Suy tư về Năm Linh Mục: Đời sống thánh thiện là sự lựa chọn và lối thoát duy nhất!
Trong Nguyệt san quan trọng nhất về Mục Vụ của Giáo Hội Công Giáo tại Đức „Der Anzeiger für Pastoral- und Gemeindepraxis“, số tháng 12/2006, tác giả tiến sĩ Peter Müller-Goldkuhle đã viết là ông thường gặp một số Linh Mục tỏ ra mệt mỏi và chán nản trước tình trạng tiêu cực trong Giáo Hội. Nhưng nhất là các ngài tỏ ra thất vọng, đau khổ và mất tin tưởng trước „tình trạng suy thoái rõ rệt của ơn gọi Linh Mục.“ Và đây chính là vấn đề bức xúc và khó khăn nhức nhối nhất hiện nay của Giao Hội, đòi hỏi phải tìm ra được một giải đáp thích hợp hay một lối thoát hợp lý.
Điểm trọng yếu của vấn đề là chính thực tế đáng lo ngại của hoàn cảnh sinh hoạt mục vụ „quá tải“ hằng ngày cũng như sự thiếu xác tín của chính một số không ít các Linh Mục về lý tưởng Linh Mục của mình. Nhưng trước hết, một sự kiện cụ thể và minh nhiên mà người ta không nên bỏ qua, đó là khi phải sống trong một xã hội đa nguyên, bị phân hóa và bị tục hóa trầm trọng như xã hội chúng ta ngày nay, hình ảnh người Linh Mục thường bị xuyên tạc, bị đánh giá sai hay bị làm méo mó lệch lạc đi rất nhiều, một hình ảnh mà tự bản chất vẫn luôn chứa đựng đầy đủ các phẩm chất thánh thiêng và cao quý cố hữu cũng như vẻ thu hút và quyếm rủ nội tại của nó. Tuy nhiên, một sự kiện khác cũng không kém minh nhiên, đó là nếu ngày nay lý tưởng Linh Mục hay hình ảnh người Linh Mục thường bị xuyên tạc, bị đánh giá sai và bị làm méo mó lệch lạc đi như thế, thì người ta không nên vội vàng và chủ quan trút hết mọi trách nhiệm chỉ cho những kẻ thù của Giáo Hội hay cho những tín hữu „khô khan nguội lạnh“ luôn mang nặng não trạng phê bình chỉ trích Giáo Hội và bài giáo sĩ, nhiều khi quá chủ quan, cực đoan và nặng phần cảm tính – một điều mà trong thời đại nào cũng xảy ra –, nhưng chính một số không ít các Linh Mục là nguyên nhân trực tiếp của thảm cảnh đó, như hiện tượng lạm dụng tình dục trẻ em vị thành niên. Và đây mới là điểm bi quan và đáng lo sợ nhất.
Nhưng ở đây người ta lại phải tự hỏi đâu là lý do đã khiến các Linh Mục phải rơi vào thực trạng đáng buồn đó?
Để có thể tìm ra được câu trả lời, chúng ta thử đưa ra một ví dụ cụ thể trong cuộc sống đời thường: Khi phải ngụp lặn trong một dòng nước chảy xiết, nếu bạn không có điểm tựa vững chắc để bám víu, để nương tựa, thì chắc chắn bạn sẽ bị dòng nước cuốn trôi đi hay ít nhất bạn cũng không thể đến đúng được điểm hẹn bạn muốn đến ở bờ bên kia. Cũng tương tự như vậy, khi phải thực thi sứ vụ Linh Mục của mình giữa một xã hội đầy biến động, đầy tục hóa và đầy thách đố với đủ mọi khiêu khích cũng như mọi cám dỗ mời mọc đến từ nhiều phía, nếu người Linh Mục không có được một sự xác tín đầy đủ về ơn gọi của mình và một điểm tựa tinh thần vững chắc thì chắc chắn khó lòng đứng vững được.
Bởi vì, người Linh Mục cũng vẫn là một con người bình thường như bao con người bình thường khác, với đầy đủ mọi tính chất của một con người. Và Thiên chức Linh Mục là một ơn sủng của Thiên Chúa, nên thánh thiêng và cao cả, còn người Linh Mục thì vẫn luôn đang trên con đường tiến tới sự trọn lành, nghĩa là vẫn luôn mang trong mình sự yếu hèn và bất toàn, vì tự bản chất Thiên chức Linh Mục không loại bỏ những tính chất tự nhiên nơi người Linh Mục, không thánh hóa người Linh Mục, nghĩa là không làm cho người Linh Mục nên thánh thiện hơn. Để hiểu được phần nào điều đó, chúng thử đưa ra một ví dụ cụ thể, chẳng hạn một chiếc hộp sắt đựng viên ngọc quý: chiếc hộp sắt luôn luôn vẫn mang chất sắt, chứ viên ngọc quý không biến nó thành ngọc được. Nói cách khác, Thiên chức Linh Mục không miễn trừ cho người Linh Mục việc cố gắng nên trọn lành, việc cố gắng nên thánh của bản thân. Vì thế, cũng như tất cả mọi tín hữu khác, người Linh Mục cần phải nổ lực, cần phải chiến đấu không ngừng để trở nên hoàn thiện hơn mỗi ngày, và nhất là để trở nên xứng đáng hơn với Thiên chức Linh Mục mà Thiên Chúa đã trao phó cho để phục vụ Giáo Hội của Người một cách có hiệu quả hơn.
Nhìn vào tình trạng cụ thể của Giáo Hội ngày nay nói chung và tại các nước Âu Mỹ nói riêng, thì dù muốn hay không, người ta cũng phải chấp nhận một sự thật là não trạng toàn cầu hóa đã có tác dụng mạnh mẽ không những đến các cơ cấu xã hội dân sự mà cả đến Giáo Hội nữa. Hình ảnh truyền thống của Giáo Hội: „một đoàn chiên theo một chủ chiên“, mỗi xứ đạo dù to hay nhỏ vẫn có một vị Quản Xứ coi sóc, khép kín trong một không gian giới hạn đầy tin tưởng phó thác, tất cả mọi vui buồn cha con ngày đêm đều có nhau, an ủi vổ về nhau và ngôi nhà xứ là nơi gặp gỡ thân thương cho mọi người con của xứ dạo, v.v…, đã lùi xa vào quá khứ, đều không còn nữa.
Trái lại, tình trạng cụ thể của Giáo Hội ngày nay là „việc nhiều người ít“, một vị Linh Mục thường phải quản nhiệm từ 3,4 hay 5,6 giáo xứ với số giáo dân từ 10.000 đến 20.000 giáo dân hay hơn nữa. Và tuy nhiều nơi trong Giáo Hội, một số các công tác trong giáo xứ đã được Ban Hành Giáo Xứ hay các ban ngành khác san sẻ và đảm nhận, như lãnh vực thuộc tài chánh, xây cất, v.v…, nhưng dầu sao vị Linh Mục Quản Xứ cũng vẫn luôn là „đầu tàu“, là người giữ trách nhiệm, là người điều hành chính trong bộ máy sinh hoạt của giáo xứ, hay nói đúng hơn, của các giáo xứ, đó là chưa nói đến một số công tác mục vụ mà giáo dân không thể làm thay được, như việc cử hành Thánh Lễ, việc giải tội, xức dầu bệnh nhân, v.v... Vì biên giới của công tác „Cura animarum“ không chỉ dừng lại nơi những việc thuộc lãnh vực thiêng liêng thuần túy, nhưng còn bao trùm toàn diện mọi sinh hoạt trong các giáo xứ. Do đó, vị Linh Mục Quản Xứ ngày nay không chỉ đóng vai trò một vị Linh Hướng thuần túy, nhưng còn là một „Manager“, một giám đốc điều hành nữa. Vì thế, người Linh Mục đòi hỏi phải có những khả năng và những phẩm chất tương ứng, như: kỹ thuật điều hành, kỹ thuật quản lý, cách thức tuyển chọn người cộng tác cũng như việc ứng xử hợp lý đối với họ, v.v… Nhưng chính ở điểm này đã làm nảy sinh những diễn biến đầy phức tạp, đầy thách đố, đòi hỏi cấp bách phải được nhận định, được phân tích và phải tìm ra được một lối thoát hợp lý và đúng đắn.
Thật vậy, như đã nói trên, ngày nay sứ vụ hay vai trò người Linh Mục đã thay đổi rất nhiều, đã trở nên phức tạp và khó khăn bội phần, nếu không nói là hoàn toàn khác với 50, 60 năm về trước. Vâng, người Linh Mục vừa là một vị Linh Hướng vừa là một giám đốc điều hành bộ máy các giáo xứ hay liên giáo xứ, với công việc hằng ngày „ngập đầu ngập cổ“, như lời một thư ký giáo xứ nhận định, đến nỗi người Linh Mục chỉ còn biết „Labora“, chứ không còn thời giờ để nghĩ đến „Ora“ nữa, hằng ngày chỉ lo bận rộn với đủ thứ công việc, và khi rãnh rỗi thì lại tìm một chút thư giãn nào đó, chứ không còn thời giờ hay tâm trí để cầu nguyện cũng như để chăm lo trau dồi và phong phú hóa đời sống nội tâm và kiến thức thần học bằng sự học hỏi, nghiên cứu sách vở chuyên môn về triết học, về thần học hay tham dự các khóa bồi dưỡng, các khóa tu nghiệp về tu đức cũng như về các ngành chuyên môn cần thiết khác.
