kể từ bây giờ rõ ràng đạo là thuốc phiện”[6]! Chính chủ nghĩa này ảnh hưởng rất lớn đến các bạn giới trẻ, khiến họ mất dần cảm thức về đạo, mất niềm tin vào Chúa.
2. Chủ nghĩa vô thần thực hành và hiện sinh (practical and existential atheism): Chủ nghĩa này ăn khớp với một nhãn giới trần tục hoá về đời sống và về vận mệnh của con người. Một con người “chỉ có biết quan tâm đến chính mình, một con người chẳng những biến mình thành tiêu điểm hâm mộ mà còn dám tự xưng mình là nguyên lý và là căn cơ của mọi thực tại”.[7] Họ phủ nhận Thiên Chúa bởi vì nhìn nhận có Thiên Chúa là một trở ngại cho tự do của con người; nhìn nhận có Thiên Chúa tất nhiên phải chấp nhận những tôn chỉ luân thường của tôn giáo. Thái độ này thật ra là sợ Thiên Chúa hơn là phủ nhận có Thiên Chúa.
3. Quan niệm lệch lạc về tình yêu: Ngày nay, thuật ngữ về tình yêu đã bị lạm dụng rất nhiều, có khi đã bị giản lược thành một thương hiệu, một “mặt hàng tiêu thụ” mà ta gọi là thương mại hoá tình yêu. Trong ba từ Hy Lạp nói về tình yêu là eros (nhục dục), philia (tình bằng hữu) và agape (tình bác ái) thì dường như con người ngày nay chỉ nghiêng chiều về eros, “xem nó chủ yếu như một trạng thái say đắm, một tình trạng lý trí bị đè bẹp bởi một thứ “điên dại thần bí” lôi kéo con người khỏi cuộc sống hạn hẹp phàm nhân của mình”.[8] Thậm chí ta còn thấy thái độ này trong các giáo phái tôn thờ khả năng sinh sản, chẳng hạn như tục mại dâm “linh thiêng” nở rộ trong đền thờ. Eros vì thế, được thờ như một quyền năng thiêng liêng, đồng hàng với Thiên Chúa. Họ đánh mất tình bác ái, điều được chú trọng trong giáo lý Ki-tô giáo - tình yêu tự hiến. Có thể nói, xu hướng này đã làm băng hoại đạo đức của một phần đông giới trẻ và thay vì họ là “tương lai của giáo hội và xã hội” thì có nguy cơ sẽ là những áng mây u ám cho tương lại của nhân loại. Và khi tìm hiểu nguyên do của khuynh hướng nói trên thì nhiều nhà nghiên cứu đã kết luận là do sự kinh nghiệm lệch lạc về tự do, coi tự do như sự đồng tình mù quáng với những mãnh lực của bản năng và với ý muốn thống trị của mỗi người. Bởi vậy, ta thấy trong xã hội nhan nhãn những tệ nạn như mại dâm, hiếp dâm, ngoại tình và đồng tính luyến ái. Cái trinh tiết của người phụ nữ vốn được xem là cái đáng giá “ngàn vàng” thì trở thành món hàng để đổi chác, chung chạ. Việc “góp gạo thổi cơm chung” trở thành như một “mốt tình yêu” thời thượng. Đó đây xuất hiện những nhà chứa, ổ chứa mại dâm để làm thoả mãn thú tính cho khách làng chơi…
4. Một xã hội tiêu dùng (consumer society): Yếu tố này làm mê hoặc những người trẻ một cách dữ dội, biến họ thành những nạn nhân và tù nhân của một lối sống vốn giải thích cuộc sống hiện hữu của con người mang tính chất duy cá nhân, duy vật và khoái lạc. Quan niệm sống thoải mái được xem như lý tưởng độc nhất của cuộc đời, một lối sống thoải mái phải đạt được với bất cứ điều kiện nào và với bất cứ giá nào. Người ta đề cao những gì “mình có” hơn là những gì “mình là”. Đồng tiền như trở thành phép thử, đến nỗi người ta có thể nói rằng: chỉ cần “nhúng người ấy vào dung dịch đồng tiền” thì tôi sẽ biết người đó là ai. Nhiều người Công giáo trẻ cũng bị cuốn vào ma lực của nó nên đã đánh mất đức tin, xa rời Giáo hội. Một lối sống như thế thì chỉ đi vào ngõ cụt vì như thánh Phaolo Tông Đồ đã nói: “Chung cục là họ sẽ phải hư vong. Chúa họ thờ là cái bụng” (Pl 3, 14).
