WASHINGTON DC – Các vị giám đốc các chủng viện ở Hoa Kỳ cho rằng những bài trắc nghiệm về tâm lý của các ứng sinh có thể cho thấy những nội tâm trong quá trình tuyển chọn. Một văn kiện vừa được Toà Thánh công bố ngày 30 tháng 10, nhan đề “Những hướng dẫn sử dụng tâm lý học trong việc tuyển sinh và đào tạo Chủng Sinh”. Văn kiện được soạn thảo bởi Hội Đồng Giáo Dục Công Giáo và được Đức Thánh Cha Benedict 16 chuẩn y.
Trong cuộc phỏng vấn với Hãng Tin Công Giáo, Cha Dennis J. Lyle, giám học và giám đốc chủng viện St. Mary of the Lake/Mundelein ở Chicago cho biết những kết quả trắc nghiệm về tâm lý cho biết những chi tiết đáng lưu ý trong việc tuyển chọn chủng sinh và cũng đồng ý với đa số các chuyên gia khác rằng không nên chỉ dựa vào những trắc nghiệm tâm lý mà thôi. Ngài cũng cho biết các trắc nghiệm tâm lý còn cho các ứng sinh hiểu rõ bản thân hơn.
Văn kiện này được soạn thảo hơn 13 năm. Một trong những điều vẫn còn đang được tranh cãi là có nên sử dụng những trắc nghiệm này một cách định kỳ trước khi chọn lựa ứng sinh. Trong buổi công bố văn kiện, Đức Hồng Y Zeonon Grocholewski, chủ tịch công đồng giáo dục nhấn mạnh rằng không nhất thiết phải sử dụng các trắc nghiệm này và cũng không nên bắt buộc các chủng viện sử dụng trong việc tuyển sinh và đào tạo linh mục. Hiện tại, có nhiều địa phận bắt buộc các chủng viện sử dụng các trắc nghiệm này. Các chủng viện tại Bắc Mỹ đã sử dụng các trắc nghiệm này để đánh giá xem các ứng sinh có vấn đề gì không, nếu cố, họ có nên được tham vấn để sử đổi hay không. Các vấn đề thường được quan tâm chú ý là xem coi các ứng sinh có vâng lời đủ hay không, có khả năng theo đuổi ơn gọi đến cùng hay không, có cởi mở, thân thiện, và có đáng tin cậy hay không, hoặc có các khuynh hướng lệnh lạc về giới tính hay không.
Cha Melvin Blanchette, giám học tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ cho biết các trắc nghiệm này giúp Ngài giám định được sự trưởng thành, khả năng sống đời khiết tịnh hay các dấu hiệu về sự bất thường về tâm lý.Ngài cho biết: “Nếu tôi phát hiện được ứng sinh có vấn đề và không thể thay đổi được, tôi sẽ không muốn thấy anh ta trong chủng việc của tôi. Thật vậy, ở Hoa Kỳ, nếu chúng ta muốn cố gắng làm tất cả những gì có thể làm để tránh các vấn nạn có thể có thì chúng ta không thể bỏ qua các trắc nghiệm tâm lý.”
Trong cuộc phỏng vấn với Hãng Tin Công Giáo, Cha Dennis J. Lyle, giám học và giám đốc chủng viện St. Mary of the Lake/Mundelein ở Chicago cho biết những kết quả trắc nghiệm về tâm lý cho biết những chi tiết đáng lưu ý trong việc tuyển chọn chủng sinh và cũng đồng ý với đa số các chuyên gia khác rằng không nên chỉ dựa vào những trắc nghiệm tâm lý mà thôi. Ngài cũng cho biết các trắc nghiệm tâm lý còn cho các ứng sinh hiểu rõ bản thân hơn.
Văn kiện này được soạn thảo hơn 13 năm. Một trong những điều vẫn còn đang được tranh cãi là có nên sử dụng những trắc nghiệm này một cách định kỳ trước khi chọn lựa ứng sinh. Trong buổi công bố văn kiện, Đức Hồng Y Zeonon Grocholewski, chủ tịch công đồng giáo dục nhấn mạnh rằng không nhất thiết phải sử dụng các trắc nghiệm này và cũng không nên bắt buộc các chủng viện sử dụng trong việc tuyển sinh và đào tạo linh mục. Hiện tại, có nhiều địa phận bắt buộc các chủng viện sử dụng các trắc nghiệm này. Các chủng viện tại Bắc Mỹ đã sử dụng các trắc nghiệm này để đánh giá xem các ứng sinh có vấn đề gì không, nếu cố, họ có nên được tham vấn để sử đổi hay không. Các vấn đề thường được quan tâm chú ý là xem coi các ứng sinh có vâng lời đủ hay không, có khả năng theo đuổi ơn gọi đến cùng hay không, có cởi mở, thân thiện, và có đáng tin cậy hay không, hoặc có các khuynh hướng lệnh lạc về giới tính hay không.
Cha Melvin Blanchette, giám học tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ cho biết các trắc nghiệm này giúp Ngài giám định được sự trưởng thành, khả năng sống đời khiết tịnh hay các dấu hiệu về sự bất thường về tâm lý.Ngài cho biết: “Nếu tôi phát hiện được ứng sinh có vấn đề và không thể thay đổi được, tôi sẽ không muốn thấy anh ta trong chủng việc của tôi. Thật vậy, ở Hoa Kỳ, nếu chúng ta muốn cố gắng làm tất cả những gì có thể làm để tránh các vấn nạn có thể có thì chúng ta không thể bỏ qua các trắc nghiệm tâm lý.”