Suy tư về Năm Linh Mục
Từ Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu năm 2009 cho tới Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu năm 2010 (11 tháng 6) đã được Giáo Hội chọn làm Năm Linh Mục để mọi con cái của Giáo Hội, Linh Mục cũng như giáo dân, có dịp nhìn lại và nhận chân được các giá trị chân chính và thánh thiêng của sứ vụ Linh Mục rập theo mẫu mực Đức Kitô, vị Linh Mục tối cao.
1. Đức Kitô muốn luôn có họ ở bên Người
Ngày nay người ta thường nghe các giáo dân thuộc nhiều xứ đạo ở khắp nơi trên thế giới nuối tiếc: „Giáo xứ chúng tôi đã khá lâu rồi không có cha Quản Xứ nữa“. Thực trạng các giáo xứ thiếu Linh Mục phụ trách công tác mục vụ là một trong những vấn đề bức xúc nhất hiện nay của Giáo Hội. Vì thế, trong Giáo Hội đã có nhiều suy tư, nhiều đề nghị và nhiều chương trình canh tân, cải tổ và chỉnh đốn thế này thế kia, hầu mong cho đời sống giáo xứ nói chung và các sinh hoạt mục vụ trong giáo xứ nói riêng vẫn được xuôi chảy bình thường, chứ không bị mất mát, xáo trộn hay trì trệ.
Nhưng ở đây có lẽ người ta cũng cần tự hỏi: Điều gì là trọng tâm của sứ vụ Linh Mục? Hay: sứ vụ quan trọng nhất của người Linh Mục là gì?
Trước những câu hỏi như thế người ta thường trả lời: Sứ vụ chính yếu của Linh Mục là cử hành Thánh Lễ, ban phát các Bí tích, các lễ nghi phụng vụ, thăm viếng và an ủi các người bất hạnh, các người đau ốm bệnh tật hay các người nghèo đói túng thiếu, neo đơn, v.v...!
Những câu trả lời trên đây hay những câu trả lời khác tương tự như thế chắc chắn không sai. Nhưng người ta cũng không nên quên tự hỏi: Mục tiêu đầu tiên mà Đức Kitô nhằm tới khi Người kêu gọi các Tông đồ là gì? Hay: Đức Kitô đã kêu gọi các Tông đồ trước hết là để làm gì?
Tất nhiên câu trả lời phải là: Đức Kitô muốn luôn có họ bên Người, Người muốn cùng họ lập nên một cộng đồng huynh đệ hợp nhất và sống động, một gia đình đầy yêu thương trong tình yêu và sự hợp nhất của Thiên Chúa Ba Ngôi. Dĩ nhiên, Người cũng đã sai họ đi loan báo Tin Mừng Nước Trời cho người khác.
Chúng ta có thể đưa ra một so sánh: Trước khi xuất hiện công khai với các tác phẩm xuất sắc của mình, thì nhà họa sĩ đã phải trau dồi năng khiếu của mình trong bao lâu? Hay: Trước khi xuất hiện trước công chúng, người nghệ sĩ đã phải miệt mài luyện tập nghề nghiệp sân khấu của mình trong bao lâu? Hay: Trước khi tham dự một cuộc thi thế vận hội, nhà thể thao đã phải khổ luyện và tập dượt lâu như thế nào?
Cũng tương tự như thế: Phải sống với Đức Kitô trong bao lâu thì người Linh Mục mới thấm nhuần được giáo huấn của Người và nhất là mới có thể biết rõ về Người và mới có thể yêu mến Người hết lòng và mới có thể nói chính xác về Người cho những người khác?
