Cách chiến thắng mặt trận văn hóa
Muốn thắng một trận chiến, ta phải biết ba điều cần thiết sau đây: biết mình đang có chiến tranh, biết kẻ thù của mình là ai và biết phải dùng vũ khí hay chiến thuật nào để thắng kẻ thù ấy. Muốn thắng trận chiến văn hóa, ta cũng cần biết rõ ba điều ấy.
Đang có chiến tranh
Nhiều người, kể cả những nhà trí thức hàng đầu, vẫn chưa hay thế giới chúng ta sống hiện đang trải qua một cơn khủng hoảng. Tờ Time, chẳng hại, vẫn không ngần ngại chạy một bài báo ngoài bìa với một câu hỏi hết sức lạc quan: Tại sao mọi sự cứ mỗi ngày một tốt hơn lên? Tại sao ngày nay cuộc sống lại tốt đẹp đến thế? Tại sao ai cũng thấy mình thỏa mãn đến thế về phẩm chất cuộc sống?
Đọc kỹ bài báo mới hay mọi khía cạnh đời sống, mọi lý do được nêu ra đều thuộc phạm vi kinh tế. Con người ta giầu hơn. Chỉ có thế. Có lẽ Time cũng chỉ là một thứ Playboy có mặc quần áo. Đối với Playboy chính hiệu, đời chỉ là một nhà thổ vĩ đại. Đối với thứ Playboy có mặc quần áo, đời chỉ là một nhà băng khổng lồ. Đối với cả hai, mọi sự thẩy đều mỗi ngày mỗi tốt đẹp hơn lên.
Khổ một nỗi, chứng cớ khoa học đang chối bỏ thứ Triết Lý Của Heo đó: thống kê cho thấy tự tử, cái chỉ số bất hạnh đập thẳng vào mặt con người hơn cả ấy, trực tiếp tỷ lệ thuận với sự giầu có. Bạn càng giấu có, gia đình bạn càng có của, xứ sở bạn càng thịnh vượng, thì dường như bạn càng có nhiều cơ hội hơn để quyết định tự đập vỡ sọ mình.
Kể từ những ngày hạnh phúc của thập niên 1950 đến nay, tỷ lệ tự tử của người lớn đã gia tăng 5000%. Nếu tự tử không phải là chỉ số của khủng hoảng, nhất là đối với thế hệ đang tới, thì chả còn điều gì khác. Đêm đen đang dần dần buông. Điều mà Chuck Colson gọi là “Thời Đen Tối Mới” đang ló dạng. Nhiều ‘tiên tri’ đã từng cảnh giác chúng ta từ lâu. Cách nay 150 năm, Kierkegaard nói về nó trong The Present Age; cách nay 100 năm, Spengler nhắc đến nó trong The Decline of the West; 70 năm trước đây, Aldous Huxley nói đến nó trong Brave New World; và 40 năm trước đây, C. S. Lewis nói đến nó trong The Abolition of Man. Chính các vị giáo hoàng của chúng ta cũng đã nói về nó từ lâu. Đức Lêô XIII, Đức Pi-ô IX, Đức Pi-ô X và nhất là Đức Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng được coi là con người vĩ đại nhất của thế giới, con người vĩ đại nhất của thế kỷ tồi tệ nhất. Không như Ronald Reagan, người từng gọi đế quốc Cộng Sản là “đế quốc tội ác”, Đức Gioan Phaolô II gọi chúng ta là “văn hóa sự chết”. Chúng ta đây là Mỹ, là Ý, nơi có tỷ xuất sinh thấp nhất, và Ba Lan, nơi đang ngang ngửa thế giới về nạn diệt sinh phá thai.
Chắc chắn Đấng Thiên Chúa của Thánh Kinh, Đấng Thiên Chúa của Israel, Đấng Thiên Chúa của cô nhi quả phụ, Đấng bênh vực kẻ không tự bênh vực được mình này, không thể làm ngơ những kẻ chạy theo văn hóa sự chết kia, những kẻ thỏa hiệp hay làm ngơ cái thứ văn hóa giết người ấy.
Nhưng có người bảo: Người không phải là Đấng hay tha thứ đấy ư? Đúng là Chúa hay tha thứ. Nhưng kẻ không biết ăn năn đâu có tiếp nhận tha thứ. Làm sao một kẻ duy tương đối về luân lý lại chịu tiếp nhận tha thứ? Làm sao một anh Biệt Phái lại chịu tiếp nhận ơn cứu độ?
Nhưng há Thiên Chúa không có lòng sót thương đó hay sao? Người đâu có sót thương Moloch và Baal cũng như Ashtaroth và những người Ca-na-an sẵn sàng thờ phụng chúng. Họ khiến “con cái họ phải bước qua lửa”. Có lẽ chỉ có Thiên Chúa của bạn sót thương bọn chúng, Đấng Thiên Chúa trong mộng mơ của bạn, Đấng Thiên Chúa trong “sở thích tôn giáo” của bạn, chứ không phải Đấng Thiên Chúa đã được mạc khải trong Thánh Kinh.
Có người lại cho rằng: há Thiên Chúa của Thánh Kinh đã không tự mạc khải một cách trọn vẹn và sau hết trong Tân Ước hơn là trong Cựu Ước đó sao? Trong Chúa Giêsu ngọt ngào và dịu dàng hơn là trong Đấng Giavê đầy giận dữ và hiếu chiến đó sao? Mang hai thực tại ấy chống chọi nhau là lạc giáo, giống bọn Ngộ Đạo, Ma-ni-kê và Mac-xiô-nít xưa kia. Vì “Ta với Cha Ta là một”. Mang Chúa Giêsu nhân hậu ra chống chọi với Giavê dữ dằn là chối bỏ chính yếu tính của Kitô giáo, bởi căn tính của Đức Kitô chính là Con Thiên Chúa. Cả thần học lẫn khoa sinh vật học của ta đều cho rằng: cha nào con nấy.
