Trang mạng mới của Tòa Thánh, www.vaticannews.va, loan tin: Đức Hồng Y Hoa Kỳ Bernard Law qua đời ở tuổi 86. Nguyên Tổng Giám Mục Boston, Đức Hồng Y Bernard Law, đã qua đời tại Rôma.
Tòa Thánh đưa tin và công bố tiểu sử Đức Hồng Y Bernard Francis Law
Thực vậy, trang mạng viết tiếp: “Đức Hồng Y Bernard Francis Law đã qua đời tại Rôma sau một cơn bệnh lâu dài. Tổng Giám Mục hưu trí của Boston và Trưởng Linh Mục hưu trí của Vương Cung Thánh Đường Thánh Maria Cả ở Rôma, ngài được 86 tuổi. Được thụ phong linh mục năm 1961, ngài được cử làm Tổng Giám Mục Boston năm 1984 nơi ngài cổ vũ đối thoại đại kết và các liên hệ Công Giáo – Do Thái. Năm 2002, ngài từ nhiệm chức vụ của ngài ở Boston tiếp theo các lời tố cáo cho rằng ngài che đậy các vụ lạm dụng vị thành niên”.
Và sau đó, trang mạng này đăng tiểu sử của Ngài: “Đức Hồng Y Bernard Francis Law, Trưởng Linh Mục hưu trí của Giáo Hoàng Vương Cung Thánh Đường Thánh Maria Cả ở Rôma và Tổng Giám Mục hưu trí của Boston (USA), sinh ngày 4 tháng 11 năm 1931 ở Torreón, Mexico, con trai một Đại Tá Không Quân Hoa Kỳ. Ngài tốt nghiệp Đại Học Havard ở Cambridge, Massachusetts; vào chủng viện Thánh Giuse ở St. Benedict, Los Angeles và từ 1955 tới 1961, học tại Giáo Hoàng Học Viện Josephinum ở Worthington, Ohio.
“Ngài được thụ phong linh mục cho giáo phận Natchez-Jackson (nay là Jackson) ngày 21 tháng 5 năm 1961. Từ 1963 tới 1968, ngài là chủ bút tờ báo giáo phận Natchez-Jackson, Miss.; từ 1968 tới 1971, ngài là giám đốc Ủy Ban Đại Kết và Liên Tôn của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
“Ngày 22 tháng 10 năm 1973, ngài được bổ nhiệm giám mục Springfield-Cape Girardeau ở Montana và được tấn phong giám mục ngày 5 tháng 12 năm 1973.
“Năm1975, ngài mời tới giáo phận ngài tất cả 166 thành viên của một Dòng Tu Việt Nam, Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, và hai năm sau phong linh mục cho 12 thành viên của dòng tu này.
“Kế nhiệm Đức Hồng Y Humberto Medeiros, ngài được bổ nhiệm bởi Đức Gioan Phaolô II ngày 11 tháng 1 năm 1984 làm Tổng Giám Mục Boston, tòa lớn thứ ba tại Hoa Kỳ. Để cai quản mục vụ tổng giáo phận, ngài ấn định các mục tiêu sau đây: đích thân canh tân đức tin, phúc âm hóa, công lý xã hội và hòa bình, giáo lý hóa đức tin Công Giáo, và ơn gọi. Thư mục vụ đầu tiên của ngài nhấn mạnh đến việc phải củng cố đời sống giáo xứ mà trọng tâm là phụng vụ.
“Đức Hồng Y Boston thường là phát ngôn viên cho người Công Giáo ở Hiệp Chúng Quốc về việc hợp nhất Kitô Giáo và việc tiến bộ trong các mối liên hệ Công Giáo – Do Thái. Kinh nghiệm rộng lớn mà ngài thu lượm được trong phạm vi này đã được đặt dưới sự sử dụng của Giáo Hội hoàn vũ trong tư cách cố vấn cho ủy ban liên lạc tôn giáo với Do Thái Giáo (1976-1981) và thành viên của Văn Phòng Hợp Nhất Kitô Giáo. Năm 1981, ngài được bổ nhiệm làm đại diện của Tòa Thánh để giám sát việc chấp nhận các tân tòng Episcopalian vào hàng linh mục Công Giáo.