5. Gian ác và giả dối lên ngôi: Một thách thức lớn cho giới trẻ hôm nay mà chúng ta không thể không nhắc tới đó là sự lên ngôi của sự gian ác và giả dối. Đạo đức suy thoái, lương tâm và nhân phẩm bị xúc phạm. Những câu thơ sau đây như trở nên lời cửa miệng khi phản ánh thực trạng nhiễu nhương của xã hội:
“Nhân phẩm ngày nay giảm giá rồi
Chỉ còn thực phẩm tăng giá thôi
Lương tâm bán rẻ hơn lương tháng
Chân lý chân giò cũng thế thôi”.
Ngoài ra, chúng ta còn thấy những thống kê gây sững sốt về tình trạng nói dối trong xã hội này. Giáo sư Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hoá học lý luận và ứng dụng – ĐHQG T.p HCM – sáng 24/9/2013, tại Hội thảo “Thực trạng văn hoá học đường và nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học” do sở GD – ĐT tỉnh Lâm Đồng tổ chức ở T.p Đà Lạt, đã cho biết: “Theo khảo sát xã hội học mới đây, thì tỉ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp 1 là 22%, cấp 2 là 50%, cấp 3 là 64% và sinh viên là 80%”[9].
6. Bệnh vô cảm và bạc nhược cầu an: Thế giới nói chung và xã hội Việt nam nói riêng mỗi ngày đang xảy ra những chuyện đau lòng như: lừa đảo, công an đánh chết người, bác sĩ đối xử tàn nhẫn với bệnh nhân, lạm dụng tình dục trẻ em v.v … Con người dường như vô cảm trước những thảm cảnh đó, não trạng “sống chết mặc bay” như trở thành căn bệnh “ung thư tâm hồn” và vô phương cứu chữa. Những câu truyền tụng đẹp đẽ trong dân gian như: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn” hay “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”… dường như chỉ nằm trong giáo trình, trên bục giảng, hay trên cái đầu của con người chứ chưa thực sự đi vào con tim, vào phong hoá của dân tộc…! Bệnh vô cảm rõ ràng là một “môi trường độc hại” mà các bạn trẻ phải “hít thở” và nếu không thận trọng, họ có thể bị trúng độc và trở nên bệnh hoạn.
7. Bệnh thành tích: Căn bệnh cuối cùng cần nhắc đến là bệnh thành tích. Người người đua nhau chạy điểm chạy chức, “mua tước, mua quan”. Có người đã đề cập đến hiện trạng này bằng một câu nói dí dỏm: “ngày xưa, khi đang đánh Mỹ thì ra ngõ gặp anh hùng, ngày nay, sắp đến giai đoạn ra ngõ đụng phải tiến sĩ”. Có lẽ, ít có ở đâu trên thế giới lại có số lượng tiến sĩ đông như ở Việt Nam. Theo một bài báo trên trang Vietnamnet, đăng ngày 06/03/2014, Việt Nam có 24.000 tiến sĩ. Phần đông trong số họ không có công trình nghiên cứu, chỉ là hữu danh vô thực, “ngồi chơi xơi nước”. Thật đáng hổ thẹn!
Những trào lưu, lối sống và các hình thức chủ nghĩa trên đây đều là những mối nguy cơ bóp nghẹt hạt giống đức tin trong tâm hồn người Ki-tô hữu trẻ hôm nay. Vậy, phải làm gì để bảo vệ đức tin người Ki-tô hữu? Đâu là con đường đích thực để họ đi trên hành trình đi tìm chân lý? Thưa, đó chính là “Con Đường Giê-su”.
