CHỮ "YÊU" NƠI MỘT VỊ MỤC TỬ
TƯỞNG NHỚ CHA MICAE LÊ VĂN KHÂM NHÂN GIỖ 100 NGÀY
Để tưởng nhớ người Cha, người Anh của nhiều thế hệ linh mục trong giáo phận, tôi xin được nhìn về chữ "YÊU" mà một đời làm mục tử của Chúa, của Hội Thánh và của các linh hồn, Cha Micae để lại cho những thế hệ đi sau, hay nếu không là nhiều người, thì chí ít cũng là một mình tôi học đòi, bởi đã từng có thời gian làm việc bên cạnh Cha Micae, tôi thấu hiểu và minh chứng: NHỮNG VIỆC LÀM KHÔNG MỆT MỎI ĐỦ MINH CHỨNG CHỮ YÊU NƠI MỘT CON NGƯỜI, CHA MICAE LÊ VĂN KHÂM.
Cha Micae Lê Văn Khâm - Nguyên Tổng Đại diện của giáo phận Phú Cường đã hoàn toàn rời xa trần thế, nhưng rất nhiều người đã từng cộng tác với cha, đã từng nhận được sự giúp đỡ của cha, hay đã từng quen biết cha đều nhắc về những kỷ niệm mà họ đã có. Trong tất cả những kỷ niệm ấy, những lời dạy, những việc làm, những hành động liên quan tới "yêu" không bao giờ thiếu vắng.
Cha V.T., người rất gần gũi với tôi, đã từng làm cha phó trong thời gian cha Micae Lê Văn Khâm làm cha sở tại giáo xứ Búng nhiều lần kể cho tôi nghe những câu chuyện thường ngày. Chẳng hạn, sáng nào cha Micae cũng đi bộ khắp các con đường, con hẻm trong địa bàn giáo xứ. Cha vừa tập thể dục, vừa thăm hỏi giáo dân. Ai đau yếu, cha an ủi. Ai thiếu thốn cha giúp đỡ. Gia đình nào có hoàn cảnh đặc biệt, cha ân cần động viên. Thành viên nào nguội lạnh, cha ân cần nhủ khuyên...
Cũng theo cha V.T., tại giáo xứ Búng có hai cơ sở từ thiện nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và nuôi dưỡng các phụ nữ lỡ lầm, hầu như hàng tuần cha Micae đều ghé thăm. Có bất cứ quà nào, dù nhỏ hay to, cha đều chia sớt cho các cơ sở hoặc chia sớt cho các gia đình nghèo. Những ngày giáp Tết hoặc những ngày Tết, cha đều đến chúc Tết, tặng quà và lì xì cho các thành viên của các cơ sở từ thiện...
Cha T. còn kể, tại giáo xứ Búng, có hai anh chị giúp việc (dường như có họ hàng với cha?) và quản lý bếp núc, có những biểu hiện và cách hành xử mà Hội đồng Giáo xứ cũng như giáo dân trong xứ không ưa thích. Nhưng cha xứ Nguyên Tổng Đại diện vẫn chịu đựng họ chỉ vì một lý do duy nhất: "Đuổi nó đi thì làm sao nó sống, con cái nó làm sao đi học?"...
Các chị em Hiền mẫu của giáo xứ Búng có lần phát biểu: Một thời gian ngắn sau khi về nhận xứ, cha Micae họp các chị em để phác họa chương trình nấu cơm từ thiện. Số tiền ban đầu, cha Micae ứng trước. Sau một thời gian hoạt động, nhóm gặp quá nhiều khó khăn, có lúc tưởng như phải dừng lại, cha hết lời động viên, kêu gọi. Thế rồi như vết dầu loang, từ chính các chị em rồi các ân nhân, công tác lại tiếp tục, những phần cơm tuy nhỏ, nhưng được trao gởi trong yêu thương, làm ấm lòng cả người cho lẫn người nhận.