Dĩ nhiên, một thực tại quá hiển nhiên không thể phủ nhận được, đó là công tác mục vụ của các Linh Mục ngày nay trong các giáo xứ như vừa đề cập tới ở trên là nhiều khi vượt khả năng, nếu không nói là bất khả kham: một mình phải phụ trách nhiều giáo xứ, nên đặc biệt vào các ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ trọng phải dâng lễ hết nhà thờ này lại phải đến nhà thờ kia. Tất cả phải cấp tốc vội vàng, phải kịp giờ. Đó là chưa kể đến việc an táng, rửa tội, dạy giáo lý, v.v…
Nhưng kết quả sẽ ra sao, nếu một người nghệ sĩ không còn kiên trì trau dồi công việc nghệ thuật của mình? nếu một nhà thể thao không còn ham thích luyện tập môn thể thao chuyên biệt của mình? Và cũng thế, công tác mục vụ của một người Linh Mục sẽ mang lại được những gì, nếu người Linh Mục không còn sống kết hiệp mật thiết với Đức Kitô qua việc suy gẫm lời Chúa, qua các kinh nguyện hằng ngày, qua việc cử hành sốt sắng Bí tích Thánh Thể? Thử hỏi trong trường hợp như thế, thì người Linh Mục vẫn còn có thể san sẻ và thông ban cho những người khác được những gì? Phải chăng ngài vẫn có thể mang Đức Kitô đến cho người khác, trong khi chính ngài lại xa lìa Đức Kitô hay không có quan hệ mật thiết với Người?
Dĩ nhiên, vấn đề được nêu lên ở đây không phải là để chê trách hay phàn nàn, nhưng là để nêu lên những bức xúc và khắc khoải thực tiễn trong đời sống người Linh Mục hôm nay.
2. Sứ vụ Linh Mục là một ơn huệ Thiên Chúa ban nhưng không
Sứ vụ Linh Mục không phải là một „Job“, không phải là một nghề nghiệp, nhưng là một ơn huệ Thiên Chúa ban cho con người một cách nhưng không, chứ hoàn toàn không phải do công trạng hay sự xứng đáng về phía con người. Vì thế, không một ai có thể tự „làm“ cho mình trở thành Linh Mục được, nhưng tuyệt đối do chính Thiên Chúa kêu mời và tuyển chọn. Vâng, qua Bí tích Truyền Chức, người Linh Mục được lãnh nhận sứ vụ Linh Mục và những ơn huệ cần thiết để ngài thực thi sứ vụ đó một cách xứng đáng và đầy đủ. Một điều quan trọng ở đây là những gì người Linh Mục được lãnh nhận từ Thiên Chúa, là chỉ vì sứ vụ Linh Mục mà thôi, chứ không phải vì việc nên thánh của cá nhân ngài, nghĩa là chỉ cốt giúp cho người Linh Mục thực thi sứ vụ của mình mà thôi. Nói cách khác, những gì người Linh Mục được lãnh nhận, ngài phải tiếp tục thông ban ra cho người khác, chứ ngài không được giữ riêng cho mình.
Để nắm bắt được điều đó, chúng ta có thể làm một ví dụ: Sứ vụ người Linh Mục cũng có thể so sánh với trách nhiệm một huấn luyện viên đối với đội banh của mình. Mà trách nhiệm của một huấn luyện viên là lo sao cho đội banh do ông phụ trách phải có khả năng chơi tốt và mang lại kết quả tốt. Cũng vậy, sứ vụ người Linh Mục là lo sao cho mọi thành phần giáo xứ của ngài thực sự sống đạo sốt sắng, thực sự sống đúng tinh thần Phúc Âm. Dĩ nhiên, qua Bí tích Truyền Chức, người Linh Mục đã được ban cho đặc sủng (Charisme) để ngài có thể chu toàn được sứ vụ thiêng liêng đó của mình kèm theo sự nổ lực trở nên hoàn thiện mỗi ngày của cá nhân.
