Các dân tộc thiểu số sống ở miền Trung. Có tinh thần Công Giáo, các người dân tộc ở đây làm cho Giáo hội địa phương hội nhập sâu đậm theo văn hóa của người dân tộc để phục vu những người nghèo nhất, theo đường hướng của Hội Thừa Sai Paris.
Kon Tum, Pleiku, Đắk Tô… Nếu ai còn nhớ chiến tranh Việt Nam thì đây là các tỉnh người Mỹ gọi là vùng tam biên giới Việt, Miên, Lào, đồng nghĩa với đổ máu và chiến tranh kinh hoàng. Vào thời đó, vùng Cao Nguyên, vùng núi “hiền hòa” Trung Việt bị dội bom, bị bom napalm tàn phá, chứng kiến các trận chiến xáp lá cà tàn khốc giữa bộ đội cộng sản và lính Mỹ. Ngày nay, sau khi nước Việt Nam thống nhất năm 1975 và dưới chế độ cộng sản, hơn một nữa dân số không biết chiến tranh Pháp, không biết chiến tranh Mỹ, không biết vụ thống nhất đất nước đau đớn và giáo phận Kon Tum đơn thuần chỉ là một giáo phận miền quê và nghèo nàn. Kon Tum, và tỉnh Pleiku rộng hơn là nơi có nhiều dân tộc thiểu số người vùng núi. Về mặt lịch sử, thì luôn có các vấn đề khó khăn của người dân tộc và người “Kinh” khi họ ở chung với nhau. Người dân tộc nghèo hơn, ít học hơn, xuất thân từ các gia đình đông con, có truyền thống thờ vật linh, bây giờ các dân tộc này theo đạo Công Giáo rất nhiều.
Kon Tum có 1,83 triệu dân và gần 18 % dân số là người Công Giáo. Khoảng 320 000 tín hữu trong đó có 230 000 là người dân tộc, họ ở rải rác trong 800 làng gồm bốn sắc tộc khác nhau và giữa 100 000 người “Kinh”. Có đến hàng chục thổ ngữ trong các vùng núi này. Trong bầu khí êm đềm nhẹ nhàng, xa các đô thị náo nhiệt như Hà Nội, Sàigòn, các người dân tộc Bà-na, Gia-rai, Xê-đăng và các dân tộc khác trồng trà, cà phê, tiêu, khoai mì trên sườn đồi và người dân ở đây cũng trồng được cây cao su. Một vài ruộng lúa ở sâu trong thung lũng với các cổ máy cày… cổ lỗ sĩ. Ở đây cũng như các nơi khác, ruộng đất bị nhiễm làm cho đời sống ở vùng này không được cân bằng. Đàn ông miền núi da ngâm đen, người lực lưỡng, họ là những người đi săn, người trồng trọt sống trong vùng đất của mình, họ thoải mái với rừng sâu và sống trong bí ẩn của họ. Gùi trên lưng, họ di chuyển hàng loạt trên chiếc xe máy nhỏ có khi chở ba hay bốn người trên xe. Có vẻ như có một số người cách đây 50 năm đã từng đi trên đường mòn Hồ Chí Minh, đường mòn quen thuộc ở vùng biên giới Việt, Miên, Lào hồi đó. Mỗi sắc dân thiểu số mặc y phục truyền thống của mình, ít nhất là trong các ngày lễ với các bộ đồ dệt rất đẹp, luôn hài hòa và có màu sắc khác nhau. Các tín hữu Công Giáo chia đều trong 116 giáo xứ với 163 linh mục (80 linh mục địa phận trong số này có 6 linh mục dân tộc và 73 linh mục dòng), tất cả cùng làm việc với 90 nam tu sĩ và 533 nữ tu sĩ.
