ĐTC Phanxicô nhắc nhở các nhà chính trị Miến Điện “nghĩa vụ tiên quyết hiện nay là hàn gắn các vết thương giữa các dân tộc thiểu số”
Theo tin từ Thủ đô Nay Pyi Daw (Agenzia Fides) - Người dân Myanmar "đã và đang phải chịu đựng nhiều thương đau do các cuộc xung đột chủng tộc và các hành động hận thù truyền kiếp tạo nên những chia rẽ sâu sắc". "Việc chữa lành những vết thương này phải là ưu tiên chính trị số một và tối thượng" trong giai đoạn lịch sử hiện nay. Trong «quá trình xây dựng hòa bình và hòa giải dân tộc” này chỉ có thể tiến triển và đạt được thành quả qua những cam kết công bằng và tôn trọng nhân quyền». Đây là hy vọng xây dựng, sẻ chia, cam kết vì công ích mà Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh và nhắn gửi đến các tổ chức và toàn thể dân chúng Myanmar trong cuộc nói chuyện công khai đầu tiên của chuyến công du của Ngài tại Miến Điện, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, ở thủ đô mới Nay Pyi Taw, trước các cơ quan chính phủ, các đại diện xã hội dân sự và các thành viên ngoại giao đoàn.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ lòng biết ơn trước «những cố gắng của chính phủ» trước những thách đố của hòa bình và hòa giải. Tuy không nhắc đến những dữ kiện đau buồn của người thiểu số Hồi giáo Rohingya, nhưng Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng quá trình bình định quốc gia «chỉ có thể đạt được qua những cam kết công bằng và tôn trọng nhân quyền», qua việc hội nhập chân chính «dựa trên sự tôn trọng đối với nhân phẩm và quyền hành của mỗi người dân trong xã hội, tôn trọng từng chủng tộc và bản sắc của họ.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại mục đích đầu tiên của chuyến công du Myanmar của Ngài là "cùng cầu nguyện với một cộng đoàn Công Giáo rất nhỏ bé nhưng đầy nhiệt huyết, khích lệ họ nỗ lực đóng góp vào lợi ích chung của dân tộc". Đối với các mục tử và tín hữu của trong Giáo Hội Công Giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô đề nghị hãy kiên trì "tin tưởng vào niềm tin và tiếp tục diễn đạt sứ điệp hòa giải và huynh đệ của mình qua các việc bác ái, nhân đạo hầu mang lại lợi ích cho toàn xã hội".
Người Kế vị Thánh Phêrô cũng nêu ra việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức gần đây giữa Chính phủ Miến Điện và Tòa Thánh. "Tôi mong muốn sự kiện này như là một dấu hiệu cho thấy sự cam kết của quốc gia này trong việc theo đuổi đối thoại và hợp tác xây dựng trong cộng đồng quốc tế lớn rộng hơn, trong lúc đang nỗ lực đổi mới cơ cấu xã hội dân sự của chính mình".
Với chính quyền Miến Điện, ĐTC nói về Tổ chức Liên Hiệp Quốc và Tuyên ngôn Thế giới về Nhân Quyền con người như là "cơ sở cho mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc thúc đẩy công lý, hòa bình và phát triển con người trên thế giới hầu giải quyết những xung đột thông qua việc đối thoại, chứ không xử dụng vũ lực».
Trong tiến trình hòa giải tại quê hương này, ĐTC nhấn mạnh rằng các tôn giáo "có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa lành những thương qua những yêu thương tinh thần và vật chất dành cho những người đã chịu đựng quá nhiều hệ lụy của những năm tháng xung đột vừa qua”. Các cộng đoàn tôn giáo khác nhau có thể giúp hóa giải những xung đột, kiến tạo các nhịp cầu đối thoại, tìm kiếm công lý và giống lên tiếng kêu oan cho tất cả những ai đang hứng chịu các hậu quả của hận thù chia rẽ này! Đó là lý do tại sao - Đức Giáo Hoàng thừa nhận - "đây là một dấu hiệu hy vọng vì các nhà lãnh đạo, các truyền thống tôn giáo khác nhau ở đất nước này đang nỗ lực làm việc cùng nhau, trong tinh thần hòa giải hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau, vì hòa bình, giúp đỡ người nghèo, cổ súy các giá trị tôn giáo và con người đích thực».
