Nữ Ký Giả Claire Giangravè của tạp chí Crux ngày 20 tháng Sáu vừa qua tường thuật một biến cố quan trọng diễn ra song song với Giải Bóng Đá Thế Giới đang rầm rộ diễn ra và hết sức say sưa lôi cuốn tại Nga, đó là cuộc hội thảo về siêu sao hiện sinh Martin Heidegger.
Những sinh viên văn khoa ban triết học Tây Phương ở Sài Gòn năm nào chắc không thể quên khóa giảng “Đi tìm căn cơ siêu hình” của giáo sư cựu linh mục Lê Tôn Nghiêm. Nghe thì kỳ bí, thực ra Giáo Sư Nghiêm muốn trình bầy triết học hiện sinh của Heidegger, một siêu sao của triết học hiện sinh. Tôi học Giáo Sư Nghiêm năm 1966, nghĩa là trước khi Heidegger qua đời 10 năm, nhưng nghe Giáo Sư Nghiêm trình bầy, tôi vẫn nghĩ triết gia này “cổ điển”, “cổ kính” như Thánh Tôma Aquinô của Triết Học Kinh Viện mà trước đó tôi vốn được nghe ở Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X Đà Lạt. Điều muốn nói ở đây là Giáo Sư Nghiêm không hề nhắc đến mối liên hệ xa gần giữa Heidegger và giải bóng đá thế giới, điều mà hơn 50 năm sau, nhân hội nghị tại Đại Học Lateran để tranh luận về ông, người ta đã nhắc đến!
Nữ ký giả này thuật lại tác phong của khán giả Giải Túc Cầu Thế giới: Họ “nắm lấy thành ghế khi chứng kiến cảnh đội banh của họ chạm trán tại Giải Bóng Đá Thế Giới tại Nga. Điều luôn căng thẳng là chứng kiến đội bóng của mình vật lộn, té nhào, rồi trỗi dậy, mong sao tới lúc phát ra tiếng hô định mệnh: gôôôôôôn!
Nữ ký giả này muốn dùng “điều khác thường là tác phong chờ mong ấy là một trong những cảm quan ly kỳ nhất mà cuộc đời hiến tặng cho ta” để giới thiệu một hội nghị được Giáo Hoàng Đại Học Lateran ở Rôma tổ chức nói về “một triết gia mà các công trình đã mô tả chính xác sự xao xuyến lo lắng đầy rúng động mà tất cả chúng ta đều cảm thấy khi chứng kiến đội của mình trên sân cỏ”. Triết gia đó chính là Martin Heidegger mà các trước tác được 19 nhà nghiên cứu và giáo sư sưu tầm phân tích trong cuốn sách nhỏ tựa là “Martin Heidegger: Hành Trình và Các Trước Tác” được trình bầy trong hội nghị vừa kể.
Đức Cha Enrico Dal Covolo, Khoa Trưởng tại Đại Học Lateran, trong hội nghị này ngày 18 tháng Sáu, cho rằng sưu tập trên nhằm trình bầy “những hướng dẫn để giải thích đúng” tư tưởng của Heidegger.
Là người vốn được coi như một trong số các triết gia gây ảnh hưởng hơn cả trong thế kỷ 20, Heidegger xác tín rằng các hữu thể nhân bản phần lớn không thực sự ý thức được sự kỳ diệu, sự mầu nhiệm và phấn khích của hiện hữu sống động, chỉ bằng lòng với việc thi hành các trách vụ hàng ngày và phàm tục.
Tuy nhiên, trong cuốn “Hiện hữu và thời gian” của ông, Heidegger tin rằng có những lúc và là những lúc hiếm hoi ta có thể cảm nghiệm được cuộc đời ở cái điểm viên mãn nhất của nó, hoàn toàn ý thức được điều ông gọi là Das Sein, hay “Being” trong tiếng Anh và “hiện hữu” trong tiếng Việt. Chính trong những giây phút ấy, Heidegger tin rằng người ta cảm thấy mình sống thực và đạt được một cảm thức siêu việt.
Trong cuốn sách gần đây của ông tựa là What We Think When We Think about Football (Ta Nghĩ Gì Khi Nghĩ Đến Bóng Đá), triết gia người Anh và là người hâm mộ môn bóng đá, Simon Critchley, đã thực hiện một nối kết giữa cái hiểu của Heidegger về hiện hữu và “trạng thái phấn khích mê ly trong giây phút” (rapture of the moment) được ta cảm thấy khi xem một trận bóng đá.