Một thiên đàng phủ đầy vết sẹo
Thẳng thắn và nói tiếng Pháp, một khả năng trở thành hiếm ở Việt Nam thời buổi này, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Đông, tổng đại diện giáo phận Kon Tum đã ngoài bảy mươi, người vui vẻ, từ 40 năm nay không mệt mỏi đi cùng khắp giáo phận, đến tận những nơi hẻo lánh nhất. Cha nói đùa nhưng như một cách xác nhận: “Ở đây người miền núi vâng lời các linh mục chứ không vâng lời các cán bộ cộng sản”. Với ánh mắt tinh nghịch, ngài nói thêm: “Các người miền núi thích linh mục Pháp hơn linh mục Việt vì linh mục Việt còn chia sẻ với gia đình của họ!” Ngày nay tất cả các giáo xứ ở đây đắm mình trong một khung cảnh nên thơ, nhưng tất cả đều có một quá khứ đau buồn. Họ còn nhớ linh mục truyền giáo nước Pháp Théophile Bonnet (1926-1961) đã bị giết khi đi dâng thánh lễ ở Kon Kơla. Ở kia là kỷ niệm của cha Giuse Minh bị du kích Việt cộng giết ở chân cầu. Ngoài ra các nhà thờ còn bị dội bom vì bị tình nghi chứa chấp du kích cộng sản. Và còn có giáo lý viên bị bắt cầm tù nhiều năm. Ở Pleiku, một nhà thờ lớn ở trung tâm thành phố bị biến thành công viên Luna Park. Ở Kon Tum, trường của các giáo lý viên ở sát chung với nhà thờ chính tòa bị cưỡng chiếm thành trường công. Đâu đâu, Giáo hội cũng chật vật mới có giấy phép để mở bệnh xá và trường học, các cơ sở cần thiết trong bối cảnh đời sống nghèo nàn vùng ngoại vi. Dù vậy, không quản ngại khó khăn, hàng chục nữ tu đón nhận các bà mẹ đơn thân, mồ côi, các em bé còn rất nhỏ trong các gia đình đông con…
Từ hậu bán thế kỷ 20, thiên đàng nhỏ bé bình yên này phủ đầy vết sẹo. Dù vậy cuộc sống ở đây vẫn yên bình và thầm lặng. Mỗi làng tụ chung quanh ngôi nhà chung lớn với mái nhà bằng tranh rất đặc biệt: cao và nhọn. Chính đây là nơi tập thể quyết định tất cả mọi chuyện. Rất nhiều nhà thờ ẩn mình trên sườn đồi mang nét đặc trưng này, với các cộ cờ dựng ở cửa ra vào tượng trưng cho giao tiếp với thần linh.
Như thế đạo thờ vật linh đa thần từ rừng sâu có thể hoàn tựu nơi kitô giáo đơn thần. Và ở Đông Nam Á (Việt, Miên, Lào, Thái) có một hằng số: đi từ các minh triết phương Đông, len lỏi một cách có hệ thống vào đạo đơn thần, và chính trong đạo thờ vật linh ở vùng ngoại vi này mà kitô giáo mới có thể bám rễ. Nữ tín hữu người Kinh tận hiến thuộc Dòng Nước Hằng Sống, bà Cêcilia, giải thích: “Trước khi được phúc âm hóa, người miền thượng đã tin vào các thần của họ”.
Trong các giáo xứ sắc tộc, một trong các điểm chung rất hiếm với phần còn lại của đất nước là ở mỗi nhà xứ đều chưng hình thể hiện tình phụ tử với các giám mục và các nhà truyền giáo Pháp, những người xây dựng như Giám mục Martial Jannin (1867-1940), Giám mục Jean Liévin Sion (1890-1951), Giám mục Paul-Léon Seitz (1906-1984) và các linh mục như linh mục Charles Gorissen (1916-2013)ở Ninh Đức, linh mục Paul Crétin (1892-1978) ở Dak Cho, Paul Beysselance (1921-2015) ở ĐătMot và Claude Corompt (1881-1969) ở Phú Thọ cho đến các các cha tổng đại diện gần đây, tất cả đều là người Việt từ ba thế hệ nay. Ở đây cũng như ở các nơi khác trên đất nước Việt Nam, Giáo hội là gia đình và tín hữu không bao giờ quên nguồn gốc của mình, với một lòng trung tín và chân chính.
