CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG A
Is 11,1-10; Rm 15,4-9; Mt 3,1-12
BÌNH AN ĐÍCH THỰC
Chúng ta nghe lại những lời sau đây từ các bài đọc Lời Chúa:
“Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ. Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau” (Is 11,6).
“Người sẽ đứng làm trọng tài giữa các quốc gia và phân xử cho muôn dân tộc” (Is 2,4).
“Thái bình thịnh trị tới ngày nao tuế nguyệt chẳng còn” (Tv 71,7).
Nếu Lời Chúa mà chúng ta suy niệm làm cho chúng ta rơi vào khủng hoảng nội tâm, thì đó là dấu chỉ của sự tác động của Lời đó trên chúng ta. Khi so sánh với những cảnh tượng mà chúng ta chứng kiến trong cuộc sống hằng ngày, trên tivi và mặt báo, những lời này xem ra như một điều mỉa mai cay đắng, xa rời thực tiễn. Bình an ở đâu? Thánh lễ kết thúc, nhưng đâu thấy cảnh thái bình thịnh trị xuất hiện? Ngược lại, thế giới tiếp tục với các cuộc chiến tranh. Chiến tranh và rồi một lần nữa tiếp tục chiến tranh: chiến tranh thế giới hay quốc gia, địa phương hay các sắc tộc, chiến tranh bên ngoài hay chiến tranh “dân sự.” Quả thế, thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu, xương chất thành núi, máu đổ thành sông. Đất nước chúng ta cũng đã trải qua những kinh nghiệm đau thương như thế.
Trong một bài thơ của mình, Charles Péguy trình bày cho chúng ta nhân vật Jean d’Arc trong thời chiến “một trăm năm” giữa Pháp và Anh, sau khi đã đọc Kinh Lạy Cha, ông chú giải một cách chua xót: “Lạy Cha chúng con ở trên trời, sao nước Cha lại không đến! Sao ý Cha lại không được thực hiện! Sao chúng con hôm nay không có lương thực hằng ngày!” Chúng ta có thể thêm: “Sao cảnh thái bình thịnh trị của Chúa vẫn mãi xa vời.”
Thánh lễ xong, nhưng sao người ta không đúc gươm đao thành lưỡi cày, cũng không biến giáo mác nên liềm nên hái. Hay đúng hơn, sao hôm nay người ta không biến súng đạn thành đồ chơi trẻ em và tên lửa thành những máy bay miễn phí. Đây là lý do mà người Do Thái không tin vào Chúa Giêsu là Đấng Mêsia. Bởi vì họ không thấy Người thực hiện những lời tiên báo về Đấng Cứu Thế. Họ giải thích lời hứa về một nền thái bình đó theo nghĩa đen và chính trị.
Chúng ta có thể nói gì về vấn đề này? Trước hết, chúng ta cần tránh cảm tưởng rằng chúng ta có câu trả lời ngay lập tức và dễ dàng cho vấn đề này theo cái nhìn đức tin. Cả những vấn đề khác giống như vấn đề này.
Chúng ta cần khởi đi từ Tin Mừng. Khi Chúa Giêsu sinh ra, các thiên thần ca hát: “Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2,14).
Đây không phải là một lời chúc, một lời nguyện cầu, nhưng là một sự kiện, một sự hiện hữu xuất hiện. Bình an đã đến trên trái đất. Nhưng thứ bình an này rất khác, rất mới. Như có lần Chúa Giêsu giải thích: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian” (Ga 14,27).
Từ những lời này, chúng ta có thể diễn giải thế này: bình an không có nghĩa là vắng bóng chiến tranh, hoặc là cân bằng lực lượng đối lập, như điều người ta gọi trong những thập niên gần đây, đó là “chiến tranh lạnh.”
Nhưng trước hết, bình an là sự hòa điệu, sự viên mãn, sự an toàn của cuộc sống. Kinh Thánh gọi đó là “hoa quả của công lý.” Theo nghĩa này, thánh Augustinô định nghĩa: “Bình an là bình thản trong trật tự của mình,” nghĩa là giữ đúng trật tự giữa chúng ta với Thiên Chúa, giữa chúng ta với tha nhân, giữa các giai cấp xã hội, giữa lý trí và bản năng trong mỗi người chúng ta. Kinh Thánh định nghĩa: Bình an là “hoa trái của Thánh Thần.” Hay bình an là chính Chúa Kitô, như thánh Phaolô quả quyết: “Người là sự bình an của chúng ta” (Ep 2,14).