“Ngài cũng giữ một số chức vụ trong Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
“Tổng Giám Mục hưu trí Boston, ngày 13 tháng 12 năm 2002.
“Trưởng Linh Mục Giáo Hoàng Vương Cung Thánh Đường Thánh Maria Cả ở Rôma, ngày 27 tháng 5 năm 2004 – 21 tháng 11 năm 2011.
“Ngài tham dự cơ mật viện tháng 4 năm 2005, là cơ mật viện bầu Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI.
“Được lập và công bố Hồng Y bởi Thánh Gioan Phaolô II trong cơ mật viện 25 tháng 5 năm 1985, hiệu tòa Thánh Susanna”.
Chúng tôi cố ý đăng lại nguyên văn công bố của Vatican về sự qua đời của Đức Hồng Y để thấy tuy có nhắc đến việc từ chức Tổng Giám Mục Boston của Đức Hồng Y Bernard Law, Tòa Thánh không hẳn kết tội ngài nhưng quả quyết việc này là do “các lời tố cáo cho rằng ngài che đậy các vụ lạm dụng vị thành niên”. Ngoài việc này, Tòa Thánh chỉ kể lại các công trạng rất nhiều của ngài, trong đó, có cả việc ngài “mời” tất cả 166 thành viên của “dòng tu Việt Nam, Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc”.
Cung cách đưa tin trân trọng này thật trái với luận điệu đưa tin có tính hạ nhục của báo chí thế tục. Tờ The Guardian chạy hàng tít: “Cardinal Bernard Law, central figure in Boston sexual abuse scandal, dies at 86” (Hồng Y Bernard Law, khuôn mặt chính trong tai tiếng lạm dụng tình dục ở Boston qua đời ở tuổi 86” và dưới hàng tít đó, họ viết thêm: “Vatican nói nguyên tổng giám mục thất sủng đã qua đời tại Rôma”. CNN chạy hàng tít: “Ex-Cardinal Bernard Law, symbol of church sex abuse scandal, dead at 86” (Cựu Hồng Y Bernard Law, biểu tượng tai tiếng lạm dụng tình dục của Giáo Hội, qua đời ở tuổi 86” và dưới đó, họ viết: “Bernard Law, cựu Hồng Y Boston, người đã từ chức trong thất sủng trong tai tiếng lạm dục tình dục của Giáo Hội, đã qua đời”.
Riêng tờ New York Times, ngoài cách đặt tít đầy hạ giá, còn cho rằng Tòa Thánh ngần ngại lên tiếng về sự quá vãng của Đức Hồng Y Law. Thực vậy, hàng tít của họ như sau: “Bernard Law, Hồng Y Uy Quyền Thất Sủng vì Tai Tiếng Linh Mục Lạm Dụng, Qua Đời ở Tuổi 86”. Và trong bản tin, họ viết như sau: “Cái chết đã được xác nhận bởi 1 viên chức Giáo Hội từ chối bị nhận diện”.
Đức Giáo Hoàng gửi điện chia buồn sự qua đời của Đức Hồng Y Law
Đó là tựa đề bản tin đăng trên www.vaticannews.va, trang mạng mới và hợp nhất của Tòa Thánh, cho thấy Tòa Thánh không ngần ngại như giọng điệu của Tờ New York Times. Trái lại, người đứng đầu Vatican đã chính thức gửi điện chia buồn cùng Hồng Y đoàn về sự ra đi của một “hoàng tử Giáo Hội”, một tước vị Đức Hồng Y Law vẫn duy trì nguyên vẹn.
Bức điện trên được gửi cho Đức Hồng Y Angelo Sodano, Niên Trưởng Hồng Y Đoàn, người sẽ chủ tọa Thánh Lễ An Táng Đức Hồng Y Law. Bức điện nguyên văn như sau:
Kính Gửi Đức Hồng Y Angelo Sodano,
Niên Trưởng Hồng Y Đoàn
Vatican City
Tôi đã được tin về sự ra đi của Đức Hồng Y Bernard Francis Law, Linh Mục Trưởng hưu trí của Giáo Hoàng Vương Cung Thánh Đường Thánh Maria Cả, và tôi muốn bầy tỏ lời chia buồn của tôi tới Hồng Y Đoàn. Tôi dâng lời cầu nguyện cho sự an nghỉ của linh hồn ngài, để Chúa, Đấng Thiên Chúa giầu lòng thương xót, đón ngài vào cõi bằng an đời đời của Người, và tôi ban Phép Lành Tòa Thánh cho những ai chia sẻ sự tang chế về việc ra đi của Đức Hồng Y, người mà tôi phó thác cho sự cầu bầu mẫu thân của Trinh Nữ Maria, Đấng Phù Hộ Dân Rôma.
