NĂM THÁNH - ẤT TỴ 2025
Theo Âm lịch, năm 2025 là năm Ất Tỵ. Tỵ là con rắn – chiếm giữ vị trí thứ sáu, nằm giữa Thìn và Ngọ. Đây là loài vật có thân hình mềm mại, tượng trưng cho sự linh hoạt, thông minh và khôn ngoan. Trong hệ thống can chi của người Việt, sự kết hợp giữa can "Ất" thuộc hành Mộc, tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển và địa chi "Tỵ" thuộc hành Hỏa, đại diện cho sự nhiệt tình, năng động tạo nên một năm đầy năng lượng và biến động. Như vậy, con rắn trong năm nay biểu tượng cho những điều tốt đẹp.
Trong văn hóa Việt Nam, hình tượng rắn đại diện cho sự biến đổi và tái sinh. Người xưa lầm tưởng con rắn là loài bất tử nên mới có câu “rắn già rắn lột”. Cả Đông lẫn Tây phương đều truyền nhau những câu truyện cổ tích về sự bất tử của con rắn. Giống như rắn lột xác để tái sinh, con người cũng cần phải không ngừng đổi mới, vượt qua giới hạn của bản thân để trở nên tốt đẹp hơn. Do đó, chúng còn được xem là biểu tượng của sự sống lâu, sức khỏe dồi dào và may mắn.
Nhưng cũng theo quan niệm dân gian của người Việt, rắn là con vật hiểm ác, tinh quái và có phần giảo quyệt. Cứ nhắc tới rắn, bao giờ người ta cũng kèm theo những điều xấu; ví dụ như "miệng hùm nọc rắn", "khẩu Phật tâm xà".... Rắn được coi là biểu tượng của sự độc ác, ám chỉ những người ranh mãnh, lọc lừa, gian dối, quỷ quyệt, không nên tiếp cận mà phải tránh xa. Người ta thường dùng thành ngữ “cõng rắn cắn gà nhà” để chỉ những kẻ đưa kẻ thù về làm hại gia đình hoặc tổ quốc mình – tương tự như câu “rước voi về giày mả tổ”.
Trong Kinh Thánh, cả Cựu ước và Tân ước đều nhiều lần nói đến loài rắn. Kinh Thánh trình bày về rắn với cả hai ý nghĩa tốt - xấu. Rắn được dùng như là biểu tượng của sự khôn ngoan: ”Hãy khôn ngoan như con rắn!” (Mt 10,16), hay rắn đồng cứu người (x. Ds 21, 4-9). Rắn còn được đồng hóa với chính Satan, thủ lãnh của ma quỉ cám dỗ nguyên tổ phạm tội (x. St 3, 1-15).
Rắn là loài xảo quyệt nhất trong mọi giống vật ngoài đồng, mà ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đã làm ra (St 3,1). Chính con rắn đặt vấn đề với bà Eva ăn trái cấm rồi đưa cho cả chồng đang ở đó cùng ăn để rồi cả hai ông bà bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng, “nơi có những cảnh vườn đầy hoa hồng đỏ thắm không bao giờ tàn héo. Nơi có những lùm cây trổ bông mang màu sắc của mùa Xuân tươi thắm …” (Regula Magistri - Règle du maitre 10, 94-101).
Kể từ đó, con người luôn đau đáu nhớ về một mùa Xuân vĩnh cửu đã mất với sự ăn năn, sám hối, để hy vọng được Thiên Chúa thứ tha tội lỗi và ban ân sủng. Trong Năm Thánh đầu tiên vào năm 1300, Đức Giáo Hoàng Bonifacio VIII đã cho phép các tín hữu hành hương từ khắp nơi đến Roma, bước qua Cửa Thánh của các Đền thờ để nhận được ơn toàn xá, nghĩa là được tha tội và nhận ân sủng Chúa.
Năm Thánh 2025 với chủ đề “Những Người Hành Hương Của Hy Vọng” sẽ là Năm Thánh thường lệ thứ 27 trong lịch sử Giáo hội. Năm Thánh 2025 là dịp để chúng ta cùng nhau hướng về Thiên Chúa, cầu nguyện cho sự bình an và hy vọng. Đây cũng là thời điểm để chúng ta cùng nhau thực hiện những hành trình thiêng liêng, khám phá những giá trị đích thực của đức tin và cuộc sống.
