Hòa cùng niềm vui với các em trong ngày tết Trung thu, đoàn công tác xã hội của Hội Dòng Đaminh Rosa Lima chở đầy một xe bánh trung thu, lồng đèn và nến chia sẻ với các em vùng cao nguyên. Điểm đến của đoàn là nhà thờ Nam Ban và nhà thờ Liên Khương cả hai đều ở giáo phận Đà Lạt.
4g chiều ngày 23 tháng 9, chúng tôi vào tới Nam Ban lúc cha xứ chuẩn bị cử hành thánh lễ. Cha đang ngồi tòa cáo giải. Trên gian cung thánh một soeur dòng Đức Bà Truyền Giáo đang tập hát cộng đồng.
Nhà thờ chật cứng người. Thiếu nhi phải ngồi chen chúc mới đủ chỗ cho người lớn. Còn người lớn đi dự lễ không chỉ một mình mà dắt theo con mình, những em bé lối chừng 2- 3 tuổi. Bọn trẻ rất ngoan, luẩn quẩn quanh chân bố hoặc mẹ. Có bé ngủ ngon lành trên vai bố. Hình ảnh cha mẹ và con cái cùng đi lễ thường bắt gặp tại các giáo xứ miền quê. Hôm nay gặp lại chợt thấy nao lòng, nhớ lại thuở được ngủ trên vai bố!
Nhà thờ Nam Ban nằm trên tỉnh lộ 768, cách ngã ba Liên Khương khoảng hơn 20 cây số. Giáo dân ở đây gồm 3 dân tộc: dân tộc Kinh khoảng 1200 người, dân tộc Kơho với 450 người và dân tộc Cil có khoảng 350 người. Mỗi Chúa nhật với hai thánh lễ sáng và chiều. Buổi sáng, bài giảng sử dụng hai thứ tiếng là Kinh và Kơho, buổi chiều thánh lễ bằng tiếng Kinh.
Thầy Giuse Phan Thế Vũ cho biết: chỉ có những thánh lễ đặc biệt dành cho người dân tộc cha xứ mới cử hành bằng tiếng dân tộc. Hôm vừa rồi cha mới làm lễ an táng cho một anh em trong làng thì cử hành bằng tiếng dân tộc.
Trên gian cung thánh ngoài tấm panô với câu 80 năm sống yêu thương và phục vụ mà tất cả các nhà thờ thuộc giáo phận Đà Lạt đều có, Nam Ban còn có thêm một câu khác với hai thứ tiếng Kinh và Kơho : Tạ ơn thiên Chúa – Ưu -Ngài Yàng Trồ.
Trong thánh lễ, thiếu nhi rất ngoan, các em ngồi nghiêm trang không ngó ngang ngó dọc với một tấm lòng trẻ thơ rất dễ thương. Còn người lớn cũng rất trật tự, ai vào trước ngồi ghế trên và cứ theo thứ tự mà vào, chẳng đợi ai mời hay nhắc nhở. Đặc biệt có một hình ảnh mà người viết thấy tuyệt vời. Trước khi cha xứ ban phép lành cuối lễ, Ngài mời mọi người nán lại một chút để chia sẻ về những sinh hoạt trong giáo phận như: sắp sửa có thánh lễ phong chức cho 9 thầy, việc giáo xứ chuẩn bị có các em lãnh bí tích Thêm Sức, việc thầy xứ vài bữa nữa chia tay giáo xứ đi chủng viện…ai cũng chăm chú lắng nghe và không ai đứng lên bỏ về, dù những người ngồi ở hàng ghế cuối. Tâm tình của người cha với các con, tâm tình của mục tử với đàn chiên…cả hai đều đón nhận nhau và hiệp thông với nhau. Một hình ảnh đẹp của một giáo xứ trên vùng cao, không những ở vùng cao mà còn trong vùng sâu.
