Theo bản tin của CruxNow ngày 2 tháng 4, 2023, mặc dù được xuất viện chỉ một ngày trước đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chủ sự Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Lá ngoài trời tại Quảng trường Thánh Phêrô nhộn nhịp, ngài nhắn nhủ các tín hữu hãy yêu thương những người cảm thấy bị bỏ rơi như Chúa Giêsu đã làm trên thập giá.
Đức Phanxicô chủ sự Thánh lễ Chúa nhật từ một chiếc ghế trước bàn thờ chính, trong khi phó niên trưởng Hồng Y đoàn của Vatican, Hồng Y người Argentina, Leonardo Sandri, cử hành tại bàn thờ.
Đến nay, phương thức chủ trì các nghi thức phụng vụ giáo hoàng này đã trở thành thông lệ đối với Đức Phanxicô, người bị đau thần kinh tọa và đau đầu gối mãn tính, trong năm qua đã khiến ngài phải ngồi xe lăn hoặc phải chống gậy.
Vị giáo hoàng 86 tuổi đã phải nhập viện vào chiều thứ Tư sau khi bị khó thở, điều này đặc biệt đáng lo ngại đối với Đức Phanxicô vì ngài đã phải cắt bỏ một bên phổi sau một đợt viêm phổi nặng khi còn là một tu sĩ Dòng Tên trẻ tuổi.
Ban đầu, Vatican cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến bệnh viện Gemelli ở Rome để “kiểm tra sức khỏe theo kế hoạch từ trước”, tuy nhiên, sau đó có thông tin cho rằng Đức Giáo Hoàng gặp vấn đề về hô hấp và đã đến bệnh viện để kiểm tra.
Ngài nhập viện và được chẩn đoán bị nhiễm trùng đường hô hấp và viêm phế quản, tình trạng viêm các ống dẫn không khí vào và ra khỏi phổi thường do nhiễm trùng gây ra. Ngài được chích kháng sinh qua tĩnh mạch và đáp ứng tốt với điều trị.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thực hiện các công việc nhẹ nhàng khi ở trong bệnh viện và đến thăm các trẻ em bị bệnh tại khoa ung thư nhi đồng và khoa phẫu thuật thần kinh cho trẻ sơ sinh của Gemelli. Ngài đã được xuất viện vào sáng thứ bảy.
Khi rời bệnh viện, Đức Giáo Hoàng trông vui vẻ nhưng mệt mỏi đã nói chuyện ngắn gọn với các phóng viên; khi được hỏi ngài cảm thấy thế nào, ngài nói với họ rằng “Tôi vẫn còn sống” và xác nhận kế hoạch tham gia các nghi thức phụng vụ Tuần Thánh của ngài.
Trong một tuyên bố hôm thứ Bảy, phát ngôn viên của Vatican, Matteo Bruni, cho biết các nghi lễ Tuần Thánh sẽ diễn ra theo kế hoạch trước khi Đức Giáo Hoàng nhập viện, với Đức Giáo Hoàng chủ tọa và đọc bài giảng của ngài, và một Hồng Y cử hành nghi lễ tại bàn thờ.
Hôm Chúa nhật, Đức Phanxicô đã đi vào khoảng 3/4 Quảng trường Thánh Phêrô trong chiếc xe giáo hoàng của ngài và được đưa đến cột hình tháp [obelisk] ở trung tâm Quảng trường Thánh Phêrô, nơi ngài bắt đầu Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Lá. Sau khi các Hồng Y và các vị đồng tế khác tiến vào bàn thờ chính, Đức Giáo Hoàng đi theo trong chiếc popemobile của mình và xông hương bàn thờ trước khi ngồi xuống.
Trong bài giảng của ngài, Đức Giáo Hoàng, nói với giọng yếu ớt nhưng rõ ràng, và không có biểu hiện khó thở đặc biệt, đã tập trung vào lời tuyên bố của Chúa Giêsu trong bài đọc Tin Mừng khá dài trong ngày, “Lạy Chúa, lạy Chúa, tại sao Chúa bỏ rơi con?' ”
Ngài cho biết chữ “từ bỏ” có một ý nghĩa mạnh mẽ trong kinh thánh và được sử dụng trong “những khoảnh khắc đau đớn cùng cực”.
Ngài nói, những khoảnh khắc này bao gồm “tình yêu không thành, hoặc bị từ chối hoặc bị phản bội; trẻ em bị vứt bỏ và phá thai; các hoàn cảnh bị hắt hủi, cảnh goá bụa và trẻ mồ côi; hôn nhân tan vỡ, các hình thức loại trừ xã hội, bất công và áp bức; sự cô độc của bệnh tật.”