Theo Heidegger, sự lo âu xao xuyến, như lúc ta cảm thấy khi xem một trận đấu phấn khích, là thành tố căn bản của việc nắm bắt tính vĩ đại của vũ trụ và vai trò của chúng ta ở trong đó. Điều này, một cách nào đó, đã giải thích lý do tại sao các người hết sức hâm mộ thể thao lại dành hết giờ này đến giờ nọ chỉ để giải mã ý nghĩa phổ quát, hay cảm nghiệm tôn giáo, của việc chứng kiến danh thủ Messi đá cú đá kết thúc trận đấu của anh.
Đối với những ai cùng cung cùng điệu với nền thần học Công Giáo, kể cả các bậc thượng trí như Thánh Augustinô, sự lo âu xao xuyến (anxiety) cũng là một thành tố quan trọng khi ta tiếp cận cõi thần linh, thậm chí còn là một châm ngòi quan trọng cho cuộc hồi tâm.
Heidegger chắc chắn biết truyền thống đó; ông lớn lên trong một gia đình có 6 con trai, cha là người trông nom nhà thờ và nghĩa địa của một Nhà Thờ Công Giáo, thậm chí còn gia nhập một chủng viện của Dòng Tên để theo đuổi việc học.
Nhưng dù triết gia này có một nền dưỡng dục Công Giáo mạnh mẽ, các niềm tin của ông không luôn đi cùng chiều với thế giới quan Công Giáo.
Antonio Gnoli, một nhà báo của nhật báo Ý La Repubblica, nói tại hội nghị rằng “Hồi còn trẻ, Heidegger trầm ngâm sâu xa với các suy tư thần học. Điều ông không thể chấp nhận là việc định chế hóa Giáo Hội”.
Nhưng điều đó không làm triết gia thôi suy luận về cõi thần linh. Trong một cuộc đàm đạo năm 1951, chính Heidegger tâm sự “Tôi vốn suy nghĩ về vấn đề Thiên Chúa cả 40 năm nay, và tôi tin tôi vẫn chưa suy nghĩ đủ về vấn đề này”.
Các nhà tư tưởng Công Giáo vốn tham gia cuộc đối thoại triết học với Heidegger trong nhiều năm, và khởi trình thần học vĩ đại của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho “một nền thần học mới về hữu thể” là nhằm “kết hôn” tư duy hiện tượng luận của các triết gia thế kỷ 20 với chiều kích siêu hình của Thánh Tôma Aquinô.
Ngay trong nền thần học mục vụ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người ta cũng thấy nhiều nối kết với tư tưởng Heidegger. Thí dụ, cả hai rất không thích nói huyên thiên hay ngồi lê đôi mách, điều mà Đức Phanxicô thường chỉ trích trong các buổi triều kiến chung. Đối với triết gia người Đức này, nói huyên thiên (chatter) nuôi dưỡng sự quan tâm của con người đến việc họ được người khác nhìn ra sao, do đó, làm họ sao lãng khỏi sự diệu kỳ của hiện sinh. Đức Phanxicô và Heidegger cũng có cùng sự tởm gớm đối với việc kỹ nghệ hóa, chiến tranh và kỹ thuật hung hăng, nhất là khi tách biệt khỏi quyền lợi của gia đình nhân loại.
Trong cuốn “Câu Hỏi Liên Quan Đến Kỹ Thuật” năm 1954, Heidegger viết rằng: “Nông nghiệp hiện nay là kỹ nghệ thực phẩm được cơ giới hóa, kể về yếu tính của nó, y hệt như việc tạo ra các xác chết trong phòng hơi ngạt và các trại tận diệt, y hệt như các vụ phong tỏa và làm kiệt quệ các nước thành đói kém, y hệt như việc chế tạo bom hydro”.
Bất chấp lời lẽ hấp dẫn của nhà triết học này, ông vẫn bị chỉ trích gắt gao, và có lúc bị bác bỏ, vì sự ủng hộ của ông đối với chế độ Quốc Xã tại Đức, nhất là lúc ông làm viện trưởng Viện Đại Học Freiburg.
Việc xuất bản năm 2014 cuốn Black Notebooks, gồm các trước tác của Heidegger viết trong các năm 1931 tới 1941, cho thấy nhiều quan điểm chống Do Thái của ông, dẫn đến việc ông bị giải thích lại cách tiêu cực.
Tuy nhiên, các quan điểm chủng tộc của ông đã không ngăn cản Heidegger có những mối tình vụng trộm với các nữ sinh viên thuộc dòng giống Do Thái, trong đó, có triết gia và trí thức nổi tiếng Mỹ gốc Đức là Hannah Arendt.