Nhưng há Thiên Chúa chẳng phải là người yêu hơn là dũng sĩ hay sao? Không, Thiên Chúa là người yêu mà người yêu này là một dũng sĩ. Câu hỏi trên hình như không hiểu tình yêu là gì. Yêu là gì thì Chúa là thế ấy. Yêu là chống lại thù hận, phản bội, vị kỷ, và mọi kẻ thù của tình yêu. Yêu là tranh đấu. Hãy hỏi bất cứ người làm cha mẹ nào. Tình híp-pi, cũng như tình mèo chuột (puppy-love), có thể chỉ là “cảm thương” (compassion, kiểu nói thời thượng hiện nay), nhưng tình cha và tình mẹ chắc chắn là tình tranh đấu.
Trên thực tế, Sách Thánh sáng loáng lưỡi gươm, từ Sáng Thế 3 tới Khải Huyền 20. Con đường từ Địa Đàng Đã Mất tới Địa Đường Tìm Lại loang đầy máu. Và ở tâm điểm của lịch sử là một cây thập tự, biểu hiệu của chống đối. Đề tài về một cuộc chiến đấu thiêng liêng không bao giờ vắng bóng trong Sách Thánh, cũng như không bao giờ vắng bóng trong cuộc đời và trước tác của một vị thánh nào. Nhưng ngày nay, người ta ít thấy nó trong chương trình giáo dục tôn giáo dành cho các thanh thiếu niên. Cho nên khi nghe nói tới cuộc chiến đấu ấy, người trẻ đều im lặng, ngẩn tò te như đang đi vào một thế giới khác. Họ còn phải ngẩn tò te hơn nữa. Họ cần phải vượt qua cái thứ áo khoác nhung lụa của tâm lý học giả danh tôn giáo để bước vào thế giới thực nơi họ gặp mặt Chúa Kitô Vua, chứ không phải một Chúa Kitô dưới lốt Mèo Con.
Vậy thì cái văn hóa sự chết kia từ đâu mà đến? Peter Kreeft, giáo sư triết tại Boston College, trả lời: từ đây, từ những nước có nền văn minh Kitô giáo lâu đời như Mỹ. Nước Mỹ là trung tâm của văn hóa sự chết. Nước Mỹ là siêu cường văn hóa duy nhất của thế giới. Siêu cường ấy từng bị thế giới Hồi Giáo mệnh danh là “Xatan Vĩ Đại”. Peter Kreeft cho rằng danh hiệu ấy không hẳn sai.
Tuy nhiên, nước Mỹ có một nền tảng công chính nhất, hợp luân lý nhất, khôn ngoan nhất, hợp thánh kinh nhất trong lịch sử và trong hiến pháp của mình. Nước Mỹ là một trong những nước có lòng đạo nhất trên thế giới. Giáo Hội tại Mỹ vừa lớn, vừa giầu, lại vừa tự do nữa. Nhưng, nếu Chúa còn thương Giáo Hội của Người ở Mỹ, chẳng chóng thì chầy, Người cũng sẽ làm cho giáo hội ấy ra nhỏ bé, nghèo nàn và chịu bách hại, giống như Israel xưa, ngõ hầu giữ cho nó sinh động. Nếu Người còn thương ta, Người sẽ tỉa xén ta, làm ta chẩy máu, và máu tử đạo một lần nữa sẽ trở thành hạt giống gieo mầm Kitô hữu, nhờ thế, mùa xuân thứ hai sẽ xuất hiện, nhưng không thể không đổ máu. Mùa xuân ấy không bao giờ xuất hiện mà không có máu, không có hy sinh và không có đau khổ. Việc tiếp nối công trình của Chúa Kitô, nếu đúng là công trình của Người chứ không phải là thứ công trình êm ái giả mạo, không bao giờ diễn tiến được mà không có Thánh Giá.
Ở đây, thiển nghĩ chúng ta không chỉ nói tới cái chết của nền văn minh Tây Phương. Việc ấy không đáng lo bao nhiêu. Nhưng là cái chết phần hồn. Biết bao linh hồn sẽ sa hỏa ngục. Đó là vấn đề chính trong cuộc chiến này: không phải chỉ là việc liệu nước Mỹ có trở thành một nước lạc hậu, sống nhờ (banana republic) hay không, hay liệu nước Mỹ có quên khuấy mất Shakespeare hay không, hay cả việc liệu những tên khủng bố hạch nhân có hủy diệt cả hàng nửa dân số hoàn cầu hay không, nhưng đúng hơn là liệu con cháu ta có được thấy Chúa vĩnh viễn hay không. Peter Kreeft bảo: đó mới là điều ta phải tranh đấu trong trận chiến giữa Hồ Ly Vọng và Mỹ Quốc. Biết mình đang có chiến tranh là bước đầu thắng cuộc chiến tranh ấy.