Đức Giáo Hoàng nói: “Tóm một lời, đó là sự cắt đứt mạnh mẽ các mối dây liên kết chúng ta với những người khác. Chúa Kitô đã mang tất cả những điều này lên thập giá; trên đôi vai của Người, Người mang tội lỗi của thế giới”.
Khi hỏi các tín hữu tại sao Chúa Giêsu lại làm điều này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng điều đó được thực hiện “để hoàn toàn và dứt khoát nên một với chúng ta. Để không ai trong chúng ta lại cảm thấy cô đơn và không còn hy vọng.”
Đức Phanxicô định kỳ rời khỏi bản văn đã chuẩn bị sẵn của ngài để đưa ra một số nhận xét ngẫu hứng, có lúc nói với các tín hữu rằng “hôm nay đây không phải là một buổi biểu diễn,” và rằng “mỗi người đã nghe thấy việc Chúa Giêsu bị bỏ rơi, (và) đối với tôi, mỗi người chúng ta nói: Sự từ bỏ này là cái giá mà Người đã trả cho tôi ”.
Ngài nói, “Bất cứ khi nào anh chị em, tôi hay bất cứ ai khác dường như bị dồn vào chân tường, lạc lối trong ngõ cụt, rơi xuống vực thẳm của sự bỏ rơi, bị cuốn hút vào vòng xoáy của những câu hỏi 'tại sao', thì vẫn có thể có hy vọng. Đó không phải là kết thúc, bởi vì Chúa Giêsu đã ở đó và ngay cả bây giờ, Người vẫn ở bên cạnh anh chị em”.
Đức Phanxicô nói Thiên Chúa cứu nhân loại từ bên trong câu “tại sao?” sâu thẳm nhất của họ và từ trong câu hỏi đau đớn đó, “Người mở ra chân trời hy vọng.”
“Trên thập giá, ngay cả khi cảm thấy bị bỏ rơi hoàn toàn, Chúa Giêsu không chịu khuất phục trước sự tuyệt vọng; thay vào đó, Người cầu nguyện và tin tưởng,” Đức Giáo Hoàng nói thế, đồng thời lưu ý rằng Chúa Giêsu đã phó thác mình trong tay Chúa Cha sau khi nêu câu hỏi này, nghĩa là, “Trong giờ bị bỏ rơi, Chúa Giêsu vẫn tiếp tục tin tưởng.”
Đức Thánh Cha nói rằng Chúa Giêsu cũng tiếp tục yêu thương các môn đệ mặc dù họ đã chạy trốn, bỏ mặc Người, và Người đã tha thứ cho những kẻ đã đóng đinh Người.
Ngài nói thêm, “Ở đây, chúng ta thấy vực thẳm tội lỗi của chúng ta được đắm chìm trong một tình yêu lớn hơn, kết quả là sự cô lập của chúng ta trở thành tình bằng hữu, khoảng cách của chúng ta trở thành sự gần gũi và bóng tối của chúng ta trở thành ánh sáng…Chúng ta thấy Thiên Chúa thực sự là ai và Người yêu thương chúng ta biết bao.”
Theo Đức Giáo Hoàng, tình yêu này có thể biến đổi những trái tim chai đá thành những trái tim dịu dàng và trắc ẩn, và nó sẽ truyền cảm hứng cho các tín hữu yêu thương những người khác đang cảm thấy cô đơn hoặc bị bỏ rơi cùng một cách như Chúa Giêsu đã làm.
Ngài nói: “Chúa Kitô, khi bị bỏ rơi, thúc đẩy chúng ta tìm kiếm và yêu mến Người và những người bị bỏ rơi. Vì ở họ, chúng ta không những chỉ thấy những người túng thiếu, mà còn thấy chính Chúa Giêsu, người bị bỏ rơi”.
Theo Đức Phanxicô, đây là lý do tại sao Chúa Giêsu muốn các môn đệ của Người quan tâm đến những người “giống Người nhất, những người đang trải qua đau khổ và cô đơn cùng cực”.
Lưu ý rằng có rất nhiều người trên thế giới đang phải chịu đau khổ, ngài nhắc tới một người đàn ông vô gia cư đã chết dưới hàng cột ở Quảng trường Thánh Phêrô cách đây vài tuần, và nói rằng với tư cách là giáo hoàng, “Tôi cũng cần một số vuốt ve, một số người gần gũi với tôi, và tôi đi tìm chúng nơi những người bị bỏ rơi, những kẻ bị vứt bỏ.”