Nhưng ngày nay, theo các diễn giả tại đại hội, Heidegger xứng đáng được tái duyệt, và nên đánh giá ông “vì năng lực triết học chứ không phải vì ý thức hệ chính trị”.
Đức Cha Dal Covolo cho hay: Giáo Hoàng Đại Học Lateran ở Rôma là một trong ít định chế vẫn tiếp tục cung cấp “một cuộc nghiên cứu cặn kẽ” về triết gia này, theo lệnh trực tiếp của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI và sau đó của Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngỏ với ngài trong cố gắng dẫn Đại Học tới một “nền suy tư thần học hướng đến chân lý và đối thoại”.
Đức Cha Dal Covolo cho rằng “nếu ta dừng lại ở một giải thích không được nâng đỡ bằng một nghiên cứu nguồn cặn kẽ, ta sẽ sa vào các giải thích ý thức hệ”.
Tại hội nghị này, ký giả Gnoli tỏ ý hy vọng rằng Heidegger sẽ có được cùng một lối đánh giá như đã dành cho triết gia Hy Lạp Plato, người từng hưởng ân huệ của bạo chúa khét tiếng Dionysius I của Syracuse.
Nhà báo trên cho rằng “Ngày nay, chúng ta không lưu tâm tới bạo chúa nữa, và chúng ta sẵn lòng đọc Plato bằng từ khóa khác”.
Heidegger từng được gọi là người Quốc Xã, người Công Giáo có gốc rễ sâu xa, người bài Do Thái và một trong các triết gia vĩ đại nhất của thế kỷ 20, nhưng theo các giáo sư lên tiếng tại Đại Học Lateran, chúng ta chưa nghe những điều cuối cùng về ông, và ảnh hưởng của ông vẫn sẽ tiếp tục vang vọng trong tương lai.
Đối với lúc này, theo Giangravè, các người hâm mộ bóng đá có thể hài lòng khi biết rằng cảm xúc hỗn hợp gồm cả hân hoan và lo âu xao xuyến đang làm họ chẩy cả nước mắt, đem họ đến với nhau và rúng động đến tận con tim hòa nhịp với các cầu thủ đang đua tranh trên sân cỏ có một cái tên đó là Das Sein, Hiện Hữu.
Nhờ Heidegger và các tư tưởng gia xây dựng trên công trình của ông, các người hâm mộ thể thao khắp thế giới có thể nhớ rằng lúc thời gian căng ra tới tận giây cuối cùng trong phút cuối cùng của điều có thể là trận tranh giải cuối cùng, họ thực sự, và hết sức sống động.
Những sinh viên văn khoa ban triết học Tây Phương ở Sài Gòn năm nào chắc không thể quên khóa giảng “Đi tìm căn cơ siêu hình” của giáo sư cựu linh mục Lê Tôn Nghiêm. Nghe thì kỳ bí, thực ra Giáo Sư Nghiêm muốn trình bầy triết học hiện sinh của Heidegger, một siêu sao của triết học hiện sinh. Tôi học Giáo Sư Nghiêm năm 1966, nghĩa là trước khi Heidegger qua đời 10 năm, nhưng nghe Giáo Sư Nghiêm trình bầy, tôi vẫn nghĩ triết gia này “cổ điển”, “cổ kính” như Thánh Tôma Aquinô của Triết Học Kinh Viện mà trước đó tôi vốn được nghe ở Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X Đà Lạt. Điều muốn nói ở đây là Giáo Sư Nghiêm không hề nhắc đến mối liên hệ xa gần giữa Heidegger và giải bóng đá thế giới, điều mà hơn 50 năm sau, nhân hội nghị tại Đại Học Lateran để tranh luận về ông, người ta đã nhắc đến!
Nữ ký giả này thuật lại tác phong của khán giả Giải Túc Cầu Thế giới: Họ “nắm lấy thành ghế khi chứng kiến cảnh đội banh của họ chạm trán tại Giải Bóng Đá Thế Giới tại Nga. Điều luôn căng thẳng là chứng kiến đội bóng của mình vật lộn, té nhào, rồi trỗi dậy, mong sao tới lúc phát ra tiếng hô định mệnh: gôôôôôôn!
Nữ ký giả này muốn dùng “điều khác thường là tác phong chờ mong ấy là một trong những cảm quan ly kỳ nhất mà cuộc đời hiến tặng cho ta” để giới thiệu một hội nghị được Giáo Hoàng Đại Học Lateran ở Rôma tổ chức nói về “một triết gia mà các công trình đã mô tả chính xác sự xao xuyến lo lắng đầy rúng động mà tất cả chúng ta đều cảm thấy khi chứng kiến đội của mình trên sân cỏ”. Triết gia đó chính là Martin Heidegger mà các trước tác được 19 nhà nghiên cứu và giáo sư sưu tầm phân tích trong cuốn sách nhỏ tựa là “Martin Heidegger: Hành Trình và Các Trước Tác” được trình bầy trong hội nghị vừa kể.