III. Đức Giê-su - sự lựa chọn đúng đắn nhất cho người trẻ hôm nay
1. Sống mối tương quan cá vị với Đức Giê-Su Ki-Tô
Giữa muôn sự chọn lựa trong cuộc sống; giữa bao tiếng mời mọc, quyến rũ của ma quỷ, thế gian và xác thịt, người trẻ cần chọn cho mình một con đường đúng đắn đó là con đường Giêsu. Chính Đức Giêsu đã nói: “Chính Thầy là Đường, là Chân Lý và là Sự Sống” (Ga 14, 6). Đường, Chân Lý và Sự Sống là ba ý niệm căn bản nhất mà người Do Thái qua bao thế hệ dày công tìm kiếm. Với Đức Giêsu, ba ý niệm này được biểu hiện cách trọn vẹn nhất, bởi vì Đức Giêsu không những chỉ cho người khác đường về với Thiên Chúa, mà Ngài là Đường; Đức Giêsu không những chỉ cho người khác về chân lý, mà còn là chân lý; Đức Giêsu không những chỉ cho người khác về Sự Sống, mà Ngài còn là Sự Sống. Ở đây, chúng ta cần quan tâm đến ý niệm “Đường”. Chỉ có Chúa Giêsu là con đường đích thực cho chúng ta bước theo để đạt được hạnh phúc tối hậu. Các nhà sáng lập và lãnh đạo tôn giáo từ cổ chí kim chưa ai nhận mình là đường. Đức Phật, người sáng lập Phật Giáo, nhận mình là kẻ chỉ đường, là ngón tay chỉ về mặt trăng, chứ không phải là mặt trăng. Bởi thế, các tín đồ Phật giáo, những “kẻ đạt đạo có thể quên đi Đức phật (phùng Phật sát Phật!)”.[10] Những người lãnh đạo Do Thái từ Abraham, Môsê, Đavid, đến các tiên tri, hay những triết gia, thần học gia lỗi lạc như Socrate, Toma Aquino… không ai tự xưng mình là đường. Nhưng Đức Giêsu thì lại khác, điều quan trọng là chính Ngài, chính con người của Ngài. Chính Ngài là đường, đến nỗi không một con đường nào khác lại có thể biệt lập với Ngài hay không liên hệ với Ngài: “không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). Như vậy, đức tin của người công giáo không phải là đi theo một ý thức hệ, một lý tưởng nhưng là theo một Con Người, một Đấng có sức cứu độ nhân loại là Đức Giê-su Ki-tô. Vậy, theo Chúa Giê-su ta phải làm gì? Thưa, đó là vâng phục thánh ý của Người.
2. Vâng phục – một sự đáp trả đúng đắn của đức tin
Đức tin cần được thể hiện bằng một thái độ đáp trả đó chính là sự vâng phục. Con đường để đạt tới hạnh phúc ở đây chính là sống theo Tám Mối Phúc Thật, tuân theo Mười Điều Răn, nhất là giới răn mến Chúa và yêu người. Apraham là một điển hình cho sự tin tưởng và phó thác vào Chúa. Ông đã lắng nghe trong niềm phó thác và lên đường mà không chút do dự. Hành trang quý giá nhất mà ông mang theo đó là đức tin vào Thiên Chúa. Và ông dấn thân để cảm biết về Đấng Khôn Ngoan. Vì ông hoàn toàn xác tín rằng: “điều gì Thiên Chúa đã hứa thì Người cũng có đủ quyền năng thực hiện” (Rm 4: 20, 21). Cùng với đức tin, ông hoàn toàn vâng phục và đáp lại lời mời gọi của Chúa. Nhờ đó, ông càng hiểu sâu hơn về Chúa và được Chúa ban muôn ân huệ cho ông và dòng dõi ông. Một tấm gương sáng chói khác được đề cập đến trong Tân Ước chính là Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Mẹ đã luôn tin tưởng phó thác đời mình cho Chúa, sẵn sàng đáp tiếng “xin vâng” như lời thiên thần truyền và Mẹ đã được thụ thai và sinh hạ Con Một Chúa. Trong một đám cưới tại Ca-na, trong lúc nhà đám thiếu rượu, Mẹ đặt tin tưởng vào Chúa Giê-su, Con của Mẹ và bảo đám gia nhân “Người bảo gì thì cứ làm theo” (X. Ga 2, 5). Họ làm như Mẹ dạy và quả nhiên Chúa Giê-su đã hoá sáu chum nước lã thành sáu chum rượu ngon. Các bạn trẻ cũng vậy, hãy làm theo những lời Chúa Giê-su dạy. Các bạn sẽ có “những chum rượu” ngon, đó là sự bình an đích thực trong tâm hồn, điều mà thế gian không thể ban tặng.
3. Lời Chúa và Thánh thể – của ăn bồi dưỡng đức tin
Phương thế tốt nhất để biết Đức Giê-su, để kết hợp với Ngài là hãy đến tham dự hai bàn tiệc thánh: bàn Tiệc Lời Chúa và bàn Tiệc Thánh Thể. Với bàn tiệc Lời Chúa, chúng ta biết được thánh ý của Ngài để đưa vào cuộc sống. Trong những lúc khó khăn, giữa đêm tối đức tin, hãy để Lời Chúa nên ánh sáng đưa đường dẫn lối cho ta. Vậy, trong gói hành trang của bạn trẻ công giáo, cuốn Kinh Thánh cần thiết biết bao! Bàn tiệc thứ hai đó là Bí tích Thánh Thể, là trung tâm và chóp đỉnh của đời sống Ki-tô hữu. Dù bận bịu tới đâu, người trẻ cần phải tranh thủ tham dự Thánh lễ và rước lễ, nhờ đó, họ kín múc được nguồn thánh sủng của Chúa, làm của nuôi linh hồn. Nếu xa rời hai bàn tiệc này, đức tin của các bạn trẻ không chóng thì chầy sẽ bị suy nhược và có nguy cơ làm mồi cho những “thần minh” thế gian và đi vào ngõ cụt cuộc đời.
