Kinh Thánh Cựu Ước và triết lý dẫn đưa tới Chúa Giêsu Kitô
Đức Thánh Cha đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến 30.000 tín hữu và du khách hành hương tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 21-3-2007.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bầy gương mặt của thánh Giustino, Giáo Phụ, triết gia tử đạo. Đại ý ngài nói:
Anh chị em thân mến. Thánh Giustino triết gia tử đạo là một trong các Giáo Phụ hộ giáo quan trọng nhất của thế kỷ thứ II. Người sinh vào khoảng năm 100 tại Samaria bên Palestina và đã theo học truyền thống Hy lạp trong việc kiếm tìm sự thật, trước khi theo Kitô giáo và thành lập một trường học tại Roma. Bị tố cáo là Kitô hữu, người bị chém đầu vào năm 165 dưới thời hoàng đế Marco Aurelio.
Trong các tác phẩm của mình thánh nhân cho thấy chương trình của Thiên Chúa thành toàn nơi Chúa Kitô, Ngôi Lời của Thiên Chúa. Mọi người được tao dựng nên như là sinh vật có lý trí đều chia sẻ với Ngôi Lời, mang trong mình mầm giống của Ngôi Lời và vì thế có thể tiếp nhận ánh sáng của sự thật. Như thế Ngôi Lời, được mạc khải như gương mặt ngôn sứ cho người Do thái trong Luật Môshê, cũng đã mặc khải một phần cho người Hy lạp. Và bởi vì Kitô giáo là sự mạc khải lịch sử của Ngôi Lời trong sự toàn vẹn của nó, ”tất cả những gì đẹp đẽ đã được diễn tả ra bởi bất cứ ai thì đều thuộc về chúng ta là tín hữu Kitô”. Xác tín rằng triết lý Hy lạp hướng tới Chúa Kitô, thánh Giustino nghĩ rắng các Kitô hữu có thể đến với nó với lòng tin tưởng. Và từ đó lòng tin Kitô có lập trường rõ ràng đối với Thiên Chúa của các triết gia và chống lại các thần giả của ngoại giáo, bằng cách lựa chọn sự thật về con người chống lại thần thoại của thói quen, của ”thói quen văn hóa” và mốt thời đại.
Trước đó Đức Thánh Cha đã giải thích từ ”apologhiá - hộ giáo” và nói rằng nó ám chỉ các tác giả Kitô cổ xưa bênh vực Kitô giáo bị tín hữu Do thái và không do thái tố cáo nặng nề, và phổ biến giáo lý Kitô trong thứ từ vựng và tư tưởng thích hợp với văn hóa riêng của thời đó. Như thế các nhà hộ giáo có hai lo lắng: thứ nhất là bênh vực Kitô giáo khai sinh và truyền giáo, tức trình bày nội dung lòng tin Kitô trong một thứ ngôn ngữ và phạm trù tư tương dễ hiểu đối với người thời đại.
Trong tác phẩm tựa đề ”Đối thoại với Trifone” thánh Giustino kể lại cuộc kiếm tìm của mình. Người cho biết đã gặp một cụ già trên bãi biển và bị ông cụ gây khủng hoảng khi chỉ cho thấy sự bất lực của con người trong việc thỏa mãn khát vọng về Thiên Chúa. Rồi ông cụ chỉ cho thấy các ngôn sứ có thể giúp tìm ra con đường của Thiên Chúa và triết lý đích thật. Trước khi từ giã ông còn khuyên Giustino cầu nguyện để nhận được ánh sáng. Chính cuộc gặp gỡ đó đã khiến cho Giustino theo Kitô giáo, rồi sang Roma mở trường dậy tôn giáo mới đó như là triết lý đích thật, trong đó con người tìm ra chân lý và nghệ thuật sống ngay lành.
Đề cập tới tư tưởng của thánh Giustino cho rằng Kinh Thánh Cựu Ước và triết lý Hy lạp dẫn đưa con người tới Chúa Kitô Đức Thánh Cha nói:
Nếu Kinh Thánh Cựu Ước hướng tới Chúa Kitô như hình ảnh hướng tới thực tại nó ám chỉ, thì triết lý hy lạp cũng nhắm tới Chúa Kitô và Tin Mừng như một phần hướng tới toàn thể. Kinh Thánh Cựu Ước và triết lý hy lạp giống như hai con đường dẫn tới Chúa Kitô, tới Ngôi Lời. Đó là lý do tại sao triết lý không thể đối nghịch với sự thật Tin Mừng và các Kitô hữu có thể kín múc nơi triết lý như là kho tàng riêng. Đức Gioan Phaolo II định nghĩa thánh Giustino như là người đi tiên phong của cuộc gặp gỡ tích cực với tư tưởng triết lý, và tuy duy trì sự qúy trọng đối với triết lý hy lap thánh nhân khẳng định rõ ràng rằng Kitô giáo là triết lý chắc chắn và ích lợi nhất.