Để biện luận cho sự coi nhẹ hay sao nhãng việc cầu nguyện, việc đọc „Kinh Nhật Tụng“ (Breviarium), có vị cho rằng trừ khi rãnh rỗi, chứ khi phải bận rộn các công việc mục vụ như dạy giáo lý, sinh hoạt với các đoàn thể, thăm viếng hay mang Mình Thánh Chúa cho kẻ liệt, v.v… thì không cần phải đọc thêm Kinh Nhật Tụng, không cần phải cầu nguyện hay Lần Hạt Mân Cội nữa, vì tất cả các hoạt động mục vụ ấy đều nhằm mục đích tôn vinh Chúa. Trong khi đó, sứ vụ Linh Mục không chỉ đòi hỏi người Linh Mục phải chu toàn các công tác mục vụ bên ngoài một cách đầy đủ và có hiệu quả, nhưng còn phải là nhân chứng sống động của những lời khuyên Phúc Âm nhờ vào tinh thần cầu nguyện sốt sắng trong cuộc sống cụ thể hằng ngày. Sứ vụ Linh Mục mà chỉ bằng lòng dừng lại nơi phạm vi những công việc bên ngoài mà thôi, chứ không có đời sống cầu nguyện sâu xa đi kèm theo, thì cũng giống như một người chỉ có thể xác, chứ không có linh hồn.
Còn việc trau dồi các kiến thức cần thiết và quan trọng về triết học, tâm lý học, sự phạm, thần học, tu đức, v.v… hầu như ít ai quan tâm coi trọng. Vì thế, số các Linh Mục đăng ký tham dự các khóa tu nghiệp về các kiến thức nền tảng trên, do các trung tâm mục vụ của Giáo phận hay Dòng tu mở ra, thường người ta có thể đếm đầu ngón tay. Ở đây, chúng ta cũng không nên quên rằng các giáo sư và các nhà chuyên môn chỉ có thể giới thiệu hay đề nghị những kiến thức chuyên môn cần thiết bằng các bài thuyết trình có nội dung sâu xa và phong phú, còn việc lắng nghe, tiếp thu hay đồng hóa các kiến thức đó, thì chính các vị Linh Mục phải tự hiện thực lấy. Trường hợp các vị Linh Mục không có thời giờ để có thể làm điều đó, thì không chỉ kiến thức của các ngài sẽ trở nên nghèo nàn và vơi cạn dần đi, nhưng chính Giáo Hội trong toàn thể cũng bị thiệt hại không nhỏ.
Vậy, ở đây người ta có thể tự hỏi: Phải chăng lý tưởng Linh Mục hay hình ảnh người Linh Mục vẫn còn tương lai? Nếu có, thì như thế nào?
Tương lai của lý tưởng Linh Mục
Trước hết, theo quan điểm của một số các giáo phái Tin Lành như Luthéranisme (đa số ở Đức, các nước Bắc Âu, ở Mỹ) hay Calvinisme (đa số ở Thụy Sĩ, Pháp) thì chỉ Đức Kitô là Vị Linh Mục, là vị Thượng Tế tối cao duy nhất, còn tất cả mọi Kitô hữu đều được tham dự vào Chức Linh Mục (Priestertum, Sacerdoce) của Đức Kitô như nhau. Vì thế, họ phủ nhận Bí tích truyền chức Linh Mục. Các vị Mục Sự Tin Lành thuộc các giáo phái trên đều không được lãnh nhận Bí tích truyền chức Linh Mục, nghĩa là đều không phải là Linh Mục. Họ cũng cho rằng với tư cách là Linh Mục, người Linh Mục cũng không thể là „alter Christus“, cũng không thể gần gũi Thiên Chúa hơn người tín hữu bình thường khác được, nghĩa người Linh Mục cũng chỉ là một tín hữu hoàn toàn giống như mọi tín hữu khác. Trái lại, là Linh Mục, người Linh Mục cần phải gần gũi với con người hơn và cần phải trở thành một dấu chỉ cho con người.
Nhưng chính quan niệm về chức Linh Mục chung (Sacerdoce général) như thế đã làm lu mờ ơn gọi Linh Mục hay Bí tích truyền chức Linh Mục. Trong khi đó, chức Linh Mục chung và ơn gọi Linh Mục lại hầu như hoàn toàn không có tương quan gì với nhau. Bởi vì, chức Linh Mục chung đã được nói đến trong Kinh Thánh như là „Vương giả và Tư Tế“ (x. Xh 19,6; Dn 7,22; Kh 1,6; 5,10) và điều đó được coi như là dấu hiệu để phân biệt giữa Dân Tuyển Chọn Ít-ra-en và các dân ngoại. Trong Thư Do-thái chữ „kohen“ mà tiếng Hy Lạp gọi là „hiereus“ được dùng để chỉ vị Linh Mục coi sóc Đền thờ trong thời thượng cổ (x. Dt 8,5). Trái lại, chức Linh Mục trong Giáo Hội Công Giáo phát xuất từ chữ „Presbyteros“ và đó chính là các vị Trưởng Lão đã được các Tông Đồ đặt tay thánh hiến để đứng đầu và điều hành các cộng đoàn Kitô hữu, tức các vị Linh Mục.
Điều đó muốn nói rằng việc thiếu hiểu biết rõ ràng về vai trò người Linh Mục là hoàn toàn do thiếu ý thức chắc chắn về vai trò của Đức Giêsu Kitô, vị Linh Mục tối cao. Phải chăng Đức Kitô thực sự là tâm điểm và là đầu của Giáo Hội? Những gì sẽ xảy ra, nếu Đức Kitô không phải là tâm điểm và đầu của Giáo Hội?
Linh Mục Công Giáo đã, đang và sẽ luôn luôn là hình ảnh thực sự của Đức Kitô. Những nhận thức thiếu chắc chắn về vai trò Linh Mục của Đức Kitô như thế, một trong những nguyên nhân đưa tới việc đòi hỏi truyền chức Linh Mục cho nữ giới, không chỉ là triệu chứng báo hiệu một cơn khủng hoảng là người ta không còn phân biệt sự khác biệt giữa nữ giới và nam giới nữa (kể từ khi một số người phụ nữ từ chối thiên chức làm mẹ của mình), nhưng còn là triệu chứng báo hiệu cơn khủng hoảng của chính Kitô học nữa.
Và sự chế ngự thể xác cũng như các đòi hỏi tự nhiên của nó bằng các kiêng cữ và bằng cả một cuộc sống khắc khổ cụ thể mà ngôn ngữ bình dân thường gọi là „sư ăn chay phạt xác“, hoàn toàn không phải là thái độ khinh thường hay coi nhẹ giá trị của thân xác một cách lệch lạc hay bệnh hoạn và nhất là tuyệt đối không phải là thái độ vô ơn đối với Đấng Tạo Hóa hay đi ngược lại với quan điểm của Kinh Thánh vốn coi thân xác con người là đền thờ Chúa Thánh Thần, nhưng trái lại, là sự minh chứng hùng hồn rằng ngoài đời sống gia đình và việc nối dõi tông đường, tức sự cộng tác vào việc sáng tạo nên thế hệ mới trong cuộc sống đời này, còn có một cuộc sống khác, một mục đích khác và một kho tàng khác còn cao trọng và quý báu hơn bội phần.
Nhìn vào cụ thể, lời thề hứa „độc thân Linh Mục“ đối với người Linh Mục trong Giáo Hội Công Giáo không phải là một đòi buộc khắt khe, bảo thủ và thiếu thích thời của Giáo Hội, cốt để duy trì và bảo vệ truyền thống tốt đẹp từ lâu đời của Giáo Hội hay chỉ để nhằm những thuận lợi thực tiễn bên ngoài trong công tác mục vụ của người Linh Mục, như được „rãnh tay“ hơn, được giáo dân tôn kính hơn, và nhờ thế sẽ gặt hái được nhiều hiệu quả hơn, v.v…, nhưng là được ràng buộc và được liên kết chặt chẽ với chiều kích hy lễ hiến tế mà người Linh Mục dâng lên Thiên Chúa mỗi ngày thay cho tất cả các anh chị em (giáo dân) khác của mình; vâng, tương tự như việc ngài hằng ngày cùng với và đại diện cho toàn thể cộng đoàn Dân Chúa dâng trên bàn thờ hy lễ hiến tế của Đức Kitô. Và nếu Đức Kitô, vị Linh Mục tối cao đã tự dâng mình làm hy lễ để làm đẹp lòng Chúa Cha, thì người Linh Mục, alter Chistus, tức người đại diện cho Đức Kitô trong vai trò Linh Mục, cũng phải tự nguyện hiến tế đời mình làm hy lễ dâng lên Chúa Cha như thế.
Thật vậy, sự tự nguyện từ bỏ tất cả để sống theo ba lời khuyên Phúc Âm – vâng lời, khó nghèo và khiết tịnh – là nhằm mục đích duy nhất: Tôn vinh Thiên Chúa và phục vụ đồng loại một cách trọn vẹn và hiệu quả hơn, một thái độ sống mà theo tinh thần Kinh Thánh người ta gọi là hy lễ, là cuộc đời tận hiến hay cuộc đời thánh hiến. Và đó không phải là một hành động theo cảm tính, xu thời, thiếu suy nghĩ hay đua đòi một cách vô ý thức và vô nghĩa, nhưng là một sự quyết định can đảm và sáng suốt của một đức tin sâu xa cũng như của một tình yêu mạnh mẽ và vô vị kỷ đối với Thiên Chúa cũng như đối với các anh chị em đồng loại của người Linh Mục. Vì thế, đó là một hành động làm đẹp lòng Thiên Chúa, như chính Người đã sai Con Một mình xuống trần gian làm Của Lễ dâng lên Người thay cho cả nhân loại. Điều đó cho thấy rằng cuộc đời tận hiến của người Linh Mục tương quan chặt chẽ với hy lễ thập giá của Đức Kitô, tương tự như giọt nước lã mà ngài đem hòa vào rượu trong chén thánh được dâng trên bàn thờ mỗi ngày.