KẾT LUẬN
Trên đây là những luận chứng cho thấy những thách đố trong đời sống đức tin của người Ki-tô hữu trẻ trong xã hội hôm nay. Đồng thời, bài viết cũng chỉ cho họ một con đường chắc chắn để tiến bước đó là con đường Giê-su. Chính Ngài là lối dẫn đưa tới nguồn hạnh phúc bất diệt. Điều quan trọng ở các bạn trẻ là biết thưa tiếng “xin vâng” để sống theo những lời mời gọi của Ngài. Cuối cùng, lời sau đây của Công Đồng Vaticano II như là kim chỉ nam cho con người nói chung và cách riêng là các bạn trẻ trên hành trình cuộc sống: “Xin hãy tín nhiệm đức tin, vốn là người bạn thân của trí tuệ! Xin hãy để ánh sáng đức tin soi sáng quý vị ngõ hầu nắm được chân lý, toàn thể chân lý”.[11]
Jos. Đồng Đăng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Joshep Ratzinger. Đức Tin Ki-tô Hôm Qua và Hôm Nay. HCM: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2009.
Từ Điển Công Giáo 500 mục từ. HCM: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2011.
L.m Phao-lô Bùi Đình Cao. Giáo Trình Thần Học Luân Lý Căn Bản. Đại Chủng Viện Vinh Thanh, 2014.
John Paul II. Pastores Dabovobis.
Vũ Minh Nghiễm. Sống Sống. Sài Gòn: La San Ấn Quán, 1971.
Bê-nê-đic-tô XVI. Thông Điệp Deus Caritas Est.
Công đồng Vaticano II
CHÚ THÍCH
[1] Joshep Ratzinger, Đức Tin Ki-tô Hôm Qua và Hôm Nay, (HCM: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2009), tr. 41.
[2] Từ Điển Công Giáo 500 mục từ, (HCM: Nxb. Tôn Giáo, 2011), tr. 120.
[3] L.m Phao-lô Bùi Đình Cao, Giáo Trình Thần Học Luân Lý Căn Bản, Đại Chủng Viện Vinh Thanh, 2014, tr. 250.
[4] Phát biểu tại Assisi nhân ngày cầu nguyện cho hòa bình, 27-10-2011.
[5] John Paul II, Pastores Dabovobis, s. 27.
[6] Vũ Minh Nghiễm, Sống Sống, (Sài Gòn: La San Ấn Quán, 1971), Tr. 108.
[7] John Paul II, Pastores Dabovobis, s. 16.
[8] Bê-nê-đic-tô XVI, Thông Điệp Deus Caritas Est, s. 4.
[9] Xem Hoàng Đức Oanh - Giám mục Giáo phận Kontum, Thư gửi ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An về vụ Mỹ Yên, bài viết được đăng trên Giaophanvinh.net, 3/10/2013.
[10] Joshep Ratzinger, Đức Tin Ki-tô Giáo Hôm Qua và Hôm Nay, (HCM: Nxb.Tôn Giáo, 2009), tr. 26.
[11] Vaticano II, Sứ Điệp của Công Đồng gửi toàn thể nhân loại nhân dịp bế mạc (8-12-1965), s. 16.
I. Đức tin, một ân ban nhưng không của Thiên Chúa
Đức tin dĩ nhiên là một món quà nhưng không và cần thiết cho chúng ta hưởng ơn cứu độ nhưng không vì thế mà biến chúng ta nên thụ động, chỉ biết “há miệng chờ sung”. Nói cách khác, đức tin còn là một lựa chọn mang tính luân lý, cần một thái độ đón nhận một cách tự do và đáp tiếng xin vâng của chúng ta. Hay nói như lời của Thánh Augusti-nô: “Thiên Chúa dựng nên con người không cần có con người, nhưng để cứu chuộc con người, thì Ngài cần đến sự cộng tác của con người”. Bởi vậy, nếu buông theo sự tự do lệch lạc, con người dễ đánh mất món quà đức tin, và rốt cuộc, đánh mất ơn cứu độ.
II. Những nguy cơ dễ đánh mất đức tin
Có thể nói, giới trẻ ngày nay đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức của thời đại. Đức tin của họ như bị chao đảo bởi một loạt các cơn khủng hoảng trong nhiều lãnh vực như kinh tế, văn hoá, gia đình và luân lý. Nguyên nhân sâu xa của cơn khủng hoảng này là cơn khủng hoảng đức tin. Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI viết: “Chúng ta đang phải đối diện với một cuộc khủng hoảng đức tin sâu xa, một sự mất ý thức tôn giáo là điều tiêu biểu cho một trong những thách thức lớn nhất đối với Giáo Hội ngày nay”.[4] Vậy, căn nguyên của cuộc khủng hoảng này đến từ đâu? Thưa, chính là từ các trào lưu xã hội, vừa tục hoá và đa nguyên mà chúng ta có thể trưng dẫn nơi đây một số nguyên do chính yếu.