Đức Cha Enrico Dal Covolo, Khoa Trưởng tại Đại Học Lateran, trong hội nghị này ngày 18 tháng Sáu, cho rằng sưu tập trên nhằm trình bầy “những hướng dẫn để giải thích đúng” tư tưởng của Heidegger.
Là người vốn được coi như một trong số các triết gia gây ảnh hưởng hơn cả trong thế kỷ 20, Heidegger xác tín rằng các hữu thể nhân bản phần lớn không thực sự ý thức được sự kỳ diệu, sự mầu nhiệm và phấn khích của hiện hữu sống động, chỉ bằng lòng với việc thi hành các trách vụ hàng ngày và phàm tục.
Tuy nhiên, trong cuốn “Hiện hữu và thời gian” của ông, Heidegger tin rằng có những lúc và là những lúc hiếm hoi ta có thể cảm nghiệm được cuộc đời ở cái điểm viên mãn nhất của nó, hoàn toàn ý thức được điều ông gọi là Das Sein, hay “Being” trong tiếng Anh và “hiện hữu” trong tiếng Việt. Chính trong những giây phút ấy, Heidegger tin rằng người ta cảm thấy mình sống thực và đạt được một cảm thức siêu việt.
Trong cuốn sách gần đây của ông tựa là What We Think When We Think about Football (Ta Nghĩ Gì Khi Nghĩ Đến Bóng Đá), triết gia người Anh và là người hâm mộ môn bóng đá, Simon Critchley, đã thực hiện một nối kết giữa cái hiểu của Heidegger về hiện hữu và “trạng thái phấn khích mê ly trong giây phút” (rapture of the moment) được ta cảm thấy khi xem một trận bóng đá.
Theo Heidegger, sự lo âu xao xuyến, như lúc ta cảm thấy khi xem một trận đấu phấn khích, là thành tố căn bản của việc nắm bắt tính vĩ đại của vũ trụ và vai trò của chúng ta ở trong đó. Điều này, một cách nào đó, đã giải thích lý do tại sao các người hết sức hâm mộ thể thao lại dành hết giờ này đến giờ nọ chỉ để giải mã ý nghĩa phổ quát, hay cảm nghiệm tôn giáo, của việc chứng kiến danh thủ Messi đá cú đá kết thúc trận đấu của anh.
Đối với những ai cùng cung cùng điệu với nền thần học Công Giáo, kể cả các bậc thượng trí như Thánh Augustinô, sự lo âu xao xuyến (anxiety) cũng là một thành tố quan trọng khi ta tiếp cận cõi thần linh, thậm chí còn là một châm ngòi quan trọng cho cuộc hồi tâm.
Heidegger chắc chắn biết truyền thống đó; ông lớn lên trong một gia đình có 6 con trai, cha là người trông nom nhà thờ và nghĩa địa của một Nhà Thờ Công Giáo, thậm chí còn gia nhập một chủng viện của Dòng Tên để theo đuổi việc học.
Nhưng dù triết gia này có một nền dưỡng dục Công Giáo mạnh mẽ, các niềm tin của ông không luôn đi cùng chiều với thế giới quan Công Giáo.
Antonio Gnoli, một nhà báo của nhật báo Ý La Repubblica, nói tại hội nghị rằng “Hồi còn trẻ, Heidegger trầm ngâm sâu xa với các suy tư thần học. Điều ông không thể chấp nhận là việc định chế hóa Giáo Hội”.
Nhưng điều đó không làm triết gia thôi suy luận về cõi thần linh. Trong một cuộc đàm đạo năm 1951, chính Heidegger tâm sự “Tôi vốn suy nghĩ về vấn đề Thiên Chúa cả 40 năm nay, và tôi tin tôi vẫn chưa suy nghĩ đủ về vấn đề này”.
Các nhà tư tưởng Công Giáo vốn tham gia cuộc đối thoại triết học với Heidegger trong nhiều năm, và khởi trình thần học vĩ đại của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho “một nền thần học mới về hữu thể” là nhằm “kết hôn” tư duy hiện tượng luận của các triết gia thế kỷ 20 với chiều kích siêu hình của Thánh Tôma Aquinô.