Biết kẻ thù mình là ai
Kẻ thù ta là ai? Chắc chắn không phải là người Thệ Phản. Gần nửa thiên niên kỷ nay, nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ kẻ thù của mình là những người lạc giáo Thệ Phản, cho nên đã giải quyết tình trạng ấy bằng cách gửi thân xác họ ngoài mặt trận và gửi linh hồn họ xuống hỏa ngục. Dư âm của ‘chiến thuật’ ấy hình như vẫn còn nghe được rất rõ ở Ái Nhĩ Lan. Nhưng dần dần, ánh sáng đã lộ rõ: người Thệ Phản không phải là kẻ thù của ta, họ là “anh em phân cách” của ta, họ sẽ chiến đấu với ta.
Chắc chắn không phải là người Do Thái. Gần hai ngàn năm nay, nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ và vẫn làm những điều không giống Chúa Kitô chút nào cho “cha ông ta trong đức tin” đến nỗi khiến người Do Thái không nhận ra Thiên Chúa của họ, Thiên Chúa đích thực, ở trong ta.
Cũng chẳng phải người Hồi Giáo, là người đôi khi còn trung thành với nửa-Chúa Kitô của họ hơn là chúng ta trung thành với trọn Chúa Kitô của mình, và là người thường sống cuộc sống hợp với Thiên Chúa bằng cách dựa vào Sách Thánh và vị tiên tri có thể sai lầm của họ hơn là chúng ta tự hào dựa vào Sách Thánh và Đấng Tiên Tri không thể nào sai lầm của mình. Cũng chẳng phải người Mormons, Chứng Nhân Giêhôva hay người Quakers.
Kẻ thù ta cũng chẳng phải là “phe tự do”. Vì một đàng, hạn từ này uyển chuyển đến gần như vô nghĩa. Đàng khác, nó là một hạn từ chính trị, chứ không phải một hạn từ tôn giáo. Những gì tốt hay xấu đối với chủ nghĩa duy tự do của chính trị chẳng phải là nguyên nhân hay thuốc chữa cho căn bệnh thiêng liêng của ta hiện nay. Cuộc chiến thiêng liêng không do việc gia tăng hay giảm bớt chi phiếu trợ cấp xã hội quyết định.
Kẻ thù của ta không phải là những người kỳ thị Công Giáo chỉ muốn đóng đinh chúng ta. Vì họ là những người ta đang cố gắng cứu vớt. Họ là bệnh nhân của ta, chứ không phải là căn bệnh của ta. Lời ta nhắn với họ là lời sau đây của Chúa Kitô: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm”. Ta ngỏ lời ấy với những nhà độc trị cộng sản Trung Hoa, từng giam cầm và bách hại người Công Giáo, và với các tên khủng bố Hồi Giáo người Sudan từng nô dịch và sát hại người Công Giáo. Họ không phải là kẻ thù của ta, vì cả họ nữa cũng là bệnh nhân của ta. Ta là các y tá của Chúa Kitô. Bệnh nhân tưởng các y tá là kẻ thù của họ, nhưng các y tá biết tốt hơn thế.
Kẻ thù của ta cũng chẳng phải là cơ quan truyền thông của văn hóa sự chết, không phải Ted Turner (sáng lập CNN), hay Larry Flynt (sáng lập tạp chí khiêu dâm Hustler), hay Howard Stern (xướng ngôn viên đắt giá nhất của truyền thanh Mỹ), Disney hoặc Time-Warner (phim ảnh). Họ nữa cũng chỉ là nạn nhân, bệnh nhân, mặc dù đang phá phách bệnh viện, chuốc độc các bệnh nhân khác. Mà ngay những tên chuốc độc cũng là các bệnh nhân của ta. Các người tranh đấu cho đồng tính luyến ái, những mụ phù thủy duy nữ và ngay những người chủ trương phá thai cũng thế. Nếu ta là chi thể của Chúa Kitô, ta phải đi vào cống rãnh, lượm lặt các người đang hấp hối về phương diện thiêng liêng và ôm hôn những người đang phỉ nhổ ta. Nếu tự bản thân thể lý không vào được cống rãnh, ta nên đi vào các cống rãnh thiêng liêng, bất cứ nơi nào cần đến, ta đều phải đi vào.
Kẻ thù ta không phải là những người lạc giáo ngay trong lòng Giáo Hội, những ông bà “Công Giáo phòng trà”, những ông bà “Công Giáo họ Kennedy”, những ông bà Công Giáo “làm theo kiểu riêng tôi”. Cả họ nữa cũng là các bệnh nhân của ta, dù họ là những người đào ngũ, phản bội (Quislings). Họ là nạn nhân của kẻ thù ta, không phải là kẻ thù của ta.
Kẻ thù ta không phải là các thần học gia trong những phân ngành tự mệnh danh là thần học Công Giáo, những người sẵn sàng bán rẻ linh hồn đổi lấy 30 đồng bạc tài trợ và chuộng tiếng vỗ tay của chúng bạn hơn là lời khen của Thiên Chúa. Cả họ nữa, cũng là các bệnh nhân của ta. Kẻ thù ta cũng không phải là số ít các linh mục và cả giám mục nữa sẵn sàng làm ứng viên cho ta cột Cối Đá của Chúa Kitô vào cổ, những người Biệt Phái tân thời. Họ cũng là nạn nhân, cần được chữa trị.