Ý nghĩa sâu xa nhất của Năm Thánh luôn luôn là kinh nghiệm về sự tha thứ và lòng thương xót của Thiên Chúa, và điều này sẽ càng trở nên quan trọng hơn khi đứng trước việc loan báo niềm hy vọng. Trong Năm Thánh, chúng ta không chỉ có niềm hy vọng nhận được sự tha thứ của Thiên Chúa mà còn tiến đến niềm hy vọng là gia nghiệp Nước Trời. Niềm hy vọng trở thành một điều chắc chắn, một kinh nghiệm cụ thể mà qua đó mỗi người chúng ta có thể chạm tới lòng thương xót và sự tha thứ của Thiên Chúa.
Nghi thức khai mạc Năm Thánh thường đi liền với việc mở Cửa Thánh. Tại Rôma, có bốn Cửa Thánh, được đặt tại các Đền Thánh chính ở Rôma: Đền thờ thánh Phêrô, Đền thờ thánh Gioan Latêranô, Đền thờ thánh Phaolô ngoại thành, và Đền thờ Đức Bà Cả. Ngoài Năm Thánh, những cửa này được xây bít kín lại cách kiên cố. Ngày 24-12-2024 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã long trọng mở Cửa Thánh tại Đền Thờ Thánh Phêrô, khai mạc Năm Thánh 2025. Tại Tổng giáo phận (TGP) Sài Gòn, Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng cũng đã mở Cửa Thánh tại nhà thờ Chính Toà Đức Bà Sài Gòn và cử hành thánh lễ trọng thể khai mạc Năm Thánh vào lúc 8g30 ngày Chúa nhật lễ Thánh Gia 29-12-2024.
Khi mở Cửa Thánh, Giáo Hội muốn con cái mình, những người đang sống “trong nhà” hãy nhìn lại mình và cố gắng sống tốt hơn, và hãy dang rộng vòng tay đến đón tiếp những người còn “ở xa”, tức là họ còn sống trong lầm lạc, đạo đức khô khan, hay chưa hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội. Thay vì kết án hoặc xa lánh, người Kitô hữu cần đối thoại, gặp gỡ, và mở cho họ lối về với đường ngay nẻo chính.
Năm Thánh là thời gian cầu nguyện. Nếu thiếu cầu nguyện, sẽ không biết hy vọng. Người giàu có thì tự mãn trong cuộc sống mà họ tưởng là ổn định bảo đảm, nên không cảm nhận được niềm hy vọng Kitô giáo. Còn người nghèo và đau khổ lại dễ rơi vào thất vọng trong nỗi cùng cực đau thương. Cầu nguyện sẽ giúp nâng tâm hồn lên tới Chúa và cho chúng ta có khả năng nhìn xuyên qua tăm tối của thế giới này để thấy tương lai phục sinh. (Thư Mục vụ Mùa Vọng và Mùa Giáng sinh 2024 của Đức TGM Giuse Nguyễn Năng)
Hành hương là nền tảng cốt lõi của Năm Thánh, việc hành hương giúp chúng ta tái khám phá giá trị của sự thăng tiến, dấn thân, hy sinh và xây dựng tình bác ái. Hoặc nói như Đức Giáo Hoàng Phanxicô: “Việc hành hương trong Năm Thánh là một dấu chỉ đặc biệt, vì mang hình ảnh của cuộc hành trình mỗi người chúng ta đang thực hiện trong cuộc sống. Cuộc đời là một chuyến hành hương, và con người là khách lữ hành, là người hành hương đang tiến bước trên đường đi về đích điểm ước mong. Lòng thương xót chính là đích điểm phải đạt tới, đòi hỏi phải dấn thân và hy sinh. Ước gì cuộc hành hương sẽ thúc đẩy sự hoán cải: khi bước qua Cửa Thánh, chúng ta để cho lòng thương xót của Thiên Chúa phủ kín chúng ta, và nỗ lực thực thi lòng thương xót đối với tha nhân như Chúa Cha đã thương xót chúng ta.”
