Đức Thánh Cha nói với chính quyền dân sự Bỉ: Châu Âu cần Bỉ để xây dựng những nhịp cầu hòa bình
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh vị thế của Bỉ ở trung tâm châu Âu khi ngài gặp gỡ chính quyền dân sự của đất nước này và lên án tình trạng lạm dụng tình dục của giáo sĩ như là "nỗi ô nhục của Giáo hội".
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Trong bài phát biểu trước chính quyền dân sự vào ngày đầu tiên ở Bỉ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ca ngợi Bỉ là cây cầu "giữa lục địa và Quần đảo Anh, giữa các khu vực nói tiếng Đức và tiếng Pháp, giữa Nam và Bắc Âu".
Mặc dù nó có diện tích nhỏ bé, ĐTC nói, Bỉ là "cây cầu giúp lan tỏa sự hòa hợp và hàn gắn các tranh chấp".
ĐTC tiếp tục cho rằng Châu Âu cần Bỉ để nhớ lại lịch sử của các dân tộc và các nền văn hóa, các ngôi thánh đường nguyn nga và các trường đại học lừng danh, nhưng cũng có những giai đoạn đen tối của chiến tranh, chủ nghĩa thực dân và bóc lột.
Đức Thánh Cha nhắc lại rằng "Châu Âu cần Bỉ" "để tiếp tục con đường hòa bình và xây dựng tình huynh đệ giữa các dân tộc".
Đức Thánh Cha nhắc nhở các nhà lãnh đạo dân sự rằng “hòa bình và hòa hợp không bao giờ đạt được một lần và mãi mãi”, mà là “một nhiệm vụ và sứ mệnh cần phải được thực hiện không ngừng, với sự cẩn trọng và kiên nhẫn lớn lao”.
Vai trò của Giáo hội
Trong bài phát biểu trước các cấp lãnh đạo dân sự, Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh vai trò của Giáo hội trong việc “giúp mọi người đối diện với những thách thức và khó khăn, không phải với sự nhiệt tình phù phiếm hay sự bi quan ảm đạm, mà với sự chắc chắn rằng nhân loại, được Thiên Chúa yêu thương, không phải bị tiền định là sụp đổ thành hư vô, mà được kêu gọi vĩnh viễn đến với sự tốt lành và hòa bình”.
Ngài cũng thẳng thắn thừa nhận rằng Giáo hội, khi thực hiện sứ mệnh của mình, phải thừa nhận “sự mong manh và thiếu sót của các thành viên của mình”, và “những phản chứng đau đớn” xuất hiện trong suốt chiều dài lịch sử.
Đức Thánh Cha đặc biệt lưu ý “những vấn đề bi thảm về lạm dụng trẻ em, một tai họa trong Giáo hội”, đồng thời ĐTC nhấn mạnh những cam kết vững chắc của Giáo hội trong việc giải quyết vấn đề này “bằng cách lắng nghe và đồng hành với những người đã bị tổn thương, và bằng cách thực hiện một chương trình phòng ngừa trên toàn thế giới”.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhắc lại việc thực hành “bắt buộc nhận con nuôi” phổ biến vào giữa thế kỷ XX, đồng thời thừa nhận việc thực hành này thường được thực hiện với ý định tốt.
Liên quan đến những điều xấu xa lạm dụng và những điều xấu xa khác đã xảy ra trong lịch sử, Đức Thánh Cha cầu xin “để Giáo hội luôn tìm thấy trong chính mình sức mạnh, hầu mang lại sự sáng tỏ và không bao giờ tuân theo nền văn hóa chiếm ưu thế, ngay cả khi nền văn hóa đó xử dụng, theo cách thao túng, các giá trị bắt nguồn từ Phúc âm, rút ra từ đó những kết luận không chân thực gây nên đau khổ và sự loại trừ”.
Học hỏi từ lịch sử
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài phát biểu của mình bằng lời cầu “nguyện xin cho các nhà lãnh đạo của các quốc gia, bằng cách nhìn vào Bỉ và lịch sử của nước này, có thể rút ra bài học từ đó”.
Ngài cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo chính trị sẽ làm việc vì hòa bình và biết cách “tránh nguy hiểm, sự ô nhục và sự phi lý của chiến tranh”.
Đức Thánh Cha kết thúc bài chia sẻ bằng một nốt nhạc hy vọng, nhắc lại phương châm của chuyến tông du, “Trên đường hy vọng, “avec Esperance”. Trong khẩu hiệu “Hy vọng”, Esperance được viết hoa, ngài nói, chính xác là để cho thấy rằng hy vọng không phải là thứ yếu, mà thay vào đó là “món quà của Chúa được ấp ủ trong trái tim chúng ta”.
