Ơn Gọi trong lòng Giáo Hội.
Xưa nay chúng ta thường hiểu những người đi tu làm linh mục hay Tu Sĩ Nam Nữ trong các Hội Dòng là những người có ơn Kêu Gọi hay được Chúa kêu gọi tuyển chọn.
Vậy Ơn kêu gọi là gì?
Bây giờ nếu có ai hỏi, phải cắt nghĩa ơn kêu gọi như thế nào cho những người Trẻ hiểu rõ, có lẽ không có một định nghĩa giống như một công thức trắng đen rõ ràng nào.
Vì ơn kêu gọi không phải là một đơn từ, một bài viết ra cho người đọc, người xem chấp nhận hay không chấp nhận. Nhưng Ơn kêu gọi là tiếng mời gọi âm thầm hầu như linh thiêng vang lên từ trong tâm hồn mỗi người.
Nếu có ai hỏi, thế tiếng mời gọi đó vang vọng phát ra âm thanh trong tâm hồn con người như thế nào và vào lúc nào?
Điều này cũng không có thể nói diễn tả ra đơn giản bằng ngôn ngữ hay chữ viết con số được. Vì tiếng mời gọi vang vọng trong tâm hồn không thành tiếng nghe được bằng thính gíac của đôi tai. Nhưng cảm nghiệm nhận ra được trong trái tim tâm hồn.
Phải, tiếng mời gọi truyền đi qua cảm nhận trong làn rung động của trái tim, hay từ tầng thần kinh cảm gíac. Và tiếng mời gọi đó xảy đến bất chợt không theo một thời gian nhất định nào.
Như thế, có thể hiểu là ơn kêu gọi vang lên rồi cứ thế triển nở khắc ghi trong tâm hồn người đó mãi mãi sao?
Không hẳn là như thế đâu. Vì như hạt giống gieo vãi xuống đất, có hạt gặp nền đất tốt, có nước, có ánh sáng mặt trời chiếu xuống cùng được chăm sóc vun xới, sẽ mọc lên thành cây sinh hoa kết trái tươi tốt. Trái lại, nếu thiếu những điều kiện căn bản đó, hạt giống sẽ mai một chết lịm dần đi.
Với tiếng mời gọi cũng tương tự như thế. Những điều kiện ngoại cảnh về môi trường giáo dục đào tạo, môi trường đời sống gia đình, nếp sống văn hóa lành mạnh, cùng nếp sống đạo đức giúp tiếng mời gọi phát triển lớn lên thành ơn kêu gọi phát triển đứng vững giữa dòng đời sống.
Trong dân gian có suy tư: Ánh sáng mặt trời chiếu tỏa hơi nóng nồng ấm. Còn gío thổi thì mang đến hơi lạnh. Vì thế bầu khí sinh sống, sự vun xới chăm sóc nếp sống đạo đức nơi gia đình, nơi xứ đạo tựa như ánh sáng mặt trời chiếu tỏa hơi nóng cần thiết cho mầm ơn kêu Gọi nảy sinh phát triển.
Ơn kêu gọi cần phải được vun trồng chăm sóc theo hướng tinh thần cùng đào tạo vươn tới Thiên Chúa, là Đấng kêu gọi, và hướng tới căn bản đời sống tình người, không chỉ cho hôm qua hôm nay mà còn phải liên tục mãi cho ngày mai.
Ngày xưa trong thời Cựu ước, Thiên Chúa kêu gọi cá nhân từng người, như Thánh Tiên tri Maisen, Thánh tiên tri Isaia, Edechiel làm sứ gỉa loan báo ý muốn của Ngài cho mọi con người.
Chúa Giêsu đến, Ngài kêu gọi hoặc từng người, như các Thánh Tông đồ Phero, Phaolo, Andre, Toma, Giacobe…là những người tin đi theo làm chứng nhân sứ gỉa cho phúc âm Chúa giữa dòng đời sống xã hội. Trải qua dòng thời gian luôn có những người, những Bạn Trẻ lớn lên đã cảm thấy có tiếng thôi thúc trong tận tâm hồn về một đời sống trong nhà Dòng, trong Chủng viện ở các Giáo phận về đời sống dấn thân cho việc làm chứng rao truyền tình yêu Nước Chúa ở trần gian trong lòng Giáo Hội. Đó là tiếng Chúa kêu gọi thôi thúc trái tim tâm hồn họ.
Hằng năm vào ngày Chúa Nhật 4. mùa phục sinh, còn gọi là Chúa Nhật Chúa chiên lành, năm nay vào ngày 17.04.2016, là ngày cầu nguyện cho ơn kêu Gọi Linh mục, Tu sỹ Nam Nữ trong các Hội Dòng trong lòng Giáo Hội Công Giáo.