Trong từ bình an có điều gì đó vô biên hơn những gì mà con người suy tưởng. Bình an là “sự viên mãn và là chóp đỉnh của sự thiện hảo cứu độ,” mà chúng ta khao khát, tin tưởng và tìm kiếm. Nếu chúng ta hỏi dân chúng: “Bạn tìm kiếm cái gì nhất trong cuộc sống?” Tôi chắc chắn rằng nhiều người sẽ trả lời: “Tôi tìm kiếm sự bình an.”
Vậy, tại sao Chúa Giêsu nói: “Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian” (Ga 14,27)?
Thế gian ban bình an như thế nào? Ở Tiểu Á người ta tìm thấy một tấm bia mộ, trên đó hoàng đế Augustô khắc ghi những công trình của mình, nhất là về ‘Pax Romana’ (nền hòa bình La Mã) do ông thiết lập trên thế giới. Ông cho rằng nền hòa bình này có được là nhờ ‘Victoriis Pax’, nghĩa là nền hòa bình này có được nhờ những chiến tích lừng danh. Như vậy, trong nền hòa bình này, cũng như trong tất cả các công trình con người, có những người thất bại và những người chiến thắng. Cả Chúa Giêsu đã chinh phục nền hòa bình cho chúng ta với một chiến thắng, nhưng chiến thắng nào? Câu trả lời là chiến thắng thập giá, như thánh Phaolô quả quyết:
“Nhờ thập giá, Người đã làm cho đôi bên được hoà giải với Thiên Chúa trong một thân thể duy nhất; trên thập giá, Người đã tiêu diệt sự thù ghét. Người đã đến loan Tin Mừng bình an: bình an cho anh em là những kẻ ở xa, và bình an cho những kẻ ở gần” (Ep 2,16-17).
Người đã tiêu diệt mọi sự thù địch, chứ không phải là địch thù, Người đã tiêu diệt sự thù địch nơi chính mình, chứ không phải nơi người khác; nhờ sự tự hủy chính mình, chứ không phải hủy diệt người khác. Trên thập giá, Đức Giêsu là người “chiến thắng vì là nạn nhân” (victor quia victima). Bình an quả thực đã được ban cách dồi dào nhờ Người và không thể tính được có bao nhiêu người có kinh nghiệm về sự “bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Kitô Giêsu” (Pl 4,7). Họ sẵn sàng làm chứng cho chân lý qua câu nói nổi tiếng của văn hào Dante Alighieri: “Sống theo ý muốn của Người, chúng ta có bình an.”
Điều mà tiên tri Isaia loan báo đã được ứng nghiệm, nhưng ở trên cấp độ cao cả, theo nghĩa tinh thần và hoàn vũ. Không phải dành riêng cho một dân tộc nào, nhưng là cho mọi dân tộc. Khởi đi từ Chúa Giêsu, hòa bình không chỉ là ước mơ, nhưng là thực tại đã thực hiện, ít ra là “khả thể” đích thực ban tặng cho tất cả “mọi người thiện tâm.” Bình an của Chúa Giêsu là thứ bình an mà thế gian không thể ban, cũng như không thể xóa bỏ được.
Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng trái tim là trung tâm lưu giữ và lan tỏa sự bình an ra bên ngoài. Trái tim là nguồn gốc phát xuất sự bình an hoặc sự bất an.
“Bởi đâu có chiến tranh, bởi đâu có xung đột giữa anh em? Chẳng phải là bởi chính những khoái lạc của anh em đang gây chiến trong con người anh em đó sao? (Gc 4,1).
Chúng ta nhận thấy rằng, tất cả các cuộc chiến tranh đều phát xuất từ lòng người, thường từ lòng của những người có quyền lực. Lòng người thực sự là “ổ chiến tranh.” Hàng triệu giọt nước bẩn sẽ làm cho đại dương không sạch; cũng vậy, hàng triệu người không có bình an trong tâm hồn, sẽ làm cho nhân loại bất an. Bình an hệ tại nơi lòng người.
Tuy nhiên chúng ta đừng ảo tưởng khi nghĩ rằng ở trần gian này sẽ có sự bình an trọn vẹn. Không phải thế. Sự bình an hoàn toàn và trọn vẹn chỉ có thể đạt được trong ngày cánh chung, nghĩa là vào thời sau hết. Chúng ta chỉ có bình an thực sự khi mọi sự được hoàn tất, “chúng ta mong đợi trời mới và đất mới, nơi công lý sẽ ngự trị” (2 Pr 3,13).