Khi thực hiện các cuộc hành hương đến các nơi thánh của Giáo Hội tại Rôma, tại Thánh địa, tại các nhà thờ hoặc những nơi linh thánh do Đức Giám Mục địa phương chỉ định trong Giáo phận của mình và thực hiện những việc đạo đức, các tín hữu có thể được hưởng ơn toàn xá. Ơn toàn xá là ân sủng đặc biệt trong Năm Thánh, các tín hữu được mời gọi thực tâm sám hối, từ bỏ đam mê tội lỗi, lãnh nhận bí tích Hòa giải và Thánh Thể, hiệp thông cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.
Trong TGP Sài Gòn, những nơi hành hương để lãnh ơn toàn xá là các nhà thờ có ý nghĩa lịch sử hoặc thuận tiện cho các cộng đoàn gồm nhà thờ Chính Toà, nhà thờ Thanh Đa, nhà thờ Phanxicô Xaviê Chợ Lớn, nhà thờ Fatima Bình Triệu, nhà thờ Chợ Quán, nhà thờ An Nhơn, nhà thờ Tân Qui, nhà thờ Tân Phú, nhà thờ Thánh Gẫm, nhà thờ Chí Hoà.
Cùng với việc cầu nguyện và hành hương để lãnh ơn toàn xá, chúng ta cùng thực thi các việc của lòng thương xót và sám hối. Có rất nhiều việc dễ thực hiện trong ngày sống, qua đó cũng được ơn toàn xá, như tham dự các khoá tĩnh tâm, học hỏi về Công đồng Vaticanô II; hy sinh hãm mình, thực hành “Thương người có 14 mối”, giúp đỡ những người nghèo khổ, già yếu, bị bỏ rơi, di cư; hoặc hoạt động để bảo vệ sự sống; tránh phân tâm vô ích vì mạng xã hội…
Thực thi các việc của lòng thương xót như thế cũng chính là thi hành sứ vụ “Cùng nhau loan báo Tin Mừng” như Hội đồng Giám mục Việt Nam mời gọi trong Thư Mục vụ năm 2024. Chúng ta là Hội Thánh và đồng trách nhiệm về Hội Thánh, là chi thể trong Nhiệm thể Hội Thánh, vì thế ta hãy tích cực thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng, tuỳ theo chỗ đứng và hoàn cảnh của mình trong Hội Thánh, với ân sủng và khả năng Chúa ban riêng cho từng người. (Thư Mục vụ Mùa Vọng và Mùa Giáng sinh 2024 đã dẫn)
Mùa Xuân lại đến, trăm hoa đua nở. Đất trời như được choàng lên một tấm áo mới với muôn màu sắc. Nếu những tháng ngày mùa Đông lạnh lẽo, ảm đạm khiến cây cối trở nên khô cằn, khẳng khiu, và mất đi sức sống thì mùa Xuân đến mang lại không khí ấm áp, ôn hòa tạo ra vẻ đẹp nên thơ và đầy sức sống cho muôn loài muôn vật. Cảnh vật mùa Xuân như bức tranh vẽ lại mùa Xuân đầu tiên tại vườn địa đàng khi Thiên Chúa sáng tạo trời đất và muôn loài thụ tạo tươi đẹp đến nỗi chính Người đã phải thốt lên: mọi sự quả là rất tốt đẹp! (St 1, 31).
Năm Ất Tỵ 2025 là năm của tin yêu và hy vọng. Sự chan hoà, ấm áp của mùa Xuân khiến lòng người trào dâng bao khát vọng, bao yêu thương và mong muốn một cuộc sống tươi mới, hạnh phúc hơn. Mùa Xuân là dịp để chúng ta trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp và hứa hẹn một năm mới nhiều niềm vui, hạnh phúc và bình an. Xin chúc cho mọi người “khôn ngoan như con rắn” để đón nhận được ơn tha thứ và ân sủng từ Lòng Chúa Thương Xót trong cuộc lữ hành đầy hy vọng.