FRANCISCUS PP.
Điều đặc biệt trong bức điện trên là việc Đức Phanxicô khuyến khích người ta chia sẽ nỗi đau buồn do việc ra đi của Đức Hồng Y Law gây nên. Thật khác xa với luận điệu của một số người, tuy xác nhận là có đức tin nhưng còn thua xa cha ông Việt Nam với đạo lý nghĩa tử nghĩa tận, đã lên tiếng thóa mạ người đã hy sinh cả đời vì người khác. Thực vậy, theo hãng tin Associated Press, Alexa MacPherson, người nói rằng mình là nạn nhân của giáo sĩ lạm dụng tình dục lúc còn nhỏ, nói rằng “tôi hy vọng cửa hỏa ngục sẽ mở rộng để cho ông ta vào”.
Cũng theo Associated Press, Barbara Sidorowicz, mẹ của 3 nạn nhân bị lạm dụng, tuyên bố: “Tôi là một con người, tôi không thể có lúc nào lại quay lưng khỏi đức tin của tôi, nhưng tôi không thể tìm thấy đức tin trong trái tim tôi để tha thứ… tôi không thể bảo mình đọc một câu kinh cho ông ta”.
Ngài mắc lỗi lầm gì? Chỉ một sai lầm là đã dựa vào “các lượng giá thiếu sót của phân tâm học” không phúc trình cho cảnh sát các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục vị thành niên. Chính tờ New York Times thuật lại lý do mắc lỗi có tính kỹ thuật này của Đức Hồng Y, chứ không hẳn ý chí mù quáng chỉ lo bảo vệ mấy ông giáo sĩ lạm dụng. Nhưng họ vẫn không tỏ một mảy may khoan dung trước lỗi lầm này. Cái xã hội vốn lên án Giáo Hội thiếu khoan dung này đã không hề có một mẩu khoan dung nhỏ xíu để tha thứ cho lầm lỗi mà không riêng ngài nhưng cả hệ thống cải tạo xã hội thời ấy vẫn áp dụng: tin ở khả năng cải tạo của phạm nhân như các lượng giá của phân tâm học vốn chủ trương.
Một điều khác đáng lưu ý trong điện văn của Đức Phanxicô là không nhắc gì tới lầm lỗi trên. Khác với vị Tổng Giám Mục hiện nay của Boston, Đức Hồng Y Sean O’Malley. Trước khi nói tới công trạng của vị tiền nhiệm, người đứng đầu Tổng Giáo Phận Boston nói rằng cái chết của vị tiền nhiệm gây “hàng loạt xúc cảm khác nhau về phía nhiều người. Tôi đặc biệt ý thức tất cả những người từng trải nghiệm sự chấn thương của việc giáo sĩ lạm dụng tình dục, mà đời sống đã bị tác động trầm trọng bởi các tội ác này, và gia đình cũng như người thân của họ. Với các người nam nữ này, tôi thành thực xin lỗi vì các tai hại họ phải chịu”.
Vị Hồng Y này còn thêm rằng Đức Hồng Y Law phục vụ lúc Giáo Hội “sai phạm một cách trầm trọng” trong trách nhiệm cung cấp việc chăm sóc mục vụ cho người ta, với những hậu quả thảm hại.
Phải chăng những người thuộc “Voice of the Faithful” (Tiếng Nói Giáo Dân) hay “Gần 60 linh mục ký một lá thư yêu cầu ngài từ chức”, như New York Times tường trình, vẫn còn đó, để Đức Hồng Y Phải e dè đến thế?
Thậm chí, vị trên còn nói với CNN rằng ngài nghĩ việc bổ nhiệm Đức Hồng Y Law làm Trưởng Linh Mục Nhà Thờ Đức Bà Cả, dù là một chức vụ ngồi mát ăn bát vàng (sinecure), vẫn là điều ngày nay sẽ không ai làm!