Lời Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta một phương thế để đạt được bình an: “Anh em hãy sám hối!” Anh em hãy làm những dấu chỉ sám hối.
Cần phải có sự thay đổi tận căn của con tim. Hãy hoán cải để có bình an. Bình an đích thực mà chúng ta có được, vâng, nhờ những “chiến thắng” như Cesare Augustô nói, nhưng là chiến thắng chính mình, chứ không phải chiến thắng người khác.
Tôi không thể làm cho mọi nơi trên thế giới và những nơi đang có chiến tranh được bình an, nhưng tôi có thể mang bình an đến trong gia đình tôi. Tôi không thể mang bình an đến các bộ tộc đang xung đột ở Châu Phi, nhưng tôi có thể mang bình an cho những người anh em tôi, cho vợ, chồng, con cái, bạn bè, người đồng nghiệp, cho những người xung quanh…
Thật đẹp thay khi chúng ta làm những nghĩa cử hòa bình và hòa giải! Chúa Giêsu nói rằng:
“Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5,9).
Tại sao chúng ta không bắt đầu biến gươm giáo nên liềm nên hái ngay lúc này? Nghĩa là biến những lời nói cứng cỏi, khó nghe, thành những lời nói cảm thông, tha thứ; biến những bàn tay đóng kín và gây gỗ thành những cánh tay mở rộng để hòa giải và yêu thương? Chúng ta đã quá nhiều đau khổ: chúng ta có cần phải làm cho cuộc sống của mình và người khác ra nặng nề hơn không? “Hỡi con người, bình an! Trên mặt đất quá nhiều huyền nhiệm!” Đó là một trong những câu đẹp nhất của triết gia Blaise Pascal. Bình an phụ thuộc nơi tôi và nơi mỗi người. Nếu chúng ta thực hiện những điều đó, thì lời tiên báo trên sẽ được hiện thực:
“Thái bình thịnh trị tới ngày nào tuế nguyệt chẳng còn” (Tv 71,7).
Chúng ta kết thúc với lời cầu nguyện được cho là của thánh Phanxicô:
“Lạy Chúa, xin dùng con như khí cụ bình an của Chúa. Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp.”
Vâng, lạy Chúa, xin cho chúng con trở nên khí cụ bình an của Chúa. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Is 11,1-10; Rm 15,4-9; Mt 3,1-12
BÌNH AN ĐÍCH THỰC
Chúng ta nghe lại những lời sau đây từ các bài đọc Lời Chúa:
“Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ. Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau” (Is 11,6).
“Người sẽ đứng làm trọng tài giữa các quốc gia và phân xử cho muôn dân tộc” (Is 2,4).
“Thái bình thịnh trị tới ngày nao tuế nguyệt chẳng còn” (Tv 71,7).
Nếu Lời Chúa mà chúng ta suy niệm làm cho chúng ta rơi vào khủng hoảng nội tâm, thì đó là dấu chỉ của sự tác động của Lời đó trên chúng ta. Khi so sánh với những cảnh tượng mà chúng ta chứng kiến trong cuộc sống hằng ngày, trên tivi và mặt báo, những lời này xem ra như một điều mỉa mai cay đắng, xa rời thực tiễn. Bình an ở đâu? Thánh lễ kết thúc, nhưng đâu thấy cảnh thái bình thịnh trị xuất hiện? Ngược lại, thế giới tiếp tục với các cuộc chiến tranh. Chiến tranh và rồi một lần nữa tiếp tục chiến tranh: chiến tranh thế giới hay quốc gia, địa phương hay các sắc tộc, chiến tranh bên ngoài hay chiến tranh “dân sự.” Quả thế, thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu, xương chất thành núi, máu đổ thành sông. Đất nước chúng ta cũng đã trải qua những kinh nghiệm đau thương như thế.
Trong một bài thơ của mình, Charles Péguy trình bày cho chúng ta nhân vật Jean d’Arc trong thời chiến “một trăm năm” giữa Pháp và Anh, sau khi đã đọc Kinh Lạy Cha, ông chú giải một cách chua xót: “Lạy Cha chúng con ở trên trời, sao nước Cha lại không đến! Sao ý Cha lại không được thực hiện! Sao chúng con hôm nay không có lương thực hằng ngày!” Chúng ta có thể thêm: “Sao cảnh thái bình thịnh trị của Chúa vẫn mãi xa vời.”