Hãng xưởng, nhà máy sản xuất cần những thợ nhân công làm việc, nhưng họ cần hơn những vị kỹ sư hoạch định thiết kế công việc chế tạo. Cũng tương tự như vậy trong đời sống Giáo Hội. Lẽ dĩ nhiên, không dám cùng không được phép nói hay nghĩ cho rằng người tín hữu Chúa Kitô là những người thợ làm việc còn các Linh mục tu sỹ là những kỹ sư…
Không, không, không đâu. Mọi người trong Giáo Hội Chúa đều là những tín hữu Chúa Kitô như nhau. Nhưng mỗi người có bổn phận trách vụ khác nhau trong cánh đồng vườn nho của Giáo Hội Chúa ở trần gian.
Vì thế trong lòng Giáo Hội có những ơn Gọi khác nhau. Và Ơn kêu gọi cũng như đời sống của con người là con đường sống trải dài từ hôm qua sang ngày mai.
„ Ơn gọi được nảy sinh ngay trong lòng Giáo Hội. Từ khoảnh khắc một ơn gọi bắt đầu trở nên rõ ràng, ơn gọi ấy cần phải có “cảm thức” về Giáo Hội. Không ai được kêu gọi để dành riêng cho một vùng riêng biệt, hay cho một nhóm hoặc một phong trào nhưng là dành cho Giáo Hội và thế giới…
Ơn gọi lớn lên trong lòng Giáo Hội. Trong quá trình đào tạo, cáo ứng viên với những ơn gọi khác nhau cần học hỏi kiến thức về cộng đoàn Giáo Hội, vượt qua những giới hạn lúc đầu. Để khi kết thúc, họ nên cùng nhau thực hiện những trải nghiệm tông đồ với những thành viên khác của cộng đoàn, chẳng hạn như: cùng theo một khóa giáo lý, trao đổi các thông điệp Giáo Hội, gặp gỡ liên hội dòng, chia sẻ trải nghiệm việc truyền giáo tại các vùng ngoại vi, chia sẻ đời sống tu viện, khám phá nguy cơ đưa đến cám dỗ; liên hệ với các vị thừa sai để đào sâu hơn về sứ vụ đến với muôn dân; và trong cộng đoàn các linh mục giáo phận, để đi sâu vào kinh nghiệm đời sống mục vụ giáo xứ và giáo phận. Đối với những ai đã sẵn sàng cho việc đào tạo, cộng đoàn Giáo Hội luôn là môi trường đào tạo cơ bản.“ Đức Giáo Hoàng Phanxico, Sứ điệp ngày Thế Giới Ơn Gọi 2016: “Ơn gọi được sinh ra trong lòng Giáo Hội“
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Xưa nay chúng ta thường hiểu những người đi tu làm linh mục hay Tu Sĩ Nam Nữ trong các Hội Dòng là những người có ơn Kêu Gọi hay được Chúa kêu gọi tuyển chọn.
Vậy Ơn kêu gọi là gì?
Bây giờ nếu có ai hỏi, phải cắt nghĩa ơn kêu gọi như thế nào cho những người Trẻ hiểu rõ, có lẽ không có một định nghĩa giống như một công thức trắng đen rõ ràng nào.
Vì ơn kêu gọi không phải là một đơn từ, một bài viết ra cho người đọc, người xem chấp nhận hay không chấp nhận. Nhưng Ơn kêu gọi là tiếng mời gọi âm thầm hầu như linh thiêng vang lên từ trong tâm hồn mỗi người.
Nếu có ai hỏi, thế tiếng mời gọi đó vang vọng phát ra âm thanh trong tâm hồn con người như thế nào và vào lúc nào?
Điều này cũng không có thể nói diễn tả ra đơn giản bằng ngôn ngữ hay chữ viết con số được. Vì tiếng mời gọi vang vọng trong tâm hồn không thành tiếng nghe được bằng thính gíac của đôi tai. Nhưng cảm nghiệm nhận ra được trong trái tim tâm hồn.
Phải, tiếng mời gọi truyền đi qua cảm nhận trong làn rung động của trái tim, hay từ tầng thần kinh cảm gíac. Và tiếng mời gọi đó xảy đến bất chợt không theo một thời gian nhất định nào.
Như thế, có thể hiểu là ơn kêu gọi vang lên rồi cứ thế triển nở khắc ghi trong tâm hồn người đó mãi mãi sao?
Không hẳn là như thế đâu. Vì như hạt giống gieo vãi xuống đất, có hạt gặp nền đất tốt, có nước, có ánh sáng mặt trời chiếu xuống cùng được chăm sóc vun xới, sẽ mọc lên thành cây sinh hoa kết trái tươi tốt. Trái lại, nếu thiếu những điều kiện căn bản đó, hạt giống sẽ mai một chết lịm dần đi.
Với tiếng mời gọi cũng tương tự như thế. Những điều kiện ngoại cảnh về môi trường giáo dục đào tạo, môi trường đời sống gia đình, nếp sống văn hóa lành mạnh, cùng nếp sống đạo đức giúp tiếng mời gọi phát triển lớn lên thành ơn kêu gọi phát triển đứng vững giữa dòng đời sống.