Theo Âm lịch, năm 2025 là năm Ất Tỵ. Tỵ là con rắn – chiếm giữ vị trí thứ sáu, nằm giữa Thìn và Ngọ. Đây là loài vật có thân hình mềm mại, tượng trưng cho sự linh hoạt, thông minh và khôn ngoan. Trong hệ thống can chi của người Việt, sự kết hợp giữa can "Ất" thuộc hành Mộc, tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển và địa chi "Tỵ" thuộc hành Hỏa, đại diện cho sự nhiệt tình, năng động tạo nên một năm đầy năng lượng và biến động. Như vậy, con rắn trong năm nay biểu tượng cho những điều tốt đẹp.
Trong văn hóa Việt Nam, hình tượng rắn đại diện cho sự biến đổi và tái sinh. Người xưa lầm tưởng con rắn là loài bất tử nên mới có câu “rắn già rắn lột”. Cả Đông lẫn Tây phương đều truyền nhau những câu truyện cổ tích về sự bất tử của con rắn. Giống như rắn lột xác để tái sinh, con người cũng cần phải không ngừng đổi mới, vượt qua giới hạn của bản thân để trở nên tốt đẹp hơn. Do đó, chúng còn được xem là biểu tượng của sự sống lâu, sức khỏe dồi dào và may mắn.
Nhưng cũng theo quan niệm dân gian của người Việt, rắn là con vật hiểm ác, tinh quái và có phần giảo quyệt. Cứ nhắc tới rắn, bao giờ người ta cũng kèm theo những điều xấu; ví dụ như "miệng hùm nọc rắn", "khẩu Phật tâm xà".... Rắn được coi là biểu tượng của sự độc ác, ám chỉ những người ranh mãnh, lọc lừa, gian dối, quỷ quyệt, không nên tiếp cận mà phải tránh xa. Người ta thường dùng thành ngữ “cõng rắn cắn gà nhà” để chỉ những kẻ đưa kẻ thù về làm hại gia đình hoặc tổ quốc mình – tương tự như câu “rước voi về giày mả tổ”.
Trong Kinh Thánh, cả Cựu ước và Tân ước đều nhiều lần nói đến loài rắn. Kinh Thánh trình bày về rắn với cả hai ý nghĩa tốt - xấu. Rắn được dùng như là biểu tượng của sự khôn ngoan: ”Hãy khôn ngoan như con rắn!” (Mt 10,16), hay rắn đồng cứu người (x. Ds 21, 4-9). Rắn còn được đồng hóa với chính Satan, thủ lãnh của ma quỉ cám dỗ nguyên tổ phạm tội (x. St 3, 1-15).
Rắn là loài xảo quyệt nhất trong mọi giống vật ngoài đồng, mà ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đã làm ra (St 3,1). Chính con rắn đặt vấn đề với bà Eva ăn trái cấm rồi đưa cho cả chồng đang ở đó cùng ăn để rồi cả hai ông bà bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng, “nơi có những cảnh vườn đầy hoa hồng đỏ thắm không bao giờ tàn héo. Nơi có những lùm cây trổ bông mang màu sắc của mùa Xuân tươi thắm …” (Regula Magistri - Règle du maitre 10, 94-101).
Kể từ đó, con người luôn đau đáu nhớ về một mùa Xuân vĩnh cửu đã mất với sự ăn năn, sám hối, để hy vọng được Thiên Chúa thứ tha tội lỗi và ban ân sủng. Trong Năm Thánh đầu tiên vào năm 1300, Đức Giáo Hoàng Bonifacio VIII đã cho phép các tín hữu hành hương từ khắp nơi đến Roma, bước qua Cửa Thánh của các Đền thờ để nhận được ơn toàn xá, nghĩa là được tha tội và nhận ân sủng Chúa.
Năm Thánh 2025 với chủ đề “Những Người Hành Hương Của Hy Vọng” sẽ là Năm Thánh thường lệ thứ 27 trong lịch sử Giáo hội. Năm Thánh 2025 là dịp để chúng ta cùng nhau hướng về Thiên Chúa, cầu nguyện cho sự bình an và hy vọng. Đây cũng là thời điểm để chúng ta cùng nhau thực hiện những hành trình thiêng liêng, khám phá những giá trị đích thực của đức tin và cuộc sống.