Thánh lễ xong, nhưng sao người ta không đúc gươm đao thành lưỡi cày, cũng không biến giáo mác nên liềm nên hái. Hay đúng hơn, sao hôm nay người ta không biến súng đạn thành đồ chơi trẻ em và tên lửa thành những máy bay miễn phí. Đây là lý do mà người Do Thái không tin vào Chúa Giêsu là Đấng Mêsia. Bởi vì họ không thấy Người thực hiện những lời tiên báo về Đấng Cứu Thế. Họ giải thích lời hứa về một nền thái bình đó theo nghĩa đen và chính trị.
Chúng ta có thể nói gì về vấn đề này? Trước hết, chúng ta cần tránh cảm tưởng rằng chúng ta có câu trả lời ngay lập tức và dễ dàng cho vấn đề này theo cái nhìn đức tin. Cả những vấn đề khác giống như vấn đề này.
Chúng ta cần khởi đi từ Tin Mừng. Khi Chúa Giêsu sinh ra, các thiên thần ca hát: “Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2,14).
Đây không phải là một lời chúc, một lời nguyện cầu, nhưng là một sự kiện, một sự hiện hữu xuất hiện. Bình an đã đến trên trái đất. Nhưng thứ bình an này rất khác, rất mới. Như có lần Chúa Giêsu giải thích: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian” (Ga 14,27).
Từ những lời này, chúng ta có thể diễn giải thế này: bình an không có nghĩa là vắng bóng chiến tranh, hoặc là cân bằng lực lượng đối lập, như điều người ta gọi trong những thập niên gần đây, đó là “chiến tranh lạnh.”
Nhưng trước hết, bình an là sự hòa điệu, sự viên mãn, sự an toàn của cuộc sống. Kinh Thánh gọi đó là “hoa quả của công lý.” Theo nghĩa này, thánh Augustinô định nghĩa: “Bình an là bình thản trong trật tự của mình,” nghĩa là giữ đúng trật tự giữa chúng ta với Thiên Chúa, giữa chúng ta với tha nhân, giữa các giai cấp xã hội, giữa lý trí và bản năng trong mỗi người chúng ta. Kinh Thánh định nghĩa: Bình an là “hoa trái của Thánh Thần.” Hay bình an là chính Chúa Kitô, như thánh Phaolô quả quyết: “Người là sự bình an của chúng ta” (Ep 2,14).
Trong từ bình an có điều gì đó vô biên hơn những gì mà con người suy tưởng. Bình an là “sự viên mãn và là chóp đỉnh của sự thiện hảo cứu độ,” mà chúng ta khao khát, tin tưởng và tìm kiếm. Nếu chúng ta hỏi dân chúng: “Bạn tìm kiếm cái gì nhất trong cuộc sống?” Tôi chắc chắn rằng nhiều người sẽ trả lời: “Tôi tìm kiếm sự bình an.”
Vậy, tại sao Chúa Giêsu nói: “Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian” (Ga 14,27)?
Thế gian ban bình an như thế nào? Ở Tiểu Á người ta tìm thấy một tấm bia mộ, trên đó hoàng đế Augustô khắc ghi những công trình của mình, nhất là về ‘Pax Romana’ (nền hòa bình La Mã) do ông thiết lập trên thế giới. Ông cho rằng nền hòa bình này có được là nhờ ‘Victoriis Pax’, nghĩa là nền hòa bình này có được nhờ những chiến tích lừng danh. Như vậy, trong nền hòa bình này, cũng như trong tất cả các công trình con người, có những người thất bại và những người chiến thắng. Cả Chúa Giêsu đã chinh phục nền hòa bình cho chúng ta với một chiến thắng, nhưng chiến thắng nào? Câu trả lời là chiến thắng thập giá, như thánh Phaolô quả quyết:
“Nhờ thập giá, Người đã làm cho đôi bên được hoà giải với Thiên Chúa trong một thân thể duy nhất; trên thập giá, Người đã tiêu diệt sự thù ghét. Người đã đến loan Tin Mừng bình an: bình an cho anh em là những kẻ ở xa, và bình an cho những kẻ ở gần” (Ep 2,16-17).
Người đã tiêu diệt mọi sự thù địch, chứ không phải là địch thù, Người đã tiêu diệt sự thù địch nơi chính mình, chứ không phải nơi người khác; nhờ sự tự hủy chính mình, chứ không phải hủy diệt người khác. Trên thập giá, Đức Giêsu là người “chiến thắng vì là nạn nhân” (victor quia victima). Bình an quả thực đã được ban cách dồi dào nhờ Người và không thể tính được có bao nhiêu người có kinh nghiệm về sự “bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Kitô Giêsu” (Pl 4,7). Họ sẵn sàng làm chứng cho chân lý qua câu nói nổi tiếng của văn hào Dante Alighieri: “Sống theo ý muốn của Người, chúng ta có bình an.”
