Sài Gòn - Ca Đơn. Chúng tôi bắt xe khách đi từ Sài Gòn đến được Ka Đơn miền Cao Nguyên trong đêm khuya canh vắng vào một cuối tuần. Chợp mắt được một chút thì đúng 5 gìờ sáng tôi nghe tiếng kinh vang vọng từ nhà thờ Ka Đơn làm cho khung cảnh hùng vĩ với những núi đồi xung quanh lại thêm vẻ huyền bí hơn.
Xem hình ảnh
Thánh lễ sáng bắt đầu vào 5 gìờ rưỡi. Nhà thờ hình vuông, lập tôn đơn sơ như một kho chứa hàng, nhưng khá rộng để có thể đón nhận thật nhiều giáo dân sốt sắng đi tham dự thánh lễ. Hôm nay thánh lễ nói về tình gia đình, Cha Ngọc đưa ví dụ một bài tường trình nói về một người mẹ giết con mình vì ham mê chơi ví tính, trong lúc con mình đòi ăn cơm vì quá đói. Qua câu chuyện Cha muốn nói lên thảm trạng các gia đình không còn tình thương vì họ không có niềm tin, nói nôm na là vì họ không cùng nhau đến nhà thờ tôn sùng Thiên Chúa.
Trong bài giảng cha cũng tỏ bày tình cảm của cha dành cho Giáo Xứ Ka Đơn. Cha xem các Bác lớn tuổi như Cha Mẹ mình, các giáo dân như anh em trong gia đình. Cha mong muốn tất cả mọi người trong Giáo Xứ thương yêu đùm bọc nhau như những người trong gia đình. Yêu thương được thể hiện rõ ràng nhất là sự phục vụ của các bác và các anh chị trong hội Vincentê bác ái, thường giúp Cha Ngọc góp quỹ đong gạo hàng tháng cho những người già yếu, đơn côi không gia đình và những người khuyết tật.
Cha Ngọc có rất nhiều chương trình giúp đỡ người dân tộc thiểu số cụ thể như đào giếng cho các người dân tộc nghèo, tặng bê con cho họ nuôi lớn thành bò làm vốn. Cho đến nay Cha đã giúp được cho người dân tộc hơn 80 con bê. Cha lại đi vào ruộng tập họp các em chăn bò nghèo không có cơ hội đi học và đem về nhà Xứ nuôi. Sáng ra các em cùng nhau ăn sáng, phụ Cha giữ gìn khuôn viên nhà thờ cho sạch sẽ. Em nào đi học sáng thì đi, các em khác về nhà giúp gia đình và chiều đi học. Tối đến các em lại trở về nhà Xứ làm bài tập và ngủ lại ở đấy. Hiện nay có thầy Phong giúp bài tập cho các em, nếu các em gặp khó khăn không hiểu hết. Mục đích cha muốn giúp các em vì muốn cho chúng có cơ hội đi học như nguời Kinh.
Tuy nhiên Cha Ngọc cũng là người tích cực bảo tồn ngôn ngữ Chu Ru của người dân tộc đang sống xung quanh Cha. Cách đây 20 năm, khi được Đức giám Mục Đà Lạt bổ nhiệm về Ka Đơn nhận họ đạo cho đồng bào thiểu số, sứ mạng của cha là lo người dân tộc Chu Ru. Điều kiện thời bấy giờ khó khăn, đường xá thô sơ chưa khai thác, xe cộ hiếm hoi, chỉ có cha Ngọc có chiếc xe Landrover già nua mà năm nay vẫn còn sử dụng đã vừa tròn 40 tuổi do các Cha Tây qua VN truyền giáo để lại. Chiếc xe thổ tả này phải được chưng thu cho vào viện bảo tàng thìđúng hơn, nhưng đối với cha Ngọc lại là một tài sản vô giá để giúp người Thượng. Hôm chúng tôi có mặt ở Ka Đơn đã phải đổ mồ hôi đẩy xe vì nằm chết giữa đường. Đấy là bệnh hằng ngày của xe. Tuy nhiên với chiếc xe này Cha đã từng đưa các bệnh nhân đau nặng đến bệnh viện trong lúc đêm khuya, chở quan tài đi chôn trong núi, nơi người dân tộc sinh sống. Kinh nghiệm đau lòng với Cha nhất là có lúc đưa một người phụ nữ mang thai đi bệnh viện nhưng khi xe mang trở về làng thì đã thành hai cái xác chết bởi vì người mẹ không có thể đem lại sự sống cho con mình và cũng không đủ sức để sống còn trong lúc sinh con.