Ý nghĩa sâu xa nhất của Năm Thánh luôn luôn là kinh nghiệm về sự tha thứ và lòng thương xót của Thiên Chúa, và điều này sẽ càng trở nên quan trọng hơn khi đứng trước việc loan báo niềm hy vọng. Trong Năm Thánh, chúng ta không chỉ có niềm hy vọng nhận được sự tha thứ của Thiên Chúa mà còn tiến đến niềm hy vọng là gia nghiệp Nước Trời. Niềm hy vọng trở thành một điều chắc chắn, một kinh nghiệm cụ thể mà qua đó mỗi người chúng ta có thể chạm tới lòng thương xót và sự tha thứ của Thiên Chúa.
Nghi thức khai mạc Năm Thánh thường đi liền với việc mở Cửa Thánh. Tại Rôma, có bốn Cửa Thánh, được đặt tại các Đền Thánh chính ở Rôma: Đền thờ thánh Phêrô, Đền thờ thánh Gioan Latêranô, Đền thờ thánh Phaolô ngoại thành, và Đền thờ Đức Bà Cả. Ngoài Năm Thánh, những cửa này được xây bít kín lại cách kiên cố. Ngày 24-12-2024 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã long trọng mở Cửa Thánh tại Đền Thờ Thánh Phêrô, khai mạc Năm Thánh 2025. Tại Tổng giáo phận (TGP) Sài Gòn, Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng cũng đã mở Cửa Thánh tại nhà thờ Chính Toà Đức Bà Sài Gòn và cử hành thánh lễ trọng thể khai mạc Năm Thánh vào lúc 8g30 ngày Chúa nhật lễ Thánh Gia 29-12-2024.
Khi mở Cửa Thánh, Giáo Hội muốn con cái mình, những người đang sống “trong nhà” hãy nhìn lại mình và cố gắng sống tốt hơn, và hãy dang rộng vòng tay đến đón tiếp những người còn “ở xa”, tức là họ còn sống trong lầm lạc, đạo đức khô khan, hay chưa hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội. Thay vì kết án hoặc xa lánh, người Kitô hữu cần đối thoại, gặp gỡ, và mở cho họ lối về với đường ngay nẻo chính.
Năm Thánh là thời gian cầu nguyện. Nếu thiếu cầu nguyện, sẽ không biết hy vọng. Người giàu có thì tự mãn trong cuộc sống mà họ tưởng là ổn định bảo đảm, nên không cảm nhận được niềm hy vọng Kitô giáo. Còn người nghèo và đau khổ lại dễ rơi vào thất vọng trong nỗi cùng cực đau thương. Cầu nguyện sẽ giúp nâng tâm hồn lên tới Chúa và cho chúng ta có khả năng nhìn xuyên qua tăm tối của thế giới này để thấy tương lai phục sinh. (Thư Mục vụ Mùa Vọng và Mùa Giáng sinh 2024 của Đức TGM Giuse Nguyễn Năng)
Hành hương là nền tảng cốt lõi của Năm Thánh, việc hành hương giúp chúng ta tái khám phá giá trị của sự thăng tiến, dấn thân, hy sinh và xây dựng tình bác ái. Hoặc nói như Đức Giáo Hoàng Phanxicô: “Việc hành hương trong Năm Thánh là một dấu chỉ đặc biệt, vì mang hình ảnh của cuộc hành trình mỗi người chúng ta đang thực hiện trong cuộc sống. Cuộc đời là một chuyến hành hương, và con người là khách lữ hành, là người hành hương đang tiến bước trên đường đi về đích điểm ước mong. Lòng thương xót chính là đích điểm phải đạt tới, đòi hỏi phải dấn thân và hy sinh. Ước gì cuộc hành hương sẽ thúc đẩy sự hoán cải: khi bước qua Cửa Thánh, chúng ta để cho lòng thương xót của Thiên Chúa phủ kín chúng ta, và nỗ lực thực thi lòng thương xót đối với tha nhân như Chúa Cha đã thương xót chúng ta.”