Sau thánh lễ, cha mời các em ở lại nhận quà Trung thu. Rất dí dỏm, Cha hỏi : các con có biết quà này ai tặng các con không? Thiếu nhi nhao nhao trả lời: Cha ạ. Cha cười cười nhỏ nhẹ bảo : Cha làm gì có tiền mà cho tất cả các con. Rồi tâm sự với các em: Các con có thấy mấy tuần nay cha để một các thùng ở giữa nhà thờ để xin mua quà cho các con, thế mà hôm vừa rồi mang vào, cha lắc lắc chỉ có mấy đồng xèng kêu leng keng, chẳng đủ mua kẹo cho các con mút nữa. Cha dạy các em cám ơn các vị ân nhân mang quà đến và dạy các em sống chia sẻ với người khác bằng những lời nói đầy tâm tình.
Rồi niềm vui cùng với các em được chia san giữa những chiếc lồng đèn xếp, những cái bánh trung thu được các em đón nhận với ánh mắt chứa chan niềm vui, chan hòa hạnh phúc. Cha Giuse Nguyễn Văn Khấn, chánh xứ Nam Ban cho chúng tôi biết: những năm trước thỉnh thoảng cũng có nơi này nơi kia đến tặng quà cho các em, nhưng chưa bao giờ các em được trọn vẹn một cái bánh trung thu như thế này cả.
Có lẽ vậy mà các em ở đây tay ôm chặt chiếc bánh vào lòng, em thì cầm trên tay ngắm nghía, em khác giơ cao lên khoe với bạn cách xa mình cả mấy hàng ghế.
Khi chúng tôi đến, cha xứ giới thiệu đây là các Soeur, các em chẳng hiểu Soeur là ai, đến khi cha phải giải thích rằng các Soeur là những người giống các cô ở đây nè chúng mới hết tròn mắt ngạc nhiên. Sr. Clara Nguyễn Thị Thu Hà dòng Đức Bà Truyền Giáo cho biết: quý Sr. ở đây đã 10 năm, nhưng mới chính thức mặc tu phục được 10 tháng. Khi mới đến đây, các Soeur cũng giống như mọi người dân lập nghiệp khác và họ gọi các Soeur là cô, lâu dần không ai gọi là Dì phước hay masoeur như nhưng nơi khác nữa. Quả là một hành trình truyền giáo tuyệt đẹp.
Cha xứ cho chúng tôi hay, Ngài về đây năm 1992 từ khi Nam Ban còn là một giáo điểm truyền giáo. Đến hôm nay Nam Ban đã trở thành giáo xứ. Mười lăm năm gắn bó với anh chị em, sống giữa anh chị em trong tình thương mến. Tắt một lời xin tạ ơn Thiên Chúa.
Được biết người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp. Người Kinh trồng trà, cà phê, người dân tộc chủ yếu trồng đậu, bắp, khoai sắn cuộc sống chỉ đủ ăn hàng ngày.
Khi các em ra về tôi để ý hai em bé trai người dân tộc nho nhỏ người đi rất nhanh, tay khư khư ôm chặt bánh trung thu. Lại gần hỏi em học lớp mấy, nhà có gần đây không? Một em trả lời thay bạn: Em học lớp 4, nhà xa đây lắm. Xa là bao nhiêu cây số? Em không biết tính cây số. Tôi chắc thế vì thấy em ngần ngừ, hỏi đi bao lâu thì về đế nhà, em đáp 40 phút. Trời nhá nhem tối mà 40 phút nữa mới về đến nhà. Tôi cầu mong trời đừng tối hơn nữa và chiếc đèn trung thu với những ngọn nến sẽ đủ sáng soi lối chân em.
Chia tay giáo xứ có những địa danh mang tên của một số quận của thủ đô Hà Nội như Mê Linh, Gia Lâm, Nam Hà…xin cầu chúc cho các em thiếu nhi một mùa trung thu thật vui, tràn đầy hạnh phúc và trong giấc mơ cùng hát với chị Hằng Nga, cùng nhảy múa với bạn thỏ ngọc và vui chơi cùng chú Cuội.