Chương trình phát cơm thiện nguyện, một lần nữa gặp sóng gió sau khi cha Micae nghỉ hưu. Không biết trút cho ai, các thành viên lại chạy đến nhà hưu níu lấy cha Micae. Cứ như thế, hết thử thách lại an bình, rồi lại thử thách..., mọi người động viên nhau chống chèo. Hình bóng cha Micae Lê Văn Khâm trở thành điểm tựa của nhóm...
Tôi không bao giờ quên sự xúc động của cha Nguyên Tổng Đại diện khi hay tin ông T. ở giáo xứ T. thuộc tỉnh T. qua đời. Ông từng là cựu chủng sinh giáo phận Phú Cường, là học trò và con đỡ đầu của cha. Nhưng một thời gian khá dài, do sai lầm của mình, ông gây ra nỗi đau lớn cho cha Micae.
Nỗi đau này, giáo phận biết, nhiều giáo dân xa gần, cả một số anh em cán bộ cũng biết... Nhưng hình như cha đã tha thứ cho ông tự lúc nào. Vừa khi nghe tin ông đau nặng, cha đến tận giường bệnh của ông, nói chuyện rất nhiều với ông và ban các bí tích cho ông. Ngày ông từ giã cõi đời, dù là người trầm tĩnh, sự xót xa vẫn không thể che giấu nhưng thể hiện rõ trên khuôn mặt từ ái của cha.
Gần đây nhất, lúc đó cha đang nghỉ hưu, một người con đỡ đầu khác, người đã từng lái xe cho cha và là ca viên của một ca đoàn lâm bệnh rồi qua đời, cha cũng không ngăn nổi sự xúc động. Với tình hiền phụ của mình, cha hết lời động viên người thân của anh và vợ con anh...
Khi còn ở trong nhà hưu, một người thường xuyên lấy cớ vào thăm nhưng bao giờ cũng kèm theo lời than thở để được cha giúp đỡ cái gì. Đúng như anh ta mong muốn, không bao giờ anh ta ra về tay không...
Những người thân thấy cha vừa già yếu, vừa bệnh tật, tiền bạc cha có cũng chỉ là một số ít ỏi nhận từ những người yêu quý cha, nên có ý khuyên can cha hãy cẩn thận với những người lấy cớ đến thăm mình. Cha Micae chỉ nhẹ cười rồi ôn tồn: "Mình có, mình cho, Chúa lại cho lại mình!"...
Nhiều năm cha làm Giám đốc Ban Bác ái của giáo phận, càng là cơ hội để cha không mệt mỏi lo cho người nghèo, người thiếu cơ may sống hạnh phúc trong cuộc sống làm người này. Một vài lần được cộng tác cách âm thầm với cha Micae Lê Văn Khâm, tôi được biết nhiều hoạt động bác ái nổi trội của cha.
Những hoạt động đó là: Nồi súp tình thương cho các bệnh nhân nghèo của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương. Hồi còn ở nhà thờ Chánh tòa giáo phận, cha Micae thường xuyên vào ra bệnh viện này, không chỉ để trao những bữa ăn, không chỉ thăm nom các bệnh nhân, mà còn luôn sẵn sàng dù là buổi trưa hay ban chiều, ban ngày hay đêm tối, để ban các Bí tích sau cùng cho những bệnh nhân Công Giáo đang trên lằn ranh của sự sống và sự chết.
Trong nhiều những hoạt động bác ái đó, có một số việc được duy trì trong một thời gian, có nhiều việc duy trì mãi đến tận hôm nay...
May mắn, Ban Giám đốc đồng ý. Từ đó, một đài Đức Mẹ nhỏ mang tên "Mẹ của các bệnh nhân" được hình thành trong khuôn viên bệnh viện. Đến tháng 10.2017, sau khi cha Micae nghỉ hưu một thời gian, cha Gioan Lê Quang Tuyến, chánh xứ giáo xứ Chánh Thiện ngỏ với Ban Giám đốc để nâng cấp đài "Mẹ của các bệnh nhân". Từ đó, tượng Đức Mẹ cũ được thay bằng tượng đá cẩm thạch to và đẹp, trở thành nơi cầu nguyện khang trang hơn, sạch hơn, đủ yên tĩnh, có bóng cây xanh che mát, có đèn chiếu sáng vào ban tối. Cho đến hiện tại, đài Mẹ của các bệnh nhân không lúc nào thiếu vắng người đến cầu nguyện, không lúc nào thiếu vắng hoa tươi, nhang nến...