Hai kẻ thù
Vậy ai mới là kẻ thù của ta? Có hai trả lời cho câu hỏi này. Mọi vị thánh và giáo hoàng trong lịch sử Giáo Hội đều cùng đưa ra hai câu trả lời này, vì hai câu này lấy từ Lời Chúa bằng giấy là Tân Ước và từ Lời Chúa bằng thịt là chính Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên, hai câu trả lời ấy ít được ai biết đến. Thực vậy, câu trả lời đầu tiên hầu như ngày nay không được ai nhắc đến nữa. Peter Kreeft bảo rằng trong đời ông, ông chưa nghe được một bài giảng nào hay một nhà thần học Công Giáo nào nhắc đến kẻ thù này. Kẻ thù ấy chính là ma qủy. Các thiên thần sa ngã. Các thần xấu. Chúa Giêsu Kitô nói thế này: “Các con đừng sợ những người giết được thân xác các con, nhưng sau đó, không còn khả năng gì trên các con nữa. Ta cho các con hay phải sợ ai. Phải sợ kẻ có khả năng hủy diệt cả thân xác lẫn linh hồn trong hoả ngục”. Thánh Phêrô, vị giáo hoàng thứ nhất, nói như sau: “Ma qủy, giống con sư tử gầm thét, đang rảo khắp thế gian tìm cách hủy hoại các linh hồn. Hãy chống lại nó, hãy bền vững trong đức tin”. Còn Thánh Phaolô thì viết rằng: “Chúng ta không vật lộn với thịt và máu, mà với các vương quốc và lực lượng sự ác trên cao”.
Kẻ thù thứ hai còn đáng sợ hơn kẻ thù thứ nhất, vì nó nằm ngay trong ta. Qủy dữ còn ở bên ngoài, chứ kẻ thù này ở ngay trong linh hồn ta. Đó là tội lỗi. Mọi tội lỗi đều là việc làm của Ma Qủy dù nó thường dùng xác thịt và thế gian làm khí cụ. Tội là mời Ma Qủy vào linh hồn. Và chính ta làm việc ấy. Đó là lý do duy nhất giúp nó có thể thực hiện được công trình ghê tởm của nó; Thiên Chúa sẽ không để nó thực hiện công trình ấy nếu không có sự thuận tình tự do của ta.
Vũ khí hay chiến thuật
Đây là lý do tại sao Giáo Hội trở nên yếu ớt và thế giới trở thành hấp hối: vì chúng ta không thánh thiện. Vũ khí để ta đánh thắng cuộc chiến vì thế chính là sự thánh thiện. Bạn có thể tưởng tượng điều gì sẽ xẩy ra cho thế giới, nếu ta có thêm 12 Mẹ Têrêxa nữa? Bạn có thể tưởng tượng điều gì sẽ xẩy ra nếu lúc này ta có được 12 người dâng cho Chúa 100% trái tim họ, không giữ lại điều chi? Không, bạn không thể tưởng tượng được, cũng như đâu có ai ngờ được là 12 thiếu niên Do Thái lại có thể khuất phục được Đế Quốc La Mã. Bạn không thể tưởng tượng được, nhưng bạn có thể làm được. Bạn có thể trở nên thánh. Không ai có thể ngăn cản bạn làm việc ấy. Bạn được tự do chọn lựa. Sau đây là một trong những câu nói đúng sự thật và khủng khiếp nhất xưa nay, trích từ Serious Call của William Law: "Nếu bạn chịu nhìn vào trái tim mình một cách hoàn toàn trung thực, hẳn bạn phải nhìn nhận rằng chỉ có một và một lý do duy nhất tại sao bạn không là một vị thánh: vì bạn hoàn toàn không muốn thế”.
Nhận định trên khá hãi hùng vì đó là một lời kết án. Nhưng nó cũng đem lại hy vọng lớn lao bởi đó là một đề nghị, một chiếc cửa mở rộng. Mỗi người chúng ta đều có thể là một vị thánh. Ta thực sự có thể làm được việc ấy. Nhưng sao ta lại không làm? Vì sợ phải trả giá.
Giá ấy ra sao? Câu trả lời khá đơn giản. Thi sĩ T.S. Eliot từng định nghĩa đời sống Kitô hữu là “một thân phận hết sức đơn giản / Không tốn kém chi / Chỉ tốn mọi sự”. Giá ấy là mọi sự: trăm phần trăm. Một cuộc tử đạo nặng nề hơn dây thừng hay dàn hỏa: một cuộc tử đạo phải chết đi hàng ngày, chết cho mọi ham muốn và kế sách, bao gồm cả kế sách làm thế nào để trở nên thánh. Một chi phiếu trắng gửi cho Chúa. Thuần phục hoàn toàn, một thứ “islam” (nguyên nghĩa có nghĩa: thuần phục, submission), “fiat”, một điều của Đức Mẹ (Mary-thing). Hãy nhìn điều đơn giản Đức Mẹ làm cách nay 2000 năm: nó đem Thiên Chúa xuống trần gian và cứu chuộc được thế gian. Điều ấy cần được tiếp tục. Nếu ta chịu làm điều của Đức Mẹ, và ta chỉ cần làm có thế, thì mọi việc tông đồ của ta sẽ có hiệu quả: bất kể đó là việc truyền giáo, dạy giáo lý, làm cha, làm mẹ, dạy học hay học hành, làm y tá hay kinh doanh, làm linh mục hay giám mục, mọi việc. Còn nhớ có vị giám mục kia yêu cầu các linh mục trong giáo phận đưa ra sáng kiến làm cách nào gia tăng số ơn gọi. Một linh mục kia đáp: “Thưa đức cha, cách tốt nhất để lôi cuốn thanh niên của giáo phận này làm linh mục là đức cha được phong thánh”.
Theo Peter Kreeft, giáo sư triết tại Boston College, InsideCatholic.com 20-02-2009.