Điều mà tiên tri Isaia loan báo đã được ứng nghiệm, nhưng ở trên cấp độ cao cả, theo nghĩa tinh thần và hoàn vũ. Không phải dành riêng cho một dân tộc nào, nhưng là cho mọi dân tộc. Khởi đi từ Chúa Giêsu, hòa bình không chỉ là ước mơ, nhưng là thực tại đã thực hiện, ít ra là “khả thể” đích thực ban tặng cho tất cả “mọi người thiện tâm.” Bình an của Chúa Giêsu là thứ bình an mà thế gian không thể ban, cũng như không thể xóa bỏ được.
Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng trái tim là trung tâm lưu giữ và lan tỏa sự bình an ra bên ngoài. Trái tim là nguồn gốc phát xuất sự bình an hoặc sự bất an.
“Bởi đâu có chiến tranh, bởi đâu có xung đột giữa anh em? Chẳng phải là bởi chính những khoái lạc của anh em đang gây chiến trong con người anh em đó sao? (Gc 4,1).
Chúng ta nhận thấy rằng, tất cả các cuộc chiến tranh đều phát xuất từ lòng người, thường từ lòng của những người có quyền lực. Lòng người thực sự là “ổ chiến tranh.” Hàng triệu giọt nước bẩn sẽ làm cho đại dương không sạch; cũng vậy, hàng triệu người không có bình an trong tâm hồn, sẽ làm cho nhân loại bất an. Bình an hệ tại nơi lòng người.
Tuy nhiên chúng ta đừng ảo tưởng khi nghĩ rằng ở trần gian này sẽ có sự bình an trọn vẹn. Không phải thế. Sự bình an hoàn toàn và trọn vẹn chỉ có thể đạt được trong ngày cánh chung, nghĩa là vào thời sau hết. Chúng ta chỉ có bình an thực sự khi mọi sự được hoàn tất, “chúng ta mong đợi trời mới và đất mới, nơi công lý sẽ ngự trị” (2 Pr 3,13).
Lời Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta một phương thế để đạt được bình an: “Anh em hãy sám hối!” Anh em hãy làm những dấu chỉ sám hối.
Cần phải có sự thay đổi tận căn của con tim. Hãy hoán cải để có bình an. Bình an đích thực mà chúng ta có được, vâng, nhờ những “chiến thắng” như Cesare Augustô nói, nhưng là chiến thắng chính mình, chứ không phải chiến thắng người khác.
Tôi không thể làm cho mọi nơi trên thế giới và những nơi đang có chiến tranh được bình an, nhưng tôi có thể mang bình an đến trong gia đình tôi. Tôi không thể mang bình an đến các bộ tộc đang xung đột ở Châu Phi, nhưng tôi có thể mang bình an cho những người anh em tôi, cho vợ, chồng, con cái, bạn bè, người đồng nghiệp, cho những người xung quanh…
Thật đẹp thay khi chúng ta làm những nghĩa cử hòa bình và hòa giải! Chúa Giêsu nói rằng:
“Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5,9).
Tại sao chúng ta không bắt đầu biến gươm giáo nên liềm nên hái ngay lúc này? Nghĩa là biến những lời nói cứng cỏi, khó nghe, thành những lời nói cảm thông, tha thứ; biến những bàn tay đóng kín và gây gỗ thành những cánh tay mở rộng để hòa giải và yêu thương? Chúng ta đã quá nhiều đau khổ: chúng ta có cần phải làm cho cuộc sống của mình và người khác ra nặng nề hơn không? “Hỡi con người, bình an! Trên mặt đất quá nhiều huyền nhiệm!” Đó là một trong những câu đẹp nhất của triết gia Blaise Pascal. Bình an phụ thuộc nơi tôi và nơi mỗi người. Nếu chúng ta thực hiện những điều đó, thì lời tiên báo trên sẽ được hiện thực:
“Thái bình thịnh trị tới ngày nào tuế nguyệt chẳng còn” (Tv 71,7).
Chúng ta kết thúc với lời cầu nguyện được cho là của thánh Phanxicô:
“Lạy Chúa, xin dùng con như khí cụ bình an của Chúa. Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp.”
Vâng, lạy Chúa, xin cho chúng con trở nên khí cụ bình an của Chúa. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/