Trong dân gian có suy tư: Ánh sáng mặt trời chiếu tỏa hơi nóng nồng ấm. Còn gío thổi thì mang đến hơi lạnh. Vì thế bầu khí sinh sống, sự vun xới chăm sóc nếp sống đạo đức nơi gia đình, nơi xứ đạo tựa như ánh sáng mặt trời chiếu tỏa hơi nóng cần thiết cho mầm ơn kêu Gọi nảy sinh phát triển.
Ơn kêu gọi cần phải được vun trồng chăm sóc theo hướng tinh thần cùng đào tạo vươn tới Thiên Chúa, là Đấng kêu gọi, và hướng tới căn bản đời sống tình người, không chỉ cho hôm qua hôm nay mà còn phải liên tục mãi cho ngày mai.
Ngày xưa trong thời Cựu ước, Thiên Chúa kêu gọi cá nhân từng người, như Thánh Tiên tri Maisen, Thánh tiên tri Isaia, Edechiel làm sứ gỉa loan báo ý muốn của Ngài cho mọi con người.
Chúa Giêsu đến, Ngài kêu gọi hoặc từng người, như các Thánh Tông đồ Phero, Phaolo, Andre, Toma, Giacobe…là những người tin đi theo làm chứng nhân sứ gỉa cho phúc âm Chúa giữa dòng đời sống xã hội. Trải qua dòng thời gian luôn có những người, những Bạn Trẻ lớn lên đã cảm thấy có tiếng thôi thúc trong tận tâm hồn về một đời sống trong nhà Dòng, trong Chủng viện ở các Giáo phận về đời sống dấn thân cho việc làm chứng rao truyền tình yêu Nước Chúa ở trần gian trong lòng Giáo Hội. Đó là tiếng Chúa kêu gọi thôi thúc trái tim tâm hồn họ.
Hằng năm vào ngày Chúa Nhật 4. mùa phục sinh, còn gọi là Chúa Nhật Chúa chiên lành, năm nay vào ngày 17.04.2016, là ngày cầu nguyện cho ơn kêu Gọi Linh mục, Tu sỹ Nam Nữ trong các Hội Dòng trong lòng Giáo Hội Công Giáo.
Hãng xưởng, nhà máy sản xuất cần những thợ nhân công làm việc, nhưng họ cần hơn những vị kỹ sư hoạch định thiết kế công việc chế tạo. Cũng tương tự như vậy trong đời sống Giáo Hội. Lẽ dĩ nhiên, không dám cùng không được phép nói hay nghĩ cho rằng người tín hữu Chúa Kitô là những người thợ làm việc còn các Linh mục tu sỹ là những kỹ sư…
Không, không, không đâu. Mọi người trong Giáo Hội Chúa đều là những tín hữu Chúa Kitô như nhau. Nhưng mỗi người có bổn phận trách vụ khác nhau trong cánh đồng vườn nho của Giáo Hội Chúa ở trần gian.
Vì thế trong lòng Giáo Hội có những ơn Gọi khác nhau. Và Ơn kêu gọi cũng như đời sống của con người là con đường sống trải dài từ hôm qua sang ngày mai.
„ Ơn gọi được nảy sinh ngay trong lòng Giáo Hội. Từ khoảnh khắc một ơn gọi bắt đầu trở nên rõ ràng, ơn gọi ấy cần phải có “cảm thức” về Giáo Hội. Không ai được kêu gọi để dành riêng cho một vùng riêng biệt, hay cho một nhóm hoặc một phong trào nhưng là dành cho Giáo Hội và thế giới…
Ơn gọi lớn lên trong lòng Giáo Hội. Trong quá trình đào tạo, cáo ứng viên với những ơn gọi khác nhau cần học hỏi kiến thức về cộng đoàn Giáo Hội, vượt qua những giới hạn lúc đầu. Để khi kết thúc, họ nên cùng nhau thực hiện những trải nghiệm tông đồ với những thành viên khác của cộng đoàn, chẳng hạn như: cùng theo một khóa giáo lý, trao đổi các thông điệp Giáo Hội, gặp gỡ liên hội dòng, chia sẻ trải nghiệm việc truyền giáo tại các vùng ngoại vi, chia sẻ đời sống tu viện, khám phá nguy cơ đưa đến cám dỗ; liên hệ với các vị thừa sai để đào sâu hơn về sứ vụ đến với muôn dân; và trong cộng đoàn các linh mục giáo phận, để đi sâu vào kinh nghiệm đời sống mục vụ giáo xứ và giáo phận. Đối với những ai đã sẵn sàng cho việc đào tạo, cộng đoàn Giáo Hội luôn là môi trường đào tạo cơ bản.“ Đức Giáo Hoàng Phanxico, Sứ điệp ngày Thế Giới Ơn Gọi 2016: “Ơn gọi được sinh ra trong lòng Giáo Hội“
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long