Muốn thắng một trận chiến, ta phải biết ba điều cần thiết sau đây: biết mình đang có chiến tranh, biết kẻ thù của mình là ai và biết phải dùng vũ khí hay chiến thuật nào để thắng kẻ thù ấy. Muốn thắng trận chiến văn hóa, ta cũng cần biết rõ ba điều ấy.
Đang có chiến tranh
Nhiều người, kể cả những nhà trí thức hàng đầu, vẫn chưa hay thế giới chúng ta sống hiện đang trải qua một cơn khủng hoảng. Tờ Time, chẳng hại, vẫn không ngần ngại chạy một bài báo ngoài bìa với một câu hỏi hết sức lạc quan: Tại sao mọi sự cứ mỗi ngày một tốt hơn lên? Tại sao ngày nay cuộc sống lại tốt đẹp đến thế? Tại sao ai cũng thấy mình thỏa mãn đến thế về phẩm chất cuộc sống?
Đọc kỹ bài báo mới hay mọi khía cạnh đời sống, mọi lý do được nêu ra đều thuộc phạm vi kinh tế. Con người ta giầu hơn. Chỉ có thế. Có lẽ Time cũng chỉ là một thứ Playboy có mặc quần áo. Đối với Playboy chính hiệu, đời chỉ là một nhà thổ vĩ đại. Đối với thứ Playboy có mặc quần áo, đời chỉ là một nhà băng khổng lồ. Đối với cả hai, mọi sự thẩy đều mỗi ngày mỗi tốt đẹp hơn lên.
Khổ một nỗi, chứng cớ khoa học đang chối bỏ thứ Triết Lý Của Heo đó: thống kê cho thấy tự tử, cái chỉ số bất hạnh đập thẳng vào mặt con người hơn cả ấy, trực tiếp tỷ lệ thuận với sự giầu có. Bạn càng giấu có, gia đình bạn càng có của, xứ sở bạn càng thịnh vượng, thì dường như bạn càng có nhiều cơ hội hơn để quyết định tự đập vỡ sọ mình.
Kể từ những ngày hạnh phúc của thập niên 1950 đến nay, tỷ lệ tự tử của người lớn đã gia tăng 5000%. Nếu tự tử không phải là chỉ số của khủng hoảng, nhất là đối với thế hệ đang tới, thì chả còn điều gì khác. Đêm đen đang dần dần buông. Điều mà Chuck Colson gọi là “Thời Đen Tối Mới” đang ló dạng. Nhiều ‘tiên tri’ đã từng cảnh giác chúng ta từ lâu. Cách nay 150 năm, Kierkegaard nói về nó trong The Present Age; cách nay 100 năm, Spengler nhắc đến nó trong The Decline of the West; 70 năm trước đây, Aldous Huxley nói đến nó trong Brave New World; và 40 năm trước đây, C. S. Lewis nói đến nó trong The Abolition of Man. Chính các vị giáo hoàng của chúng ta cũng đã nói về nó từ lâu. Đức Lêô XIII, Đức Pi-ô IX, Đức Pi-ô X và nhất là Đức Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng được coi là con người vĩ đại nhất của thế giới, con người vĩ đại nhất của thế kỷ tồi tệ nhất. Không như Ronald Reagan, người từng gọi đế quốc Cộng Sản là “đế quốc tội ác”, Đức Gioan Phaolô II gọi chúng ta là “văn hóa sự chết”. Chúng ta đây là Mỹ, là Ý, nơi có tỷ xuất sinh thấp nhất, và Ba Lan, nơi đang ngang ngửa thế giới về nạn diệt sinh phá thai.
Chắc chắn Đấng Thiên Chúa của Thánh Kinh, Đấng Thiên Chúa của Israel, Đấng Thiên Chúa của cô nhi quả phụ, Đấng bênh vực kẻ không tự bênh vực được mình này, không thể làm ngơ những kẻ chạy theo văn hóa sự chết kia, những kẻ thỏa hiệp hay làm ngơ cái thứ văn hóa giết người ấy.
Nhưng có người bảo: Người không phải là Đấng hay tha thứ đấy ư? Đúng là Chúa hay tha thứ. Nhưng kẻ không biết ăn năn đâu có tiếp nhận tha thứ. Làm sao một kẻ duy tương đối về luân lý lại chịu tiếp nhận tha thứ? Làm sao một anh Biệt Phái lại chịu tiếp nhận ơn cứu độ?
Nhưng há Thiên Chúa không có lòng sót thương đó hay sao? Người đâu có sót thương Moloch và Baal cũng như Ashtaroth và những người Ca-na-an sẵn sàng thờ phụng chúng. Họ khiến “con cái họ phải bước qua lửa”. Có lẽ chỉ có Thiên Chúa của bạn sót thương bọn chúng, Đấng Thiên Chúa trong mộng mơ của bạn, Đấng Thiên Chúa trong “sở thích tôn giáo” của bạn, chứ không phải Đấng Thiên Chúa đã được mạc khải trong Thánh Kinh.
Có người lại cho rằng: há Thiên Chúa của Thánh Kinh đã không tự mạc khải một cách trọn vẹn và sau hết trong Tân Ước hơn là trong Cựu Ước đó sao? Trong Chúa Giêsu ngọt ngào và dịu dàng hơn là trong Đấng Giavê đầy giận dữ và hiếu chiến đó sao? Mang hai thực tại ấy chống chọi nhau là lạc giáo, giống bọn Ngộ Đạo, Ma-ni-kê và Mac-xiô-nít xưa kia. Vì “Ta với Cha Ta là một”. Mang Chúa Giêsu nhân hậu ra chống chọi với Giavê dữ dằn là chối bỏ chính yếu tính của Kitô giáo, bởi căn tính của Đức Kitô chính là Con Thiên Chúa. Cả thần học lẫn khoa sinh vật học của ta đều cho rằng: cha nào con nấy.