“Tôi muốn để lại cho anh chị em lời chúc sau đây: cầu chúc cho anh chị em và cho tất cả những người đang sống tại Bỉ, mong anh chị em luôn nhận được món quà này từ Chúa Thánh Thần, và trân quí nó để cùng nhau tiến bước trong hy vọng trên đường của cuộc sống và lịch sử”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh vị thế của Bỉ ở trung tâm châu Âu khi ngài gặp gỡ chính quyền dân sự của đất nước này và lên án tình trạng lạm dụng tình dục của giáo sĩ như là "nỗi ô nhục của Giáo hội".
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Trong bài phát biểu trước chính quyền dân sự vào ngày đầu tiên ở Bỉ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ca ngợi Bỉ là cây cầu "giữa lục địa và Quần đảo Anh, giữa các khu vực nói tiếng Đức và tiếng Pháp, giữa Nam và Bắc Âu".
Mặc dù nó có diện tích nhỏ bé, ĐTC nói, Bỉ là "cây cầu giúp lan tỏa sự hòa hợp và hàn gắn các tranh chấp".
ĐTC tiếp tục cho rằng Châu Âu cần Bỉ để nhớ lại lịch sử của các dân tộc và các nền văn hóa, các ngôi thánh đường nguyn nga và các trường đại học lừng danh, nhưng cũng có những giai đoạn đen tối của chiến tranh, chủ nghĩa thực dân và bóc lột.
Đức Thánh Cha nhắc lại rằng "Châu Âu cần Bỉ" "để tiếp tục con đường hòa bình và xây dựng tình huynh đệ giữa các dân tộc".
Đức Thánh Cha nhắc nhở các nhà lãnh đạo dân sự rằng “hòa bình và hòa hợp không bao giờ đạt được một lần và mãi mãi”, mà là “một nhiệm vụ và sứ mệnh cần phải được thực hiện không ngừng, với sự cẩn trọng và kiên nhẫn lớn lao”.
Vai trò của Giáo hội
Trong bài phát biểu trước các cấp lãnh đạo dân sự, Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh vai trò của Giáo hội trong việc “giúp mọi người đối diện với những thách thức và khó khăn, không phải với sự nhiệt tình phù phiếm hay sự bi quan ảm đạm, mà với sự chắc chắn rằng nhân loại, được Thiên Chúa yêu thương, không phải bị tiền định là sụp đổ thành hư vô, mà được kêu gọi vĩnh viễn đến với sự tốt lành và hòa bình”.
Ngài cũng thẳng thắn thừa nhận rằng Giáo hội, khi thực hiện sứ mệnh của mình, phải thừa nhận “sự mong manh và thiếu sót của các thành viên của mình”, và “những phản chứng đau đớn” xuất hiện trong suốt chiều dài lịch sử.
Đức Thánh Cha đặc biệt lưu ý “những vấn đề bi thảm về lạm dụng trẻ em, một tai họa trong Giáo hội”, đồng thời ĐTC nhấn mạnh những cam kết vững chắc của Giáo hội trong việc giải quyết vấn đề này “bằng cách lắng nghe và đồng hành với những người đã bị tổn thương, và bằng cách thực hiện một chương trình phòng ngừa trên toàn thế giới”.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhắc lại việc thực hành “bắt buộc nhận con nuôi” phổ biến vào giữa thế kỷ XX, đồng thời thừa nhận việc thực hành này thường được thực hiện với ý định tốt.
Liên quan đến những điều xấu xa lạm dụng và những điều xấu xa khác đã xảy ra trong lịch sử, Đức Thánh Cha cầu xin “để Giáo hội luôn tìm thấy trong chính mình sức mạnh, hầu mang lại sự sáng tỏ và không bao giờ tuân theo nền văn hóa chiếm ưu thế, ngay cả khi nền văn hóa đó xử dụng, theo cách thao túng, các giá trị bắt nguồn từ Phúc âm, rút ra từ đó những kết luận không chân thực gây nên đau khổ và sự loại trừ”.
Học hỏi từ lịch sử
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài phát biểu của mình bằng lời cầu “nguyện xin cho các nhà lãnh đạo của các quốc gia, bằng cách nhìn vào Bỉ và lịch sử của nước này, có thể rút ra bài học từ đó”.
Ngài cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo chính trị sẽ làm việc vì hòa bình và biết cách “tránh nguy hiểm, sự ô nhục và sự phi lý của chiến tranh”.
Đức Thánh Cha kết thúc bài chia sẻ bằng một nốt nhạc hy vọng, nhắc lại phương châm của chuyến tông du, “Trên đường hy vọng, “avec Esperance”. Trong khẩu hiệu “Hy vọng”, Esperance được viết hoa, ngài nói, chính xác là để cho thấy rằng hy vọng không phải là thứ yếu, mà thay vào đó là “món quà của Chúa được ấp ủ trong trái tim chúng ta”.
“Tôi muốn để lại cho anh chị em lời chúc sau đây: cầu chúc cho anh chị em và cho tất cả những người đang sống tại Bỉ, mong anh chị em luôn nhận được món quà này từ Chúa Thánh Thần, và trân quí nó để cùng nhau tiến bước trong hy vọng trên đường của cuộc sống và lịch sử”.