Ngài nói: Số người đang trải qua sự đau khổ và cô đơn này ngày nay “đông đảo, toàn thể các dân tộc bị bóc lột và bị bỏ rơi; người nghèo sống trên đường phố của chúng ta và chúng ta nhìn đi nơi khác; những người di cư không còn là những khuôn mặt mà là những con số; tù nhân bị ruồng bỏ; mọi người không coi đó là vấn đề.”
Ngài nói thêm: “Vô số những người bị bỏ rơi khác đang ở giữa chúng ta, vô hình, ẩn mình, bị vứt bỏ bằng đôi găng tay trắng: những đứa trẻ chưa chào đời, những người già sống một mình, những người bệnh tật không ai thăm viếng, những người tàn tật bị phớt lờ, và những người trẻ bị đè nặng bởi sự trống rỗng nội tâm lớn lao, không có ai sẵn sàng lắng nghe tiếng kêu đau đớn của họ”.
Trong sự bỏ rơi của chính Người, Chúa Giêsu yêu cầu các tín hữu hãy mở rộng tầm mắt và trái tim của họ cho “tất cả những ai thấy mình bị bỏ rơi,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, đồng thời nhấn mạnh rằng đối với các Kitô hữu, “không một người đàn ông, đàn bà hay trẻ em nào có thể bị coi là kẻ bị ruồng bỏ, không ai bị bỏ mặc cho chính mình.”
Gọi những người bị từ chối và loại trừ là “những biểu tượng sống động của Chúa Kitô”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, “họ nhắc nhở chúng ta về tình yêu liều lĩnh của Người, sự từ bỏ của Người đã giải thoát chúng ta khỏi mọi hình thức cô đơn và cô lập”.
Đức Thánh Cha lớn tiếng: “Hôm nay, chúng ta hãy cầu xin ân sủng này: yêu mến Chúa Giêsu trong sự bỏ rơi của Người và yêu mến Chúa Giêsu trong những người bị bỏ rơi xung quanh chúng ta. Xin cho chúng ta để cho tiếng nói của Người được nghe thấy giữa sự im lặng điếc tai của sự thờ ơ. Thiên Chúa đã không để chúng ta một mình; vậy thì chúng ta hãy quan tâm đến những người cảm thấy cô đơn và bị bỏ rơi.”
Đức Phanxicô chủ sự Thánh lễ Chúa nhật từ một chiếc ghế trước bàn thờ chính, trong khi phó niên trưởng Hồng Y đoàn của Vatican, Hồng Y người Argentina, Leonardo Sandri, cử hành tại bàn thờ.
Đến nay, phương thức chủ trì các nghi thức phụng vụ giáo hoàng này đã trở thành thông lệ đối với Đức Phanxicô, người bị đau thần kinh tọa và đau đầu gối mãn tính, trong năm qua đã khiến ngài phải ngồi xe lăn hoặc phải chống gậy.
Vị giáo hoàng 86 tuổi đã phải nhập viện vào chiều thứ Tư sau khi bị khó thở, điều này đặc biệt đáng lo ngại đối với Đức Phanxicô vì ngài đã phải cắt bỏ một bên phổi sau một đợt viêm phổi nặng khi còn là một tu sĩ Dòng Tên trẻ tuổi.
Ban đầu, Vatican cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến bệnh viện Gemelli ở Rome để “kiểm tra sức khỏe theo kế hoạch từ trước”, tuy nhiên, sau đó có thông tin cho rằng Đức Giáo Hoàng gặp vấn đề về hô hấp và đã đến bệnh viện để kiểm tra.
Ngài nhập viện và được chẩn đoán bị nhiễm trùng đường hô hấp và viêm phế quản, tình trạng viêm các ống dẫn không khí vào và ra khỏi phổi thường do nhiễm trùng gây ra. Ngài được chích kháng sinh qua tĩnh mạch và đáp ứng tốt với điều trị.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thực hiện các công việc nhẹ nhàng khi ở trong bệnh viện và đến thăm các trẻ em bị bệnh tại khoa ung thư nhi đồng và khoa phẫu thuật thần kinh cho trẻ sơ sinh của Gemelli. Ngài đã được xuất viện vào sáng thứ bảy.