Nhưng há Thiên Chúa chẳng phải là người yêu hơn là dũng sĩ hay sao? Không, Thiên Chúa là người yêu mà người yêu này là một dũng sĩ. Câu hỏi trên hình như không hiểu tình yêu là gì. Yêu là gì thì Chúa là thế ấy. Yêu là chống lại thù hận, phản bội, vị kỷ, và mọi kẻ thù của tình yêu. Yêu là tranh đấu. Hãy hỏi bất cứ người làm cha mẹ nào. Tình híp-pi, cũng như tình mèo chuột (puppy-love), có thể chỉ là “cảm thương” (compassion, kiểu nói thời thượng hiện nay), nhưng tình cha và tình mẹ chắc chắn là tình tranh đấu.
Trên thực tế, Sách Thánh sáng loáng lưỡi gươm, từ Sáng Thế 3 tới Khải Huyền 20. Con đường từ Địa Đàng Đã Mất tới Địa Đường Tìm Lại loang đầy máu. Và ở tâm điểm của lịch sử là một cây thập tự, biểu hiệu của chống đối. Đề tài về một cuộc chiến đấu thiêng liêng không bao giờ vắng bóng trong Sách Thánh, cũng như không bao giờ vắng bóng trong cuộc đời và trước tác của một vị thánh nào. Nhưng ngày nay, người ta ít thấy nó trong chương trình giáo dục tôn giáo dành cho các thanh thiếu niên. Cho nên khi nghe nói tới cuộc chiến đấu ấy, người trẻ đều im lặng, ngẩn tò te như đang đi vào một thế giới khác. Họ còn phải ngẩn tò te hơn nữa. Họ cần phải vượt qua cái thứ áo khoác nhung lụa của tâm lý học giả danh tôn giáo để bước vào thế giới thực nơi họ gặp mặt Chúa Kitô Vua, chứ không phải một Chúa Kitô dưới lốt Mèo Con.
Vậy thì cái văn hóa sự chết kia từ đâu mà đến? Peter Kreeft, giáo sư triết tại Boston College, trả lời: từ đây, từ những nước có nền văn minh Kitô giáo lâu đời như Mỹ. Nước Mỹ là trung tâm của văn hóa sự chết. Nước Mỹ là siêu cường văn hóa duy nhất của thế giới. Siêu cường ấy từng bị thế giới Hồi Giáo mệnh danh là “Xatan Vĩ Đại”. Peter Kreeft cho rằng danh hiệu ấy không hẳn sai.
Tuy nhiên, nước Mỹ có một nền tảng công chính nhất, hợp luân lý nhất, khôn ngoan nhất, hợp thánh kinh nhất trong lịch sử và trong hiến pháp của mình. Nước Mỹ là một trong những nước có lòng đạo nhất trên thế giới. Giáo Hội tại Mỹ vừa lớn, vừa giầu, lại vừa tự do nữa. Nhưng, nếu Chúa còn thương Giáo Hội của Người ở Mỹ, chẳng chóng thì chầy, Người cũng sẽ làm cho giáo hội ấy ra nhỏ bé, nghèo nàn và chịu bách hại, giống như Israel xưa, ngõ hầu giữ cho nó sinh động. Nếu Người còn thương ta, Người sẽ tỉa xén ta, làm ta chẩy máu, và máu tử đạo một lần nữa sẽ trở thành hạt giống gieo mầm Kitô hữu, nhờ thế, mùa xuân thứ hai sẽ xuất hiện, nhưng không thể không đổ máu. Mùa xuân ấy không bao giờ xuất hiện mà không có máu, không có hy sinh và không có đau khổ. Việc tiếp nối công trình của Chúa Kitô, nếu đúng là công trình của Người chứ không phải là thứ công trình êm ái giả mạo, không bao giờ diễn tiến được mà không có Thánh Giá.
Ở đây, thiển nghĩ chúng ta không chỉ nói tới cái chết của nền văn minh Tây Phương. Việc ấy không đáng lo bao nhiêu. Nhưng là cái chết phần hồn. Biết bao linh hồn sẽ sa hỏa ngục. Đó là vấn đề chính trong cuộc chiến này: không phải chỉ là việc liệu nước Mỹ có trở thành một nước lạc hậu, sống nhờ (banana republic) hay không, hay liệu nước Mỹ có quên khuấy mất Shakespeare hay không, hay cả việc liệu những tên khủng bố hạch nhân có hủy diệt cả hàng nửa dân số hoàn cầu hay không, nhưng đúng hơn là liệu con cháu ta có được thấy Chúa vĩnh viễn hay không. Peter Kreeft bảo: đó mới là điều ta phải tranh đấu trong trận chiến giữa Hồ Ly Vọng và Mỹ Quốc. Biết mình đang có chiến tranh là bước đầu thắng cuộc chiến tranh ấy.