1. Chủ nghĩa duy lý: Chủ nghĩa duy lý là một hiện tượng phổ biến trong thế giới hôm nay. Nhân danh một quan niệm giản lược hoá của khoa học, “chủ nghĩa này khép chặt lý trí con người lại, không nhường chỗ cho sự gặp gỡ Mạc khải và không công nhận tính siêu việt của Thiên Chúa”.[5] Nó làm cho lý trí con người ra cục mịch, khiến họ không tìm gặp được suối nguồn hạnh phúc đích thực là Thiên Chúa. Họ cho rằng, tin có Thiên Chúa là nghịch với khoa học và sẵn sàng đánh bật Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời của mình. Khi Nga-sô thành công trong việc phóng vệ tinh Spountnik thứ nhất lên không gian, họ gọi đó là “ngày thứ tám của công cuộc sáng tạo” và thốt ra những lời rất ngạo mạn: “Nếu có Thượng Đế thì các bác học Nga-sô đã giết chết rồi. Kể từ bây giờ nhất định không còn Thượng Đế nữa. Kể từ bây giờ rõ ràng đạo là thuốc phiện”[6]! Chính chủ nghĩa này ảnh hưởng rất lớn đến các bạn giới trẻ, khiến họ mất dần cảm thức về đạo, mất niềm tin vào Chúa.
2. Chủ nghĩa vô thần thực hành và hiện sinh (practical and existential atheism): Chủ nghĩa này ăn khớp với một nhãn giới trần tục hoá về đời sống và về vận mệnh của con người. Một con người “chỉ có biết quan tâm đến chính mình, một con người chẳng những biến mình thành tiêu điểm hâm mộ mà còn dám tự xưng mình là nguyên lý và là căn cơ của mọi thực tại”.[7] Họ phủ nhận Thiên Chúa bởi vì nhìn nhận có Thiên Chúa là một trở ngại cho tự do của con người; nhìn nhận có Thiên Chúa tất nhiên phải chấp nhận những tôn chỉ luân thường của tôn giáo. Thái độ này thật ra là sợ Thiên Chúa hơn là phủ nhận có Thiên Chúa.
3. Quan niệm lệch lạc về tình yêu: Ngày nay, thuật ngữ về tình yêu đã bị lạm dụng rất nhiều, có khi đã bị giản lược thành một thương hiệu, một “mặt hàng tiêu thụ” mà ta gọi là thương mại hoá tình yêu. Trong ba từ Hy Lạp nói về tình yêu là eros (nhục dục), philia (tình bằng hữu) và agape (tình bác ái) thì dường như con người ngày nay chỉ nghiêng chiều về eros, “xem nó chủ yếu như một trạng thái say đắm, một tình trạng lý trí bị đè bẹp bởi một thứ “điên dại thần bí” lôi kéo con người khỏi cuộc sống hạn hẹp phàm nhân của mình”.[8] Thậm chí ta còn thấy thái độ này trong các giáo phái tôn thờ khả năng sinh sản, chẳng hạn như tục mại dâm “linh thiêng” nở rộ trong đền thờ. Eros vì thế, được thờ như một quyền năng thiêng liêng, đồng hàng với Thiên Chúa. Họ đánh mất tình bác ái, điều được chú trọng trong giáo lý Ki-tô giáo - tình yêu tự hiến. Có thể nói, xu hướng này đã làm băng hoại đạo đức của một phần đông giới trẻ và thay vì họ là “tương lai của giáo hội và xã hội” thì có nguy cơ sẽ là những áng mây u ám cho tương lại của nhân loại. Và khi tìm hiểu nguyên do của khuynh hướng nói trên thì nhiều nhà nghiên cứu đã kết luận là do sự kinh nghiệm lệch lạc về tự do, coi tự do như sự đồng tình mù quáng với những mãnh lực của bản năng và với ý muốn thống trị của mỗi người. Bởi vậy, ta thấy trong xã hội nhan nhãn những tệ nạn như mại dâm, hiếp dâm, ngoại tình và đồng tính luyến ái. Cái trinh tiết của người phụ nữ vốn được xem là cái đáng giá “ngàn vàng” thì trở thành món hàng để đổi chác, chung chạ. Việc “góp gạo thổi cơm chung” trở thành như một “mốt tình yêu” thời thượng. Đó đây xuất hiện những nhà chứa, ổ chứa mại dâm để làm thoả mãn thú tính cho khách làng chơi…
4. Một xã hội tiêu dùng (consumer society): Yếu tố này làm mê hoặc những người trẻ một cách dữ dội, biến họ thành những nạn nhân và tù nhân của một lối sống vốn giải thích cuộc sống hiện hữu của con người mang tính chất duy cá nhân, duy vật và khoái lạc. Quan niệm sống thoải mái được xem như lý tưởng độc nhất của cuộc đời, một lối sống thoải mái phải đạt được với bất cứ điều kiện nào và với bất cứ giá nào. Người ta đề cao những gì “mình có” hơn là những gì “mình là”. Đồng tiền như trở thành phép thử, đến nỗi người ta có thể nói rằng: chỉ cần “nhúng người ấy vào dung dịch đồng tiền” thì tôi sẽ biết người đó là ai. Nhiều người Công giáo trẻ cũng bị cuốn vào ma lực của nó nên đã đánh mất đức tin, xa rời Giáo hội. Một lối sống như thế thì chỉ đi vào ngõ cụt vì như thánh Phaolo Tông Đồ đã nói: “Chung cục là họ sẽ phải hư vong. Chúa họ thờ là cái bụng” (Pl 3, 14).
