Dụ ngôn nói về người goá phụ đến xin ông thẩm phán bất lương trả lại công bình cho chính bà. Người thẩm phán bất lương biết ông ta xử án bất công nhưng ông quyết tâm làm điều đ ó vì nó mang lại cho ông niềm vui. Ông cầm luật trong tay và muốn làm gì tuỳ theo sở thích. Ông không sợ Thiên Chúa và coi thường mọi người. Đối với ông niềm vui riêng của ông là quan trọng nhất, quan trọng hơn cả phép làng, luật nước. Người quả phụ biết nhược điểm của ông, coi trọng niềm vui, bà liên tục đến kêu nài. Chính điểm này làm cho ông thẩm phán mất vui. Đối với bà công bằng là quan trọng, đối với ông thẩm phán, vui thú là quan trọng. Công lí và bình an luôn chung vai, sát cánh, như cây liền cành. Người quả phụ đòi công bằng để bà được bình an. Nơi đâu có công chính, nơi đó có bình an, nơi đâu có bình an, nơi đó có công chính. Người phẩm phán bất lương xác nhận, nếu ông không trả lại công lí cho người quả phụ, ông sẽ không có niềm vui. Để ông có được niềm vui, ông trả lại công lí cho người quả phụ.

Người thẩm phán biết luật, thi hành luật, đúng ra ông phải là mẫu mực cho luật pháp, đàng này ông lại coi thường luật; trái lại người dân thường, người quả phụ biết rất ít luật lại coi trọng luật và trọng công bằng, chân lí. Đức kitô nói với đám đông đừng học từ người thẩm phán bất lương. Học từ người quả phụ, kiên tâm trong việc tranh đấu cho công bằng, công lí. Công lí của Chúa áp dụng chung cho toàn thể vũ trụ. Công lí Chúa ngàn đời không thay đổi; công lí con người rất bất thường, thay đổi theo hoàn cảnh chính trị và tuỳ thuộc địa phương.

Dụ ngôn kêu gọi Kitô hữu kiên tâm trong cầu nguyện. Cầu nguyện để nghe được tiếng nói lương tâm mình. Tiến nói này nhỏ, nhẹ nhàng nhưng giai giẳng. Thiên Chúa biết ta cần gì ngay cả trước khi ta xin vì thế trước tiên cần cầu cho í Chúa được thể hiện trong cuộc sống mình và cho toàn thế giới. Kinh Lậy Cha cho biết í Chúa chung cho toàn thể vũ trụ, nhưng í Chúa cho riêng từng cá nhân, cần liên tục cầu nguyện để biết Chúa kêu gọi ta làm gì, và ở thời điểm nào. Chúg ta cần đáp lại với lòng yêu mến. Kiên tâm trong cầu nguyện bộc lộ tâm tình yêu mến, ước ao của tâm hồn. Cầu nguyện giúp ta trung thành trong ơn gọi, yêu mến điều công chính. Thiếu cầu nguyện Kitô hữu đi theo thói đời, là thói của người thẩm phán bất lương. Đức tin thể hiện qua hành động.

Vui vẻ, kiên trì trong cầu nguyện chính là hành động của đức tin, bởi cầu nguyện chính là tỏ lộ tâm tình thầm kín của ta đối với Chúa. Mất kiên trì trong cầu nguyện xảy ra bởi ta chú trọng quá nhiều vào kết quả điều ta xin. Mục đích chính của cầu nguyện không phải là xin ơn này, ơn kia mà chính là dâng lời tạ ơn, cảm tạ. Đức Kitô dậy: Cầu cho Nước Cha trị đến, í Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Đây là trọng tâm trong lời cầu.