Tuy vậy ngay từ đầu ở đây đã có hội nhập văn hóa từ kiến trúc đến ngôn ngữ. Ở Kon Tum, nhà thờ chính tòa bằng gỗ được xây năm 1913 theo kiểu nhà sàn trên cột của sắc dân Bà-na, cũng giống như tiểu chủng viện cách đó hai bước. Tự hào về di sản của mình, các du khách Việt Nam đến đây chụp hình… Thánh lễ hàng ngày trong làng lúc nào cũng đông người và được cử hành bằng ngôn ngữ của người thiểu số. Thánh Kinh và Phúc Âm đã được dịch từ lâu. Khi vào xem lễ giáo dân để giày dép bên ngoài và không có băng ghế ngồi, họ ngồi xổm. Ở đây cũng như ở các nơi khác, đàn ông, đàn bà ngồi riêng nhau và bài hát thì cất cao và ngân dài theo nhịp điệu đàn trưng truyền thống.
“Tất cả đều là hồng ân”
Trong khung cảnh này có ba sáng kiến rất lạ mắt với người phương Tây chứng minh cho sức sống của Giáo hội địa phương. Ở Đắk Giấc, chỉ mới cách đây hai năm, linh mục Đa Minh Trần Văn Vũ đã xây dựng ở rìa thị trấn một nhà thờ đáng kể, về diện tích cũng như về trang hoàng, nhà thờ có thể chứ đến 8 000 người và có bốn hang đá Đức Mẹ Lộ Đức và một đàng thánh giá khổng lồ. Hang đá Đức Mẹ Lộ Đức thì gần như ‘bắt buộc phải có’ ở các giáo xứ Việt Nam. Chung quanh là các giáo xứ nghèo, dù tòa nhà có các nét đặc biệt của các sắc dân địa phương nhưng trông có vẻ lạc điệu với nét huy hoàng của nó. Dù sao đó là niềm tự hào của giáo dân. Ở đây cũng như ở các nơi khác, chúng ta chỉ cần nhớ lại các nhà thờ chính tòa thời Trung cổ của tây phương, các nhà thờ này đã được xây trong các điều kiện thiếu thốn vật chất vô cùng. Với Chúa thì không có gì là… quá đẹp! Khi hỏi cha xoay xở tài chánh ở đâu để xây nhà thờ, linh mục Vũ cười trả lời: “Tất cả đều là hồng ân!” Trong Giáo hội cũng như trong cả xã hội Việt Nam, sự tương trợ về tài chánh và bảo trợ rất tích cực, cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Tiền mặt luân lưu dễ dàng giữa các linh mục và giáo dân. Và đừng quên 200 giáo dân Đắk Giấc làm việc thiện nguyện cho giáo xứ.
Ở độ cao trên một ngàn mét thì khí hậu mát lạnh. Để chống lạnh, linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Bartôlômêô Nguyễn Đức Thịnh, quản nhiệm đền thờ Đức Mẹ Măng Đen sửa lại một xe buýt cũ để làm nhà xứ. Vì linh mục phải lo cho hàng chục ngàn giáo dân hành hương. Mới chỉ cách đây 20 năm, khi làm xa lộ, người ta khám phá tượng Đức Mẹ bị cụt tay. Và nhanh chóng, các người dân tộc ở đây cầu nguyện với Đức Mẹ và đã nhận được nhiều ơn. Và cả người không Công Giáo, với sự đồng ý của chính quyền địa phương đã lũ lượt đến cầu nguyện với Đức Mẹ. Giáo hội mua được miếng đất 6 hêc-ta và linh mục Thịnh đóng đô ở đây. Cách túp lều của linh mục hai mươi mét là ngôi nhà thờ đồ sộ và sẽ được thánh hiến trong vài tháng sắp tới. Chúng ta có thể hy vọng đây là một Lộ Đức tương lai của người Việt. Dĩ nhiên chính quyền địa phương hỗ trợ vì lợi ích kinh tế địa phương là chuyện không chối cãi được.