Trung Thu 2007
4g chiều ngày 23 tháng 9, chúng tôi vào tới Nam Ban lúc cha xứ chuẩn bị cử hành thánh lễ. Cha đang ngồi tòa cáo giải. Trên gian cung thánh một soeur dòng Đức Bà Truyền Giáo đang tập hát cộng đồng.
Nhà thờ chật cứng người. Thiếu nhi phải ngồi chen chúc mới đủ chỗ cho người lớn. Còn người lớn đi dự lễ không chỉ một mình mà dắt theo con mình, những em bé lối chừng 2- 3 tuổi. Bọn trẻ rất ngoan, luẩn quẩn quanh chân bố hoặc mẹ. Có bé ngủ ngon lành trên vai bố. Hình ảnh cha mẹ và con cái cùng đi lễ thường bắt gặp tại các giáo xứ miền quê. Hôm nay gặp lại chợt thấy nao lòng, nhớ lại thuở được ngủ trên vai bố!
Nhà thờ Nam Ban nằm trên tỉnh lộ 768, cách ngã ba Liên Khương khoảng hơn 20 cây số. Giáo dân ở đây gồm 3 dân tộc: dân tộc Kinh khoảng 1200 người, dân tộc Kơho với 450 người và dân tộc Cil có khoảng 350 người. Mỗi Chúa nhật với hai thánh lễ sáng và chiều. Buổi sáng, bài giảng sử dụng hai thứ tiếng là Kinh và Kơho, buổi chiều thánh lễ bằng tiếng Kinh.
Thầy Giuse Phan Thế Vũ cho biết: chỉ có những thánh lễ đặc biệt dành cho người dân tộc cha xứ mới cử hành bằng tiếng dân tộc. Hôm vừa rồi cha mới làm lễ an táng cho một anh em trong làng thì cử hành bằng tiếng dân tộc.
Trên gian cung thánh ngoài tấm panô với câu 80 năm sống yêu thương và phục vụ mà tất cả các nhà thờ thuộc giáo phận Đà Lạt đều có, Nam Ban còn có thêm một câu khác với hai thứ tiếng Kinh và Kơho : Tạ ơn thiên Chúa – Ưu -Ngài Yàng Trồ.
Trong thánh lễ, thiếu nhi rất ngoan, các em ngồi nghiêm trang không ngó ngang ngó dọc với một tấm lòng trẻ thơ rất dễ thương. Còn người lớn cũng rất trật tự, ai vào trước ngồi ghế trên và cứ theo thứ tự mà vào, chẳng đợi ai mời hay nhắc nhở. Đặc biệt có một hình ảnh mà người viết thấy tuyệt vời. Trước khi cha xứ ban phép lành cuối lễ, Ngài mời mọi người nán lại một chút để chia sẻ về những sinh hoạt trong giáo phận như: sắp sửa có thánh lễ phong chức cho 9 thầy, việc giáo xứ chuẩn bị có các em lãnh bí tích Thêm Sức, việc thầy xứ vài bữa nữa chia tay giáo xứ đi chủng viện…ai cũng chăm chú lắng nghe và không ai đứng lên bỏ về, dù những người ngồi ở hàng ghế cuối. Tâm tình của người cha với các con, tâm tình của mục tử với đàn chiên…cả hai đều đón nhận nhau và hiệp thông với nhau. Một hình ảnh đẹp của một giáo xứ trên vùng cao, không những ở vùng cao mà còn trong vùng sâu.