Biết kẻ thù mình là ai
Kẻ thù ta là ai? Chắc chắn không phải là người Thệ Phản. Gần nửa thiên niên kỷ nay, nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ kẻ thù của mình là những người lạc giáo Thệ Phản, cho nên đã giải quyết tình trạng ấy bằng cách gửi thân xác họ ngoài mặt trận và gửi linh hồn họ xuống hỏa ngục. Dư âm của ‘chiến thuật’ ấy hình như vẫn còn nghe được rất rõ ở Ái Nhĩ Lan. Nhưng dần dần, ánh sáng đã lộ rõ: người Thệ Phản không phải là kẻ thù của ta, họ là “anh em phân cách” của ta, họ sẽ chiến đấu với ta.
Chắc chắn không phải là người Do Thái. Gần hai ngàn năm nay, nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ và vẫn làm những điều không giống Chúa Kitô chút nào cho “cha ông ta trong đức tin” đến nỗi khiến người Do Thái không nhận ra Thiên Chúa của họ, Thiên Chúa đích thực, ở trong ta.
Cũng chẳng phải người Hồi Giáo, là người đôi khi còn trung thành với nửa-Chúa Kitô của họ hơn là chúng ta trung thành với trọn Chúa Kitô của mình, và là người thường sống cuộc sống hợp với Thiên Chúa bằng cách dựa vào Sách Thánh và vị tiên tri có thể sai lầm của họ hơn là chúng ta tự hào dựa vào Sách Thánh và Đấng Tiên Tri không thể nào sai lầm của mình. Cũng chẳng phải người Mormons, Chứng Nhân Giêhôva hay người Quakers.
Kẻ thù ta cũng chẳng phải là “phe tự do”. Vì một đàng, hạn từ này uyển chuyển đến gần như vô nghĩa. Đàng khác, nó là một hạn từ chính trị, chứ không phải một hạn từ tôn giáo. Những gì tốt hay xấu đối với chủ nghĩa duy tự do của chính trị chẳng phải là nguyên nhân hay thuốc chữa cho căn bệnh thiêng liêng của ta hiện nay. Cuộc chiến thiêng liêng không do việc gia tăng hay giảm bớt chi phiếu trợ cấp xã hội quyết định.
Kẻ thù của ta không phải là những người kỳ thị Công Giáo chỉ muốn đóng đinh chúng ta. Vì họ là những người ta đang cố gắng cứu vớt. Họ là bệnh nhân của ta, chứ không phải là căn bệnh của ta. Lời ta nhắn với họ là lời sau đây của Chúa Kitô: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm”. Ta ngỏ lời ấy với những nhà độc trị cộng sản Trung Hoa, từng giam cầm và bách hại người Công Giáo, và với các tên khủng bố Hồi Giáo người Sudan từng nô dịch và sát hại người Công Giáo. Họ không phải là kẻ thù của ta, vì cả họ nữa cũng là bệnh nhân của ta. Ta là các y tá của Chúa Kitô. Bệnh nhân tưởng các y tá là kẻ thù của họ, nhưng các y tá biết tốt hơn thế.
Kẻ thù của ta cũng chẳng phải là cơ quan truyền thông của văn hóa sự chết, không phải Ted Turner (sáng lập CNN), hay Larry Flynt (sáng lập tạp chí khiêu dâm Hustler), hay Howard Stern (xướng ngôn viên đắt giá nhất của truyền thanh Mỹ), Disney hoặc Time-Warner (phim ảnh). Họ nữa cũng chỉ là nạn nhân, bệnh nhân, mặc dù đang phá phách bệnh viện, chuốc độc các bệnh nhân khác. Mà ngay những tên chuốc độc cũng là các bệnh nhân của ta. Các người tranh đấu cho đồng tính luyến ái, những mụ phù thủy duy nữ và ngay những người chủ trương phá thai cũng thế. Nếu ta là chi thể của Chúa Kitô, ta phải đi vào cống rãnh, lượm lặt các người đang hấp hối về phương diện thiêng liêng và ôm hôn những người đang phỉ nhổ ta. Nếu tự bản thân thể lý không vào được cống rãnh, ta nên đi vào các cống rãnh thiêng liêng, bất cứ nơi nào cần đến, ta đều phải đi vào.
Kẻ thù ta không phải là những người lạc giáo ngay trong lòng Giáo Hội, những ông bà “Công Giáo phòng trà”, những ông bà “Công Giáo họ Kennedy”, những ông bà Công Giáo “làm theo kiểu riêng tôi”. Cả họ nữa cũng là các bệnh nhân của ta, dù họ là những người đào ngũ, phản bội (Quislings). Họ là nạn nhân của kẻ thù ta, không phải là kẻ thù của ta.
Kẻ thù ta không phải là các thần học gia trong những phân ngành tự mệnh danh là thần học Công Giáo, những người sẵn sàng bán rẻ linh hồn đổi lấy 30 đồng bạc tài trợ và chuộng tiếng vỗ tay của chúng bạn hơn là lời khen của Thiên Chúa. Cả họ nữa, cũng là các bệnh nhân của ta. Kẻ thù ta cũng không phải là số ít các linh mục và cả giám mục nữa sẵn sàng làm ứng viên cho ta cột Cối Đá của Chúa Kitô vào cổ, những người Biệt Phái tân thời. Họ cũng là nạn nhân, cần được chữa trị.
