Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm ngồi chờ khi đi đón người thân từ phi trường. Mặc dù đã chuẩn bị kĩ lưỡng, xem chuyến bay, giờ máy bay đáp, nhưng khi tới phi trường mới biết máy bay đến trễ. Có nhiều lí do gây ra trễ nải.

Về phương diện tâm linh, đôi khi ta cũng phải kiên nhẫn đợi chờ. Chúng ta tin chắc Thiên Chúa luôn sẵn sàng. Ngài không bao giờ trễ. Người chưa sẵn sàng là chính chúng ta. Khi ta đúng giờ, khi ta trễ nải. Dường như chậm trễ là bản tính chung của mọi người. Chúng ta thích để việc lại, dù có khả năng làm ngay, nhưng ta hay trì hoãn nếu có thể để sang ngày hôm sau. Có những việc ta có thể đình hoãn, nhưng cũng có những việc nếu đình hoãn sẽ gặp rắc rối, trở ngại ngoài khả năng kiểm soát của ta. Về phương diện tâm linh, trì hoãn liên quan đến sự sống trường sinh. Cuộc sống của ta thường pha trộn giữa điều chắc chắn và điều mơ hồ. Chúng ta tin chắc ngày thế chung sẽ đến, nhưng khi nào đến là điều ta mơ hồ. Bởi không biết ngày thế mạc đến vào lúc nào, nên khôn ngoan hơn hết là chuẩn bị sẵn sàng cho ngày đó, để bất cứ khi nào ngày đó đến chúng ta đã sẵn sàng. Đây chính là điều Đức Kitô nhắc nhở Kitô hữu trong bài đọc tuần thứ nhất mùa vọng. Chúng ta cũng biết rõ, nếu chúng ta không tin theo Chúa, chúng ta sẽ tin theo xu hướng xã hội. Cách theo Chúa chân thật nhất là chân thành trong cả tư tưởng lẫn hành động. Con người thường muốn biết trước những gì sắp xảy ra. Đức Kitô nhắc nhở Kitô hữu không cần biết ngày giờ nào, bởi đó là việc làm của Thiên Chúa, không phải việc của ta. Ngay cả trong trường hợp chúng ta biết ngày giờ tận thế, chúng ta cũng bất lực trong việc thay đổi kế hoạch của Thiên Chúa. Ngày đó có thể đến nhanh như sấm chớp. Vậy thì dù có biết truớc cũng không đủ thời gian ăn năn, hoán cải.

Chúng ta quan tâm quá nhiều đến việc ăn uống và tìm thú vui trong cuộc sống. Chết là điều chắc chắn; không ai có thể tránh. Tuy nhiên không mấy ai chuẩn bị cho ngày chết, dường như chúng ta coi thường việc đó. Một số khác tự tin, cứ ăn chơi thoả chí đi, rồi thay đổi vào phút chót. Lí luận này không thực tiễn bởi chúng ta không có đủ can đảm để thay đổi khi còn trẻ, còn khoẻ. Khi thân tàn, sức cạn, lực kiệt, liệu lúc đó ta còn đủ í chỉ, và sáng suốt để khắc phục khó khăn trở về cùng Thiên Chúa. Một số khác lại mạnh miệng chối bỏ sự sống trường sinh. Họ lí luận điều này không có thật. khuynh hướng tiêu cực này chủ chương sống hiện tại, cứ ăn chơi, hưởng thụ thoải mái trước khi chết. Lối sống bừa bãi này vừa nguy hiểm vừa thiệt thòi, bởi lối sống đó đánh đổi bằng cách dùng năm tháng giới hạn để loại trừ, chối bỏ năm tháng vô hạn. Tâm trí ta có thể hiểu biết về vật chất hữu hình, nhưng khi đối diện với điều vô hình tâm trí ta không đủ khả năng để xác quyết điều vô hình. Khi tâm trí tin chắc sự sống trường sinh không có thật, đó cũng chính là lúc tâm trí cá nhân lừa gạt họ. Lừa gạt bằng cách tin vào điều họ không biết rõ; xác quyết điều chính bản thân tâm trí lu mờ, nghi, ngờ. Những gì không kiểm chứng, không hiểu được không có nghĩa là chúng không tồn tại. Chấp nhận chúng tồn tại là khiêm nhường chấp nhận cái giới hạn của khả năng con người.