Chắc chắn, nhiều bệnh nhân và người thân của họ đã có thêm hy vọng, thêm niềm an ủi, thêm nghị lực cho mọi thứ chữa chạy của mình trên con đường đối diện từng giờ phút với đau khổ mà bệnh tật gây nên.
Ngoài ra, cha đã từng ưu tư về một phòng khám đa khoa hay một phòng phát thuốc để những người không đủ điều kiện đến bệnh viện có được nơi chữa trị. Mơ ước này của cha, cho đến ngày nghỉ hưu và nay đã về với Chúa vẫn chưa thành hiện thực. Mong một ngày, mơ ước của cha Nguyên Tổng đại diện sẽ có một bàn tay thay thế để biến nó thành hiện thực...
Tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, một bệnh viện mà cha Micae Lê Văn Khâm, Nguyên Tổng đại diện, đã từng vào ra, đã từng được nhiều người từ Y công đến Giám đốc biết đến, đã từng thăm hỏi và trao ban bí tích cho rất nhiều bệnh nhân, đã từng trao tặng những suất ăn miễn phí... đã giang tay đón cha trong những ngày cuối đời.
Vì tuổi già, sức yếu, lại còn mang nhiều bệnh tật, một khi bị covid 19 tấn công, cha đã không thể chiến đấu đến cùng với nó. Cha đã ra đi vĩnh viễn tại căn phòng cách ly của ngôi bệnh viện mà cha đã từng yêu thương mang đến nhiều an ủi.
Cha ra đi trong vòng tay của các bệnh nhân xung quanh, của các nhân viên bệnh viện, của những người được phép vào phòng cách ly để chăm sóc cha, ngoài ra không còn ai khác. Chính nhân viên được bệnh viện chỉ định mới là những người tẩm liệm, sau khi đã chào từ biệt cha lần cuối thay cho giáo phận và thay cho cả những người thân, những người chịu ơn cha. Cũng chính họ, chứ không phải ai khác đã lo hoàn tất việc hỏa táng và trao tro cốt của cha cho giáo phận và gia đình...
Nhiều người cho đó là nỗi buồn càng gây đau buồn hơn trong cái chết của một người đầy tình thương, của một bóng cả trong giáo phận... Nhưng với riêng tôi, hình như Chúa trả công vô cùng lớn cho cha. Bởi với ý Chúa, bệnh viện đã thi hành một lời cám ơn cuối cùng mà bệnh viện và nhiều người đau khổ khác đã từng thọ ơn cha...
Riêng tôi, tôi biết ơn cha Nguyên Tổng đại diện của mình vô cùng. Bởi tôi đã được hấp thụ biết bao nhiêu thứ từ chính đời sống thánh thiện và trào tràn yêu thương của cha...
TƯỞNG NHỚ CHA MICAE LÊ VĂN KHÂM NHÂN GIỖ 100 NGÀY
Hôm nay kỷ niệm tròn 100 ngày cha MICAE LÊ VĂN KHÂM, nguyên Giám Quản, nguyên Tổng Đại diện giáo phận Phú Cường về Nhà Cha. Cha được Chúa gọi về sáng Chúa nhật 14.8.2022. Và nay là ngày lễ trọng mừng kính các thánh Tử đạo Việt Nam, 24.11.2022. Hơn ba tháng ròng, bóng hình của cha in đậm trong tâm trí nhiều người.