3. Rao giảng Lời Chúa và cử hành các Bí tích là hai bổn phận chính yếu của người Linh Mục
Việc rao giảng lời Chúa trong việc cử hành lễ nghi thờ phượng cũng như trong việc cử hành các Bí tích và qua chính đời sống cá nhân là những bổn phận chính yếu của sứ vụ Linh Mục. Dĩ nhiên, ý niệm „lễ nghi thờ phượng„ không bị giới hạn trong việc rao giảng lời Chúa và việc cử hành các Bí tích. Vào thế kỷ IV, thánh Chrysostomus đã nói về điểm này rằng Bí tích Bàn Thờ (Bí tích Thánh Thể) và Bí tích người ghèo khổ (sự thực thi đức bác ái) là chính việc thờ phượng vậy. Bí tích Bàn Thờ phải được cụ thể hóa trong tình yêu đối với người khác. Nhờ thế, „hoa quả“ của Thánh Thể Chúa được trở nên đầy đủ trọn vẹn một cách cụ thể trong cuộc sống.
4. Đồng hành với các Linh Mục bằng kinh nguyện và cầu nguyện cho ơn thiên triệu Linh Mục
Ngày nay, những đòi hỏi nơi các Linh Mục nhiều và đa dạng. Thật vậy, ngoài những bổn phận chính yếu trong sứ vụ tông đồ của mình, người Linh Mục còn phải là:
* một người có tâm hồn cầu nguyện,
* nắm vững các kiến thức thần học,
* đầy lòng thông cảm và nhân hậu của Đức Kitô khi ngồi tòa giải tội,
* hiểu biết và dẫn dắt tốt thanh thiếu niên,
* có lòng kính yêu các bậc lão thành,
* có lòng yêu mến, thông cảm và biết an ủi kẻ đau ốm bệnh tật cũng như người nghèo khổ một cách vô vị lợi,
* điều hành và quản trị tốt các tổ chức và đoàn thể trong giáo xứ.
Vì lý do các trách nhiệm đầy phức tạp, nặng nề và quá tải của đời sống Linh Mục hôm nay trong các giáo xứ, trong khi chính người Linh Mục cũng chỉ là một con người bình thường với các khiếm khuyết như bao người khác, nên các Linh Mục cần được nâng đỡ bằng kinh nguyện hầu các ngài có thể chu toàn được các bổn phận đa dạng của mình.
Bởi vậy, nhiều Dòng Tu và nhiều đoàn thể trong Giáo Hội có điều luật đặc biệt hay truyền thống thánh thiện, là dành một thời giờ nhất định nào đó trong ngày để chầu Mình Thánh Chúa và cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, cho các Đức Giám Mục và các vị Linh Mục cũng như cho tất cả những ai có trách nhiệm trong Giáo Hội. Những giờ chầu Mình Thánh Chúa và những lời cầu nguyện sốt sắng như thế thực sự là một „dòng điện kinh nguyện“, như Đức Thánh Cha đòi hỏi, vụt bay lên tận Trời Cao, hầu không những làm cho Thiên Chúa củng cố các vị Linh Mục trong sứ vụ của họ mà Người còn tiếp tục kêu mời các thanh thiếu niên biết hăng hái hy sinh chọn lý tưởng sống Linh Mục.
Điều đó cũng muốn xác nhận rằng, cách thức đồng hành và nâng đỡ các Linh Mục cũng như cầu nguyện cho ơn thiên triệu Linh Mục một cách đúng đắn và có hiệu quả nhất là việc tham dự sốt sắng các Thánh Lễ, các giờ chầu Thánh Thể và lần hạt Mân Côi. Vâng, chính những lời cầu nguyện đơn sơ, thành tâm và đầy lòng tin tưởng phó thác là cách thức „làm mủi lòng“ Thiên Chúa nhất, và đồng thời cũng được Người đáp trả lại một cách tương xứng.
