Đức Thanh Cha trong buổi tiếp kiến (28/8/2024) đã phát biểu: Thế giới phải lắng nghe tiếng kêu cứu của những người di cư gục chết giữa sa mạc và ngụp nặn trong biển cả!
Trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần, Đức Thanh Cha Phanxicô đã lên án sự thờ ơ trước cảnh những người di cư gục chết trong sa mạc và ngụp nặn trên biển cả để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn, ĐTC kêu gọi một hệ thống quản trị toàn cầu dựa trên công lý và đoàn kết.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Đức Thanh Cha Phanxicô đã gác lại loạt bài giáo lý của mình về Chúa Thánh Thần tại buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư (28/8/2024) và thay vào đó, ngài tập trung vào những thảm cảnh khó khăn mà những người di cư phải đối diện, những người đã dũng cảm vượt qua những khó khăn to lớn để tìm kiếm một nơi mà họ có thể sống trong hòa bình và an ninh.
"Biển cả và sa mạc" là hai từ mà Đức Thanh Cha nói đến, ngài nói rằng những từ ngữ đó thường trong tâm tưởng của những người di cư và những người tìm cách cứu vớt họ.
Với những từ này, ĐTC quảng diễn bao gồm tất cả những rào cản vật lý và nguy hiểm mà những người di cư phải vượt qua trong suốt hành trình của họ.
Đức Thanh Cha lưu ý rằng ngài đã nói nhiều về Biển Địa Trung Hải, vừa vì ngài là Giám mục của Rome vừa vì nó đóng vai trò là một biểu tượng.
“Mare nostrum,” ngài nói, xử dụng một cụm từ tiếng Latin mà người La Mã cổ đại dùng để mô tả Địa Trung Hải, “một nơi giao lưu giữa các dân tộc và nền văn minh, đã trở thành một nghĩa trang.”
Đức Thanh Cha nêu ra rằng hầu hết những cái chết này có thể được ngăn chặn, nó lên án những người “làm việc có hệ thống, xử dụng mọi phương tiện, để đẩy người di cư ra biển cả!”
“Nhưng khi những điều này được ngăn lại một cách có ý thức và trách nhiệm, thì lại bị kết án là một trọng tội,” ngài nói. “Chúng ta đừng quên những gì Kinh thánh nói: ‘Ngươi không được làm hại hay áp bức người ngoại bang’.”
Đức Thanh Cha Phanxicô nói rằng biển và sa mạc là những biểu tượng được nhắc tới nhiều lần trong Kinh thánh, vì chúng “chứng kiến bi kịch của những người chạy trốn khỏi sự áp bức và nô lệ.”
ĐTC tiếp: “Đó là những nơi đau, sợ hãi và tuyệt vọng, nhưng đồng thời, chúng cũng là những nơi cần vượt qua để giải thoát, cứu chuộc và hoàn thành lời hứa của Chúa”.
Đức Thanh Cha nói thêm rằng chính Chúa cũng chia sẻ bi kịch mà những người di cư phải chịu đựng. “Ngài ở đó với họ; Ngài đau khổ với họ; Ngài khóc và hy vọng với họ.”
Đức Thanh Cha Phanxicô cho biết mọi người đều có thể đồng ý rằng “người di cư không nên vượt biển và sa mạc đầy chết chóc!”
Nhưng để tránh đượcnhững điều này, “Chúng ta cần mở rộng các biên giới an toàn và thường xuyên cho người di cư, tạo điều kiện cho những người chạy trốn chiến tranh, bạo lực, đàn áp và nhiều thảm họa khác nhau”. “Chúng ta sẽ đạt được mục tiêu này bằng cách thúc đẩy một nền quản trị di cư toàn cầu dựa trên công lý, tình anh em và sự đoàn kết”.
Đức Thánh Cha kết thúc bài chia sẻ của mình bằng cách ca ngợi công việc của “rất nhiều người Samaria nhân hậu đã tận tụy giúp đỡ và cứu giúp những người di cư bị thương và bị bỏ rơi trên những tuyến đường tuyệt vọng này, trên khắp năm châu lục”.
ĐTC đặc biệt đề cập đến công việc “Cứu người Vượt Biển” của Mediterranea Saving Humans, một tổ chức xã hội dân sự của Ý, giải cứu những người di cư bằng vượt Biển Địa Trung Hải.
ĐTC nhấn mạnh: “Những người nam nữ dũng cảm này là dấu hiệu của một nhân loại không cho phép mình bị lây nhiễm bởi nền văn hóa thờ ơ có hại!”
ĐTC kết luận ngay cả khi chúng ta không thể ở tuyến đầu, mỗi người chúng ta vẫn có thể đóng góp theo cách riêng của mình vào “cuộc chiến vì nền văn minh” này bằng lời cầu nguyện của mình.
Trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần, Đức Thanh Cha Phanxicô đã lên án sự thờ ơ trước cảnh những người di cư gục chết trong sa mạc và ngụp nặn trên biển cả để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn, ĐTC kêu gọi một hệ thống quản trị toàn cầu dựa trên công lý và đoàn kết.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Đức Thanh Cha Phanxicô đã gác lại loạt bài giáo lý của mình về Chúa Thánh Thần tại buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư (28/8/2024) và thay vào đó, ngài tập trung vào những thảm cảnh khó khăn mà những người di cư phải đối diện, những người đã dũng cảm vượt qua những khó khăn to lớn để tìm kiếm một nơi mà họ có thể sống trong hòa bình và an ninh.
"Biển cả và sa mạc" là hai từ mà Đức Thanh Cha nói đến, ngài nói rằng những từ ngữ đó thường trong tâm tưởng của những người di cư và những người tìm cách cứu vớt họ.
Với những từ này, ĐTC quảng diễn bao gồm tất cả những rào cản vật lý và nguy hiểm mà những người di cư phải vượt qua trong suốt hành trình của họ.
Đức Thanh Cha lưu ý rằng ngài đã nói nhiều về Biển Địa Trung Hải, vừa vì ngài là Giám mục của Rome vừa vì nó đóng vai trò là một biểu tượng.
“Mare nostrum,” ngài nói, xử dụng một cụm từ tiếng Latin mà người La Mã cổ đại dùng để mô tả Địa Trung Hải, “một nơi giao lưu giữa các dân tộc và nền văn minh, đã trở thành một nghĩa trang.”
Đức Thanh Cha nêu ra rằng hầu hết những cái chết này có thể được ngăn chặn, nó lên án những người “làm việc có hệ thống, xử dụng mọi phương tiện, để đẩy người di cư ra biển cả!”
“Nhưng khi những điều này được ngăn lại một cách có ý thức và trách nhiệm, thì lại bị kết án là một trọng tội,” ngài nói. “Chúng ta đừng quên những gì Kinh thánh nói: ‘Ngươi không được làm hại hay áp bức người ngoại bang’.”
Đức Thanh Cha Phanxicô nói rằng biển và sa mạc là những biểu tượng được nhắc tới nhiều lần trong Kinh thánh, vì chúng “chứng kiến bi kịch của những người chạy trốn khỏi sự áp bức và nô lệ.”
ĐTC tiếp: “Đó là những nơi đau, sợ hãi và tuyệt vọng, nhưng đồng thời, chúng cũng là những nơi cần vượt qua để giải thoát, cứu chuộc và hoàn thành lời hứa của Chúa”.
Đức Thanh Cha nói thêm rằng chính Chúa cũng chia sẻ bi kịch mà những người di cư phải chịu đựng. “Ngài ở đó với họ; Ngài đau khổ với họ; Ngài khóc và hy vọng với họ.”
Đức Thanh Cha Phanxicô cho biết mọi người đều có thể đồng ý rằng “người di cư không nên vượt biển và sa mạc đầy chết chóc!”
Nhưng để tránh đượcnhững điều này, “Chúng ta cần mở rộng các biên giới an toàn và thường xuyên cho người di cư, tạo điều kiện cho những người chạy trốn chiến tranh, bạo lực, đàn áp và nhiều thảm họa khác nhau”. “Chúng ta sẽ đạt được mục tiêu này bằng cách thúc đẩy một nền quản trị di cư toàn cầu dựa trên công lý, tình anh em và sự đoàn kết”.
Đức Thánh Cha kết thúc bài chia sẻ của mình bằng cách ca ngợi công việc của “rất nhiều người Samaria nhân hậu đã tận tụy giúp đỡ và cứu giúp những người di cư bị thương và bị bỏ rơi trên những tuyến đường tuyệt vọng này, trên khắp năm châu lục”.
ĐTC đặc biệt đề cập đến công việc “Cứu người Vượt Biển” của Mediterranea Saving Humans, một tổ chức xã hội dân sự của Ý, giải cứu những người di cư bằng vượt Biển Địa Trung Hải.
ĐTC nhấn mạnh: “Những người nam nữ dũng cảm này là dấu hiệu của một nhân loại không cho phép mình bị lây nhiễm bởi nền văn hóa thờ ơ có hại!”
ĐTC kết luận ngay cả khi chúng ta không thể ở tuyến đầu, mỗi người chúng ta vẫn có thể đóng góp theo cách riêng của mình vào “cuộc chiến vì nền văn minh” này bằng lời cầu nguyện của mình.