Khi thực hiện các cuộc hành hương đến các nơi thánh của Giáo Hội tại Rôma, tại Thánh địa, tại các nhà thờ hoặc những nơi linh thánh do Đức Giám Mục địa phương chỉ định trong Giáo phận của mình và thực hiện những việc đạo đức, các tín hữu có thể được hưởng ơn toàn xá. Ơn toàn xá là ân sủng đặc biệt trong Năm Thánh, các tín hữu được mời gọi thực tâm sám hối, từ bỏ đam mê tội lỗi, lãnh nhận bí tích Hòa giải và Thánh Thể, hiệp thông cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.
Trong TGP Sài Gòn, những nơi hành hương để lãnh ơn toàn xá là các nhà thờ có ý nghĩa lịch sử hoặc thuận tiện cho các cộng đoàn gồm nhà thờ Chính Toà, nhà thờ Thanh Đa, nhà thờ Phanxicô Xaviê Chợ Lớn, nhà thờ Fatima Bình Triệu, nhà thờ Chợ Quán, nhà thờ An Nhơn, nhà thờ Tân Qui, nhà thờ Tân Phú, nhà thờ Thánh Gẫm, nhà thờ Chí Hoà.
Cùng với việc cầu nguyện và hành hương để lãnh ơn toàn xá, chúng ta cùng thực thi các việc của lòng thương xót và sám hối. Có rất nhiều việc dễ thực hiện trong ngày sống, qua đó cũng được ơn toàn xá, như tham dự các khoá tĩnh tâm, học hỏi về Công đồng Vaticanô II; hy sinh hãm mình, thực hành “Thương người có 14 mối”, giúp đỡ những người nghèo khổ, già yếu, bị bỏ rơi, di cư; hoặc hoạt động để bảo vệ sự sống; tránh phân tâm vô ích vì mạng xã hội…
Thực thi các việc của lòng thương xót như thế cũng chính là thi hành sứ vụ “Cùng nhau loan báo Tin Mừng” như Hội đồng Giám mục Việt Nam mời gọi trong Thư Mục vụ năm 2024. Chúng ta là Hội Thánh và đồng trách nhiệm về Hội Thánh, là chi thể trong Nhiệm thể Hội Thánh, vì thế ta hãy tích cực thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng, tuỳ theo chỗ đứng và hoàn cảnh của mình trong Hội Thánh, với ân sủng và khả năng Chúa ban riêng cho từng người. (Thư Mục vụ Mùa Vọng và Mùa Giáng sinh 2024 đã dẫn)
Mùa Xuân lại đến, trăm hoa đua nở. Đất trời như được choàng lên một tấm áo mới với muôn màu sắc. Nếu những tháng ngày mùa Đông lạnh lẽo, ảm đạm khiến cây cối trở nên khô cằn, khẳng khiu, và mất đi sức sống thì mùa Xuân đến mang lại không khí ấm áp, ôn hòa tạo ra vẻ đẹp nên thơ và đầy sức sống cho muôn loài muôn vật. Cảnh vật mùa Xuân như bức tranh vẽ lại mùa Xuân đầu tiên tại vườn địa đàng khi Thiên Chúa sáng tạo trời đất và muôn loài thụ tạo tươi đẹp đến nỗi chính Người đã phải thốt lên: mọi sự quả là rất tốt đẹp! (St 1, 31).
Năm Ất Tỵ 2025 là năm của tin yêu và hy vọng. Sự chan hoà, ấm áp của mùa Xuân khiến lòng người trào dâng bao khát vọng, bao yêu thương và mong muốn một cuộc sống tươi mới, hạnh phúc hơn. Mùa Xuân là dịp để chúng ta trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp và hứa hẹn một năm mới nhiều niềm vui, hạnh phúc và bình an. Xin chúc cho mọi người “khôn ngoan như con rắn” để đón nhận được ơn tha thứ và ân sủng từ Lòng Chúa Thương Xót trong cuộc lữ hành đầy hy vọng.