NHA TRANG, Việt Nam (UCAM) – Người Công giáo địa phương và nhiều người khác ca ngợi một giáo dân đã trợ giúp tinh thần và vật chất cho cộng đồng dân tộc thiểu số và người phong thuộc một vùng xa ở miền trung Việt Nam trong 30 năm qua.
Khoảng 200 người thiểu số Raglay cùng với các ân nhân, tu sĩ và khách mời ngoài Công giáo đã tham dự Thánh lễ tạ ơn hôm 18-8. Thánh lễ tôn vinh công lao mà anh Phaolô Nguyễn Thạch Minh, 47 tuổi, một người Công giáo dân tộc Kinh, đã làm cho người Raglay ở Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà.
Đức cha phó Giuse Võ Đức Minh của Nha Trang chủ tế Thánh lễ với 4 linh mục đồng tế tại giáo xứ Thánh Gia ở Nha Trang, cách Hà Nội 1,280 km về hướng nam. Một số người Raglay ở Khánh Sơn, cách đó 100 km về phía tây nam, đã đến tham dự Thánh lễ đặc biệt này.
Anh Minh phát biểu rằng Thánh lễ tạ ơn này là dịp để họ bày tỏ lòng biết ơn đối với các ân nhân. Anh nói thêm: "Đây cũng là dịp kêu gọi mọi người chia sẻ cảm thông với anh em dân tộc thiểu số, những người sống trong nghèo khổ".
Đức Cha Minh thừa nhận anh em dân tộc chịu nhiều đau khổ, nên ngài hứa trong tương lai gần sẽ gởi các linh mục đến phục vụ họ. Ngài cho biết có khoảng 120.000 người dân tộc thiểu số gồm Bana, Chăm, K'hor, Raglay và S'tiêng trong giáo phận nhưng chỉ có 6% trong đó là người Công giáo.
Sau Thánh lễ, Phao lô Mấu Văn Tám, dân tộc Raglay, nói: "Người dân tộc chúng tôi rất biết ơn Bu, người mang Chúa đến cho chúng tôi". Họ gọi anh Minh là Bu, có nghĩa là "bạn" theo phương ngữ của họ.
Tám, 16 tuổi, kể rằng Bu dạy họ cái chữ để đọc sách Thánh. Bu làm nhà, đào giếng và cho mì gói, gạo, cá khô và thuốc uống khi họ bệnh. Tám được rửa tội năm 2000 kể tiếp: "Khi thấy những người bệnh phong bị chảy máu, tanh hôi ai cũng khiếp sợ xa lánh nhưng Bu vui vẻ chăm sóc họ."
Em nói: "Hôm nay, tôi xuống đây để cầu nguyện cho ông Bu ở mãi với chúng tôi".
Phao lô Mấu Văn Thành nói thêm: "Ông Bu tốt lắm. Ông đã giúp lương thực cho gia đình tôi khi chúng tôi không có gì ăn".
Anh Thành, 42 tuổi, chịu phép rửa năm 2000, cho biết anh Minh đã hướng dẫn anh theo đạo Công giáo. Anh nói bây giờ anh biết Chúa thương dân tộc mình vì thế họ không nên ăn cắp, chửi thề hay đánh nhau. Anh kể, trước đây các thầy cúng bắt anh cúng các thần heo, gà, rượu, vì thế anh không thể trả nổi các món nợ.
Theo anh Phêrô Nguyễn Thế Hùng, 43 tuổi, một thành viên trong nhóm tình nguyện viên mang lương thực lên núi cho người dân tộc, anh Minh bắt đầu làm việc với người thiểu số Raglay địa phương năm 1977. Anh giúp họ làm rẫy, dạy chữ cho họ, dạy giáo lý cho họ và chỉ họ ăn thức ăn nấu chín và hợp vệ sinh, anh Hùng nói với UCA News.
Anh nói thêm anh Minh sống giữa những người dân tộc giống như họ và chăm sóc họ, cùng ăn những thức mà họ ăn. Anh an ủi và chăm sóc vết thương của người phong bị dân làng bỏ rơi "trong khi chúng tôi sợ không dám đến gần họ", anh Hùng nói tiếp. "Chúng tôi quý anh ấy vì anh ấy không hề bắt buộc chúng tôi làm việc như anh ấy. Anh ấy phục vụ người khác cách âm thầm, kiên nhẫn và đầy tình thương".
Phêrô Nguyễn Phú Sinh Linh, cũng là một tình nguyện viên, cho biết: "Tôi nể phục anh ấy đã vượt qua được những khích bác của nhiều người và cả giáo quyền nữa". Anh nói rằng nhiều người gọi anh Minh, anh chưa lập gia đình, là "khùng điên" vì họ nghĩ anh chăm lo cho người dân tộc ít người nhiều hơn gia đình.
Anh Linh, 21 tuổi, kể rằng trong một chuyến đi vào năm 1990 các tình nguyện viên và anh Minh phải mất khoảng 3 ngày đi trên những con đường sình lầy và đồi núi để mang lương thực và thuốc men đến các làng người thiểu số. Họ phải đi vào ban đêm vì sợ chính quyền, anh giải thích, và anh Minh đã động viên và nói với họ rằng "người phong và các anh em khác đang chờ chúng ta".