Để tưởng nhớ người Cha, người Anh của nhiều thế hệ linh mục trong giáo phận, tôi xin được nhìn về chữ "YÊU" mà một đời làm mục tử của Chúa, của Hội Thánh và của các linh hồn, Cha Micae để lại cho những thế hệ đi sau, hay nếu không là nhiều người, thì chí ít cũng là một mình tôi học đòi, bởi đã từng có thời gian làm việc bên cạnh Cha Micae, tôi thấu hiểu và minh chứng: NHỮNG VIỆC LÀM KHÔNG MỆT MỎI ĐỦ MINH CHỨNG CHỮ YÊU NƠI MỘT CON NGƯỜI, CHA MICAE LÊ VĂN KHÂM.
Cha Micae Lê Văn Khâm - Nguyên Tổng Đại diện của giáo phận Phú Cường đã hoàn toàn rời xa trần thế, nhưng rất nhiều người đã từng cộng tác với cha, đã từng nhận được sự giúp đỡ của cha, hay đã từng quen biết cha đều nhắc về những kỷ niệm mà họ đã có. Trong tất cả những kỷ niệm ấy, những lời dạy, những việc làm, những hành động liên quan tới "yêu" không bao giờ thiếu vắng.
Cha V.T., người rất gần gũi với tôi, đã từng làm cha phó trong thời gian cha Micae Lê Văn Khâm làm cha sở tại giáo xứ Búng nhiều lần kể cho tôi nghe những câu chuyện thường ngày. Chẳng hạn, sáng nào cha Micae cũng đi bộ khắp các con đường, con hẻm trong địa bàn giáo xứ. Cha vừa tập thể dục, vừa thăm hỏi giáo dân. Ai đau yếu, cha an ủi. Ai thiếu thốn cha giúp đỡ. Gia đình nào có hoàn cảnh đặc biệt, cha ân cần động viên. Thành viên nào nguội lạnh, cha ân cần nhủ khuyên...
Cũng theo cha V.T., tại giáo xứ Búng có hai cơ sở từ thiện nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và nuôi dưỡng các phụ nữ lỡ lầm, hầu như hàng tuần cha Micae đều ghé thăm. Có bất cứ quà nào, dù nhỏ hay to, cha đều chia sớt cho các cơ sở hoặc chia sớt cho các gia đình nghèo. Những ngày giáp Tết hoặc những ngày Tết, cha đều đến chúc Tết, tặng quà và lì xì cho các thành viên của các cơ sở từ thiện...
Cha T. còn kể, tại giáo xứ Búng, có hai anh chị giúp việc (dường như có họ hàng với cha?) và quản lý bếp núc, có những biểu hiện và cách hành xử mà Hội đồng Giáo xứ cũng như giáo dân trong xứ không ưa thích. Nhưng cha xứ Nguyên Tổng Đại diện vẫn chịu đựng họ chỉ vì một lý do duy nhất: "Đuổi nó đi thì làm sao nó sống, con cái nó làm sao đi học?"...
Các chị em Hiền mẫu của giáo xứ Búng có lần phát biểu: Một thời gian ngắn sau khi về nhận xứ, cha Micae họp các chị em để phác họa chương trình nấu cơm từ thiện. Số tiền ban đầu, cha Micae ứng trước. Sau một thời gian hoạt động, nhóm gặp quá nhiều khó khăn, có lúc tưởng như phải dừng lại, cha hết lời động viên, kêu gọi. Thế rồi như vết dầu loang, từ chính các chị em rồi các ân nhân, công tác lại tiếp tục, những phần cơm tuy nhỏ, nhưng được trao gởi trong yêu thương, làm ấm lòng cả người cho lẫn người nhận.
Chương trình phát cơm thiện nguyện, một lần nữa gặp sóng gió sau khi cha Micae nghỉ hưu. Không biết trút cho ai, các thành viên lại chạy đến nhà hưu níu lấy cha Micae. Cứ như thế, hết thử thách lại an bình, rồi lại thử thách..., mọi người động viên nhau chống chèo. Hình bóng cha Micae Lê Văn Khâm trở thành điểm tựa của nhóm...
Tôi không bao giờ quên sự xúc động của cha Nguyên Tổng Đại diện khi hay tin ông T. ở giáo xứ T. thuộc tỉnh T. qua đời. Ông từng là cựu chủng sinh giáo phận Phú Cường, là học trò và con đỡ đầu của cha. Nhưng một thời gian khá dài, do sai lầm của mình, ông gây ra nỗi đau lớn cho cha Micae.