Theo quan niệm truyền thống từ xa xưa và còn sót lại cho tới cả ngày nay nữa, người ta luôn luôn chỉ nhấn mạnh duy nhất hy lễ thập giá của Đức Kitô, đến nỗi các tín hữu thường nghĩ rằng Chúa đã chịu đau khổ và chịu chết thay cho loài người, hầu từ đây loài người được hưởng một cuộc sống thảnh thơi, chứ không còn phải hy sinh, vất vả và đau khổ nữa. Do đó, mội khi gặp thử thách hay đau khổ thế này thế kia, họ liền phàn nàn kêu trách Chúa hay còn nghi ngờ cả sự an bài đầy yêu thương cũng như chính sự hiện hữu của Chúa. Nhất là họ đã quên rằng cuộc đời này chỉ là một cuộc lữ hành tiến về quê thật, là một „trận chiến“, như người ta vẫn nói: „Đời là một cuộc chiến đấu“ hay „Sống có nghĩa là chiến đấu“, hầu để con người chuẩn bị một cách xứng đáng cho cuộc sống vĩnh cửu mai hậu của mình. Vì thế, cuộc sống một người thành công hay không đều tùy thuộc vào việc người ấy có hiểu và có sống theo chân lý khách quan ấy hay không. Đó cũng là ý nghĩa nghĩa câu: „Nếu người ta được lời lãi cả thế gian, mà mất linh hồn mình thì nào được ích chi!“
Điều đó cũng muốn chứng minh rằng đời sống độc thân Linh Mục được coi như là một đòi hỏi dấn thân tuyệt căn của Tân Ước, mặc dù đôi khi xem ra phản tự nhiên và lỗi thời đối với quan niệm người đời, chứ không phải là một quan điểm tùy hứng theo não trạng thời đại. Chính vì thế, đây cũng là yếu tố góp phần vào việc suy tư về tương lai của ơn gọi Linh Mục. Nói cách khác, yếu tố chủ chốt mang tính cách quyết định về Thiên chức Linh Mục luôn luôn phải được gắn liền với phạm trù „sự thánh thiện“ và „sự tử đạo“. Thật vậy, mỗi khi khoác lên mình chiếc áo chùng thâm Linh Mục, người Linh Mục cần phải luôn ý thức rằng mình đã chết cho thế gian và chỉ sống cho Chúa, cho Giáo Hội và lợi ích các linh hồn, như chính Đức Kitô đã nêu gương trước. Còn nếu ngài quan niệm khác về đời Linh Mục của mình thì ngài sẽ phải đối mặt với rất nhiều „ngõ cụt“ trong cuộc sống.
Sự thánh thiện: Người ta có thể tự hỏi có thời đại nào trong suốt lịch sử Giáo Hội mà lại không phải đối mặt với các thách đố, với các thử thách khó khăn? Vì Giáo Hội phải luôn bước đi trên cùng một con đường mà Đức Kitô đã đi qua. Hơn nữa, chính các gian nan thử thách còn là phương tiện cần thiết để tôi luyện tâm hồn các tín hữu trên đường nên thánh. Vì một điều cần thiết duy nhất mà trong tất cả mọi thời đại, Giáo Hội và thế giới cũng như tất cả chúng ta cần phải có, đó là các tâm hồn trọn lành, các vị thánh nhân. Đúng vậy, tình trạng hay hoàn cảnh khó khăn của các Linh Mục chỉ có một lối thoát, chỉ có một lựa chọn duy nhất, đó là sự thánh thiện, đó là một cuộc sống trọn lành.
Cũng như trong suốt lịch sử Giáo Hội, mỗi khi Giáo Hội gặp thử thách khó khăn như trong thời đại chúng ta ngày nay, đặc biệt ở các nước Âu Mỹ, người ta thường chỉ quan tâm tu chỉnh và sửa sai những hình thức tổ chức bên ngoài, như các vấn đề thuộc lãnh vực kinh tế tài chánh, hay thuộc lãnh vực nhân sự: thu hẹp, giảm thiểu hay thay đổi, v.v… Nhưng chiều kích sự thánh thiện, nỗ lực nên thánh, nên trọn lành thì ít ai quan tâm tới, vì người ta thường quan niệm rằng vấn đề sống trọn lành hay nên thánh là việc tư riêng của từng cá nhân, chứ không phải của cộng đồng giáo xứ hay của Giáo Hội. Bởi vậy, trong khoảng 40 năm vừa qua, chiều kích sự thánh thiêng trong Giáo Hội đã bị coi nhẹ, bị sao nhãng hay đã bị bỏ quên. Ở đây chúng ta thử nêu một vài ví dụ, chẳng hạn:
· Cách ăn mặc của những người giúp cho rước lễ: tại nhiều giáo xứ trong Giao Hội, những người giáo dân khi giúp trao Mình Thánh Chúa cho cộng đoàn tham dự Thánh Lễ đã ăn mặc một cách bất xứng: quần áo thốc thếch, luộm thuộm, hở hang khiêu gợi hay quá diêm dúa;
· Vị trí Nhà Tạm: trong nhiều nhà thờ, nhất là trong những nhà thờ tân thời, người ta thường không còn thiết kế vị trí Nhà Tạm ở ngay giữa gian Cung Thánh, một nơi cao trọng nhất trong một ngôi thánh đường, nhưng được đặt ở gian hông hay ở „gian nhà nguyện“ tại một góc nào đó trong nhà thờ.
· Thái độ thiếu cung kính khi vào nhà thờ: một số người khi bước chân vào nhà thờ, kể cả nhà thờ có Mình Thánh Chúa, chẳng những không còn lấy nước thánh ở cửa nhà thờ để làm Dấu Thánh Giá, không còn bái gối, còn hai tay khoanh sau đít và đi lại nghêng ngang trong nhà thờ như khi đi xem một gian hàng triển lãm.
· Việc loại bỏ áo Dòng hay áo chùng thâm: Còn đa số các Linh Mục đã bỏ không còn mặc áo chùng thâm Linh Mục của mình nữa và cũng không mang trên mình bất cứ dấu hiệu nào, chẳng hạn tượng Thánh Giá, để có thể giúp cho người khác nhận ra các ngài là Linh Mục, viện lẽ là „để hòa đồng và để dễ dàng gần gũi với mọi người hơn“. Thế nhưng chiều kích sự thánh thiện lại quan niệm khác.· v.v…!
Và chính việc loại bỏ các dấu hiệu hay các biểu tượng bên ngoài của sự thánh thiện như thế đã góp phần không nhỏ vào việc làm lu mờ tính chất thánh thiêng và cao cả của Thiên chức Linh Mục cũng như đánh mất sự đòi hỏi dấn thân tuyệt căn, dứt khoát và hoàn toàn vô vị lợi của người Linh Mục.
Sự tử đạo: Tình trạng sống độc thân của người Linh Mục như hiện nay trong Giáo Hội Công Giáo không chỉ giúp cho người Linh Mục được tự do và dễ dàng hơn trong việc hy sinh dấn thân trọn vẹn cho công tác mục vụ và cho việc rao giảng Tin Mừng, nhưng còn nhằm tới một chiều kích sâu xa khác. Vâng, người Linh Mục không chỉ phải chu toàn sứ vụ Linh Mục của mình một cách tốt đẹp như một người công chức chu toàn trách nhiệm được trao phó, nhưng người Linh Mục còn phải sống chính sứ vụ Linh Mục của mình nữa. Nói cách khác, nơi người Linh Mục không còn sự phân biệt giữa đời sống tư riêng và đời sống trách nhiệm, nhưng cả hai cùng gắn bó và hòa trộn vào nhau thành một thực thể: Cuộc đời người tận hiến.
Và điều đó không chỉ đòi hỏi nơi người Linh Mục một sự hy sinh can đảm, một sự từ bỏ dứt khoát tất cả, nhưng chính nó là nguồn sức mạnh giúp cho người Linh Mục vượt thắng được tất cả mọi thử thách đầy gian nan của sứ vụ Linh Mục của mình. Trong các Thư gửi cho các tín hữu xưa, nhất là trong Thư Thứ Hai (4, 7-15; 11, 23b-29) gửi cộng đoàn tín hữu ở Cô-rin-tô, thánh Phaolô đã trình bày những trải nghiệm đau đớn và những vật lộn tranh đấu đầy vất vả của ngài trước đủ mọi thử thách đau khổ khi thi hành sứ vụ Tông đồ.
Qua đó, thánh nhân đã đóng góp một phần quan trọng vào việc giải đáp thỏa đáng vấn nạn: Phải chăng Giáo Hội và sứ vụ Tông đồ của Giáo Hội là sự trung gian cần thiết cho ơn cứu độ và sự hòa giải của nhân loại?
Theo khuynh hướng thần học của Giáo Hội Tin Lành thì tính cách trung gian của Giáo Hội cho sự cứu rỗi của con người là hoàn toàn không cần thiết, nếu không nói là còn nguy hiểm nữa, vì sự cứu rỗi chỉ đến từ Thiên Chúa, tức bằng ơn thánh và bằng lòng tin, chứ không phải bằng việc làm của con người. Vì thế, người ta thường nghe những lời phát biều từ phía các anh em Tin Lành cho rằng “Giáo Hội“ không có quyền tự đặt mình làm trung gian giữa Thiên Chúa và con người như những người Công Giáo chủ trương. Chỉ một mình đức tin vào Thiên Chúa đã đủ để cứu rỗi con người. Thế nhưng ở đây, trong Thư gửi Cô-rin-tô, thánh Phaolô lại khẳng định một cách rõ ràng: „Vì thế, chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Kitô, như thể chính Thiên Chúa dùng chúng tôi mà khuyên dạy. Vậy, nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hòa với Thiên Chúa“ (2Cr 5,20). Nghĩa là theo thánh Phaolô thì sứ vụ của các Tông Đồ (Giáo Hội) là một điều cần thiết trong việc kiến tạo sự hòa giải giữa con người và Thiên Chúa. Và trong cùng Bức Thư, thánh nhân còn viết tiếp: „Vì được cộng tác với Thiên Chúa, chúng tôi khuyên nhủ anh em: Anh em đã lãnh nhận ân huệ của Thiên Chúa, thì đừng để cho ân huệ đó trở nên vô ích.“ (6,1)
Như vậy, người ta có thể nói rằng: Nếu không có Đức Kitô, thì không có sự cứu rỗi, và nếu không có các Tông Đồ, tức Giáo Hội, làm trung gian mang đến cho con người, thì sự cứu rỗi không thể đến với con người được, vì ở đây các Tông Đồ là hình ảnh, là đại diện của „Giáo Hội“. Vì thế, cả là một điều vô lý, nếu người ta tìm cách tách biệt sự cứu rỗi ra khỏi Giáo Hội hay ngược lại. Cả hai cùng liên kết chặt chẽ với nhau. Bởi vì, sự cứu rỗi của con người có thể trở nên vô hiệu, nếu nó không được đón nhận bởi trung gian tác động của các Tông Đồ và không nhằm tới sự hòa giải phổ quát. Bởi vì, một sự cứu rỗi mà không đạt tới con người như là đối tượng chính yếu, là một điều hoàn toàn vô lý, không thể tuởng tượng được.