Tòa Thánh đưa tin và công bố tiểu sử Đức Hồng Y Bernard Francis Law
Thực vậy, trang mạng viết tiếp: “Đức Hồng Y Bernard Francis Law đã qua đời tại Rôma sau một cơn bệnh lâu dài. Tổng Giám Mục hưu trí của Boston và Trưởng Linh Mục hưu trí của Vương Cung Thánh Đường Thánh Maria Cả ở Rôma, ngài được 86 tuổi. Được thụ phong linh mục năm 1961, ngài được cử làm Tổng Giám Mục Boston năm 1984 nơi ngài cổ vũ đối thoại đại kết và các liên hệ Công Giáo – Do Thái. Năm 2002, ngài từ nhiệm chức vụ của ngài ở Boston tiếp theo các lời tố cáo cho rằng ngài che đậy các vụ lạm dụng vị thành niên”.
Và sau đó, trang mạng này đăng tiểu sử của Ngài: “Đức Hồng Y Bernard Francis Law, Trưởng Linh Mục hưu trí của Giáo Hoàng Vương Cung Thánh Đường Thánh Maria Cả ở Rôma và Tổng Giám Mục hưu trí của Boston (USA), sinh ngày 4 tháng 11 năm 1931 ở Torreón, Mexico, con trai một Đại Tá Không Quân Hoa Kỳ. Ngài tốt nghiệp Đại Học Havard ở Cambridge, Massachusetts; vào chủng viện Thánh Giuse ở St. Benedict, Los Angeles và từ 1955 tới 1961, học tại Giáo Hoàng Học Viện Josephinum ở Worthington, Ohio.
“Ngài được thụ phong linh mục cho giáo phận Natchez-Jackson (nay là Jackson) ngày 21 tháng 5 năm 1961. Từ 1963 tới 1968, ngài là chủ bút tờ báo giáo phận Natchez-Jackson, Miss.; từ 1968 tới 1971, ngài là giám đốc Ủy Ban Đại Kết và Liên Tôn của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
“Ngày 22 tháng 10 năm 1973, ngài được bổ nhiệm giám mục Springfield-Cape Girardeau ở Montana và được tấn phong giám mục ngày 5 tháng 12 năm 1973.
“Năm1975, ngài mời tới giáo phận ngài tất cả 166 thành viên của một Dòng Tu Việt Nam, Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, và hai năm sau phong linh mục cho 12 thành viên của dòng tu này.
“Kế nhiệm Đức Hồng Y Humberto Medeiros, ngài được bổ nhiệm bởi Đức Gioan Phaolô II ngày 11 tháng 1 năm 1984 làm Tổng Giám Mục Boston, tòa lớn thứ ba tại Hoa Kỳ. Để cai quản mục vụ tổng giáo phận, ngài ấn định các mục tiêu sau đây: đích thân canh tân đức tin, phúc âm hóa, công lý xã hội và hòa bình, giáo lý hóa đức tin Công Giáo, và ơn gọi. Thư mục vụ đầu tiên của ngài nhấn mạnh đến việc phải củng cố đời sống giáo xứ mà trọng tâm là phụng vụ.
“Đức Hồng Y Boston thường là phát ngôn viên cho người Công Giáo ở Hiệp Chúng Quốc về việc hợp nhất Kitô Giáo và việc tiến bộ trong các mối liên hệ Công Giáo – Do Thái. Kinh nghiệm rộng lớn mà ngài thu lượm được trong phạm vi này đã được đặt dưới sự sử dụng của Giáo Hội hoàn vũ trong tư cách cố vấn cho ủy ban liên lạc tôn giáo với Do Thái Giáo (1976-1981) và thành viên của Văn Phòng Hợp Nhất Kitô Giáo. Năm 1981, ngài được bổ nhiệm làm đại diện của Tòa Thánh để giám sát việc chấp nhận các tân tòng Episcopalian vào hàng linh mục Công Giáo.
“Ngài cũng giữ một số chức vụ trong Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
“Tổng Giám Mục hưu trí Boston, ngày 13 tháng 12 năm 2002.