Nỗi đau này, giáo phận biết, nhiều giáo dân xa gần, cả một số anh em cán bộ cũng biết... Nhưng hình như cha đã tha thứ cho ông tự lúc nào. Vừa khi nghe tin ông đau nặng, cha đến tận giường bệnh của ông, nói chuyện rất nhiều với ông và ban các bí tích cho ông. Ngày ông từ giã cõi đời, dù là người trầm tĩnh, sự xót xa vẫn không thể che giấu nhưng thể hiện rõ trên khuôn mặt từ ái của cha.
Gần đây nhất, lúc đó cha đang nghỉ hưu, một người con đỡ đầu khác, người đã từng lái xe cho cha và là ca viên của một ca đoàn lâm bệnh rồi qua đời, cha cũng không ngăn nổi sự xúc động. Với tình hiền phụ của mình, cha hết lời động viên người thân của anh và vợ con anh...
Khi còn ở trong nhà hưu, một người thường xuyên lấy cớ vào thăm nhưng bao giờ cũng kèm theo lời than thở để được cha giúp đỡ cái gì. Đúng như anh ta mong muốn, không bao giờ anh ta ra về tay không...
Những người thân thấy cha vừa già yếu, vừa bệnh tật, tiền bạc cha có cũng chỉ là một số ít ỏi nhận từ những người yêu quý cha, nên có ý khuyên can cha hãy cẩn thận với những người lấy cớ đến thăm mình. Cha Micae chỉ nhẹ cười rồi ôn tồn: "Mình có, mình cho, Chúa lại cho lại mình!"...
Nhiều năm cha làm Giám đốc Ban Bác ái của giáo phận, càng là cơ hội để cha không mệt mỏi lo cho người nghèo, người thiếu cơ may sống hạnh phúc trong cuộc sống làm người này. Một vài lần được cộng tác cách âm thầm với cha Micae Lê Văn Khâm, tôi được biết nhiều hoạt động bác ái nổi trội của cha.
Những hoạt động đó là: Nồi súp tình thương cho các bệnh nhân nghèo của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương. Hồi còn ở nhà thờ Chánh tòa giáo phận, cha Micae thường xuyên vào ra bệnh viện này, không chỉ để trao những bữa ăn, không chỉ thăm nom các bệnh nhân, mà còn luôn sẵn sàng dù là buổi trưa hay ban chiều, ban ngày hay đêm tối, để ban các Bí tích sau cùng cho những bệnh nhân Công Giáo đang trên lằn ranh của sự sống và sự chết.
Cha còn tổ chức hàng tuần những suất cơm gọi là "Bữa cơm tình thương" cho người nghèo, người cơ nhỡ, người tật nguyền; chương trình ủng hộ xe lăn, xe lắc cho người tật nguyền; chương trình tặng xe đạp cho học sinh nghèo; xây dựng nhà cho người dân trôi nổi trên hồ Dầu Tiếng; chương trình xây nhà tình thương; giúp trại dưỡng lão, trại mồ côi; chăm sóc người AIDS; lo cho người di dân; thành lập Hội Chữ thập đỏ Công Giáo; Cha kết thân với một giáo xứ ở Phám quốc để mở một chương trình quỹ tín dụng cho học sinh nghèo và quỹ tín dụng cho người bán vé số (hai chương trình Tín dụng này chỉ đòi hỏi trả góp từ 2000 đến 5000 đồng mỗi ngày)...
Trong nhiều những hoạt động bác ái đó, có một số việc được duy trì trong một thời gian, có nhiều việc duy trì mãi đến tận hôm nay...