5. Gian ác và giả dối lên ngôi: Một thách thức lớn cho giới trẻ hôm nay mà chúng ta không thể không nhắc tới đó là sự lên ngôi của sự gian ác và giả dối. Đạo đức suy thoái, lương tâm và nhân phẩm bị xúc phạm. Những câu thơ sau đây như trở nên lời cửa miệng khi phản ánh thực trạng nhiễu nhương của xã hội:
“Nhân phẩm ngày nay giảm giá rồi
Chỉ còn thực phẩm tăng giá thôi
Lương tâm bán rẻ hơn lương tháng
Chân lý chân giò cũng thế thôi”.
Ngoài ra, chúng ta còn thấy những thống kê gây sững sốt về tình trạng nói dối trong xã hội này. Giáo sư Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hoá học lý luận và ứng dụng – ĐHQG T.p HCM – sáng 24/9/2013, tại Hội thảo “Thực trạng văn hoá học đường và nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học” do sở GD – ĐT tỉnh Lâm Đồng tổ chức ở T.p Đà Lạt, đã cho biết: “Theo khảo sát xã hội học mới đây, thì tỉ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp 1 là 22%, cấp 2 là 50%, cấp 3 là 64% và sinh viên là 80%”[9].
6. Bệnh vô cảm và bạc nhược cầu an: Thế giới nói chung và xã hội Việt nam nói riêng mỗi ngày đang xảy ra những chuyện đau lòng như: lừa đảo, công an đánh chết người, bác sĩ đối xử tàn nhẫn với bệnh nhân, lạm dụng tình dục trẻ em v.v … Con người dường như vô cảm trước những thảm cảnh đó, não trạng “sống chết mặc bay” như trở thành căn bệnh “ung thư tâm hồn” và vô phương cứu chữa. Những câu truyền tụng đẹp đẽ trong dân gian như: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn” hay “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”… dường như chỉ nằm trong giáo trình, trên bục giảng, hay trên cái đầu của con người chứ chưa thực sự đi vào con tim, vào phong hoá của dân tộc…! Bệnh vô cảm rõ ràng là một “môi trường độc hại” mà các bạn trẻ phải “hít thở” và nếu không thận trọng, họ có thể bị trúng độc và trở nên bệnh hoạn.
7. Bệnh thành tích: Căn bệnh cuối cùng cần nhắc đến là bệnh thành tích. Người người đua nhau chạy điểm chạy chức, “mua tước, mua quan”. Có người đã đề cập đến hiện trạng này bằng một câu nói dí dỏm: “ngày xưa, khi đang đánh Mỹ thì ra ngõ gặp anh hùng, ngày nay, sắp đến giai đoạn ra ngõ đụng phải tiến sĩ”. Có lẽ, ít có ở đâu trên thế giới lại có số lượng tiến sĩ đông như ở Việt Nam. Theo một bài báo trên trang Vietnamnet, đăng ngày 06/03/2014, Việt Nam có 24.000 tiến sĩ. Phần đông trong số họ không có công trình nghiên cứu, chỉ là hữu danh vô thực, “ngồi chơi xơi nước”. Thật đáng hổ thẹn!
Những trào lưu, lối sống và các hình thức chủ nghĩa trên đây đều là những mối nguy cơ bóp nghẹt hạt giống đức tin trong tâm hồn người Ki-tô hữu trẻ hôm nay. Vậy, phải làm gì để bảo vệ đức tin người Ki-tô hữu? Đâu là con đường đích thực để họ đi trên hành trình đi tìm chân lý? Thưa, đó chính là “Con Đường Giê-su”.