Khi rời bệnh viện, Đức Giáo Hoàng trông vui vẻ nhưng mệt mỏi đã nói chuyện ngắn gọn với các phóng viên; khi được hỏi ngài cảm thấy thế nào, ngài nói với họ rằng “Tôi vẫn còn sống” và xác nhận kế hoạch tham gia các nghi thức phụng vụ Tuần Thánh của ngài.
Trong một tuyên bố hôm thứ Bảy, phát ngôn viên của Vatican, Matteo Bruni, cho biết các nghi lễ Tuần Thánh sẽ diễn ra theo kế hoạch trước khi Đức Giáo Hoàng nhập viện, với Đức Giáo Hoàng chủ tọa và đọc bài giảng của ngài, và một Hồng Y cử hành nghi lễ tại bàn thờ.
Hôm Chúa nhật, Đức Phanxicô đã đi vào khoảng 3/4 Quảng trường Thánh Phêrô trong chiếc xe giáo hoàng của ngài và được đưa đến cột hình tháp [obelisk] ở trung tâm Quảng trường Thánh Phêrô, nơi ngài bắt đầu Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Lá. Sau khi các Hồng Y và các vị đồng tế khác tiến vào bàn thờ chính, Đức Giáo Hoàng đi theo trong chiếc popemobile của mình và xông hương bàn thờ trước khi ngồi xuống.
Trong bài giảng của ngài, Đức Giáo Hoàng, nói với giọng yếu ớt nhưng rõ ràng, và không có biểu hiện khó thở đặc biệt, đã tập trung vào lời tuyên bố của Chúa Giêsu trong bài đọc Tin Mừng khá dài trong ngày, “Lạy Chúa, lạy Chúa, tại sao Chúa bỏ rơi con?' ”
Ngài cho biết chữ “từ bỏ” có một ý nghĩa mạnh mẽ trong kinh thánh và được sử dụng trong “những khoảnh khắc đau đớn cùng cực”.
Ngài nói, những khoảnh khắc này bao gồm “tình yêu không thành, hoặc bị từ chối hoặc bị phản bội; trẻ em bị vứt bỏ và phá thai; các hoàn cảnh bị hắt hủi, cảnh goá bụa và trẻ mồ côi; hôn nhân tan vỡ, các hình thức loại trừ xã hội, bất công và áp bức; sự cô độc của bệnh tật.”
Đức Giáo Hoàng nói: “Tóm một lời, đó là sự cắt đứt mạnh mẽ các mối dây liên kết chúng ta với những người khác. Chúa Kitô đã mang tất cả những điều này lên thập giá; trên đôi vai của Người, Người mang tội lỗi của thế giới”.
Khi hỏi các tín hữu tại sao Chúa Giêsu lại làm điều này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng điều đó được thực hiện “để hoàn toàn và dứt khoát nên một với chúng ta. Để không ai trong chúng ta lại cảm thấy cô đơn và không còn hy vọng.”
Đức Phanxicô định kỳ rời khỏi bản văn đã chuẩn bị sẵn của ngài để đưa ra một số nhận xét ngẫu hứng, có lúc nói với các tín hữu rằng “hôm nay đây không phải là một buổi biểu diễn,” và rằng “mỗi người đã nghe thấy việc Chúa Giêsu bị bỏ rơi, (và) đối với tôi, mỗi người chúng ta nói: Sự từ bỏ này là cái giá mà Người đã trả cho tôi ”.
Ngài nói, “Bất cứ khi nào anh chị em, tôi hay bất cứ ai khác dường như bị dồn vào chân tường, lạc lối trong ngõ cụt, rơi xuống vực thẳm của sự bỏ rơi, bị cuốn hút vào vòng xoáy của những câu hỏi 'tại sao', thì vẫn có thể có hy vọng. Đó không phải là kết thúc, bởi vì Chúa Giêsu đã ở đó và ngay cả bây giờ, Người vẫn ở bên cạnh anh chị em”.
Đức Phanxicô nói Thiên Chúa cứu nhân loại từ bên trong câu “tại sao?” sâu thẳm nhất của họ và từ trong câu hỏi đau đớn đó, “Người mở ra chân trời hy vọng.”
“Trên thập giá, ngay cả khi cảm thấy bị bỏ rơi hoàn toàn, Chúa Giêsu không chịu khuất phục trước sự tuyệt vọng; thay vào đó, Người cầu nguyện và tin tưởng,” Đức Giáo Hoàng nói thế, đồng thời lưu ý rằng Chúa Giêsu đã phó thác mình trong tay Chúa Cha sau khi nêu câu hỏi này, nghĩa là, “Trong giờ bị bỏ rơi, Chúa Giêsu vẫn tiếp tục tin tưởng.”