Và chúng ta biết rằng theo tư tưởng thần học của thánh tiến sĩ Augustinô, chúng ta vốn được tạo dựng nên và được sinh ra mà không cần sự đồng ý của chúng ta, nhưng chúng ta sẽ không được cứu rỗi và không được hòa giải nếu không có sự đồng ý của chúng ta. Điều đó có nghĩa là: Theo nghĩa tổng quát, thì sự rao giảng và sự trung gian của các Tông Đồ hay của Giáo Hội qua sứ vụ các Linh Mục thực sự là một điều cần thiết.
Nhưng sứ vụ Linh Mục trong một thế giới thiên về khuynh hướng tục hóa và vô thần nói chung và tại các nước luôn mang nặng não trạng bài trừ Công Giáo nói riêng, như tại các nước Hồi Giáo, tại Nga Sô hay tại các nước theo chế độ cộng sản vô thần, v.v…quả là một thách đố cực kỳ khó khăn và một nguy hiểm cụ thể khó tránh cho chính sự sống người Linh Mục. Dẫn chứng về những vụ giết hại man rợ các vị Linh Mục cũng như các cộng tác viên của các ngài trong khi thực thi sứ vụ truyền giáo của mình tại các phần đất nói trên là một thực tế đau thương đã thường xảy ra và sẽ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Quả thật, cuộc đời người Linh Mục là một cuộc tử đạo đúng nghĩa, nghĩa đen cũng như nghĩa bóng. Do đó, việc đón nhận sứ vụ Linh Mục và sự thực thi sứ vụ ấy đòi hỏi nơi các ứng viên đang dọn mình nơi các Đại Chủng Viện không những một sự suy nghĩ và cân nhắc đúng đắn hay một quyết định dứt khoát, nhưng còn đòi hỏi một đời sống đạo đức thánh thiện có nền tảng vững vàng chắc chắn và một tinh thần hy sinh „tử đạo“ can đảm. Và tất cả những điều đó phải được xây dựng trên một nền tảng tuyệt đối vững chắc là Đức Kitô qua một cuộc sống được thấm nhuần tinh thần cầu nguyện. Đúng như văn hào và sử gia người Đức Reihnhold Schneider đã viết: „Nur den Betern kann es noch gelingen“ (Chỉ những người cầu nguyện còn có thể thực hiện được điều đó). Hay nói ngược lại, nếu thiếu đi những Linh Mục thánh thiện, luôn biết thánh hóa sứ vụ Linh Mục của mình bằng sự cầu nguyện hằng ngày, Giáo Hội sẽ phải đứng trước con đường cùng.
Nhưng khi nghe nói đến đời sống độc thân khiết tịnh và đời sống cầu nguyện, chắc hẳn có người sẽ nghĩ rằng đó là những điều thuộc phạm vi bổn phận của các Tu Sĩ Nam Nữ, chứ đâu có liên quan đến các vị Linh Mục Triều đang phụ trách việc tông đồ hay công tác mục vụ. Nhưng chúng ta đừng quên rằng Đức Giêsu đã sống đời độc thân khiết tịnh không phải trong một Tu Viện, nhưng ở giữa những người lao động bình thường, những người mà hằng ngày Người vẫn tiếp xúc, chuyện trò, chia sẻ vui buồn với và nhất là rao giảng Tin Mừng Cứu Độ cho. Và lý do thái độ của Chúa là hoàn toàn dễ hiểu: Chính qua sự tương phản với đời sống bình thường của những người lập gia đình, tính chất đặc thù riêng biệt của cuộc sống Đức Kitô trong vai trò Đấng Cứu Thế muôn dân trở nên rõ nét và khả tín hơn trước mặt mọi người. Đúng thế, qua sự khác biệt với những người sống đời vợ chồng, một dấu chỉ cần thiết cho Nước Trời trở nên sống động, rõ ràng và cụ thể hơn và loan báo về sự ưu thắng tuyệt đối của niềm hy vọng vào Tin Mừng Đức Kitô. Đây cũng là lý do cho thấy rằng cái truyền thống vừa nhắc tới ở trên đã không được khám phá ra một cách đúng đắn trong các thế kỷ vừa qua: Bởi vì sự rao giảng trong Giáo Hội đã đề cập quá nhiều về những vấn đề thực tiễn của cuộc sống cụ thể hằng ngày, nhưng lại đề cập quá ít về viễn tượng thế mạt, về Nước Trời, Nước Vĩnh Cửu sắp tới. Nói cách khác, vấn đề trọng yếu được nói đến ở đây là một tương lai luôn quy hướng về một viễn tượng tuyệt đối sung mãn: „Tiệc Cưới Nước Trời.“ Đúng thế, việc hy sinh tiệc cưới đời này không phải vì khinh thường coi nhẹ, nhưng là để dồn thời giờ và năng lực vào „việc sửa soạn“ cho tiệc cưới cao trọng trên Nước Trời.
Đời độc thân khiết tịnh là đặc điểm của Tin Mừng
Như đã trình bày trên, đời sống độc thân khiết tịnh của người Linh Mục chính yếu là biểu tượng nhằm tới một lý tưởng cao cả nằm ngoài biên giới của cuộc sống hiện tại, chứ không không chỉ dừng lại nơi việc đặt nặng những giới hạn các đòi hỏi tự nhiên của con người. Nói cách khác, vì công cuộc rao giảng của sứ vụ Linh Mục chính yếu cần phải được định hướng nhằm về một tương lai huy hoàng vĩnh cửu, nên toàn diện công cuộc rao giảng ấy đòi hỏi phải tuyệt đối trung thành với một mình Đức Kitô, chứ không được sản sẻ hay phân chia cho bất cứ tạo vật nào. Vì thế, sự độc thân Linh Mục là một đặc điểm của Tin Mừng.
Điều này vốn là một khám phá của các Kitô hữu ngay từ buồi đầu và nhất là vào thời trung cổ, và đã đưa tới sự phát triển mạnh mẽ của các cộng đoàn Đan Tu (Monasterium) trong lòng Giáo Hội. Khi sống trong các cộng đoàn Đan Tu, các Đan Sĩ (Monachus, Mönch) nổ lực mỗi ngày để trở nên giống Chúa Cứu Thế hơn bằng cách tuyên giữ ba lời khấn: Vâng lời, khó nghèo và khiết tịnh. Nhưng các Đan Sĩ không chỉ sống ẩn dật sau các bức tường Đan Viện, các ngài còn tham gia tích cực, nếu không nói là những tác nhân chính, vào công cuộc rao giảng Tin Mừng cũng như các hoạt động xã hội. Bởi vậy, người ta đã có lý khi khẳng định rằng nền văn minh Kitô giáo của thế giới Tây Phương là do công lao của các Đan Sĩ, của các Thầy Dòng mang lại.
Thật vậy, ảnh hưởng của các Đan Sĩ trên mọi sinh hoạt xã hội của thế giới Tây phương vào thời trung cổ hoàn toàn mang tích cách quyết định. Nhưng nhất là tinh thần Đan Tu đã chi phối mạnh mẽ đời sống Giáo Hội vào lúc bấy giờ, cách riêng khi một số các vị Giáo Hoàng vốn xuất thân từ các Đan Viện. Do đó, một số lớn các Linh Mục Triều đã họp lại sống chung với nhau và tổ chức các sinh hoạt của họ theo gương các Đan Sĩ, như: từ sau giờ Kinh Sáng cho tới giờ Kinh Chiều: các ngài làm công tác mục của những vị Linh Mục triều; còn từ sau giờ Kinh Chiều cho tới giờ Kinh Sáng ngày hôm sau: các ngài sống đời cầu nguyện Đan Tu của những Đan Sĩ, chẳng hạn như mô hình sống chung do thánh Vincent de Paul lập ra cho các Linh Mục triều vào thế kỷ XVI ở Pháp. Ngày nay với những thay đổi và những khó khăn nhất định trong Giáo Hội, hình thức sống chung này của các Linh Mục Triều đã được bàn tới và nhiều nơi đã được tái áp dụng trở lại.
Dĩ nhiên, cách thức tổ chức sống chung của các Linh Mục theo gương các Đan Sĩ như thế, không phải nhằm loại bỏ sự cô đơn trống vắng, như khi mỗi người phải sống một mình trong một ngôi nhà xứ, như là mục đích tiên quyết, nhưng trước hết là để động viên nhau sống trọn vẹn sứ vụ Linh Mục của mình một cách nên giống Thầy Chí Thánh hơn trong sự cầu nguyện và đời sống độc thân khiết tịnh. Vâng, sự độc thân khiết tịnh của Linh Mục không phải là một phương tiện khắc khổ để thắng dẹp những đòi hỏi tự nhiên hay để giải quyết cảnh cô đơn trống vắng, nhưng trước hết là tự nguyện trình bày một sự biểu dương khả tín của một tình yêu dâng hiến trọn vẹn, vô vị kỷ và không san sẻ phân chia, một tình yêu không còn lưu tâm tới những chi tiết nhỏ nhặt và ích kỷ như những tình yêu của người trần thế.
Đúng vậy, vì tình yêu vô vị kỷ đối với con người, Đức Kitô đã dâng hiến trọn cuộc sống mình làm của lễ dâng lên Chúa Cha, cũng vậy người Linh Mục, alter Christus, cũng phải dành trọn cuộc sống mình dâng hiến cho Thiên Chúa và phần rỗi của đồng loại. Nói cách khác, cuộc sống thánh thiện là sự lựa chọn và là lối thoát duy nhất cho các Linh Mục khi phải đứng trước bất cứ một tình thế phức tạp và khó khăn nan giải nào!