Một tu sĩ từng cho anh Minh quần áo và thuốc men, cho biết ông đánh giá cao những việc làm của Bu cho người dân tộc. Ông thừa nhận không thể phục vụ người thiểu số nhiều như anh Minh.
Khoảng 200 người thiểu số Raglay cùng với các ân nhân, tu sĩ và khách mời ngoài Công giáo đã tham dự Thánh lễ tạ ơn hôm 18-8. Thánh lễ tôn vinh công lao mà anh Phaolô Nguyễn Thạch Minh, 47 tuổi, một người Công giáo dân tộc Kinh, đã làm cho người Raglay ở Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà.
Đức cha phó Giuse Võ Đức Minh của Nha Trang chủ tế Thánh lễ với 4 linh mục đồng tế tại giáo xứ Thánh Gia ở Nha Trang, cách Hà Nội 1,280 km về hướng nam. Một số người Raglay ở Khánh Sơn, cách đó 100 km về phía tây nam, đã đến tham dự Thánh lễ đặc biệt này.
Anh Minh phát biểu rằng Thánh lễ tạ ơn này là dịp để họ bày tỏ lòng biết ơn đối với các ân nhân. Anh nói thêm: "Đây cũng là dịp kêu gọi mọi người chia sẻ cảm thông với anh em dân tộc thiểu số, những người sống trong nghèo khổ".
Đức Cha Minh thừa nhận anh em dân tộc chịu nhiều đau khổ, nên ngài hứa trong tương lai gần sẽ gởi các linh mục đến phục vụ họ. Ngài cho biết có khoảng 120.000 người dân tộc thiểu số gồm Bana, Chăm, K'hor, Raglay và S'tiêng trong giáo phận nhưng chỉ có 6% trong đó là người Công giáo.
Sau Thánh lễ, Phao lô Mấu Văn Tám, dân tộc Raglay, nói: "Người dân tộc chúng tôi rất biết ơn Bu, người mang Chúa đến cho chúng tôi". Họ gọi anh Minh là Bu, có nghĩa là "bạn" theo phương ngữ của họ.
Tám, 16 tuổi, kể rằng Bu dạy họ cái chữ để đọc sách Thánh. Bu làm nhà, đào giếng và cho mì gói, gạo, cá khô và thuốc uống khi họ bệnh. Tám được rửa tội năm 2000 kể tiếp: "Khi thấy những người bệnh phong bị chảy máu, tanh hôi ai cũng khiếp sợ xa lánh nhưng Bu vui vẻ chăm sóc họ."
Em nói: "Hôm nay, tôi xuống đây để cầu nguyện cho ông Bu ở mãi với chúng tôi".
Phao lô Mấu Văn Thành nói thêm: "Ông Bu tốt lắm. Ông đã giúp lương thực cho gia đình tôi khi chúng tôi không có gì ăn".
Anh Thành, 42 tuổi, chịu phép rửa năm 2000, cho biết anh Minh đã hướng dẫn anh theo đạo Công giáo. Anh nói bây giờ anh biết Chúa thương dân tộc mình vì thế họ không nên ăn cắp, chửi thề hay đánh nhau. Anh kể, trước đây các thầy cúng bắt anh cúng các thần heo, gà, rượu, vì thế anh không thể trả nổi các món nợ.
Theo anh Phêrô Nguyễn Thế Hùng, 43 tuổi, một thành viên trong nhóm tình nguyện viên mang lương thực lên núi cho người dân tộc, anh Minh bắt đầu làm việc với người thiểu số Raglay địa phương năm 1977. Anh giúp họ làm rẫy, dạy chữ cho họ, dạy giáo lý cho họ và chỉ họ ăn thức ăn nấu chín và hợp vệ sinh, anh Hùng nói với UCA News.
Anh nói thêm anh Minh sống giữa những người dân tộc giống như họ và chăm sóc họ, cùng ăn những thức mà họ ăn. Anh an ủi và chăm sóc vết thương của người phong bị dân làng bỏ rơi "trong khi chúng tôi sợ không dám đến gần họ", anh Hùng nói tiếp. "Chúng tôi quý anh ấy vì anh ấy không hề bắt buộc chúng tôi làm việc như anh ấy. Anh ấy phục vụ người khác cách âm thầm, kiên nhẫn và đầy tình thương".
Phêrô Nguyễn Phú Sinh Linh, cũng là một tình nguyện viên, cho biết: "Tôi nể phục anh ấy đã vượt qua được những khích bác của nhiều người và cả giáo quyền nữa". Anh nói rằng nhiều người gọi anh Minh, anh chưa lập gia đình, là "khùng điên" vì họ nghĩ anh chăm lo cho người dân tộc ít người nhiều hơn gia đình.
Anh Linh, 21 tuổi, kể rằng trong một chuyến đi vào năm 1990 các tình nguyện viên và anh Minh phải mất khoảng 3 ngày đi trên những con đường sình lầy và đồi núi để mang lương thực và thuốc men đến các làng người thiểu số. Họ phải đi vào ban đêm vì sợ chính quyền, anh giải thích, và anh Minh đã động viên và nói với họ rằng "người phong và các anh em khác đang chờ chúng ta".
Một tu sĩ từng cho anh Minh quần áo và thuốc men, cho biết ông đánh giá cao những việc làm của Bu cho người dân tộc. Ông thừa nhận không thể phục vụ người thiểu số nhiều như anh Minh.