Nhóm Pharisiêu tự nhận mình là người công chính vì thế họ tạo ra sự ngăn cách, phân biệt giữa họ và nhóm thu thuế và dân nghèo. Họ cho những người này là thành phần nhơ nhuốc, tội lỗi. Họ cố gắng tránh đến gần, đụng chạm đến những người này, nói chi đến ngồi chung bàn ăn uống. Nhóm công chính tự chế tạo luật lệ ban cho mình nhiều lợi lộc, quyền lợi và đòi được coi trọng nơi công cộng. Một trong những quyền đó là quyền lãnh đạo trong dân. Trái lại phong cách cao ngạo, trịnh thượng của nhóm Pharisiêu, Đức Kitô chọn đến với dân nghèo, Ngài đến với những ai chọn theo lối sống Ngài rao giảng. Ngài ngồi chung bàn ăn uống với những người thu thuế và phường tội lỗi. Ngài đến rao giảng lối sống mới và chỉ trích nhóm Pharisiêu là nhóm đạo đức giả. Ngài đến để thay đổi đời sống nội tâm con người. Việc làm đầu tiên là hành trình Đức Kitô lên đường đến thành thánh Giêrusalem, nơi đây Ngài hy sinh, khiêm nhường vác thập giá, chịu đóng đinh chết thay cho toàn thể nhân loại. Chấp nhận vác thập giá, chết và ba ngày sau sống lại vinh quang để ban sự sống trường sinh cho những ai tin theo Ngài. Lối sống mới Đức Kitô rao giảng không loại trừ bất cứ ai, miễn là người đó đón nhận Ngài. Hành động dẫn đến gần nhau thứ hai là Ngài chọn đi giữa ranh giới Dân Ngoại, người ngoại bang, Samaria và Galilê. Điều này lần nữa chứng tỏ Đức Kitô muốn xoá bỏ biên giới chia rẽ do giai cấp xã hội tạo ra, đặc biệt là xoá bỏ biên giới vô hình gây nên bởi kì thị, phân biệt giai cấp.

Nhìn thấy Đức Kitô từ đàng xa, nhóm mười người phong hủi lớn tiếng nài van xin Đức Kitô thương cứu họ. Do bệnh tật, những người này bắt buộc phải sống bên lề xã hội. Chính xã hội họ đang sống xua đuổi họ vì sợ lây nhiễm bệnh. Hành động chữa bệnh cho những người phong hủi, Đức Kitô tỏ rõ chủ trương xoá bỏ giai cấp, phân biệt, ngăn cách. Ngài công khai đón nhận người phong hủi, kẻ tội lỗi những người mà xã hội kết án là phường dơ bẩn và tội lỗi.

Danh xưng 'Thầy' trong Phúc âm Thánh Luca dành riêng cho các môn đệ Đức Kitô. Nhóm phong hủi lớn tiếng xưng tụng Đức Kitô là 'Thầy' là cử chỉ gián tiếp đón nhận Đức Kitô là Thầy của họ, và họ ước ao đi theo đường lối Đức Kitô chủ xướng. Đức Kitô nói với người phong hủi, 'Đi trình diện các thầy tư tế'. Họ nghe theo lời Đức Kitô chỉ dậy, đến gặp người mà họ coi là kẻ thù. Theo lệnh của các tư tế, những ai bị bệnh phong hủi đều bị xua đuổi khỏi xã hội. Họ trở thành những người nửa sống, nửa chết, vì thế họ ngậm cay, nuốt đắng cả một kiếp người vì cái lệnh quái ác giết người kia. Đức Kitô dậy họ đến trình diện các thầy tư tế. Họ vâng nghe theo Ngài. Đây chính là hành động giao hoà, nối kết lại mối giây tình cảm giữa họ và thầy tư tế, người đại diện cộng đoàn. Trên đường đến gặp thầy tư tế, họ được khỏi bệnh. Nhận biết mình khỏi bệnh, một trong nhóm đó trở lại gặp Đức Kitô và lớn tiếng ngợi khen kì công Thiên Chúa thực hiện nơi anh. Người này lại là dân ngoại, người thành Samarita. Đức Kitô chữa cả thân xác lẫn tâm hồn anh. Xác anh hết bệnh, tâm anh trong sáng. Khi trở lại gặp Đức Kitô, người Samarita cách nào đó mặc khải í nghĩa tiềm ẩn của câu đầu bài Phúc Âm, 'Đức Kitô trên đường đi Giêrusalem'. Đức Kitô bảo anh đi gặp thầy tư tế, anh trở lại gặp Đức Kitô nói lên chính Đức Kitô là Vị Thượng Tế Cao Trọng Nhất trong tất cả các vị tư tế.