Đức Thánh Cha nói rằng Chúa Giêsu cũng tiếp tục yêu thương các môn đệ mặc dù họ đã chạy trốn, bỏ mặc Người, và Người đã tha thứ cho những kẻ đã đóng đinh Người.
Ngài nói thêm, “Ở đây, chúng ta thấy vực thẳm tội lỗi của chúng ta được đắm chìm trong một tình yêu lớn hơn, kết quả là sự cô lập của chúng ta trở thành tình bằng hữu, khoảng cách của chúng ta trở thành sự gần gũi và bóng tối của chúng ta trở thành ánh sáng…Chúng ta thấy Thiên Chúa thực sự là ai và Người yêu thương chúng ta biết bao.”
Theo Đức Giáo Hoàng, tình yêu này có thể biến đổi những trái tim chai đá thành những trái tim dịu dàng và trắc ẩn, và nó sẽ truyền cảm hứng cho các tín hữu yêu thương những người khác đang cảm thấy cô đơn hoặc bị bỏ rơi cùng một cách như Chúa Giêsu đã làm.
Ngài nói: “Chúa Kitô, khi bị bỏ rơi, thúc đẩy chúng ta tìm kiếm và yêu mến Người và những người bị bỏ rơi. Vì ở họ, chúng ta không những chỉ thấy những người túng thiếu, mà còn thấy chính Chúa Giêsu, người bị bỏ rơi”.
Theo Đức Phanxicô, đây là lý do tại sao Chúa Giêsu muốn các môn đệ của Người quan tâm đến những người “giống Người nhất, những người đang trải qua đau khổ và cô đơn cùng cực”.
Lưu ý rằng có rất nhiều người trên thế giới đang phải chịu đau khổ, ngài nhắc tới một người đàn ông vô gia cư đã chết dưới hàng cột ở Quảng trường Thánh Phêrô cách đây vài tuần, và nói rằng với tư cách là giáo hoàng, “Tôi cũng cần một số vuốt ve, một số người gần gũi với tôi, và tôi đi tìm chúng nơi những người bị bỏ rơi, những kẻ bị vứt bỏ.”
Ngài nói: Số người đang trải qua sự đau khổ và cô đơn này ngày nay “đông đảo, toàn thể các dân tộc bị bóc lột và bị bỏ rơi; người nghèo sống trên đường phố của chúng ta và chúng ta nhìn đi nơi khác; những người di cư không còn là những khuôn mặt mà là những con số; tù nhân bị ruồng bỏ; mọi người không coi đó là vấn đề.”
Ngài nói thêm: “Vô số những người bị bỏ rơi khác đang ở giữa chúng ta, vô hình, ẩn mình, bị vứt bỏ bằng đôi găng tay trắng: những đứa trẻ chưa chào đời, những người già sống một mình, những người bệnh tật không ai thăm viếng, những người tàn tật bị phớt lờ, và những người trẻ bị đè nặng bởi sự trống rỗng nội tâm lớn lao, không có ai sẵn sàng lắng nghe tiếng kêu đau đớn của họ”.
Trong sự bỏ rơi của chính Người, Chúa Giêsu yêu cầu các tín hữu hãy mở rộng tầm mắt và trái tim của họ cho “tất cả những ai thấy mình bị bỏ rơi,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, đồng thời nhấn mạnh rằng đối với các Kitô hữu, “không một người đàn ông, đàn bà hay trẻ em nào có thể bị coi là kẻ bị ruồng bỏ, không ai bị bỏ mặc cho chính mình.”
Gọi những người bị từ chối và loại trừ là “những biểu tượng sống động của Chúa Kitô”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, “họ nhắc nhở chúng ta về tình yêu liều lĩnh của Người, sự từ bỏ của Người đã giải thoát chúng ta khỏi mọi hình thức cô đơn và cô lập”.
Đức Thánh Cha lớn tiếng: “Hôm nay, chúng ta hãy cầu xin ân sủng này: yêu mến Chúa Giêsu trong sự bỏ rơi của Người và yêu mến Chúa Giêsu trong những người bị bỏ rơi xung quanh chúng ta. Xin cho chúng ta để cho tiếng nói của Người được nghe thấy giữa sự im lặng điếc tai của sự thờ ơ. Thiên Chúa đã không để chúng ta một mình; vậy thì chúng ta hãy quan tâm đến những người cảm thấy cô đơn và bị bỏ rơi.”