“Trưởng Linh Mục Giáo Hoàng Vương Cung Thánh Đường Thánh Maria Cả ở Rôma, ngày 27 tháng 5 năm 2004 – 21 tháng 11 năm 2011.
“Ngài tham dự cơ mật viện tháng 4 năm 2005, là cơ mật viện bầu Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI.
“Được lập và công bố Hồng Y bởi Thánh Gioan Phaolô II trong cơ mật viện 25 tháng 5 năm 1985, hiệu tòa Thánh Susanna”.
Chúng tôi cố ý đăng lại nguyên văn công bố của Vatican về sự qua đời của Đức Hồng Y để thấy tuy có nhắc đến việc từ chức Tổng Giám Mục Boston của Đức Hồng Y Bernard Law, Tòa Thánh không hẳn kết tội ngài nhưng quả quyết việc này là do “các lời tố cáo cho rằng ngài che đậy các vụ lạm dụng vị thành niên”. Ngoài việc này, Tòa Thánh chỉ kể lại các công trạng rất nhiều của ngài, trong đó, có cả việc ngài “mời” tất cả 166 thành viên của “dòng tu Việt Nam, Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc”.
Cung cách đưa tin trân trọng này thật trái với luận điệu đưa tin có tính hạ nhục của báo chí thế tục. Tờ The Guardian chạy hàng tít: “Cardinal Bernard Law, central figure in Boston sexual abuse scandal, dies at 86” (Hồng Y Bernard Law, khuôn mặt chính trong tai tiếng lạm dụng tình dục ở Boston qua đời ở tuổi 86” và dưới hàng tít đó, họ viết thêm: “Vatican nói nguyên tổng giám mục thất sủng đã qua đời tại Rôma”. CNN chạy hàng tít: “Ex-Cardinal Bernard Law, symbol of church sex abuse scandal, dead at 86” (Cựu Hồng Y Bernard Law, biểu tượng tai tiếng lạm dụng tình dục của Giáo Hội, qua đời ở tuổi 86” và dưới đó, họ viết: “Bernard Law, cựu Hồng Y Boston, người đã từ chức trong thất sủng trong tai tiếng lạm dục tình dục của Giáo Hội, đã qua đời”.
Riêng tờ New York Times, ngoài cách đặt tít đầy hạ giá, còn cho rằng Tòa Thánh ngần ngại lên tiếng về sự quá vãng của Đức Hồng Y Law. Thực vậy, hàng tít của họ như sau: “Bernard Law, Hồng Y Uy Quyền Thất Sủng vì Tai Tiếng Linh Mục Lạm Dụng, Qua Đời ở Tuổi 86”. Và trong bản tin, họ viết như sau: “Cái chết đã được xác nhận bởi 1 viên chức Giáo Hội từ chối bị nhận diện”.
Đức Giáo Hoàng gửi điện chia buồn sự qua đời của Đức Hồng Y Law
Đó là tựa đề bản tin đăng trên www.vaticannews.va, trang mạng mới và hợp nhất của Tòa Thánh, cho thấy Tòa Thánh không ngần ngại như giọng điệu của Tờ New York Times. Trái lại, người đứng đầu Vatican đã chính thức gửi điện chia buồn cùng Hồng Y đoàn về sự ra đi của một “hoàng tử Giáo Hội”, một tước vị Đức Hồng Y Law vẫn duy trì nguyên vẹn.
Bức điện trên được gửi cho Đức Hồng Y Angelo Sodano, Niên Trưởng Hồng Y Đoàn, người sẽ chủ tọa Thánh Lễ An Táng Đức Hồng Y Law. Bức điện nguyên văn như sau:
Kính Gửi Đức Hồng Y Angelo Sodano,
Niên Trưởng Hồng Y Đoàn
Vatican City
Tôi đã được tin về sự ra đi của Đức Hồng Y Bernard Francis Law, Linh Mục Trưởng hưu trí của Giáo Hoàng Vương Cung Thánh Đường Thánh Maria Cả, và tôi muốn bầy tỏ lời chia buồn của tôi tới Hồng Y Đoàn. Tôi dâng lời cầu nguyện cho sự an nghỉ của linh hồn ngài, để Chúa, Đấng Thiên Chúa giầu lòng thương xót, đón ngài vào cõi bằng an đời đời của Người, và tôi ban Phép Lành Tòa Thánh cho những ai chia sẻ sự tang chế về việc ra đi của Đức Hồng Y, người mà tôi phó thác cho sự cầu bầu mẫu thân của Trinh Nữ Maria, Đấng Phù Hộ Dân Rôma.