Công việc của Linh mục Đông kết nối với nhiều giáo phận trong việc tôn trọng sự sống. Ở một nước mà một cách nào đó người chết sống giữa người sống, khi người dân thờ ông bà trên bàn thờ, khi họ nhớ các ngày giỗ để cúng kỵ thì các nhóm này đã chôn cất các bào thai khi bị phá. Chẳng hạn như sáng nay có 200 người họp lại ở nghĩa trang Chu Hieng cách Pleiku 10 cây số để chôn 22 bình hài cốt giữa hàng chục ngàn ngôi mộ nhỏ có đánh đấu bằng cây thánh giá. Nhà cầm quyền tặng đất. Họ không phải là những người chiến đấu bảo vệ sự sống, các tín hữu này đơn thuần làm hành vi này như việc làm giữa con người với nhau. Như thế chỉ hai thế hệ sau khi các nhà truyền giáo rời đây, dần dần đạo Công Giáo có một khuôn mặt mới vừa giữ di sản của mình vừa tạo cho họ một con đường riêng.
(Nguồn: Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch, missionsetrangeres.com, Frédéric Mounier, 2018-11-17)
Kon Tum có 1,83 triệu dân và gần 18 % dân số là người Công Giáo. Khoảng 320 000 tín hữu trong đó có 230 000 là người dân tộc, họ ở rải rác trong 800 làng gồm bốn sắc tộc khác nhau và giữa 100 000 người “Kinh”. Có đến hàng chục thổ ngữ trong các vùng núi này. Trong bầu khí êm đềm nhẹ nhàng, xa các đô thị náo nhiệt như Hà Nội, Sàigòn, các người dân tộc Bà-na, Gia-rai, Xê-đăng và các dân tộc khác trồng trà, cà phê, tiêu, khoai mì trên sườn đồi và người dân ở đây cũng trồng được cây cao su. Một vài ruộng lúa ở sâu trong thung lũng với các cổ máy cày… cổ lỗ sĩ. Ở đây cũng như các nơi khác, ruộng đất bị nhiễm làm cho đời sống ở vùng này không được cân bằng. Đàn ông miền núi da ngâm đen, người lực lưỡng, họ là những người đi săn, người trồng trọt sống trong vùng đất của mình, họ thoải mái với rừng sâu và sống trong bí ẩn của họ. Gùi trên lưng, họ di chuyển hàng loạt trên chiếc xe máy nhỏ có khi chở ba hay bốn người trên xe. Có vẻ như có một số người cách đây 50 năm đã từng đi trên đường mòn Hồ Chí Minh, đường mòn quen thuộc ở vùng biên giới Việt, Miên, Lào hồi đó. Mỗi sắc dân thiểu số mặc y phục truyền thống của mình, ít nhất là trong các ngày lễ với các bộ đồ dệt rất đẹp, luôn hài hòa và có màu sắc khác nhau. Các tín hữu Công Giáo chia đều trong 116 giáo xứ với 163 linh mục (80 linh mục địa phận trong số này có 6 linh mục dân tộc và 73 linh mục dòng), tất cả cùng làm việc với 90 nam tu sĩ và 533 nữ tu sĩ.
Một thiên đàng phủ đầy vết sẹo
Thẳng thắn và nói tiếng Pháp, một khả năng trở thành hiếm ở Việt Nam thời buổi này, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Đông, tổng đại diện giáo phận Kon Tum đã ngoài bảy mươi, người vui vẻ, từ 40 năm nay không mệt mỏi đi cùng khắp giáo phận, đến tận những nơi hẻo lánh nhất. Cha nói đùa nhưng như một cách xác nhận: “Ở đây người miền núi vâng lời các linh mục chứ không vâng lời các cán bộ cộng sản”. Với ánh mắt tinh nghịch, ngài nói thêm: “Các người miền núi thích linh mục Pháp hơn linh mục Việt vì linh mục Việt còn chia sẻ với gia đình của họ!” Ngày nay tất cả các giáo xứ ở đây đắm mình trong một khung cảnh nên thơ, nhưng tất cả đều có một quá khứ đau buồn. Họ còn nhớ linh mục truyền giáo