Hiện nay cha Ngọc là một trong những chuyên gia sưu tầm và bảo tồn văn hóa người Chu Ru. Cha có lập ra một ban dịch thuật, dịch những bài kinh từ tiếng Kinh ra tiếng Chu Ru để bảo tồn lại ngôn ngữ này. Trong thánh lễ thì kinh Lạy Cha lúc nào cũng được đọc bằng tiếng Chu Ru. Mỗi tháng Cha dành riêng một ngày Chúa Nhật để làm lễ bằng tiếng Chu Ru cũng như cho văn hóa Chu Ru trở nên sống động lại bằng cách dùng những tiếng nhạc cụ và trống chiêng của người Chu Ru đánh lên. Những dụng cụ nhạc này và những dụng cụ làm việc, những nữ trang, đồ vật trong nhà của người Chu Ru đã được cha Ngọc cẩn thận mua và xin lại của những người dân tộc để tránh thất lạc những di tích quan trọng của người dân tộc Chu Ru. Có thể nói cha Ngọc hiện nay là người chuyên môn duy nhất về ngôn ngữ cũng như phong tục văn hóa của người Chu Ru. Cha lúc nào cũng khuyên những người Chu Ru, nay đã đi lại nhiều với người Kinh luôn gìn gìữ ngôn ngữ của họ, thậm chí nhiều lúc Cha Ngọc là người phải bầy lại tiếng Chu Ru cho họ khỏi quên.
Thiết nghĩ người nghèo ở Việt Nam đi đâu cũng gặp. Là Việt kiều khi về thăm gia đình ở Việt Nam thăm ta lúc nào cũng có cảm giác cần giúp đỡ kinh tế họ cho tốt hơn. Nhưng khi đi xa Sài Gòn và vào những vùng hẻo lánh, ta mới biết nơi đó còn muôn vàn khó khăn hơn. Vả lại khi đến những nơi này ta mới có xác tín được công việc truyền giáo là gì cho người mang danh hiệu Kitô giáo.
Khi có dịp đi làm ủy lạo thì mới nhận thấy là người Việt Nam rất yêu thương nhau sát với nghĩa „lá lành đùm lá rách“. Căn bản sống này chắc chắn được xây dựng qua triết lý đạo Khổng, nhưng thiết nghĩ lời Chúa Giêsu dạy cho chúng ta cũng không xa gì với triết lý trên. Khi chúng ta nhân danh Ngài làm chuyện tốt thì danh Ngài lại được cả sáng hơn.
Cám ơn Cộng Đoàn Bắc Đức hàng năm vẫn kín đáo quyên góp cho công việc truyền giáo nơi vùng Cao Nguyên.
Xem hình ảnh
Thánh lễ sáng bắt đầu vào 5 gìờ rưỡi. Nhà thờ hình vuông, lập tôn đơn sơ như một kho chứa hàng, nhưng khá rộng để có thể đón nhận thật nhiều giáo dân sốt sắng đi tham dự thánh lễ. Hôm nay thánh lễ nói về tình gia đình, Cha Ngọc đưa ví dụ một bài tường trình nói về một người mẹ giết con mình vì ham mê chơi ví tính, trong lúc con mình đòi ăn cơm vì quá đói. Qua câu chuyện Cha muốn nói lên thảm trạng các gia đình không còn tình thương vì họ không có niềm tin, nói nôm na là vì họ không cùng nhau đến nhà thờ tôn sùng Thiên Chúa.
Trong bài giảng cha cũng tỏ bày tình cảm của cha dành cho Giáo Xứ Ka Đơn. Cha xem các Bác lớn tuổi như Cha Mẹ mình, các giáo dân như anh em trong gia đình. Cha mong muốn tất cả mọi người trong Giáo Xứ thương yêu đùm bọc nhau như những người trong gia đình. Yêu thương được thể hiện rõ ràng nhất là sự phục vụ của các bác và các anh chị trong hội Vincentê bác ái, thường giúp Cha Ngọc góp quỹ đong gạo hàng tháng cho những người già yếu, đơn côi không gia đình và những người khuyết tật.
Cha Ngọc có rất nhiều chương trình giúp đỡ người dân tộc thiểu số cụ thể như đào giếng cho các người dân tộc nghèo, tặng bê con cho họ nuôi lớn thành bò làm vốn. Cho đến nay Cha đã giúp được cho người dân tộc hơn 80 con bê. Cha lại đi vào ruộng tập họp các em chăn bò nghèo không có cơ hội đi học và đem về nhà Xứ nuôi. Sáng ra các em cùng nhau ăn sáng, phụ Cha giữ gìn khuôn viên nhà thờ cho sạch sẽ. Em nào đi học sáng thì đi, các em khác về nhà giúp gia đình và chiều đi học. Tối đến các em lại trở về nhà Xứ làm bài tập và ngủ lại ở đấy. Hiện nay có thầy Phong giúp bài tập cho các em, nếu các em gặp khó khăn không hiểu hết. Mục đích cha muốn giúp các em vì muốn cho chúng có cơ hội đi học như nguời Kinh.