Con người cần thực phẩm nuôi thân, cần nước trong sạch để uống và cần ngay cả niềm vui, giải trí. Tuy nhiên những điều trên không phải là điều quan trọng nhất. Điều quan trọng nhất chính là chuẩn bị sẵn sàng trong Thiên Chúa. Tỉnh thức để bất cứ khi nào Thiên Chúa đến, ta cũng đã chuẩn bị sẵn sàng ra đón Ngài. Tỉnh thức trong trường họp này chính là biết rõ trách vụ của Kitô hữu là mến Chúa và yêu tha nhân. Tỉnh thức còn có nghĩa là hướng về tương lai trong niềm hy vọng vào Đức Kitô.

Câu chuyện ông Noe đóng tầu cho biết lời nói, hành động của ta luôn kèm theo hậu quả hiện tại và hậu quả trong tương lai. Ông lắng nghe tiếng Chúa, âm thầm chuẩn bị cho ngày bão lụt, trong khi đại đa số thiên hạ vẫn ăn chơi cho đến ngày cuối đời. Tỉnh thức thì đã muộn. Đức Kitô nhắc Kitô hữu về tương lai và điều này vừa tăng sức mạnh cho niềm tin, vừa tăng niềm hy vọng vào Ngài. Kitô hữu sống hy vọng trong Chúa. Họ không theo đường lối thế gian, nhưng theo đường lối Chúa. Đó là sống yêu thương, hoà giải và tha thứ.

TiengChuong.org

Sure And Unsure

We have all experienced delays when we've pick up a relative or friend at an airport. We confirm the flight number and its arrival time before heading to the airport, but when we get there, there is a delay. The reason for the delay can be varied.

Our spiritual journey has delays too. We are certain that God is always ready. We sometimes are ready, other times not. The delay is a part of human nature. We love to delay things. We know what needs to be done and yet if it can wait for tomorrow we would not hesitate to wait for tomorrow. There are things we can delay and there are things we'd better do immediately because the consequences are beyond correction. Spiritual delay is associated with eternal death. We are living in a sure and unsure time. We are sure of many things. Jesus tells us the reckoning day is sure, but the time when it will happen is unsure. It remains to be a mystery. Because we know that the day of the reckoning is sure to come, it is wise to prepare for it, without delay. Jesus tells us to be ready whenever it comes, and that is all we need to do: 'Be ready'. We are sure of this: if we don't follow God's way, we certainly will follow a human's way. The right attitude to follow Jesus is sincerity in thought and action. We all want to know the time of His coming. Jesus tells us, there is no need to know it. Knowing the time of His coming is not our job but His. Even if we do know the time of His coming, we are powerless to change this universal event. It may come as fast as lightning in the sky; if that were the case we have no time to make the change toward God.

We are more concerned with personal, individual daily affairs and trivial things in life. The certainty of death is undeniable and yet many don't take it seriously; others trust in their ability to make the change. This belief is unreal because if we don't have a strong will to make the change now, how can we make the change when our will was weakened by vices and sin? Others again deny eternal life. This pessimistic view aims to enjoy life here now on earth as much as one can before vanishing. This is an unwise and awful gamble in life; because one would exchange finite years on earth for infinite years in God's kingdom. Our mind can be certain about material things but can't be certain about a spiritual thing. When a mind is absolute about a spiritual thing; it means you are deceived by your own knowledge. It deceives you so greatly that it blinds you to the realization that you are being deceived. We all need food and drink, and good times, but they are not the most important things in life. The most important thing in life is staying awake to welcome Jesus whenever He comes. Staying awake in this sense means being aware of our present responsibility towards the Lord and others. Staying awake also means looking forward to the future with hope. The story of Noah reminds us that our actions do have consequences here right now on earth, and then afterwards the deadly consequence at the afterlife. At the time of Noah, he was a minority who followed God's way. He quietly prepared his family and be ready for the flood. The majority were careless about the future. They were caught unprepared. Jesus told his disciples about the future everlasting life, and that strengthens our hope in Him. We live in hope, and are sure that our hope in the Lord is secured; when we follow not humanity's way, but God's way of love and reconciliation and forgiveness.

What it means is 'One is taken away, one left'. Its implication is unclear. People try their best to make sense of it, and they come up with contradicting views. What we do know is that there will be separation. It could mean either an eternal separation or just a temporary one. What is certain is that the fate of the one who is taken away is unknown, but the one left behind will be frightened by the force of the natural world. All we have to do is simply love, trust, and hope in the Lord.