Cách Đức Kitô chữa trị bịnh phong hủi nhắc lại công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Khi sáng tạo vũ trụ, Chúa phán một lời, điều đó thành sự. Người Samarita nghe lời Đức Kitô truyền dậy và anh được khỏi bệnh. Như thế Đức Kitô chính là Thiên Chúa và chính Đức Kitô xác nhận niềm tin của người Samarita, Ngài là Thiên Chúa.

Anh nhận biết sức mạnh Lời Chúa nơi Đức Kitô. Tất cả mười người đều khỏi bệnh nhưng chỉ có một người trở lại sấp mình dâng lời tạ ơn, còn chính người kia nhận ơn mà không dâng lời tạ ơn.

Trong hai câu Đức kitô nói với người Samarita, bạn muốn nghe câu nào? 'Đứng dậy đi về, lòng tin của anh đã cứu anh' v.18. Câu khác Ngài tự hỏi, 'Không phải cả mười người đều sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này? Lc 18,19.

Kitô hữu nhận biết bao ơn lành Chúa ban, nhưng lại coi đó là điều hiển nhiên mà quên không dâng lời tạ ơn Chúa. Thực ra ta không thể nào dâng lời tạ ơn cho xứng với ơn đã nhận. Ai cũng biết dâng lời tạ ơn Chúa là việc làm tốt lành, đáng làm, đáng khuyến khích, nhưng chính mình lại lơ là làm công việc vừa tốt lành, vừa nhẹ nhàng, lành thánh. Ai cũng muốn nghe câu 'Đức tin anh đã cứu anh'. Muốn thế, hãy học từ người phong cùi thành Samarita.

TiengChuong.org

Closing The Gap

The Pharisees and the Scribes have identified themselves as righteous and they set themselves apart from those they judged as sinners. They would not want to associate with them and certainly would not dine with them. This mentality creates a big gap between those who identify themselves as righteous and sinners. The righteous receive lots of privileges and rule over others. Jesus, on the other hand, takes an opposite approach by associating with those who genuinely follow His way of life. Jesus teaches the new way of life, judging the Pharisees and Scribes' mentality as hypocrites. He himself actually worked on making the change. His first act was on His way to Jerusalem. This implies Jesus was on the way to where He would face the cross and die for all. By carrying the cross and through His resurrection, Jesus saves us all. His new way of life would exclude no one. His salvation is for all mankind. His second concrete action was that He chose to travel along the border between Gentiles, foreigners, Samaria, and Galilee. This again indicates Jesus would erase all social borders; especially the invisible border of exclusion created by prejudice. Seeing Jesus from afar, the ten lepers called out for help. These men lived on the outskirts, a 'no man's land', because their society had expelled them and they were not allowed to the neighbouring border, Galilee. Jesus' third act makes the inclusive teaching even clearer by healing the ten lepers. He publicly welcomes the marginalized, the outcast, and those that the society at the time judged as unclean and sinners.

The title 'Master' in St Luke's Gospel was exclusive to Jesus' disciples. Calling Jesus as their Master, the lepers indirectly expressed their inner desire to follow Jesus' way of life. He told the lepers to 'Go and show yourselves to the priests'. They obeyed Him. They went to see their former foes. Being expelled from the community would mean he is a dead man walking. He would live in bitterness for life. Jesus told them to show themselves to the priests. It is an act of reconciling and restoration of the relationships between the leper and the priest, who represents the community. On their way to see the priests, they were healed. One of them immediately came back to praise God. Surprisingly, the leper who returned to give thanks to God was a Samaritan. Jesus healed both his physical disease and his spiritual blindness. By returning to give thanks to God, the Samarian reveals the meaning of the opening words of today's Gospel reading, that Jesus was 'On the way to Jerusalem'. It reveals Jesus is not an ordinary priest but The High Priest.

The way in which Jesus healed the lepers reflects the biblical creation's story. God simply gives a command and things will be. The Samaritan leper believed, Jesus Himself is God, and that Jesus confirms his belief that He is God. The Samaritan leper returned and 'Praising God at the top of his voice and threw himself at the feet of Jesus and thanked Him'. He recognized the power of God in Jesus' words. All ten lepers were healed and yet only one returned to give thanks to God. The other nine took the healing for granted and that reflects the reality of life.

Which of the two sayings of Jesus we would like to hear: 'Stand up and go on your way. Your faith has saved you'v.19. The other one is, 'Were not all ten made clean? the other nine, where are they? It seems that no one has come back to give praise to God, except this foreigner'v.18.

We fail to recognize that we are blessed in numerous ways and yet often take things for granted. We would never give thanks enough for what we have received from God. Giving thanks to God daily is not only a noble thing to do, but rather a meaningful way we express our gratitude to God, and that is what God loves to hear our voice. We all prefer to hear 'Your faith has saved you'. If then, remember to give thanks to God daily.