FRANCISCUS PP.
Điều đặc biệt trong bức điện trên là việc Đức Phanxicô khuyến khích người ta chia sẽ nỗi đau buồn do việc ra đi của Đức Hồng Y Law gây nên. Thật khác xa với luận điệu của một số người, tuy xác nhận là có đức tin nhưng còn thua xa cha ông Việt Nam với đạo lý nghĩa tử nghĩa tận, đã lên tiếng thóa mạ người đã hy sinh cả đời vì người khác. Thực vậy, theo hãng tin Associated Press, Alexa MacPherson, người nói rằng mình là nạn nhân của giáo sĩ lạm dụng tình dục lúc còn nhỏ, nói rằng “tôi hy vọng cửa hỏa ngục sẽ mở rộng để cho ông ta vào”.
Cũng theo Associated Press, Barbara Sidorowicz, mẹ của 3 nạn nhân bị lạm dụng, tuyên bố: “Tôi là một con người, tôi không thể có lúc nào lại quay lưng khỏi đức tin của tôi, nhưng tôi không thể tìm thấy đức tin trong trái tim tôi để tha thứ… tôi không thể bảo mình đọc một câu kinh cho ông ta”.
Ngài mắc lỗi lầm gì? Chỉ một sai lầm là đã dựa vào “các lượng giá thiếu sót của phân tâm học” không phúc trình cho cảnh sát các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục vị thành niên. Chính tờ New York Times thuật lại lý do mắc lỗi có tính kỹ thuật này của Đức Hồng Y, chứ không hẳn ý chí mù quáng chỉ lo bảo vệ mấy ông giáo sĩ lạm dụng. Nhưng họ vẫn không tỏ một mảy may khoan dung trước lỗi lầm này. Cái xã hội vốn lên án Giáo Hội thiếu khoan dung này đã không hề có một mẩu khoan dung nhỏ xíu để tha thứ cho lầm lỗi mà không riêng ngài nhưng cả hệ thống cải tạo xã hội thời ấy vẫn áp dụng: tin ở khả năng cải tạo của phạm nhân như các lượng giá của phân tâm học vốn chủ trương.
Một điều khác đáng lưu ý trong điện văn của Đức Phanxicô là không nhắc gì tới lầm lỗi trên. Khác với vị Tổng Giám Mục hiện nay của Boston, Đức Hồng Y Sean O’Malley. Trước khi nói tới công trạng của vị tiền nhiệm, người đứng đầu Tổng Giáo Phận Boston nói rằng cái chết của vị tiền nhiệm gây “hàng loạt xúc cảm khác nhau về phía nhiều người. Tôi đặc biệt ý thức tất cả những người từng trải nghiệm sự chấn thương của việc giáo sĩ lạm dụng tình dục, mà đời sống đã bị tác động trầm trọng bởi các tội ác này, và gia đình cũng như người thân của họ. Với các người nam nữ này, tôi thành thực xin lỗi vì các tai hại họ phải chịu”.
Vị Hồng Y này còn thêm rằng Đức Hồng Y Law phục vụ lúc Giáo Hội “sai phạm một cách trầm trọng” trong trách nhiệm cung cấp việc chăm sóc mục vụ cho người ta, với những hậu quả thảm hại.
Phải chăng những người thuộc “Voice of the Faithful” (Tiếng Nói Giáo Dân) hay “Gần 60 linh mục ký một lá thư yêu cầu ngài từ chức”, như New York Times tường trình, vẫn còn đó, để Đức Hồng Y Phải e dè đến thế?
Thậm chí, vị trên còn nói với CNN rằng ngài nghĩ việc bổ nhiệm Đức Hồng Y Law làm Trưởng Linh Mục Nhà Thờ Đức Bà Cả, dù là một chức vụ ngồi mát ăn bát vàng (sinecure), vẫn là điều ngày nay sẽ không ai làm!