5. Đòi hỏi sự can đảm hy sinh
Chính trong thời đại hôm nay, một thời đại thiếu vắng các Linh Mục một cách trầm trọng, người Linh Mục càng cần phải biết hy sinh và quên mình hơn bao giờ hết. Và sự hy sinh quên mình đó được cụ thể hóa không chỉ luôn sẵn sàng vui vẻ ban phát các Bí tích, nhưng còn luôn biết sẵn sàng sống cho người khác như một người bạn chân tình và trung thành nhất, một người bạn không quản ngại hy sinh các quyền lợi cá nhân để giúp đỡ, an ủi và mang lại niềm vui cho người khác khi họ cần đến mình. Bởi vậy, người ta thường so sánh sứ vụ người Linh Mục với bổn phận người lính cứu hỏa: hễ ở đâu và vào bất cứ lúc nào có hỏa hoạn là người lính cứu hỏa đều phải có mặt tại chỗ, vâng, vào bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu, hễ giáo dân có nhu cầu khẩn cấp và cần đến sự giúp đỡ của Linh Mục, cần được hưởng các Bí tích, nhất là Bí tích Hòa Giải, thì ngài cần phải có mặt.
Ngày 16.6.2009, trong phần mở đầu Tông Thư của ngài, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã viết: „Các Linh Mục không bao giờ được phép chán nản thất vọng khi nhìn thấy tòa giải tội trống vắng hay rút lui khi thấy các tín hữu không còn thiện cảm với Bí tích này nữa“.
Chính trong trường hợp cụ thể ấy, đòi hỏi người Linh Mục phải biết nhẫn nhục hơn bao giờ hết. Nói cách khác, người Linh Mục luôn phải biết sẵn sàng ban phát Bí tích Hòa Giải, sẵn sàng ngồi tòa giải tội bất cứ lúc nào, ngay cả trước hay sau Thánh Lễ. Ngoài ra, ngài còn luôn sẵn sàng hy sinh thời giờ riêng tư cho các nguyện vọng chính đáng của giáo dân, như các dịp tang chế, các vấn đề gia đình, hoàn cảnh thất nghiệp, tản cư, v.v… Nhưng đồng thời người Linh Mục cũng không bao giờ quên sống điều ngài cầu nguyện trong Kinh Nhật Tụng: „Lạy Chúa Kitô, con luôn kết hiệp với Chúa hết cả sức lực và hết cả linh hồn con. Con chỉ yêu mến một mình Chúa, con chỉ tìm kiếm một mình Chúa và con chỉ bước theo một mình Chúa mà thôi“.
Từ Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu năm 2009 cho tới Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu năm 2010 (11 tháng 6) đã được Giáo Hội chọn làm Năm Linh Mục để mọi con cái của Giáo Hội, Linh Mục cũng như giáo dân, có dịp nhìn lại và nhận chân được các giá trị chân chính và thánh thiêng của sứ vụ Linh Mục rập theo mẫu mực Đức Kitô, vị Linh Mục tối cao.
1. Đức Kitô muốn luôn có họ ở bên Người
Ngày nay người ta thường nghe các giáo dân thuộc nhiều xứ đạo ở khắp nơi trên thế giới nuối tiếc: „Giáo xứ chúng tôi đã khá lâu rồi không có cha Quản Xứ nữa“. Thực trạng các giáo xứ thiếu Linh Mục phụ trách công tác mục vụ là một trong những vấn đề bức xúc nhất hiện nay của Giáo Hội. Vì thế, trong Giáo Hội đã có nhiều suy tư, nhiều đề nghị và nhiều chương trình canh tân, cải tổ và chỉnh đốn thế này thế kia, hầu mong cho đời sống giáo xứ nói chung và các sinh hoạt mục vụ trong giáo xứ nói riêng vẫn được xuôi chảy bình thường, chứ không bị mất mát, xáo trộn hay trì trệ.
Nhưng ở đây có lẽ người ta cũng cần tự hỏi: Điều gì là trọng tâm của sứ vụ Linh Mục? Hay: sứ vụ quan trọng nhất của người Linh Mục là gì?
Trước những câu hỏi như thế người ta thường trả lời: Sứ vụ chính yếu của Linh Mục là cử hành Thánh Lễ, ban phát các Bí tích, các lễ nghi phụng vụ, thăm viếng và an ủi các người bất hạnh, các người đau ốm bệnh tật hay các người nghèo đói túng thiếu, neo đơn, v.v...!