Lm Nguyễn Hữu Thy
Trong Nguyệt san quan trọng nhất về Mục Vụ của Giáo Hội Công Giáo tại Đức „Der Anzeiger für Pastoral- und Gemeindepraxis“, số tháng 12/2006, tác giả tiến sĩ Peter Müller-Goldkuhle đã viết là ông thường gặp một số Linh Mục tỏ ra mệt mỏi và chán nản trước tình trạng tiêu cực trong Giáo Hội. Nhưng nhất là các ngài tỏ ra thất vọng, đau khổ và mất tin tưởng trước „tình trạng suy thoái rõ rệt của ơn gọi Linh Mục.“ Và đây chính là vấn đề bức xúc và khó khăn nhức nhối nhất hiện nay của Giao Hội, đòi hỏi phải tìm ra được một giải đáp thích hợp hay một lối thoát hợp lý.
Điểm trọng yếu của vấn đề là chính thực tế đáng lo ngại của hoàn cảnh sinh hoạt mục vụ „quá tải“ hằng ngày cũng như sự thiếu xác tín của chính một số không ít các Linh Mục về lý tưởng Linh Mục của mình. Nhưng trước hết, một sự kiện cụ thể và minh nhiên mà người ta không nên bỏ qua, đó là khi phải sống trong một xã hội đa nguyên, bị phân hóa và bị tục hóa trầm trọng như xã hội chúng ta ngày nay, hình ảnh người Linh Mục thường bị xuyên tạc, bị đánh giá sai hay bị làm méo mó lệch lạc đi rất nhiều, một hình ảnh mà tự bản chất vẫn luôn chứa đựng đầy đủ các phẩm chất thánh thiêng và cao quý cố hữu cũng như vẻ thu hút và quyếm rủ nội tại của nó. Tuy nhiên, một sự kiện khác cũng không kém minh nhiên, đó là nếu ngày nay lý tưởng Linh Mục hay hình ảnh người Linh Mục thường bị xuyên tạc, bị đánh giá sai và bị làm méo mó lệch lạc đi như thế, thì người ta không nên vội vàng và chủ quan trút hết mọi trách nhiệm chỉ cho những kẻ thù của Giáo Hội hay cho những tín hữu „khô khan nguội lạnh“ luôn mang nặng não trạng phê bình chỉ trích Giáo Hội và bài giáo sĩ, nhiều khi quá chủ quan, cực đoan và nặng phần cảm tính – một điều mà trong thời đại nào cũng xảy ra –, nhưng chính một số không ít các Linh Mục là nguyên nhân trực tiếp của thảm cảnh đó, như hiện tượng lạm dụng tình dục trẻ em vị thành niên. Và đây mới là điểm bi quan và đáng lo sợ nhất.
Nhưng ở đây người ta lại phải tự hỏi đâu là lý do đã khiến các Linh Mục phải rơi vào thực trạng đáng buồn đó?
Để có thể tìm ra được câu trả lời, chúng ta thử đưa ra một ví dụ cụ thể trong cuộc sống đời thường: Khi phải ngụp lặn trong một dòng nước chảy xiết, nếu bạn không có điểm tựa vững chắc để bám víu, để nương tựa, thì chắc chắn bạn sẽ bị dòng nước cuốn trôi đi hay ít nhất bạn cũng không thể đến đúng được điểm hẹn bạn muốn đến ở bờ bên kia. Cũng tương tự như vậy, khi phải thực thi sứ vụ Linh Mục của mình giữa một xã hội đầy biến động, đầy tục hóa và đầy thách đố với đủ mọi khiêu khích cũng như mọi cám dỗ mời mọc đến từ nhiều phía, nếu người Linh Mục không có được một sự xác tín đầy đủ về ơn gọi của mình và một điểm tựa tinh thần vững chắc thì chắc chắn khó lòng đứng vững được.
Bởi vì, người Linh Mục cũng vẫn là một con người bình thường như bao con người bình thường khác, với đầy đủ mọi tính chất của một con người. Và Thiên chức Linh Mục là một ơn sủng của Thiên Chúa, nên thánh thiêng và cao cả, còn người Linh Mục thì vẫn luôn đang trên con đường tiến tới sự trọn lành, nghĩa là vẫn luôn mang trong mình sự yếu hèn và bất toàn, vì tự bản chất Thiên chức Linh Mục không loại bỏ những tính chất tự nhiên nơi người Linh Mục, không thánh hóa người Linh Mục, nghĩa là không làm cho người Linh Mục nên thánh thiện hơn. Để hiểu được phần nào điều đó, chúng thử đưa ra một ví dụ cụ thể, chẳng hạn một chiếc hộp sắt đựng viên ngọc quý: chiếc hộp sắt luôn luôn vẫn mang chất sắt, chứ viên ngọc quý không biến nó thành ngọc được. Nói cách khác, Thiên chức Linh Mục không miễn trừ cho người Linh Mục việc cố gắng nên trọn lành, việc cố gắng nên thánh của bản thân. Vì thế, cũng như tất cả mọi tín hữu khác, người Linh Mục cần phải nổ lực, cần phải chiến đấu không ngừng để trở nên hoàn thiện hơn mỗi ngày, và nhất là để trở nên xứng đáng hơn với Thiên chức Linh Mục mà Thiên Chúa đã trao phó cho để phục vụ Giáo Hội của Người một cách có hiệu quả hơn.
Nhìn vào tình trạng cụ thể của Giáo Hội ngày nay nói chung và tại các nước Âu Mỹ nói riêng, thì dù muốn hay không, người ta cũng phải chấp nhận một sự thật là não trạng toàn cầu hóa đã có tác dụng mạnh mẽ không những đến các cơ cấu xã hội dân sự mà cả đến Giáo Hội nữa. Hình ảnh truyền thống của Giáo Hội: „một đoàn chiên theo một chủ chiên“, mỗi xứ đạo dù to hay nhỏ vẫn có một vị Quản Xứ coi sóc, khép kín trong một không gian giới hạn đầy tin tưởng phó thác, tất cả mọi vui buồn cha con ngày đêm đều có nhau, an ủi vổ về nhau và ngôi nhà xứ là nơi gặp gỡ thân thương cho mọi người con của xứ dạo, v.v…, đã lùi xa vào quá khứ, đều không còn nữa.
Trái lại, tình trạng cụ thể của Giáo Hội ngày nay là „việc nhiều người ít“, một vị Linh Mục thường phải quản nhiệm từ 3,4 hay 5,6 giáo xứ với số giáo dân từ 10.000 đến 20.000 giáo dân hay hơn nữa. Và tuy nhiều nơi trong Giáo Hội, một số các công tác trong giáo xứ đã được Ban Hành Giáo Xứ hay các ban ngành khác san sẻ và đảm nhận, như lãnh vực thuộc tài chánh, xây cất, v.v…, nhưng dầu sao vị Linh Mục Quản Xứ cũng vẫn luôn là „đầu tàu“, là người giữ trách nhiệm, là người điều hành chính trong bộ máy sinh hoạt của giáo xứ, hay nói đúng hơn, của các giáo xứ, đó là chưa nói đến một số công tác mục vụ mà giáo dân không thể làm thay được, như việc cử hành Thánh Lễ, việc giải tội, xức dầu bệnh nhân, v.v... Vì biên giới của công tác „Cura animarum“ không chỉ dừng lại nơi những việc thuộc lãnh vực thiêng liêng thuần túy, nhưng còn bao trùm toàn diện mọi sinh hoạt trong các giáo xứ. Do đó, vị Linh Mục Quản Xứ ngày nay không chỉ đóng vai trò một vị Linh Hướng thuần túy, nhưng còn là một „Manager“, một giám đốc điều hành nữa. Vì thế, người Linh Mục đòi hỏi phải có những khả năng và những phẩm chất tương ứng, như: kỹ thuật điều hành, kỹ thuật quản lý, cách thức tuyển chọn người cộng tác cũng như việc ứng xử hợp lý đối với họ, v.v… Nhưng chính ở điểm này đã làm nảy sinh những diễn biến đầy phức tạp, đầy thách đố, đòi hỏi cấp bách phải được nhận định, được phân tích và phải tìm ra được một lối thoát hợp lý và đúng đắn.
Thật vậy, như đã nói trên, ngày nay sứ vụ hay vai trò người Linh Mục đã thay đổi rất nhiều, đã trở nên phức tạp và khó khăn bội phần, nếu không nói là hoàn toàn khác với 50, 60 năm về trước. Vâng, người Linh Mục vừa là một vị Linh Hướng vừa là một giám đốc điều hành bộ máy các giáo xứ hay liên giáo xứ, với công việc hằng ngày „ngập đầu ngập cổ“, như lời một thư ký giáo xứ nhận định, đến nỗi người Linh Mục chỉ còn biết „Labora“, chứ không còn thời giờ để nghĩ đến „Ora“ nữa, hằng ngày chỉ lo bận rộn với đủ thứ công việc, và khi rãnh rỗi thì lại tìm một chút thư giãn nào đó, chứ không còn thời giờ hay tâm trí để cầu nguyện cũng như để chăm lo trau dồi và phong phú hóa đời sống nội tâm và kiến thức thần học bằng sự học hỏi, nghiên cứu sách vở chuyên môn về triết học, về thần học hay tham dự các khóa bồi dưỡng, các khóa tu nghiệp về tu đức cũng như về các ngành chuyên môn cần thiết khác.
Để biện luận cho sự coi nhẹ hay sao nhãng việc cầu nguyện, việc đọc „Kinh Nhật Tụng“ (Breviarium), có vị cho rằng trừ khi rãnh rỗi, chứ khi phải bận rộn các công việc mục vụ như dạy giáo lý, sinh hoạt với các đoàn thể, thăm viếng hay mang Mình Thánh Chúa cho kẻ liệt, v.v… thì không cần phải đọc thêm Kinh Nhật Tụng, không cần phải cầu nguyện hay Lần Hạt Mân Cội nữa, vì tất cả các hoạt động mục vụ ấy đều nhằm mục đích tôn vinh Chúa. Trong khi đó, sứ vụ Linh Mục không chỉ đòi hỏi người Linh Mục phải chu toàn các công tác mục vụ bên ngoài một cách đầy đủ và có hiệu quả, nhưng còn phải là nhân chứng sống động của những lời khuyên Phúc Âm nhờ vào tinh thần cầu nguyện sốt sắng trong cuộc sống cụ thể hằng ngày. Sứ vụ Linh Mục mà chỉ bằng lòng dừng lại nơi phạm vi những công việc bên ngoài mà thôi, chứ không có đời sống cầu nguyện sâu xa đi kèm theo, thì cũng giống như một người chỉ có thể xác, chứ không có linh hồn.