nước Pháp Théophile Bonnet (1926-1961) đã bị giết khi đi dâng thánh lễ ở Kon Kơla. Ở kia là kỷ niệm của cha Giuse Minh bị du kích Việt cộng giết ở chân cầu. Ngoài ra các nhà thờ còn bị dội bom vì bị tình nghi chứa chấp du kích cộng sản. Và còn có giáo lý viên bị bắt cầm tù nhiều năm. Ở Pleiku, một nhà thờ lớn ở trung tâm thành phố bị biến thành công viên Luna Park. Ở Kon Tum, trường của các giáo lý viên ở sát chung với nhà thờ chính tòa bị cưỡng chiếm thành trường công. Đâu đâu, Giáo hội cũng chật vật mới có giấy phép để mở bệnh xá và trường học, các cơ sở cần thiết trong bối cảnh đời sống nghèo nàn vùng ngoại vi. Dù vậy, không quản ngại khó khăn, hàng chục nữ tu đón nhận các bà mẹ đơn thân, mồ côi, các em bé còn rất nhỏ trong các gia đình đông con…
Từ hậu bán thế kỷ 20, thiên đàng nhỏ bé bình yên này phủ đầy vết sẹo. Dù vậy cuộc sống ở đây vẫn yên bình và thầm lặng. Mỗi làng tụ chung quanh ngôi nhà chung lớn với mái nhà bằng tranh rất đặc biệt: cao và nhọn. Chính đây là nơi tập thể quyết định tất cả mọi chuyện. Rất nhiều nhà thờ ẩn mình trên sườn đồi mang nét đặc trưng này, với các cộ cờ dựng ở cửa ra vào tượng trưng cho giao tiếp với thần linh.
Như thế đạo thờ vật linh đa thần từ rừng sâu có thể hoàn tựu nơi kitô giáo đơn thần. Và ở Đông Nam Á (Việt, Miên, Lào, Thái) có một hằng số: đi từ các minh triết phương Đông, len lỏi một cách có hệ thống vào đạo đơn thần, và chính trong đạo thờ vật linh ở vùng ngoại vi này mà kitô giáo mới có thể bám rễ. Nữ tín hữu người Kinh tận hiến thuộc Dòng Nước Hằng Sống, bà Cêcilia, giải thích: “Trước khi được phúc âm hóa, người miền thượng đã tin vào các thần của họ”.
Trong các giáo xứ sắc tộc, một trong các điểm chung rất hiếm với phần còn lại của đất nước là ở mỗi nhà xứ đều chưng hình thể hiện tình phụ tử với các giám mục và các nhà truyền giáo Pháp, những người xây dựng như Giám mục Martial Jannin (1867-1940), Giám mục Jean Liévin Sion (1890-1951), Giám mục Paul-Léon Seitz (1906-1984) và các linh mục như linh mục Charles Gorissen (1916-2013)ở Ninh Đức, linh mục Paul Crétin (1892-1978) ở Dak Cho, Paul Beysselance (1921-2015) ở ĐătMot và Claude Corompt (1881-1969) ở Phú Thọ cho đến các các cha tổng đại diện gần đây, tất cả đều là người Việt từ ba thế hệ nay. Ở đây cũng như ở các nơi khác trên đất nước Việt Nam, Giáo hội là gia đình và tín hữu không bao giờ quên nguồn gốc của mình, với một lòng trung tín và chân chính.
Tuy vậy ngay từ đầu ở đây đã có hội nhập văn hóa từ kiến trúc đến ngôn ngữ. Ở Kon Tum, nhà thờ chính tòa bằng gỗ được xây năm 1913 theo kiểu nhà sàn trên cột của sắc dân Bà-na, cũng giống như tiểu chủng viện cách đó hai bước. Tự hào về di sản của mình, các du khách Việt Nam đến đây chụp hình… Thánh lễ hàng ngày trong làng lúc nào cũng đông người và được cử hành bằng ngôn ngữ của người thiểu số. Thánh Kinh và Phúc Âm đã được dịch từ lâu. Khi vào xem lễ giáo dân để giày dép bên ngoài và không có băng ghế ngồi, họ ngồi xổm. Ở đây cũng như ở các nơi khác, đàn ông, đàn bà ngồi riêng nhau và bài hát thì cất cao và ngân dài theo nhịp điệu đàn trưng truyền thống.