Những câu trả lời trên đây hay những câu trả lời khác tương tự như thế chắc chắn không sai. Nhưng người ta cũng không nên quên tự hỏi: Mục tiêu đầu tiên mà Đức Kitô nhằm tới khi Người kêu gọi các Tông đồ là gì? Hay: Đức Kitô đã kêu gọi các Tông đồ trước hết là để làm gì?
Tất nhiên câu trả lời phải là: Đức Kitô muốn luôn có họ bên Người, Người muốn cùng họ lập nên một cộng đồng huynh đệ hợp nhất và sống động, một gia đình đầy yêu thương trong tình yêu và sự hợp nhất của Thiên Chúa Ba Ngôi. Dĩ nhiên, Người cũng đã sai họ đi loan báo Tin Mừng Nước Trời cho người khác.
Chúng ta có thể đưa ra một so sánh: Trước khi xuất hiện công khai với các tác phẩm xuất sắc của mình, thì nhà họa sĩ đã phải trau dồi năng khiếu của mình trong bao lâu? Hay: Trước khi xuất hiện trước công chúng, người nghệ sĩ đã phải miệt mài luyện tập nghề nghiệp sân khấu của mình trong bao lâu? Hay: Trước khi tham dự một cuộc thi thế vận hội, nhà thể thao đã phải khổ luyện và tập dượt lâu như thế nào?
Cũng tương tự như thế: Phải sống với Đức Kitô trong bao lâu thì người Linh Mục mới thấm nhuần được giáo huấn của Người và nhất là mới có thể biết rõ về Người và mới có thể yêu mến Người hết lòng và mới có thể nói chính xác về Người cho những người khác?
Dĩ nhiên, một thực tại quá hiển nhiên không thể phủ nhận được, đó là công tác mục vụ của các Linh Mục ngày nay trong các giáo xứ như vừa đề cập tới ở trên là nhiều khi vượt khả năng, nếu không nói là bất khả kham: một mình phải phụ trách nhiều giáo xứ, nên đặc biệt vào các ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ trọng phải dâng lễ hết nhà thờ này lại phải đến nhà thờ kia. Tất cả phải cấp tốc vội vàng, phải kịp giờ. Đó là chưa kể đến việc an táng, rửa tội, dạy giáo lý, v.v…
Nhưng kết quả sẽ ra sao, nếu một người nghệ sĩ không còn kiên trì trau dồi công việc nghệ thuật của mình? nếu một nhà thể thao không còn ham thích luyện tập môn thể thao chuyên biệt của mình? Và cũng thế, công tác mục vụ của một người Linh Mục sẽ mang lại được những gì, nếu người Linh Mục không còn sống kết hiệp mật thiết với Đức Kitô qua việc suy gẫm lời Chúa, qua các kinh nguyện hằng ngày, qua việc cử hành sốt sắng Bí tích Thánh Thể? Thử hỏi trong trường hợp như thế, thì người Linh Mục vẫn còn có thể san sẻ và thông ban cho những người khác được những gì? Phải chăng ngài vẫn có thể mang Đức Kitô đến cho người khác, trong khi chính ngài lại xa lìa Đức Kitô hay không có quan hệ mật thiết với Người?
Dĩ nhiên, vấn đề được nêu lên ở đây không phải là để chê trách hay phàn nàn, nhưng là để nêu lên những bức xúc và khắc khoải thực tiễn trong đời sống người Linh Mục hôm nay.
2. Sứ vụ Linh Mục là một ơn huệ Thiên Chúa ban nhưng không
Sứ vụ Linh Mục không phải là một „Job“, không phải là một nghề nghiệp, nhưng là một ơn huệ Thiên Chúa ban cho con người một cách nhưng không, chứ hoàn toàn không phải do công trạng hay sự xứng đáng về phía con người. Vì thế, không một ai có thể tự „làm“ cho mình trở thành Linh Mục được, nhưng tuyệt đối do chính Thiên Chúa kêu mời và tuyển chọn. Vâng, qua Bí tích Truyền Chức, người Linh Mục được lãnh nhận sứ vụ Linh Mục và những ơn huệ cần thiết để ngài thực thi sứ vụ đó một cách xứng đáng và đầy đủ. Một điều quan trọng ở đây là những gì người Linh Mục được lãnh nhận từ Thiên Chúa, là chỉ vì sứ vụ Linh Mục mà thôi, chứ không phải vì việc nên thánh của cá nhân ngài, nghĩa là chỉ cốt giúp cho người Linh Mục thực thi sứ vụ của mình mà thôi. Nói cách khác, những gì người Linh Mục được lãnh nhận, ngài phải tiếp tục thông ban ra cho người khác, chứ ngài không được giữ riêng cho mình.