Tuy nhiên Cha Ngọc cũng là người tích cực bảo tồn ngôn ngữ Chu Ru của người dân tộc đang sống xung quanh Cha. Cách đây 20 năm, khi được Đức giám Mục Đà Lạt bổ nhiệm về Ka Đơn nhận họ đạo cho đồng bào thiểu số, sứ mạng của cha là lo người dân tộc Chu Ru. Điều kiện thời bấy giờ khó khăn, đường xá thô sơ chưa khai thác, xe cộ hiếm hoi, chỉ có cha Ngọc có chiếc xe Landrover già nua mà năm nay vẫn còn sử dụng đã vừa tròn 40 tuổi do các Cha Tây qua VN truyền giáo để lại. Chiếc xe thổ tả này phải được chưng thu cho vào viện bảo tàng thìđúng hơn, nhưng đối với cha Ngọc lại là một tài sản vô giá để giúp người Thượng. Hôm chúng tôi có mặt ở Ka Đơn đã phải đổ mồ hôi đẩy xe vì nằm chết giữa đường. Đấy là bệnh hằng ngày của xe. Tuy nhiên với chiếc xe này Cha đã từng đưa các bệnh nhân đau nặng đến bệnh viện trong lúc đêm khuya, chở quan tài đi chôn trong núi, nơi người dân tộc sinh sống. Kinh nghiệm đau lòng với Cha nhất là có lúc đưa một người phụ nữ mang thai đi bệnh viện nhưng khi xe mang trở về làng thì đã thành hai cái xác chết bởi vì người mẹ không có thể đem lại sự sống cho con mình và cũng không đủ sức để sống còn trong lúc sinh con.
Hiện nay cha Ngọc là một trong những chuyên gia sưu tầm và bảo tồn văn hóa người Chu Ru. Cha có lập ra một ban dịch thuật, dịch những bài kinh từ tiếng Kinh ra tiếng Chu Ru để bảo tồn lại ngôn ngữ này. Trong thánh lễ thì kinh Lạy Cha lúc nào cũng được đọc bằng tiếng Chu Ru. Mỗi tháng Cha dành riêng một ngày Chúa Nhật để làm lễ bằng tiếng Chu Ru cũng như cho văn hóa Chu Ru trở nên sống động lại bằng cách dùng những tiếng nhạc cụ và trống chiêng của người Chu Ru đánh lên. Những dụng cụ nhạc này và những dụng cụ làm việc, những nữ trang, đồ vật trong nhà của người Chu Ru đã được cha Ngọc cẩn thận mua và xin lại của những người dân tộc để tránh thất lạc những di tích quan trọng của người dân tộc Chu Ru. Có thể nói cha Ngọc hiện nay là người chuyên môn duy nhất về ngôn ngữ cũng như phong tục văn hóa của người Chu Ru. Cha lúc nào cũng khuyên những người Chu Ru, nay đã đi lại nhiều với người Kinh luôn gìn gìữ ngôn ngữ của họ, thậm chí nhiều lúc Cha Ngọc là người phải bầy lại tiếng Chu Ru cho họ khỏi quên.
Thiết nghĩ người nghèo ở Việt Nam đi đâu cũng gặp. Là Việt kiều khi về thăm gia đình ở Việt Nam thăm ta lúc nào cũng có cảm giác cần giúp đỡ kinh tế họ cho tốt hơn. Nhưng khi đi xa Sài Gòn và vào những vùng hẻo lánh, ta mới biết nơi đó còn muôn vàn khó khăn hơn. Vả lại khi đến những nơi này ta mới có xác tín được công việc truyền giáo là gì cho người mang danh hiệu Kitô giáo.
Khi có dịp đi làm ủy lạo thì mới nhận thấy là người Việt Nam rất yêu thương nhau sát với nghĩa „lá lành đùm lá rách“. Căn bản sống này chắc chắn được xây dựng qua triết lý đạo Khổng, nhưng thiết nghĩ lời Chúa Giêsu dạy cho chúng ta cũng không xa gì với triết lý trên. Khi chúng ta nhân danh Ngài làm chuyện tốt thì danh Ngài lại được cả sáng hơn.
Cám ơn Cộng Đoàn Bắc Đức hàng năm vẫn kín đáo quyên góp cho công việc truyền giáo nơi vùng Cao Nguyên.