Còn việc trau dồi các kiến thức cần thiết và quan trọng về triết học, tâm lý học, sự phạm, thần học, tu đức, v.v… hầu như ít ai quan tâm coi trọng. Vì thế, số các Linh Mục đăng ký tham dự các khóa tu nghiệp về các kiến thức nền tảng trên, do các trung tâm mục vụ của Giáo phận hay Dòng tu mở ra, thường người ta có thể đếm đầu ngón tay. Ở đây, chúng ta cũng không nên quên rằng các giáo sư và các nhà chuyên môn chỉ có thể giới thiệu hay đề nghị những kiến thức chuyên môn cần thiết bằng các bài thuyết trình có nội dung sâu xa và phong phú, còn việc lắng nghe, tiếp thu hay đồng hóa các kiến thức đó, thì chính các vị Linh Mục phải tự hiện thực lấy. Trường hợp các vị Linh Mục không có thời giờ để có thể làm điều đó, thì không chỉ kiến thức của các ngài sẽ trở nên nghèo nàn và vơi cạn dần đi, nhưng chính Giáo Hội trong toàn thể cũng bị thiệt hại không nhỏ.
Vậy, ở đây người ta có thể tự hỏi: Phải chăng lý tưởng Linh Mục hay hình ảnh người Linh Mục vẫn còn tương lai? Nếu có, thì như thế nào?
Tương lai của lý tưởng Linh Mục
Trước hết, theo quan điểm của một số các giáo phái Tin Lành như Luthéranisme (đa số ở Đức, các nước Bắc Âu, ở Mỹ) hay Calvinisme (đa số ở Thụy Sĩ, Pháp) thì chỉ Đức Kitô là Vị Linh Mục, là vị Thượng Tế tối cao duy nhất, còn tất cả mọi Kitô hữu đều được tham dự vào Chức Linh Mục (Priestertum, Sacerdoce) của Đức Kitô như nhau. Vì thế, họ phủ nhận Bí tích truyền chức Linh Mục. Các vị Mục Sự Tin Lành thuộc các giáo phái trên đều không được lãnh nhận Bí tích truyền chức Linh Mục, nghĩa là đều không phải là Linh Mục. Họ cũng cho rằng với tư cách là Linh Mục, người Linh Mục cũng không thể là „alter Christus“, cũng không thể gần gũi Thiên Chúa hơn người tín hữu bình thường khác được, nghĩa người Linh Mục cũng chỉ là một tín hữu hoàn toàn giống như mọi tín hữu khác. Trái lại, là Linh Mục, người Linh Mục cần phải gần gũi với con người hơn và cần phải trở thành một dấu chỉ cho con người.
Nhưng chính quan niệm về chức Linh Mục chung (Sacerdoce général) như thế đã làm lu mờ ơn gọi Linh Mục hay Bí tích truyền chức Linh Mục. Trong khi đó, chức Linh Mục chung và ơn gọi Linh Mục lại hầu như hoàn toàn không có tương quan gì với nhau. Bởi vì, chức Linh Mục chung đã được nói đến trong Kinh Thánh như là „Vương giả và Tư Tế“ (x. Xh 19,6; Dn 7,22; Kh 1,6; 5,10) và điều đó được coi như là dấu hiệu để phân biệt giữa Dân Tuyển Chọn Ít-ra-en và các dân ngoại. Trong Thư Do-thái chữ „kohen“ mà tiếng Hy Lạp gọi là „hiereus“ được dùng để chỉ vị Linh Mục coi sóc Đền thờ trong thời thượng cổ (x. Dt 8,5). Trái lại, chức Linh Mục trong Giáo Hội Công Giáo phát xuất từ chữ „Presbyteros“ và đó chính là các vị Trưởng Lão đã được các Tông Đồ đặt tay thánh hiến để đứng đầu và điều hành các cộng đoàn Kitô hữu, tức các vị Linh Mục.
Điều đó muốn nói rằng việc thiếu hiểu biết rõ ràng về vai trò người Linh Mục là hoàn toàn do thiếu ý thức chắc chắn về vai trò của Đức Giêsu Kitô, vị Linh Mục tối cao. Phải chăng Đức Kitô thực sự là tâm điểm và là đầu của Giáo Hội? Những gì sẽ xảy ra, nếu Đức Kitô không phải là tâm điểm và đầu của Giáo Hội?
Linh Mục Công Giáo đã, đang và sẽ luôn luôn là hình ảnh thực sự của Đức Kitô. Những nhận thức thiếu chắc chắn về vai trò Linh Mục của Đức Kitô như thế, một trong những nguyên nhân đưa tới việc đòi hỏi truyền chức Linh Mục cho nữ giới, không chỉ là triệu chứng báo hiệu một cơn khủng hoảng là người ta không còn phân biệt sự khác biệt giữa nữ giới và nam giới nữa (kể từ khi một số người phụ nữ từ chối thiên chức làm mẹ của mình), nhưng còn là triệu chứng báo hiệu cơn khủng hoảng của chính Kitô học nữa.
Và sự chế ngự thể xác cũng như các đòi hỏi tự nhiên của nó bằng các kiêng cữ và bằng cả một cuộc sống khắc khổ cụ thể mà ngôn ngữ bình dân thường gọi là „sư ăn chay phạt xác“, hoàn toàn không phải là thái độ khinh thường hay coi nhẹ giá trị của thân xác một cách lệch lạc hay bệnh hoạn và nhất là tuyệt đối không phải là thái độ vô ơn đối với Đấng Tạo Hóa hay đi ngược lại với quan điểm của Kinh Thánh vốn coi thân xác con người là đền thờ Chúa Thánh Thần, nhưng trái lại, là sự minh chứng hùng hồn rằng ngoài đời sống gia đình và việc nối dõi tông đường, tức sự cộng tác vào việc sáng tạo nên thế hệ mới trong cuộc sống đời này, còn có một cuộc sống khác, một mục đích khác và một kho tàng khác còn cao trọng và quý báu hơn bội phần.
Nhìn vào cụ thể, lời thề hứa „độc thân Linh Mục“ đối với người Linh Mục trong Giáo Hội Công Giáo không phải là một đòi buộc khắt khe, bảo thủ và thiếu thích thời của Giáo Hội, cốt để duy trì và bảo vệ truyền thống tốt đẹp từ lâu đời của Giáo Hội hay chỉ để nhằm những thuận lợi thực tiễn bên ngoài trong công tác mục vụ của người Linh Mục, như được „rãnh tay“ hơn, được giáo dân tôn kính hơn, và nhờ thế sẽ gặt hái được nhiều hiệu quả hơn, v.v…, nhưng là được ràng buộc và được liên kết chặt chẽ với chiều kích hy lễ hiến tế mà người Linh Mục dâng lên Thiên Chúa mỗi ngày thay cho tất cả các anh chị em (giáo dân) khác của mình; vâng, tương tự như việc ngài hằng ngày cùng với và đại diện cho toàn thể cộng đoàn Dân Chúa dâng trên bàn thờ hy lễ hiến tế của Đức Kitô. Và nếu Đức Kitô, vị Linh Mục tối cao đã tự dâng mình làm hy lễ để làm đẹp lòng Chúa Cha, thì người Linh Mục, alter Chistus, tức người đại diện cho Đức Kitô trong vai trò Linh Mục, cũng phải tự nguyện hiến tế đời mình làm hy lễ dâng lên Chúa Cha như thế.
Thật vậy, sự tự nguyện từ bỏ tất cả để sống theo ba lời khuyên Phúc Âm – vâng lời, khó nghèo và khiết tịnh – là nhằm mục đích duy nhất: Tôn vinh Thiên Chúa và phục vụ đồng loại một cách trọn vẹn và hiệu quả hơn, một thái độ sống mà theo tinh thần Kinh Thánh người ta gọi là hy lễ, là cuộc đời tận hiến hay cuộc đời thánh hiến. Và đó không phải là một hành động theo cảm tính, xu thời, thiếu suy nghĩ hay đua đòi một cách vô ý thức và vô nghĩa, nhưng là một sự quyết định can đảm và sáng suốt của một đức tin sâu xa cũng như của một tình yêu mạnh mẽ và vô vị kỷ đối với Thiên Chúa cũng như đối với các anh chị em đồng loại của người Linh Mục. Vì thế, đó là một hành động làm đẹp lòng Thiên Chúa, như chính Người đã sai Con Một mình xuống trần gian làm Của Lễ dâng lên Người thay cho cả nhân loại. Điều đó cho thấy rằng cuộc đời tận hiến của người Linh Mục tương quan chặt chẽ với hy lễ thập giá của Đức Kitô, tương tự như giọt nước lã mà ngài đem hòa vào rượu trong chén thánh được dâng trên bàn thờ mỗi ngày.