III. Đức Giê-su - sự lựa chọn đúng đắn nhất cho người trẻ hôm nay
1. Sống mối tương quan cá vị với Đức Giê-Su Ki-Tô
Giữa muôn sự chọn lựa trong cuộc sống; giữa bao tiếng mời mọc, quyến rũ của ma quỷ, thế gian và xác thịt, người trẻ cần chọn cho mình một con đường đúng đắn đó là con đường Giêsu. Chính Đức Giêsu đã nói: “Chính Thầy là Đường, là Chân Lý và là Sự Sống” (Ga 14, 6). Đường, Chân Lý và Sự Sống là ba ý niệm căn bản nhất mà người Do Thái qua bao thế hệ dày công tìm kiếm. Với Đức Giêsu, ba ý niệm này được biểu hiện cách trọn vẹn nhất, bởi vì Đức Giêsu không những chỉ cho người khác đường về với Thiên Chúa, mà Ngài là Đường; Đức Giêsu không những chỉ cho người khác về chân lý, mà còn là chân lý; Đức Giêsu không những chỉ cho người khác về Sự Sống, mà Ngài còn là Sự Sống. Ở đây, chúng ta cần quan tâm đến ý niệm “Đường”. Chỉ có Chúa Giêsu là con đường đích thực cho chúng ta bước theo để đạt được hạnh phúc tối hậu. Các nhà sáng lập và lãnh đạo tôn giáo từ cổ chí kim chưa ai nhận mình là đường. Đức Phật, người sáng lập Phật Giáo, nhận mình là kẻ chỉ đường, là ngón tay chỉ về mặt trăng, chứ không phải là mặt trăng. Bởi thế, các tín đồ Phật giáo, những “kẻ đạt đạo có thể quên đi Đức phật (phùng Phật sát Phật!)”.[10] Những người lãnh đạo Do Thái từ Abraham, Môsê, Đavid, đến các tiên tri, hay những triết gia, thần học gia lỗi lạc như Socrate, Toma Aquino… không ai tự xưng mình là đường. Nhưng Đức Giêsu thì lại khác, điều quan trọng là chính Ngài, chính con người của Ngài. Chính Ngài là đường, đến nỗi không một con đường nào khác lại có thể biệt lập với Ngài hay không liên hệ với Ngài: “không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). Như vậy, đức tin của người công giáo không phải là đi theo một ý thức hệ, một lý tưởng nhưng là theo một Con Người, một Đấng có sức cứu độ nhân loại là Đức Giê-su Ki-tô. Vậy, theo Chúa Giê-su ta phải làm gì? Thưa, đó là vâng phục thánh ý của Người.
2. Vâng phục – một sự đáp trả đúng đắn của đức tin
Đức tin cần được thể hiện bằng một thái độ đáp trả đó chính là sự vâng phục. Con đường để đạt tới hạnh phúc ở đây chính là sống theo Tám Mối Phúc Thật, tuân theo Mười Điều Răn, nhất là giới răn mến Chúa và yêu người. Apraham là một điển hình cho sự tin tưởng và phó thác vào Chúa. Ông đã lắng nghe trong niềm phó thác và lên đường mà không chút do dự. Hành trang quý giá nhất mà ông mang theo đó là đức tin vào Thiên Chúa. Và ông dấn thân để cảm biết về Đấng Khôn Ngoan. Vì ông hoàn toàn xác tín rằng: “điều gì Thiên Chúa đã hứa thì Người cũng có đủ quyền năng thực hiện” (Rm 4: 20, 21). Cùng với đức tin, ông hoàn toàn vâng phục và đáp lại lời mời gọi của Chúa. Nhờ đó, ông càng hiểu sâu hơn về Chúa và được Chúa ban muôn ân huệ cho ông và dòng dõi ông. Một tấm gương sáng chói khác được đề cập đến trong Tân Ước chính là Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Mẹ đã luôn tin tưởng phó thác đời mình cho Chúa, sẵn sàng đáp tiếng “xin vâng” như lời thiên thần truyền và Mẹ đã được thụ thai và sinh hạ Con Một Chúa. Trong một đám cưới tại Ca-na, trong lúc nhà đám thiếu rượu, Mẹ đặt tin tưởng vào Chúa Giê-su, Con của Mẹ và bảo đám gia nhân “Người bảo gì thì cứ làm theo” (X. Ga 2, 5). Họ làm như Mẹ dạy và quả nhiên Chúa Giê-su đã hoá sáu chum nước lã thành sáu chum rượu ngon. Các bạn trẻ cũng vậy, hãy làm theo những lời Chúa Giê-su dạy. Các bạn sẽ có “những chum rượu” ngon, đó là sự bình an đích thực trong tâm hồn, điều mà thế gian không thể ban tặng.