Nhờ khả năng ngoại giao của mình, cha Nguyên Tổng Đại diện trình bày suy nghĩ cùng Ban Giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương về việc đặt một đài Đức Mẹ nhỏ trong kuôn viên bệnh viện, để các bệnh nhân và thân nhân của họ có nơi cầu nguyện, nhất là những bệnh nhân đau nặng, đặc biệt các bệnh nhân không còn nhiều hy vọng về việc chữa trị, có thể bám víu vào đức tin như chiếc phao cứu sinh cuối cùng trước khi phải trút bỏ mọi thứ.
May mắn, Ban Giám đốc đồng ý. Từ đó, một đài Đức Mẹ nhỏ mang tên "Mẹ của các bệnh nhân" được hình thành trong khuôn viên bệnh viện. Đến tháng 10.2017, sau khi cha Micae nghỉ hưu một thời gian, cha Gioan Lê Quang Tuyến, chánh xứ giáo xứ Chánh Thiện ngỏ với Ban Giám đốc để nâng cấp đài "Mẹ của các bệnh nhân". Từ đó, tượng Đức Mẹ cũ được thay bằng tượng đá cẩm thạch to và đẹp, trở thành nơi cầu nguyện khang trang hơn, sạch hơn, đủ yên tĩnh, có bóng cây xanh che mát, có đèn chiếu sáng vào ban tối. Cho đến hiện tại, đài Mẹ của các bệnh nhân không lúc nào thiếu vắng người đến cầu nguyện, không lúc nào thiếu vắng hoa tươi, nhang nến...
Chắc chắn, nhiều bệnh nhân và người thân của họ đã có thêm hy vọng, thêm niềm an ủi, thêm nghị lực cho mọi thứ chữa chạy của mình trên con đường đối diện từng giờ phút với đau khổ mà bệnh tật gây nên.
Ngoài ra, cha đã từng ưu tư về một phòng khám đa khoa hay một phòng phát thuốc để những người không đủ điều kiện đến bệnh viện có được nơi chữa trị. Mơ ước này của cha, cho đến ngày nghỉ hưu và nay đã về với Chúa vẫn chưa thành hiện thực. Mong một ngày, mơ ước của cha Nguyên Tổng đại diện sẽ có một bàn tay thay thế để biến nó thành hiện thực...
Tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, một bệnh viện mà cha Micae Lê Văn Khâm, Nguyên Tổng đại diện, đã từng vào ra, đã từng được nhiều người từ Y công đến Giám đốc biết đến, đã từng thăm hỏi và trao ban bí tích cho rất nhiều bệnh nhân, đã từng trao tặng những suất ăn miễn phí... đã giang tay đón cha trong những ngày cuối đời.
Vì tuổi già, sức yếu, lại còn mang nhiều bệnh tật, một khi bị covid 19 tấn công, cha đã không thể chiến đấu đến cùng với nó. Cha đã ra đi vĩnh viễn tại căn phòng cách ly của ngôi bệnh viện mà cha đã từng yêu thương mang đến nhiều an ủi.
Cha ra đi trong vòng tay của các bệnh nhân xung quanh, của các nhân viên bệnh viện, của những người được phép vào phòng cách ly để chăm sóc cha, ngoài ra không còn ai khác. Chính nhân viên được bệnh viện chỉ định mới là những người tẩm liệm, sau khi đã chào từ biệt cha lần cuối thay cho giáo phận và thay cho cả những người thân, những người chịu ơn cha. Cũng chính họ, chứ không phải ai khác đã lo hoàn tất việc hỏa táng và trao tro cốt của cha cho giáo phận và gia đình...
Nhiều người cho đó là nỗi buồn càng gây đau buồn hơn trong cái chết của một người đầy tình thương, của một bóng cả trong giáo phận... Nhưng với riêng tôi, hình như Chúa trả công vô cùng lớn cho cha. Bởi với ý Chúa, bệnh viện đã thi hành một lời cám ơn cuối cùng mà bệnh viện và nhiều người đau khổ khác đã từng thọ ơn cha...
Riêng tôi, tôi biết ơn cha Nguyên Tổng đại diện của mình vô cùng. Bởi tôi đã được hấp thụ biết bao nhiêu thứ từ chính đời sống thánh thiện và trào tràn yêu thương của cha...