Theo quan niệm truyền thống từ xa xưa và còn sót lại cho tới cả ngày nay nữa, người ta luôn luôn chỉ nhấn mạnh duy nhất hy lễ thập giá của Đức Kitô, đến nỗi các tín hữu thường nghĩ rằng Chúa đã chịu đau khổ và chịu chết thay cho loài người, hầu từ đây loài người được hưởng một cuộc sống thảnh thơi, chứ không còn phải hy sinh, vất vả và đau khổ nữa. Do đó, mội khi gặp thử thách hay đau khổ thế này thế kia, họ liền phàn nàn kêu trách Chúa hay còn nghi ngờ cả sự an bài đầy yêu thương cũng như chính sự hiện hữu của Chúa. Nhất là họ đã quên rằng cuộc đời này chỉ là một cuộc lữ hành tiến về quê thật, là một „trận chiến“, như người ta vẫn nói: „Đời là một cuộc chiến đấu“ hay „Sống có nghĩa là chiến đấu“, hầu để con người chuẩn bị một cách xứng đáng cho cuộc sống vĩnh cửu mai hậu của mình. Vì thế, cuộc sống một người thành công hay không đều tùy thuộc vào việc người ấy có hiểu và có sống theo chân lý khách quan ấy hay không. Đó cũng là ý nghĩa nghĩa câu: „Nếu người ta được lời lãi cả thế gian, mà mất linh hồn mình thì nào được ích chi!“
Điều đó cũng muốn chứng minh rằng đời sống độc thân Linh Mục được coi như là một đòi hỏi dấn thân tuyệt căn của Tân Ước, mặc dù đôi khi xem ra phản tự nhiên và lỗi thời đối với quan niệm người đời, chứ không phải là một quan điểm tùy hứng theo não trạng thời đại. Chính vì thế, đây cũng là yếu tố góp phần vào việc suy tư về tương lai của ơn gọi Linh Mục. Nói cách khác, yếu tố chủ chốt mang tính cách quyết định về Thiên chức Linh Mục luôn luôn phải được gắn liền với phạm trù „sự thánh thiện“ và „sự tử đạo“. Thật vậy, mỗi khi khoác lên mình chiếc áo chùng thâm Linh Mục, người Linh Mục cần phải luôn ý thức rằng mình đã chết cho thế gian và chỉ sống cho Chúa, cho Giáo Hội và lợi ích các linh hồn, như chính Đức Kitô đã nêu gương trước. Còn nếu ngài quan niệm khác về đời Linh Mục của mình thì ngài sẽ phải đối mặt với rất nhiều „ngõ cụt“ trong cuộc sống.
Sự thánh thiện: Người ta có thể tự hỏi có thời đại nào trong suốt lịch sử Giáo Hội mà lại không phải đối mặt với các thách đố, với các thử thách khó khăn? Vì Giáo Hội phải luôn bước đi trên cùng một con đường mà Đức Kitô đã đi qua. Hơn nữa, chính các gian nan thử thách còn là phương tiện cần thiết để tôi luyện tâm hồn các tín hữu trên đường nên thánh. Vì một điều cần thiết duy nhất mà trong tất cả mọi thời đại, Giáo Hội và thế giới cũng như tất cả chúng ta cần phải có, đó là các tâm hồn trọn lành, các vị thánh nhân. Đúng vậy, tình trạng hay hoàn cảnh khó khăn của các Linh Mục chỉ có một lối thoát, chỉ có một lựa chọn duy nhất, đó là sự thánh thiện, đó là một cuộc sống trọn lành.
Cũng như trong suốt lịch sử Giáo Hội, mỗi khi Giáo Hội gặp thử thách khó khăn như trong thời đại chúng ta ngày nay, đặc biệt ở các nước Âu Mỹ, người ta thường chỉ quan tâm tu chỉnh và sửa sai những hình thức tổ chức bên ngoài, như các vấn đề thuộc lãnh vực kinh tế tài chánh, hay thuộc lãnh vực nhân sự: thu hẹp, giảm thiểu hay thay đổi, v.v… Nhưng chiều kích sự thánh thiện, nỗ lực nên thánh, nên trọn lành thì ít ai quan tâm tới, vì người ta thường quan niệm rằng vấn đề sống trọn lành hay nên thánh là việc tư riêng của từng cá nhân, chứ không phải của cộng đồng giáo xứ hay của Giáo Hội. Bởi vậy, trong khoảng 40 năm vừa qua, chiều kích sự thánh thiêng trong Giáo Hội đã bị coi nhẹ, bị sao nhãng hay đã bị bỏ quên. Ở đây chúng ta thử nêu một vài ví dụ, chẳng hạn:
· Cách ăn mặc của những người giúp cho rước lễ: tại nhiều giáo xứ trong Giao Hội, những người giáo dân khi giúp trao Mình Thánh Chúa cho cộng đoàn tham dự Thánh Lễ đã ăn mặc một cách bất xứng: quần áo thốc thếch, luộm thuộm, hở hang khiêu gợi hay quá diêm dúa;
· Vị trí Nhà Tạm: trong nhiều nhà thờ, nhất là trong những nhà thờ tân thời, người ta thường không còn thiết kế vị trí Nhà Tạm ở ngay giữa gian Cung Thánh, một nơi cao trọng nhất trong một ngôi thánh đường, nhưng được đặt ở gian hông hay ở „gian nhà nguyện“ tại một góc nào đó trong nhà thờ.
· Thái độ thiếu cung kính khi vào nhà thờ: một số người khi bước chân vào nhà thờ, kể cả nhà thờ có Mình Thánh Chúa, chẳng những không còn lấy nước thánh ở cửa nhà thờ để làm Dấu Thánh Giá, không còn bái gối, còn hai tay khoanh sau đít và đi lại nghêng ngang trong nhà thờ như khi đi xem một gian hàng triển lãm.
· Việc loại bỏ áo Dòng hay áo chùng thâm: Còn đa số các Linh Mục đã bỏ không còn mặc áo chùng thâm Linh Mục của mình nữa và cũng không mang trên mình bất cứ dấu hiệu nào, chẳng hạn tượng Thánh Giá, để có thể giúp cho người khác nhận ra các ngài là Linh Mục, viện lẽ là „để hòa đồng và để dễ dàng gần gũi với mọi người hơn“. Thế nhưng chiều kích sự thánh thiện lại quan niệm khác.· v.v…!
Và chính việc loại bỏ các dấu hiệu hay các biểu tượng bên ngoài của sự thánh thiện như thế đã góp phần không nhỏ vào việc làm lu mờ tính chất thánh thiêng và cao cả của Thiên chức Linh Mục cũng như đánh mất sự đòi hỏi dấn thân tuyệt căn, dứt khoát và hoàn toàn vô vị lợi của người Linh Mục.
Sự tử đạo: Tình trạng sống độc thân của người Linh Mục như hiện nay trong Giáo Hội Công Giáo không chỉ giúp cho người Linh Mục được tự do và dễ dàng hơn trong việc hy sinh dấn thân trọn vẹn cho công tác mục vụ và cho việc rao giảng Tin Mừng, nhưng còn nhằm tới một chiều kích sâu xa khác. Vâng, người Linh Mục không chỉ phải chu toàn sứ vụ Linh Mục của mình một cách tốt đẹp như một người công chức chu toàn trách nhiệm được trao phó, nhưng người Linh Mục còn phải sống chính sứ vụ Linh Mục của mình nữa. Nói cách khác, nơi người Linh Mục không còn sự phân biệt giữa đời sống tư riêng và đời sống trách nhiệm, nhưng cả hai cùng gắn bó và hòa trộn vào nhau thành một thực thể: Cuộc đời người tận hiến.
Và điều đó không chỉ đòi hỏi nơi người Linh Mục một sự hy sinh can đảm, một sự từ bỏ dứt khoát tất cả, nhưng chính nó là nguồn sức mạnh giúp cho người Linh Mục vượt thắng được tất cả mọi thử thách đầy gian nan của sứ vụ Linh Mục của mình. Trong các Thư gửi cho các tín hữu xưa, nhất là trong Thư Thứ Hai (4, 7-15; 11, 23b-29) gửi cộng đoàn tín hữu ở Cô-rin-tô, thánh Phaolô đã trình bày những trải nghiệm đau đớn và những vật lộn tranh đấu đầy vất vả của ngài trước đủ mọi thử thách đau khổ khi thi hành sứ vụ Tông đồ.
Qua đó, thánh nhân đã đóng góp một phần quan trọng vào việc giải đáp thỏa đáng vấn nạn: Phải chăng Giáo Hội và sứ vụ Tông đồ của Giáo Hội là sự trung gian cần thiết cho ơn cứu độ và sự hòa giải của nhân loại?
Theo khuynh hướng thần học của Giáo Hội Tin Lành thì tính cách trung gian của Giáo Hội cho sự cứu rỗi của con người là hoàn toàn không cần thiết, nếu không nói là còn nguy hiểm nữa, vì sự cứu rỗi chỉ đến từ Thiên Chúa, tức bằng ơn thánh và bằng lòng tin, chứ không phải bằng việc làm của con người. Vì thế, người ta thường nghe những lời phát biều từ phía các anh em Tin Lành cho rằng “Giáo Hội“ không có quyền tự đặt mình làm trung gian giữa Thiên Chúa và con người như những người Công Giáo chủ trương. Chỉ một mình đức tin vào Thiên Chúa đã đủ để cứu rỗi con người. Thế nhưng ở đây, trong Thư gửi Cô-rin-tô, thánh Phaolô lại khẳng định một cách rõ ràng: „Vì thế, chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Kitô, như thể chính Thiên Chúa dùng chúng tôi mà khuyên dạy. Vậy, nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hòa với Thiên Chúa“ (2Cr 5,20). Nghĩa là theo thánh Phaolô thì sứ vụ của các Tông Đồ (Giáo Hội) là một điều cần thiết trong việc kiến tạo sự hòa giải giữa con người và Thiên Chúa. Và trong cùng Bức Thư, thánh nhân còn viết tiếp: „Vì được cộng tác với Thiên Chúa, chúng tôi khuyên nhủ anh em: Anh em đã lãnh nhận ân huệ của Thiên Chúa, thì đừng để cho ân huệ đó trở nên vô ích.“ (6,1)
Như vậy, người ta có thể nói rằng: Nếu không có Đức Kitô, thì không có sự cứu rỗi, và nếu không có các Tông Đồ, tức Giáo Hội, làm trung gian mang đến cho con người, thì sự cứu rỗi không thể đến với con người được, vì ở đây các Tông Đồ là hình ảnh, là đại diện của „Giáo Hội“. Vì thế, cả là một điều vô lý, nếu người ta tìm cách tách biệt sự cứu rỗi ra khỏi Giáo Hội hay ngược lại. Cả hai cùng liên kết chặt chẽ với nhau. Bởi vì, sự cứu rỗi của con người có thể trở nên vô hiệu, nếu nó không được đón nhận bởi trung gian tác động của các Tông Đồ và không nhằm tới sự hòa giải phổ quát. Bởi vì, một sự cứu rỗi mà không đạt tới con người như là đối tượng chính yếu, là một điều hoàn toàn vô lý, không thể tuởng tượng được.