Áp dụng dụ ngôn vào đời sống cá nhân. Mỗi người trong chúng ta đều có vị thẩm bất lương và người quả phụ. Người thẩm phán bất lương hành động khi ta không tôn trọng điều ngay lành, không thực hành đời sống công chính, thiên tư trong phán đoán và thiên lệch khi phải làm quyết định. Tiếng nói của người quả phụ trong ta chính là tiếng nói lương tâm, kêu gọi ta tránh làm điều xấu. Lương tâm cắn rứt kêu gọi ta giao hoà, ân hận, chính là tiếng nói người quả phụ trong ta. Tiếng nói đó kêu gọi ta hoán cải, sống thánh thiện, bước theo con đường Chúa gọi ta làm nhân chứng Tin Mừng. Làm những điều trên ta sẽ có bình an, yên tâm, vui sống, yêu Chúa, mến tha nhân. Người thẩm phán thú nhận tiếng nói người quả phụ làm ông mất vui, bởi tiếng nói đó thức tỉnh tâm hồn ông, kêu gọi ông hối cải, tôn trọng công lí.
Từ chối theo đường lối Chúa là chối bỏ ơn Chúa trong tâm hồn.

TiengChuong.org

Inner Voice

The parable is about a poor widow who persists in pleading with the corrupt judge to give her justice. The powerful corrupt judge knows what he does for her is wrong and corrupt, and yet he follows that path because it pleases him. He is lord of his own. Because he has neither fear of God nor respect for man; he places personal interest above justice. The poor widow knows the unjust judge cares for nothing else, except his own interest. She continues coming to him pleading for her justice. The unjust judge has everything: power and wealth, prestige; while the poor widow has nothing. What she holds dear is justice which the unjust judge took away from her. He himself cares for his own interest and is free to exercise it. The poor widow disturbs the judge's happiness by regularly coming to him. Justice and peace are inseparable, the poor widow demands justice so she can have peace. Her pleading to the corrupt judge makes him feel that he will not have happiness unless he gives her justice. There is no peace for unjust dealing because peace and happiness go hand in hand. Where there is happiness; there is peace, and where there is peace; happiness follows. The corrupt judge confesses that he has no fear for anyone but that he is lacking happiness. For his own sake, he grants the widow justice. The judge should uphold the law and have respect for justice but he doesn't; the poor widow who knows little about the laws and yet she holds justice dearly. Jesus asks His audience not to follow the unjust path of the judge, but to imitate the poor widow- persistence in demanding for justice.

God's justice is universal and permanent; while human justice is temporary, indifferent and confined to an area. Human justice depends on individuals and the political system of each country.

The parable begins with the call to pray continually. We need to pray to listen to the voice of our conscience. This voice is soft and constant. God knows what we need but we need to pray to know God's will. The Lord's Prayer tells the universal God's will for mankind, but God calls us as an individual, and prayer helps us to respond to that call with love. The persistence of our prayer speaks of the depth of our heart's desire for God's love. It helps us to be faithful to God's will and God's justice. Lacking prayer, we fall into our human path and that leads us to follow the way of the unjust judge. Faith manifests itself through actions and praying is an act of faith because we open our true selves to God to receive God's grace which purifies our soul. Jesus told us to pray always and never lose heart. Losing heart happens when we think our prayer is unanswered which is not the purpose of prayer. Jesus teaches His disciples to pray for God's will be done, not ours.

We can personify the parable, acknowledging that there is an unjust judge in each one of us. We are biased and often in favour of what benefits us in our judgments. We tend to be easy and relaxed in what we love, and are hard or critical in what we dislike. The poor widow is the personification of our inner voice, our conscience. It works like the poor widow in the parable. It persists in demanding we to follow God's justice. We are happy and have peace when we do things right and just; we worry and are even shaken when our dealing is evil and corrupt. Our conscience continues to remind us to reconcile any unjust dealing, and this restores peace, and strengthens our relationships with God and others. The corrupt judge in the parable confesses that the widow's voice continues to upset him. Her voice awakens his inner voice and that troubles him greatly. Refusing to follow God's justice means having no faith in Jesus.