Để nắm bắt được điều đó, chúng ta có thể làm một ví dụ: Sứ vụ người Linh Mục cũng có thể so sánh với trách nhiệm một huấn luyện viên đối với đội banh của mình. Mà trách nhiệm của một huấn luyện viên là lo sao cho đội banh do ông phụ trách phải có khả năng chơi tốt và mang lại kết quả tốt. Cũng vậy, sứ vụ người Linh Mục là lo sao cho mọi thành phần giáo xứ của ngài thực sự sống đạo sốt sắng, thực sự sống đúng tinh thần Phúc Âm. Dĩ nhiên, qua Bí tích Truyền Chức, người Linh Mục đã được ban cho đặc sủng (Charisme) để ngài có thể chu toàn được sứ vụ thiêng liêng đó của mình kèm theo sự nổ lực trở nên hoàn thiện mỗi ngày của cá nhân.
3. Rao giảng Lời Chúa và cử hành các Bí tích là hai bổn phận chính yếu của người Linh Mục
Việc rao giảng lời Chúa trong việc cử hành lễ nghi thờ phượng cũng như trong việc cử hành các Bí tích và qua chính đời sống cá nhân là những bổn phận chính yếu của sứ vụ Linh Mục. Dĩ nhiên, ý niệm „lễ nghi thờ phượng„ không bị giới hạn trong việc rao giảng lời Chúa và việc cử hành các Bí tích. Vào thế kỷ IV, thánh Chrysostomus đã nói về điểm này rằng Bí tích Bàn Thờ (Bí tích Thánh Thể) và Bí tích người ghèo khổ (sự thực thi đức bác ái) là chính việc thờ phượng vậy. Bí tích Bàn Thờ phải được cụ thể hóa trong tình yêu đối với người khác. Nhờ thế, „hoa quả“ của Thánh Thể Chúa được trở nên đầy đủ trọn vẹn một cách cụ thể trong cuộc sống.
4. Đồng hành với các Linh Mục bằng kinh nguyện và cầu nguyện cho ơn thiên triệu Linh Mục
Ngày nay, những đòi hỏi nơi các Linh Mục nhiều và đa dạng. Thật vậy, ngoài những bổn phận chính yếu trong sứ vụ tông đồ của mình, người Linh Mục còn phải là:
* một người có tâm hồn cầu nguyện,
* nắm vững các kiến thức thần học,
* đầy lòng thông cảm và nhân hậu của Đức Kitô khi ngồi tòa giải tội,
* hiểu biết và dẫn dắt tốt thanh thiếu niên,
* có lòng kính yêu các bậc lão thành,
* có lòng yêu mến, thông cảm và biết an ủi kẻ đau ốm bệnh tật cũng như người nghèo khổ một cách vô vị lợi,
* điều hành và quản trị tốt các tổ chức và đoàn thể trong giáo xứ.
Vì lý do các trách nhiệm đầy phức tạp, nặng nề và quá tải của đời sống Linh Mục hôm nay trong các giáo xứ, trong khi chính người Linh Mục cũng chỉ là một con người bình thường với các khiếm khuyết như bao người khác, nên các Linh Mục cần được nâng đỡ bằng kinh nguyện hầu các ngài có thể chu toàn được các bổn phận đa dạng của mình.