Và chúng ta biết rằng theo tư tưởng thần học của thánh tiến sĩ Augustinô, chúng ta vốn được tạo dựng nên và được sinh ra mà không cần sự đồng ý của chúng ta, nhưng chúng ta sẽ không được cứu rỗi và không được hòa giải nếu không có sự đồng ý của chúng ta. Điều đó có nghĩa là: Theo nghĩa tổng quát, thì sự rao giảng và sự trung gian của các Tông Đồ hay của Giáo Hội qua sứ vụ các Linh Mục thực sự là một điều cần thiết.
Nhưng sứ vụ Linh Mục trong một thế giới thiên về khuynh hướng tục hóa và vô thần nói chung và tại các nước luôn mang nặng não trạng bài trừ Công Giáo nói riêng, như tại các nước Hồi Giáo, tại Nga Sô hay tại các nước theo chế độ cộng sản vô thần, v.v…quả là một thách đố cực kỳ khó khăn và một nguy hiểm cụ thể khó tránh cho chính sự sống người Linh Mục. Dẫn chứng về những vụ giết hại man rợ các vị Linh Mục cũng như các cộng tác viên của các ngài trong khi thực thi sứ vụ truyền giáo của mình tại các phần đất nói trên là một thực tế đau thương đã thường xảy ra và sẽ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Quả thật, cuộc đời người Linh Mục là một cuộc tử đạo đúng nghĩa, nghĩa đen cũng như nghĩa bóng. Do đó, việc đón nhận sứ vụ Linh Mục và sự thực thi sứ vụ ấy đòi hỏi nơi các ứng viên đang dọn mình nơi các Đại Chủng Viện không những một sự suy nghĩ và cân nhắc đúng đắn hay một quyết định dứt khoát, nhưng còn đòi hỏi một đời sống đạo đức thánh thiện có nền tảng vững vàng chắc chắn và một tinh thần hy sinh „tử đạo“ can đảm. Và tất cả những điều đó phải được xây dựng trên một nền tảng tuyệt đối vững chắc là Đức Kitô qua một cuộc sống được thấm nhuần tinh thần cầu nguyện. Đúng như văn hào và sử gia người Đức Reihnhold Schneider đã viết: „Nur den Betern kann es noch gelingen“ (Chỉ những người cầu nguyện còn có thể thực hiện được điều đó). Hay nói ngược lại, nếu thiếu đi những Linh Mục thánh thiện, luôn biết thánh hóa sứ vụ Linh Mục của mình bằng sự cầu nguyện hằng ngày, Giáo Hội sẽ phải đứng trước con đường cùng.
Nhưng khi nghe nói đến đời sống độc thân khiết tịnh và đời sống cầu nguyện, chắc hẳn có người sẽ nghĩ rằng đó là những điều thuộc phạm vi bổn phận của các Tu Sĩ Nam Nữ, chứ đâu có liên quan đến các vị Linh Mục Triều đang phụ trách việc tông đồ hay công tác mục vụ. Nhưng chúng ta đừng quên rằng Đức Giêsu đã sống đời độc thân khiết tịnh không phải trong một Tu Viện, nhưng ở giữa những người lao động bình thường, những người mà hằng ngày Người vẫn tiếp xúc, chuyện trò, chia sẻ vui buồn với và nhất là rao giảng Tin Mừng Cứu Độ cho. Và lý do thái độ của Chúa là hoàn toàn dễ hiểu: Chính qua sự tương phản với đời sống bình thường của những người lập gia đình, tính chất đặc thù riêng biệt của cuộc sống Đức Kitô trong vai trò Đấng Cứu Thế muôn dân trở nên rõ nét và khả tín hơn trước mặt mọi người. Đúng thế, qua sự khác biệt với những người sống đời vợ chồng, một dấu chỉ cần thiết cho Nước Trời trở nên sống động, rõ ràng và cụ thể hơn và loan báo về sự ưu thắng tuyệt đối của niềm hy vọng vào Tin Mừng Đức Kitô. Đây cũng là lý do cho thấy rằng cái truyền thống vừa nhắc tới ở trên đã không được khám phá ra một cách đúng đắn trong các thế kỷ vừa qua: Bởi vì sự rao giảng trong Giáo Hội đã đề cập quá nhiều về những vấn đề thực tiễn của cuộc sống cụ thể hằng ngày, nhưng lại đề cập quá ít về viễn tượng thế mạt, về Nước Trời, Nước Vĩnh Cửu sắp tới. Nói cách khác, vấn đề trọng yếu được nói đến ở đây là một tương lai luôn quy hướng về một viễn tượng tuyệt đối sung mãn: „Tiệc Cưới Nước Trời.“ Đúng thế, việc hy sinh tiệc cưới đời này không phải vì khinh thường coi nhẹ, nhưng là để dồn thời giờ và năng lực vào „việc sửa soạn“ cho tiệc cưới cao trọng trên Nước Trời.
Đời độc thân khiết tịnh là đặc điểm của Tin Mừng
Như đã trình bày trên, đời sống độc thân khiết tịnh của người Linh Mục chính yếu là biểu tượng nhằm tới một lý tưởng cao cả nằm ngoài biên giới của cuộc sống hiện tại, chứ không không chỉ dừng lại nơi việc đặt nặng những giới hạn các đòi hỏi tự nhiên của con người. Nói cách khác, vì công cuộc rao giảng của sứ vụ Linh Mục chính yếu cần phải được định hướng nhằm về một tương lai huy hoàng vĩnh cửu, nên toàn diện công cuộc rao giảng ấy đòi hỏi phải tuyệt đối trung thành với một mình Đức Kitô, chứ không được sản sẻ hay phân chia cho bất cứ tạo vật nào. Vì thế, sự độc thân Linh Mục là một đặc điểm của Tin Mừng.
Điều này vốn là một khám phá của các Kitô hữu ngay từ buồi đầu và nhất là vào thời trung cổ, và đã đưa tới sự phát triển mạnh mẽ của các cộng đoàn Đan Tu (Monasterium) trong lòng Giáo Hội. Khi sống trong các cộng đoàn Đan Tu, các Đan Sĩ (Monachus, Mönch) nổ lực mỗi ngày để trở nên giống Chúa Cứu Thế hơn bằng cách tuyên giữ ba lời khấn: Vâng lời, khó nghèo và khiết tịnh. Nhưng các Đan Sĩ không chỉ sống ẩn dật sau các bức tường Đan Viện, các ngài còn tham gia tích cực, nếu không nói là những tác nhân chính, vào công cuộc rao giảng Tin Mừng cũng như các hoạt động xã hội. Bởi vậy, người ta đã có lý khi khẳng định rằng nền văn minh Kitô giáo của thế giới Tây Phương là do công lao của các Đan Sĩ, của các Thầy Dòng mang lại.
Thật vậy, ảnh hưởng của các Đan Sĩ trên mọi sinh hoạt xã hội của thế giới Tây phương vào thời trung cổ hoàn toàn mang tích cách quyết định. Nhưng nhất là tinh thần Đan Tu đã chi phối mạnh mẽ đời sống Giáo Hội vào lúc bấy giờ, cách riêng khi một số các vị Giáo Hoàng vốn xuất thân từ các Đan Viện. Do đó, một số lớn các Linh Mục Triều đã họp lại sống chung với nhau và tổ chức các sinh hoạt của họ theo gương các Đan Sĩ, như: từ sau giờ Kinh Sáng cho tới giờ Kinh Chiều: các ngài làm công tác mục của những vị Linh Mục triều; còn từ sau giờ Kinh Chiều cho tới giờ Kinh Sáng ngày hôm sau: các ngài sống đời cầu nguyện Đan Tu của những Đan Sĩ, chẳng hạn như mô hình sống chung do thánh Vincent de Paul lập ra cho các Linh Mục triều vào thế kỷ XVI ở Pháp. Ngày nay với những thay đổi và những khó khăn nhất định trong Giáo Hội, hình thức sống chung này của các Linh Mục Triều đã được bàn tới và nhiều nơi đã được tái áp dụng trở lại.
Dĩ nhiên, cách thức tổ chức sống chung của các Linh Mục theo gương các Đan Sĩ như thế, không phải nhằm loại bỏ sự cô đơn trống vắng, như khi mỗi người phải sống một mình trong một ngôi nhà xứ, như là mục đích tiên quyết, nhưng trước hết là để động viên nhau sống trọn vẹn sứ vụ Linh Mục của mình một cách nên giống Thầy Chí Thánh hơn trong sự cầu nguyện và đời sống độc thân khiết tịnh. Vâng, sự độc thân khiết tịnh của Linh Mục không phải là một phương tiện khắc khổ để thắng dẹp những đòi hỏi tự nhiên hay để giải quyết cảnh cô đơn trống vắng, nhưng trước hết là tự nguyện trình bày một sự biểu dương khả tín của một tình yêu dâng hiến trọn vẹn, vô vị kỷ và không san sẻ phân chia, một tình yêu không còn lưu tâm tới những chi tiết nhỏ nhặt và ích kỷ như những tình yêu của người trần thế.
Đúng vậy, vì tình yêu vô vị kỷ đối với con người, Đức Kitô đã dâng hiến trọn cuộc sống mình làm của lễ dâng lên Chúa Cha, cũng vậy người Linh Mục, alter Christus, cũng phải dành trọn cuộc sống mình dâng hiến cho Thiên Chúa và phần rỗi của đồng loại. Nói cách khác, cuộc sống thánh thiện là sự lựa chọn và là lối thoát duy nhất cho các Linh Mục khi phải đứng trước bất cứ một tình thế phức tạp và khó khăn nan giải nào!
Lm Nguyễn Hữu Thy