Sau thánh lễ, cha mời các em ở lại nhận quà Trung thu. Rất dí dỏm, Cha hỏi : các con có biết quà này ai tặng các con không? Thiếu nhi nhao nhao trả lời: Cha ạ. Cha cười cười nhỏ nhẹ bảo : Cha làm gì có tiền mà cho tất cả các con. Rồi tâm sự với các em: Các con có thấy mấy tuần nay cha để một các thùng ở giữa nhà thờ để xin mua quà cho các con, thế mà hôm vừa rồi mang vào, cha lắc lắc chỉ có mấy đồng xèng kêu leng keng, chẳng đủ mua kẹo cho các con mút nữa. Cha dạy các em cám ơn các vị ân nhân mang quà đến và dạy các em sống chia sẻ với người khác bằng những lời nói đầy tâm tình.
Rồi niềm vui cùng với các em được chia san giữa những chiếc lồng đèn xếp, những cái bánh trung thu được các em đón nhận với ánh mắt chứa chan niềm vui, chan hòa hạnh phúc. Cha Giuse Nguyễn Văn Khấn, chánh xứ Nam Ban cho chúng tôi biết: những năm trước thỉnh thoảng cũng có nơi này nơi kia đến tặng quà cho các em, nhưng chưa bao giờ các em được trọn vẹn một cái bánh trung thu như thế này cả.
Có lẽ vậy mà các em ở đây tay ôm chặt chiếc bánh vào lòng, em thì cầm trên tay ngắm nghía, em khác giơ cao lên khoe với bạn cách xa mình cả mấy hàng ghế.
Khi chúng tôi đến, cha xứ giới thiệu đây là các Soeur, các em chẳng hiểu Soeur là ai, đến khi cha phải giải thích rằng các Soeur là những người giống các cô ở đây nè chúng mới hết tròn mắt ngạc nhiên. Sr. Clara Nguyễn Thị Thu Hà dòng Đức Bà Truyền Giáo cho biết: quý Sr. ở đây đã 10 năm, nhưng mới chính thức mặc tu phục được 10 tháng. Khi mới đến đây, các Soeur cũng giống như mọi người dân lập nghiệp khác và họ gọi các Soeur là cô, lâu dần không ai gọi là Dì phước hay masoeur như nhưng nơi khác nữa. Quả là một hành trình truyền giáo tuyệt đẹp.
Cha xứ cho chúng tôi hay, Ngài về đây năm 1992 từ khi Nam Ban còn là một giáo điểm truyền giáo. Đến hôm nay Nam Ban đã trở thành giáo xứ. Mười lăm năm gắn bó với anh chị em, sống giữa anh chị em trong tình thương mến. Tắt một lời xin tạ ơn Thiên Chúa.
Được biết người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp. Người Kinh trồng trà, cà phê, người dân tộc chủ yếu trồng đậu, bắp, khoai sắn cuộc sống chỉ đủ ăn hàng ngày.
Khi các em ra về tôi để ý hai em bé trai người dân tộc nho nhỏ người đi rất nhanh, tay khư khư ôm chặt bánh trung thu. Lại gần hỏi em học lớp mấy, nhà có gần đây không? Một em trả lời thay bạn: Em học lớp 4, nhà xa đây lắm. Xa là bao nhiêu cây số? Em không biết tính cây số. Tôi chắc thế vì thấy em ngần ngừ, hỏi đi bao lâu thì về đế nhà, em đáp 40 phút. Trời nhá nhem tối mà 40 phút nữa mới về đến nhà. Tôi cầu mong trời đừng tối hơn nữa và chiếc đèn trung thu với những ngọn nến sẽ đủ sáng soi lối chân em.
Chia tay giáo xứ có những địa danh mang tên của một số quận của thủ đô Hà Nội như Mê Linh, Gia Lâm, Nam Hà…xin cầu chúc cho các em thiếu nhi một mùa trung thu thật vui, tràn đầy hạnh phúc và trong giấc mơ cùng hát với chị Hằng Nga, cùng nhảy múa với bạn thỏ ngọc và vui chơi cùng chú Cuội.
Trung Thu 2007