Bởi vậy, nhiều Dòng Tu và nhiều đoàn thể trong Giáo Hội có điều luật đặc biệt hay truyền thống thánh thiện, là dành một thời giờ nhất định nào đó trong ngày để chầu Mình Thánh Chúa và cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, cho các Đức Giám Mục và các vị Linh Mục cũng như cho tất cả những ai có trách nhiệm trong Giáo Hội. Những giờ chầu Mình Thánh Chúa và những lời cầu nguyện sốt sắng như thế thực sự là một „dòng điện kinh nguyện“, như Đức Thánh Cha đòi hỏi, vụt bay lên tận Trời Cao, hầu không những làm cho Thiên Chúa củng cố các vị Linh Mục trong sứ vụ của họ mà Người còn tiếp tục kêu mời các thanh thiếu niên biết hăng hái hy sinh chọn lý tưởng sống Linh Mục.
Điều đó cũng muốn xác nhận rằng, cách thức đồng hành và nâng đỡ các Linh Mục cũng như cầu nguyện cho ơn thiên triệu Linh Mục một cách đúng đắn và có hiệu quả nhất là việc tham dự sốt sắng các Thánh Lễ, các giờ chầu Thánh Thể và lần hạt Mân Côi. Vâng, chính những lời cầu nguyện đơn sơ, thành tâm và đầy lòng tin tưởng phó thác là cách thức „làm mủi lòng“ Thiên Chúa nhất, và đồng thời cũng được Người đáp trả lại một cách tương xứng.
5. Đòi hỏi sự can đảm hy sinh
Chính trong thời đại hôm nay, một thời đại thiếu vắng các Linh Mục một cách trầm trọng, người Linh Mục càng cần phải biết hy sinh và quên mình hơn bao giờ hết. Và sự hy sinh quên mình đó được cụ thể hóa không chỉ luôn sẵn sàng vui vẻ ban phát các Bí tích, nhưng còn luôn biết sẵn sàng sống cho người khác như một người bạn chân tình và trung thành nhất, một người bạn không quản ngại hy sinh các quyền lợi cá nhân để giúp đỡ, an ủi và mang lại niềm vui cho người khác khi họ cần đến mình. Bởi vậy, người ta thường so sánh sứ vụ người Linh Mục với bổn phận người lính cứu hỏa: hễ ở đâu và vào bất cứ lúc nào có hỏa hoạn là người lính cứu hỏa đều phải có mặt tại chỗ, vâng, vào bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu, hễ giáo dân có nhu cầu khẩn cấp và cần đến sự giúp đỡ của Linh Mục, cần được hưởng các Bí tích, nhất là Bí tích Hòa Giải, thì ngài cần phải có mặt.
Ngày 16.6.2009, trong phần mở đầu Tông Thư của ngài, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã viết: „Các Linh Mục không bao giờ được phép chán nản thất vọng khi nhìn thấy tòa giải tội trống vắng hay rút lui khi thấy các tín hữu không còn thiện cảm với Bí tích này nữa“.
Chính trong trường hợp cụ thể ấy, đòi hỏi người Linh Mục phải biết nhẫn nhục hơn bao giờ hết. Nói cách khác, người Linh Mục luôn phải biết sẵn sàng ban phát Bí tích Hòa Giải, sẵn sàng ngồi tòa giải tội bất cứ lúc nào, ngay cả trước hay sau Thánh Lễ. Ngoài ra, ngài còn luôn sẵn sàng hy sinh thời giờ riêng tư cho các nguyện vọng chính đáng của giáo dân, như các dịp tang chế, các vấn đề gia đình, hoàn cảnh thất nghiệp, tản cư, v.v… Nhưng đồng thời người Linh Mục cũng không bao giờ quên sống điều ngài cầu nguyện trong Kinh Nhật Tụng: „Lạy Chúa Kitô, con luôn kết hiệp với Chúa hết cả sức lực và hết cả linh hồn con. Con chỉ yêu mến một mình Chúa, con chỉ tìm kiếm một mình Chúa và con chỉ bước theo một mình Chúa mà thôi“.