3. Lời Chúa và Thánh thể – của ăn bồi dưỡng đức tin
Phương thế tốt nhất để biết Đức Giê-su, để kết hợp với Ngài là hãy đến tham dự hai bàn tiệc thánh: bàn Tiệc Lời Chúa và bàn Tiệc Thánh Thể. Với bàn tiệc Lời Chúa, chúng ta biết được thánh ý của Ngài để đưa vào cuộc sống. Trong những lúc khó khăn, giữa đêm tối đức tin, hãy để Lời Chúa nên ánh sáng đưa đường dẫn lối cho ta. Vậy, trong gói hành trang của bạn trẻ công giáo, cuốn Kinh Thánh cần thiết biết bao! Bàn tiệc thứ hai đó là Bí tích Thánh Thể, là trung tâm và chóp đỉnh của đời sống Ki-tô hữu. Dù bận bịu tới đâu, người trẻ cần phải tranh thủ tham dự Thánh lễ và rước lễ, nhờ đó, họ kín múc được nguồn thánh sủng của Chúa, làm của nuôi linh hồn. Nếu xa rời hai bàn tiệc này, đức tin của các bạn trẻ không chóng thì chầy sẽ bị suy nhược và có nguy cơ làm mồi cho những “thần minh” thế gian và đi vào ngõ cụt cuộc đời.
KẾT LUẬN
Trên đây là những luận chứng cho thấy những thách đố trong đời sống đức tin của người Ki-tô hữu trẻ trong xã hội hôm nay. Đồng thời, bài viết cũng chỉ cho họ một con đường chắc chắn để tiến bước đó là con đường Giê-su. Chính Ngài là lối dẫn đưa tới nguồn hạnh phúc bất diệt. Điều quan trọng ở các bạn trẻ là biết thưa tiếng “xin vâng” để sống theo những lời mời gọi của Ngài. Cuối cùng, lời sau đây của Công Đồng Vaticano II như là kim chỉ nam cho con người nói chung và cách riêng là các bạn trẻ trên hành trình cuộc sống: “Xin hãy tín nhiệm đức tin, vốn là người bạn thân của trí tuệ! Xin hãy để ánh sáng đức tin soi sáng quý vị ngõ hầu nắm được chân lý, toàn thể chân lý”.[11]
Jos. Đồng Đăng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Joshep Ratzinger. Đức Tin Ki-tô Hôm Qua và Hôm Nay. HCM: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2009.
Từ Điển Công Giáo 500 mục từ. HCM: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2011.
L.m Phao-lô Bùi Đình Cao. Giáo Trình Thần Học Luân Lý Căn Bản. Đại Chủng Viện Vinh Thanh, 2014.
John Paul II. Pastores Dabovobis.
Vũ Minh Nghiễm. Sống Sống. Sài Gòn: La San Ấn Quán, 1971.
Bê-nê-đic-tô XVI. Thông Điệp Deus Caritas Est.
Công đồng Vaticano II
CHÚ THÍCH
[1] Joshep Ratzinger, Đức Tin Ki-tô Hôm Qua và Hôm Nay, (HCM: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2009), tr. 41.
[2] Từ Điển Công Giáo 500 mục từ, (HCM: Nxb. Tôn Giáo, 2011), tr. 120.
[3] L.m Phao-lô Bùi Đình Cao, Giáo Trình Thần Học Luân Lý Căn Bản, Đại Chủng Viện Vinh Thanh, 2014, tr. 250.
[4] Phát biểu tại Assisi nhân ngày cầu nguyện cho hòa bình, 27-10-2011.
[5] John Paul II, Pastores Dabovobis, s. 27.
[6] Vũ Minh Nghiễm, Sống Sống, (Sài Gòn: La San Ấn Quán, 1971), Tr. 108.
[7] John Paul II, Pastores Dabovobis, s. 16.
[8] Bê-nê-đic-tô XVI, Thông Điệp Deus Caritas Est, s. 4.
[9] Xem Hoàng Đức Oanh - Giám mục Giáo phận Kontum, Thư gửi ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An về vụ Mỹ Yên, bài viết được đăng trên Giaophanvinh.net, 3/10/2013.
[10] Joshep Ratzinger, Đức Tin Ki-tô Giáo Hôm Qua và Hôm Nay, (HCM: Nxb.Tôn Giáo, 2009), tr. 26.
[11] Vaticano II, Sứ Điệp của Công Đồng gửi toàn thể nhân loại nhân dịp bế mạc (8-12-1965), s. 16.