Thật vậy, trong hai tác phẩm ”Hộ giáo” và ”Đối thoại với Trifone”, thánh Giustino chứng minh cho thấy các Kitô hữu thời khai sinh lựa chọn triết lý chứ nhất quyết không giàn xếp với ngoại giáo, vì coi đó là tôn thờ thần giả. Các thần thoại của ngoại giáo bị coi như là các lệch lạc ma qủy trên con đường chân lý. Trái lại triết lý là khung cảnh gặp gỡ giữa ngoại giáo,o thái giáo và Kitô giáo trên bình diện phê bình ngoại giáo và các huyền thoại sai lạc. Giám Mục Melitone thành Sardi một vị hộ giáo khác sống đồng thời với thánh Giustino định nghĩa Kitô giáo là ”triết lý của chúng tôi”. Chính vì không đi theo các con đường của Ngôi Lời mà cứ cố ý chạy theo thần thoại mà triết lý hy lạp cũng coi là thiếu nền tảng chân lý, nên ngoại giáo bị tàn lụi vì biến thành một mớ các lễ nghi, quy ước và thói quen xa rời sự thật.
Vài thập niên sau thánh Giustino, giáo phụ Tertulliano cũng khẳng định rằng ”Chúa Kitô đã minh xác Người là chân lý chứ không phải là thói quen”, nói theo từ ngữ ngày nay là ”mốt văn hóa”, ”mốt thời thượng”.
Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: Trong một thời đại như thời đại chúng ta, bị ghi đậm dấu bởi chủ trương tương đối hóa trong cuộc tranh luận liên quan tới các giá trị và tôn giáo, cũng như trong cuộc đối thoại liên tôn, đây là một bài học không được quên. Vì thế tôi tái đề nghị trở lại các lời cụ già đã nói với thánh Giustino xưa kia trên bờ biển: ”Bạn hãy cầu nguyện để cho các cánh cửa ánh sáng được mở ra cho bạn, vì không ai có thể trông thấy và hiểu được, nếu Thiên Chúa và Đức Kitô của Người không ban cho người ấy hiểu được” (Dial, 7,3).
Sáng thứ tư 22-3-2007 đã có 30.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung với Đức Thánh Cha tại quảng trường thánh Phêrô. Đa số các đoàn hành hương đến từ hai nước Italia và Đức. Từ Á châu có hai nhóm tín hữu Hồng Kông và Nhật Bản, trong khi từ Châu Mỹ Latinh có các đoàn hành hương Mehicô và Brasil.
Chào đông đảo các bạn trẻ Đức Thánh Cha nói trong bầu khí thiêng liêng của Mùa Chay là thời gian hoán cải và hòa giải, ngài mời gọi họ noi gương Chúa Giêsu trung thành loan báo Tin Mừng cứu độ. Đức Thánh Cha khuyến khích các anh chị em đau yếu kết hợp thập giá hằng ngày của họ với thập giá Chúa Kitô. Ngài nhắn nhủ các cặp vợ chồng mới cưới biến gia đình thành nơi sống chứng tá Kitô.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Đức Thánh Cha đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến 30.000 tín hữu và du khách hành hương tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 21-3-2007.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bầy gương mặt của thánh Giustino, Giáo Phụ, triết gia tử đạo. Đại ý ngài nói:
Anh chị em thân mến. Thánh Giustino triết gia tử đạo là một trong các Giáo Phụ hộ giáo quan trọng nhất của thế kỷ thứ II. Người sinh vào khoảng năm 100 tại Samaria bên Palestina và đã theo học truyền thống Hy lạp trong việc kiếm tìm sự thật, trước khi theo Kitô giáo và thành lập một trường học tại Roma. Bị tố cáo là Kitô hữu, người bị chém đầu vào năm 165 dưới thời hoàng đế Marco Aurelio.
Trong các tác phẩm của mình thánh nhân cho thấy chương trình của Thiên Chúa thành toàn nơi Chúa Kitô, Ngôi Lời của Thiên Chúa. Mọi người được tao dựng nên như là sinh vật có lý trí đều chia sẻ với Ngôi Lời, mang trong mình mầm giống của Ngôi Lời và vì thế có thể tiếp nhận ánh sáng của sự thật. Như thế Ngôi Lời, được mạc khải như gương mặt ngôn sứ cho người Do thái trong Luật Môshê, cũng đã mặc khải một phần cho người Hy lạp. Và bởi vì Kitô giáo là sự mạc khải lịch sử của Ngôi Lời trong sự toàn vẹn của nó, ”tất cả những gì đẹp đẽ đã được diễn tả ra bởi bất cứ ai thì đều thuộc về chúng ta là tín hữu Kitô”. Xác tín rằng triết lý Hy lạp hướng tới Chúa Kitô, thánh Giustino nghĩ rắng các Kitô hữu có thể đến với nó với lòng tin tưởng. Và từ đó lòng tin Kitô có lập trường rõ ràng đối với Thiên Chúa của các triết gia và chống lại các thần giả của ngoại giáo, bằng cách lựa chọn sự thật về con người chống lại thần thoại của thói quen, của ”thói quen văn hóa” và mốt thời đại.