Nhìn vào tương lai, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng hy vọng của đất nước nên được chuyển giao cho những người trẻ tuổi, họ «là một món quà phải được trân quí và khích lệ, đầu tư hầu phục hưng lại những giá trị phong phú, nắm bắt những cơ hội kiến tạo công ăn việc làm và tạo lập một nền giáo dục phong phú. Đây là một yêu sách cấp bách công bằng của các thế hệ tương lai. (GV) Agenzia Fides, 28/11/2017)
ĐTC nói chuyện với các Chính khách Myanmar |
Trong cuộc nói chuyện của ĐTC với các Chính khách Myanmar |
Theo tin từ Thủ đô Nay Pyi Daw (Agenzia Fides) - Người dân Myanmar "đã và đang phải chịu đựng nhiều thương đau do các cuộc xung đột chủng tộc và các hành động hận thù truyền kiếp tạo nên những chia rẽ sâu sắc". "Việc chữa lành những vết thương này phải là ưu tiên chính trị số một và tối thượng" trong giai đoạn lịch sử hiện nay. Trong «quá trình xây dựng hòa bình và hòa giải dân tộc” này chỉ có thể tiến triển và đạt được thành quả qua những cam kết công bằng và tôn trọng nhân quyền». Đây là hy vọng xây dựng, sẻ chia, cam kết vì công ích mà Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh và nhắn gửi đến các tổ chức và toàn thể dân chúng Myanmar trong cuộc nói chuyện công khai đầu tiên của chuyến công du của Ngài tại Miến Điện, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, ở thủ đô mới Nay Pyi Taw, trước các cơ quan chính phủ, các đại diện xã hội dân sự và các thành viên ngoại giao đoàn.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ lòng biết ơn trước «những cố gắng của chính phủ» trước những thách đố của hòa bình và hòa giải. Tuy không nhắc đến những dữ kiện đau buồn của người thiểu số Hồi giáo Rohingya, nhưng Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng quá trình bình định quốc gia «chỉ có thể đạt được qua những cam kết công bằng và tôn trọng nhân quyền», qua việc hội nhập chân chính «dựa trên sự tôn trọng đối với nhân phẩm và quyền hành của mỗi người dân trong xã hội, tôn trọng từng chủng tộc và bản sắc của họ.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại mục đích đầu tiên của chuyến công du Myanmar của Ngài là "cùng cầu nguyện với một cộng đoàn Công Giáo rất nhỏ bé nhưng đầy nhiệt huyết, khích lệ họ nỗ lực đóng góp vào lợi ích chung của dân tộc". Đối với các mục tử và tín hữu của trong Giáo Hội Công Giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô đề nghị hãy kiên trì "tin tưởng vào niềm tin và tiếp tục diễn đạt sứ điệp hòa giải và huynh đệ của mình qua các việc bác ái, nhân đạo hầu mang lại lợi ích cho toàn xã hội".
Người Kế vị Thánh Phêrô cũng nêu ra việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức gần đây giữa Chính phủ Miến Điện và Tòa Thánh. "Tôi mong muốn sự kiện này như là một dấu hiệu cho thấy sự cam kết của quốc gia này trong việc theo đuổi đối thoại và hợp tác xây dựng trong cộng đồng quốc tế lớn rộng hơn, trong lúc đang nỗ lực đổi mới cơ cấu xã hội dân sự của chính mình".
Với chính quyền Miến Điện, ĐTC nói về Tổ chức Liên Hiệp Quốc và Tuyên ngôn Thế giới về Nhân Quyền con người như là "cơ sở cho mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc thúc đẩy công lý, hòa bình và phát triển con người trên thế giới hầu giải quyết những xung đột thông qua việc đối thoại, chứ không xử dụng vũ lực».
Cuộc nói chuyện với các chính khách tại Thủ đô mới của Myanmar |
Trong tiến trình hòa giải tại quê hương này, ĐTC nhấn mạnh rằng các tôn giáo "có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa lành những thương qua những yêu thương tinh thần và vật chất dành cho những người đã chịu đựng quá nhiều hệ lụy của những năm tháng xung đột vừa qua”. Các cộng đoàn tôn giáo khác nhau có thể giúp hóa giải những xung đột, kiến tạo các nhịp cầu đối thoại, tìm kiếm công lý và giống lên tiếng kêu oan cho tất cả những ai đang hứng chịu các hậu quả của hận thù chia rẽ này! Đó là lý do tại sao - Đức Giáo Hoàng thừa nhận - "đây là một dấu hiệu hy vọng vì các nhà lãnh đạo, các truyền thống tôn giáo khác nhau ở đất nước này đang nỗ lực làm việc cùng nhau, trong tinh thần hòa giải hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau, vì hòa bình, giúp đỡ người nghèo, cổ súy các giá trị tôn giáo và con người đích thực».
Nhìn vào tương lai, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng hy vọng của đất nước nên được chuyển giao cho những người trẻ tuổi, họ «là một món quà phải được trân quí và khích lệ, đầu tư hầu phục hưng lại những giá trị phong phú, nắm bắt những cơ hội kiến tạo công ăn việc làm và tạo lập một nền giáo dục phong phú. Đây là một yêu sách cấp bách công bằng của các thế hệ tương lai. (GV) Agenzia Fides, 28/11/2017)