Hai kẻ thù
Vậy ai mới là kẻ thù của ta? Có hai trả lời cho câu hỏi này. Mọi vị thánh và giáo hoàng trong lịch sử Giáo Hội đều cùng đưa ra hai câu trả lời này, vì hai câu này lấy từ Lời Chúa bằng giấy là Tân Ước và từ Lời Chúa bằng thịt là chính Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên, hai câu trả lời ấy ít được ai biết đến. Thực vậy, câu trả lời đầu tiên hầu như ngày nay không được ai nhắc đến nữa. Peter Kreeft bảo rằng trong đời ông, ông chưa nghe được một bài giảng nào hay một nhà thần học Công Giáo nào nhắc đến kẻ thù này. Kẻ thù ấy chính là ma qủy. Các thiên thần sa ngã. Các thần xấu. Chúa Giêsu Kitô nói thế này: “Các con đừng sợ những người giết được thân xác các con, nhưng sau đó, không còn khả năng gì trên các con nữa. Ta cho các con hay phải sợ ai. Phải sợ kẻ có khả năng hủy diệt cả thân xác lẫn linh hồn trong hoả ngục”. Thánh Phêrô, vị giáo hoàng thứ nhất, nói như sau: “Ma qủy, giống con sư tử gầm thét, đang rảo khắp thế gian tìm cách hủy hoại các linh hồn. Hãy chống lại nó, hãy bền vững trong đức tin”. Còn Thánh Phaolô thì viết rằng: “Chúng ta không vật lộn với thịt và máu, mà với các vương quốc và lực lượng sự ác trên cao”.
Kẻ thù thứ hai còn đáng sợ hơn kẻ thù thứ nhất, vì nó nằm ngay trong ta. Qủy dữ còn ở bên ngoài, chứ kẻ thù này ở ngay trong linh hồn ta. Đó là tội lỗi. Mọi tội lỗi đều là việc làm của Ma Qủy dù nó thường dùng xác thịt và thế gian làm khí cụ. Tội là mời Ma Qủy vào linh hồn. Và chính ta làm việc ấy. Đó là lý do duy nhất giúp nó có thể thực hiện được công trình ghê tởm của nó; Thiên Chúa sẽ không để nó thực hiện công trình ấy nếu không có sự thuận tình tự do của ta.
Vũ khí hay chiến thuật
Đây là lý do tại sao Giáo Hội trở nên yếu ớt và thế giới trở thành hấp hối: vì chúng ta không thánh thiện. Vũ khí để ta đánh thắng cuộc chiến vì thế chính là sự thánh thiện. Bạn có thể tưởng tượng điều gì sẽ xẩy ra cho thế giới, nếu ta có thêm 12 Mẹ Têrêxa nữa? Bạn có thể tưởng tượng điều gì sẽ xẩy ra nếu lúc này ta có được 12 người dâng cho Chúa 100% trái tim họ, không giữ lại điều chi? Không, bạn không thể tưởng tượng được, cũng như đâu có ai ngờ được là 12 thiếu niên Do Thái lại có thể khuất phục được Đế Quốc La Mã. Bạn không thể tưởng tượng được, nhưng bạn có thể làm được. Bạn có thể trở nên thánh. Không ai có thể ngăn cản bạn làm việc ấy. Bạn được tự do chọn lựa. Sau đây là một trong những câu nói đúng sự thật và khủng khiếp nhất xưa nay, trích từ Serious Call của William Law: "Nếu bạn chịu nhìn vào trái tim mình một cách hoàn toàn trung thực, hẳn bạn phải nhìn nhận rằng chỉ có một và một lý do duy nhất tại sao bạn không là một vị thánh: vì bạn hoàn toàn không muốn thế”.
Nhận định trên khá hãi hùng vì đó là một lời kết án. Nhưng nó cũng đem lại hy vọng lớn lao bởi đó là một đề nghị, một chiếc cửa mở rộng. Mỗi người chúng ta đều có thể là một vị thánh. Ta thực sự có thể làm được việc ấy. Nhưng sao ta lại không làm? Vì sợ phải trả giá.
Giá ấy ra sao? Câu trả lời khá đơn giản. Thi sĩ T.S. Eliot từng định nghĩa đời sống Kitô hữu là “một thân phận hết sức đơn giản / Không tốn kém chi / Chỉ tốn mọi sự”. Giá ấy là mọi sự: trăm phần trăm. Một cuộc tử đạo nặng nề hơn dây thừng hay dàn hỏa: một cuộc tử đạo phải chết đi hàng ngày, chết cho mọi ham muốn và kế sách, bao gồm cả kế sách làm thế nào để trở nên thánh. Một chi phiếu trắng gửi cho Chúa. Thuần phục hoàn toàn, một thứ “islam” (nguyên nghĩa có nghĩa: thuần phục, submission), “fiat”, một điều của Đức Mẹ (Mary-thing). Hãy nhìn điều đơn giản Đức Mẹ làm cách nay 2000 năm: nó đem Thiên Chúa xuống trần gian và cứu chuộc được thế gian. Điều ấy cần được tiếp tục. Nếu ta chịu làm điều của Đức Mẹ, và ta chỉ cần làm có thế, thì mọi việc tông đồ của ta sẽ có hiệu quả: bất kể đó là việc truyền giáo, dạy giáo lý, làm cha, làm mẹ, dạy học hay học hành, làm y tá hay kinh doanh, làm linh mục hay giám mục, mọi việc. Còn nhớ có vị giám mục kia yêu cầu các linh mục trong giáo phận đưa ra sáng kiến làm cách nào gia tăng số ơn gọi. Một linh mục kia đáp: “Thưa đức cha, cách tốt nhất để lôi cuốn thanh niên của giáo phận này làm linh mục là đức cha được phong thánh”.
Theo Peter Kreeft, giáo sư triết tại Boston College, InsideCatholic.com 20-02-2009.