Trước đó Đức Thánh Cha đã giải thích từ ”apologhiá - hộ giáo” và nói rằng nó ám chỉ các tác giả Kitô cổ xưa bênh vực Kitô giáo bị tín hữu Do thái và không do thái tố cáo nặng nề, và phổ biến giáo lý Kitô trong thứ từ vựng và tư tưởng thích hợp với văn hóa riêng của thời đó. Như thế các nhà hộ giáo có hai lo lắng: thứ nhất là bênh vực Kitô giáo khai sinh và truyền giáo, tức trình bày nội dung lòng tin Kitô trong một thứ ngôn ngữ và phạm trù tư tương dễ hiểu đối với người thời đại.
Trong tác phẩm tựa đề ”Đối thoại với Trifone” thánh Giustino kể lại cuộc kiếm tìm của mình. Người cho biết đã gặp một cụ già trên bãi biển và bị ông cụ gây khủng hoảng khi chỉ cho thấy sự bất lực của con người trong việc thỏa mãn khát vọng về Thiên Chúa. Rồi ông cụ chỉ cho thấy các ngôn sứ có thể giúp tìm ra con đường của Thiên Chúa và triết lý đích thật. Trước khi từ giã ông còn khuyên Giustino cầu nguyện để nhận được ánh sáng. Chính cuộc gặp gỡ đó đã khiến cho Giustino theo Kitô giáo, rồi sang Roma mở trường dậy tôn giáo mới đó như là triết lý đích thật, trong đó con người tìm ra chân lý và nghệ thuật sống ngay lành.
Đề cập tới tư tưởng của thánh Giustino cho rằng Kinh Thánh Cựu Ước và triết lý Hy lạp dẫn đưa con người tới Chúa Kitô Đức Thánh Cha nói:
Nếu Kinh Thánh Cựu Ước hướng tới Chúa Kitô như hình ảnh hướng tới thực tại nó ám chỉ, thì triết lý hy lạp cũng nhắm tới Chúa Kitô và Tin Mừng như một phần hướng tới toàn thể. Kinh Thánh Cựu Ước và triết lý hy lạp giống như hai con đường dẫn tới Chúa Kitô, tới Ngôi Lời. Đó là lý do tại sao triết lý không thể đối nghịch với sự thật Tin Mừng và các Kitô hữu có thể kín múc nơi triết lý như là kho tàng riêng. Đức Gioan Phaolo II định nghĩa thánh Giustino như là người đi tiên phong của cuộc gặp gỡ tích cực với tư tưởng triết lý, và tuy duy trì sự qúy trọng đối với triết lý hy lap thánh nhân khẳng định rõ ràng rằng Kitô giáo là triết lý chắc chắn và ích lợi nhất.
Thật vậy, trong hai tác phẩm ”Hộ giáo” và ”Đối thoại với Trifone”, thánh Giustino chứng minh cho thấy các Kitô hữu thời khai sinh lựa chọn triết lý chứ nhất quyết không giàn xếp với ngoại giáo, vì coi đó là tôn thờ thần giả. Các thần thoại của ngoại giáo bị coi như là các lệch lạc ma qủy trên con đường chân lý. Trái lại triết lý là khung cảnh gặp gỡ giữa ngoại giáo,
Vài thập niên sau thánh Giustino, giáo phụ Tertulliano cũng khẳng định rằng ”Chúa Kitô đã minh xác Người là chân lý chứ không phải là thói quen”, nói theo từ ngữ ngày nay là ”mốt văn hóa”, ”mốt thời thượng”.
Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: Trong một thời đại như thời đại chúng ta, bị ghi đậm dấu bởi chủ trương tương đối hóa trong cuộc tranh luận liên quan tới các giá trị và tôn giáo, cũng như trong cuộc đối thoại liên tôn, đây là một bài học không được quên. Vì thế tôi tái đề nghị trở lại các lời cụ già đã nói với thánh Giustino xưa kia trên bờ biển: ”Bạn hãy cầu nguyện để cho các cánh cửa ánh sáng được mở ra cho bạn, vì không ai có thể trông thấy và hiểu được, nếu Thiên Chúa và Đức Kitô của Người không ban cho người ấy hiểu được” (Dial, 7,3).
Sáng thứ tư 22-3-2007 đã có 30.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung với Đức Thánh Cha tại quảng trường thánh Phêrô. Đa số các đoàn hành hương đến từ hai nước Italia và Đức. Từ Á châu có hai nhóm tín hữu Hồng Kông và Nhật Bản, trong khi từ Châu Mỹ Latinh có các đoàn hành hương Mehicô và Brasil.
Chào đông đảo các bạn trẻ Đức Thánh Cha nói trong bầu khí thiêng liêng của Mùa Chay là thời gian hoán cải và hòa giải, ngài mời gọi họ noi gương Chúa Giêsu trung thành loan báo Tin Mừng cứu độ. Đức Thánh Cha khuyến khích các anh chị em đau yếu kết hợp thập giá hằng ngày của họ với thập giá Chúa Kitô. Ngài nhắn nhủ các cặp vợ chồng mới cưới biến gia đình thành nơi sống chứng tá Kitô.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.