“Tất cả đều là hồng ân”
Trong khung cảnh này có ba sáng kiến rất lạ mắt với người phương Tây chứng minh cho sức sống của Giáo hội địa phương. Ở Đắk Giấc, chỉ mới cách đây hai năm, linh mục Đa Minh Trần Văn Vũ đã xây dựng ở rìa thị trấn một nhà thờ đáng kể, về diện tích cũng như về trang hoàng, nhà thờ có thể chứ đến 8 000 người và có bốn hang đá Đức Mẹ Lộ Đức và một đàng thánh giá khổng lồ. Hang đá Đức Mẹ Lộ Đức thì gần như ‘bắt buộc phải có’ ở các giáo xứ Việt Nam. Chung quanh là các giáo xứ nghèo, dù tòa nhà có các nét đặc biệt của các sắc dân địa phương nhưng trông có vẻ lạc điệu với nét huy hoàng của nó. Dù sao đó là niềm tự hào của giáo dân. Ở đây cũng như ở các nơi khác, chúng ta chỉ cần nhớ lại các nhà thờ chính tòa thời Trung cổ của tây phương, các nhà thờ này đã được xây trong các điều kiện thiếu thốn vật chất vô cùng. Với Chúa thì không có gì là… quá đẹp! Khi hỏi cha xoay xở tài chánh ở đâu để xây nhà thờ, linh mục Vũ cười trả lời: “Tất cả đều là hồng ân!” Trong Giáo hội cũng như trong cả xã hội Việt Nam, sự tương trợ về tài chánh và bảo trợ rất tích cực, cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Tiền mặt luân lưu dễ dàng giữa các linh mục và giáo dân. Và đừng quên 200 giáo dân Đắk Giấc làm việc thiện nguyện cho giáo xứ.
Ở độ cao trên một ngàn mét thì khí hậu mát lạnh. Để chống lạnh, linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Bartôlômêô Nguyễn Đức Thịnh, quản nhiệm đền thờ Đức Mẹ Măng Đen sửa lại một xe buýt cũ để làm nhà xứ. Vì linh mục phải lo cho hàng chục ngàn giáo dân hành hương. Mới chỉ cách đây 20 năm, khi làm xa lộ, người ta khám phá tượng Đức Mẹ bị cụt tay. Và nhanh chóng, các người dân tộc ở đây cầu nguyện với Đức Mẹ và đã nhận được nhiều ơn. Và cả người không Công Giáo, với sự đồng ý của chính quyền địa phương đã lũ lượt đến cầu nguyện với Đức Mẹ. Giáo hội mua được miếng đất 6 hêc-ta và linh mục Thịnh đóng đô ở đây. Cách túp lều của linh mục hai mươi mét là ngôi nhà thờ đồ sộ và sẽ được thánh hiến trong vài tháng sắp tới. Chúng ta có thể hy vọng đây là một Lộ Đức tương lai của người Việt. Dĩ nhiên chính quyền địa phương hỗ trợ vì lợi ích kinh tế địa phương là chuyện không chối cãi được.
Công việc của Linh mục Đông kết nối với nhiều giáo phận trong việc tôn trọng sự sống. Ở một nước mà một cách nào đó người chết sống giữa người sống, khi người dân thờ ông bà trên bàn thờ, khi họ nhớ các ngày giỗ để cúng kỵ thì các nhóm này đã chôn cất các bào thai khi bị phá. Chẳng hạn như sáng nay có 200 người họp lại ở nghĩa trang Chu Hieng cách Pleiku 10 cây số để chôn 22 bình hài cốt giữa hàng chục ngàn ngôi mộ nhỏ có đánh đấu bằng cây thánh giá. Nhà cầm quyền tặng đất. Họ không phải là những người chiến đấu bảo vệ sự sống, các tín hữu này đơn thuần làm hành vi này như việc làm giữa con người với nhau. Như thế chỉ hai thế hệ sau khi các nhà truyền giáo rời đây, dần dần đạo Công Giáo có một khuôn mặt mới vừa giữ di sản của mình vừa tạo cho họ một con đường riêng.
(Nguồn: Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch, missionsetrangeres.com, Frédéric Mounier, 2018-11-17)