Ngay trong nền thần học mục vụ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người ta cũng thấy nhiều nối kết với tư tưởng Heidegger. Thí dụ, cả hai rất không thích nói huyên thiên hay ngồi lê đôi mách, điều mà Đức Phanxicô thường chỉ trích trong các buổi triều kiến chung. Đối với triết gia người Đức này, nói huyên thiên (chatter) nuôi dưỡng sự quan tâm của con người đến việc họ được người khác nhìn ra sao, do đó, làm họ sao lãng khỏi sự diệu kỳ của hiện sinh. Đức Phanxicô và Heidegger cũng có cùng sự tởm gớm đối với việc kỹ nghệ hóa, chiến tranh và kỹ thuật hung hăng, nhất là khi tách biệt khỏi quyền lợi của gia đình nhân loại.
Trong cuốn “Câu Hỏi Liên Quan Đến Kỹ Thuật” năm 1954, Heidegger viết rằng: “Nông nghiệp hiện nay là kỹ nghệ thực phẩm được cơ giới hóa, kể về yếu tính của nó, y hệt như việc tạo ra các xác chết trong phòng hơi ngạt và các trại tận diệt, y hệt như các vụ phong tỏa và làm kiệt quệ các nước thành đói kém, y hệt như việc chế tạo bom hydro”.
Bất chấp lời lẽ hấp dẫn của nhà triết học này, ông vẫn bị chỉ trích gắt gao, và có lúc bị bác bỏ, vì sự ủng hộ của ông đối với chế độ Quốc Xã tại Đức, nhất là lúc ông làm viện trưởng Viện Đại Học Freiburg.
Việc xuất bản năm 2014 cuốn Black Notebooks, gồm các trước tác của Heidegger viết trong các năm 1931 tới 1941, cho thấy nhiều quan điểm chống Do Thái của ông, dẫn đến việc ông bị giải thích lại cách tiêu cực.
Tuy nhiên, các quan điểm chủng tộc của ông đã không ngăn cản Heidegger có những mối tình vụng trộm với các nữ sinh viên thuộc dòng giống Do Thái, trong đó, có triết gia và trí thức nổi tiếng Mỹ gốc Đức là Hannah Arendt.
Nhưng ngày nay, theo các diễn giả tại đại hội, Heidegger xứng đáng được tái duyệt, và nên đánh giá ông “vì năng lực triết học chứ không phải vì ý thức hệ chính trị”.
Đức Cha Dal Covolo cho hay: Giáo Hoàng Đại Học Lateran ở Rôma là một trong ít định chế vẫn tiếp tục cung cấp “một cuộc nghiên cứu cặn kẽ” về triết gia này, theo lệnh trực tiếp của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI và sau đó của Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngỏ với ngài trong cố gắng dẫn Đại Học tới một “nền suy tư thần học hướng đến chân lý và đối thoại”.
Đức Cha Dal Covolo cho rằng “nếu ta dừng lại ở một giải thích không được nâng đỡ bằng một nghiên cứu nguồn cặn kẽ, ta sẽ sa vào các giải thích ý thức hệ”.
Tại hội nghị này, ký giả Gnoli tỏ ý hy vọng rằng Heidegger sẽ có được cùng một lối đánh giá như đã dành cho triết gia Hy Lạp Plato, người từng hưởng ân huệ của bạo chúa khét tiếng Dionysius I của Syracuse.
Nhà báo trên cho rằng “Ngày nay, chúng ta không lưu tâm tới bạo chúa nữa, và chúng ta sẵn lòng đọc Plato bằng từ khóa khác”.
Heidegger từng được gọi là người Quốc Xã, người Công Giáo có gốc rễ sâu xa, người bài Do Thái và một trong các triết gia vĩ đại nhất của thế kỷ 20, nhưng theo các giáo sư lên tiếng tại Đại Học Lateran, chúng ta chưa nghe những điều cuối cùng về ông, và ảnh hưởng của ông vẫn sẽ tiếp tục vang vọng trong tương lai.
Đối với lúc này, theo Giangravè, các người hâm mộ bóng đá có thể hài lòng khi biết rằng cảm xúc hỗn hợp gồm cả hân hoan và lo âu xao xuyến đang làm họ chẩy cả nước mắt, đem họ đến với nhau và rúng động đến tận con tim hòa nhịp với các cầu thủ đang đua tranh trên sân cỏ có một cái tên đó là Das Sein, Hiện Hữu.
Nhờ Heidegger và các tư tưởng gia xây dựng trên công trình của ông, các người hâm mộ thể thao khắp thế giới có thể nhớ rằng lúc thời gian căng ra tới tận giây cuối cùng trong phút cuối cùng của điều có thể là trận tranh giải cuối cùng, họ thực sự, và hết sức sống động.