Kinh Thánh nhắc đến cửa nhiều lần. Cánh cửa hội trường vào tiệc cưới (Mt 25:1-13), tiếp đó là cánh cửa chuồng chiên (Gn 10:1-6), rồi đến cánh cửa cài then người nhà đang ngủ khi bạn đến gõ cửa mượn bánh vào giữa đêm (Lc 11:5-13). Còn một cánh cửa nữa là cửa hẹp. Cửa hẹp đây không phải là cánh cửa nhỏ trong nhà, hay cửa ngoài ngõ mà chính là cánh cửa dẫn vào tâm hồn, cánh cửa nơi con tim mỗi người. Một con tim chạy theo lối sống đi hoang là con tim chọn đi theo con đường thênh thang. Con tim chọn đi theo con đường hẹp là con tim chấp nhận lối sống có nề nếp, ngăn nắp, tin theo đường lối Đức Kitô hướng dẫn. Lối sống này dẫn đến sự sống trường sinh. Xã hội chúng ta đang sống cho thấy ai chọn lối sống bê tha, nghiện rượu chè, ghiền cờ bạc; đời sống thiếu tổ chức người đó thường là mối bận tâm cho gia đình và là gánh nặng cho xã hội. Người chọn lối sống cửa hẹp, sống công chính do Đức Kitô hướng dẫn sẽ gặt hái thành quả rực rỡ ở tuổi trưởng thành. Cuộc sống tâm linh cũng vậy. Ai chọn tin theo Đức Kitô người đó chọn sống trong hy vọng bởi Đức Kitô là Đấng duy nhất có quyền ban sự sống trường sinh. Chọn đi theo con đường hẹp, cửa hẹp không tránh khỏi khó khăn trong cuộc sống. Người môn đệ Đức Kitô thành công không phải là đạt được mục đích mà chính là đi đến mục đích. Qua gian nan, vất vả, phấn đấu, người đó vẫn tiếp tục, không thoái lui, đầu hàng, nhưng tiếp tục tiến bước với Đức Kitô để đi đến đích cuối cùng. Thực ra dù chọn con đường nào, đường rộng thênh thang hay đường hẹp, cả hai đều có khó khăn, chướng ngại. Kitô hữu chọn con đường hẹp không phải chiến đấu một mình bởi, bởi khi gặp khó khăn, Kitô hữu nhận được sự trợ lực, giúp sức từ Đức Kitô. Ngài kêu gọi,

'Hỡi những ai gánh nặng, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ bổ sức cho' Mt 11,28.

Kitô hữu đón nhận Đức Kitô vào trong tâm hồn, Đức Kitô cùng đồng hành với họ. Mỗi lần vấp té, Đức Kitô ban sức mạnh, tăng niềm tin, giúp họ đứng dậy đi tiếp. Chính Đức Kitô trên đường vác thập giá; ba lần té sấp, hai mặt 'hôn' nhau; mặt Ngài chạm mặt đường, cả hai đều dính máu. Mỗi lần như thế Ngài gắng gượng dậy, vác tiếp đến đỉnh đồi Núi Sọ. Ai từ chối đón nhận ơn trợ giúp từ Đức Kitô người đó phải phấn đấu trong cô đơn.
Từ chối đón nhận Đức Kitô đồng nghĩa tự tin vào sự khôn ngoan riêng mình. Cao ngạo dẫn đến kiêu ngạo tin vào khả năng tự cứu mình, không cần Thiên Chúa. Cao ngạo là nguyên nhân từ chối Đức Kitô đến từ Chúa Cha. Không tin Ngài là Thiên Chúa, chủ tể muôn loài và là chủ sự sống. Trong ngày phán xét, ngày mà cánh cửa đã đóng họ mới nhận biết Đấng xét xử họ lại chính là Đấng mà khi thời sinh tiền họ từ chối tin. Biết được sự thật này đã quá trễ. Thời giờ để hoán cải đã đi qua. Điều quan trọng là yêu mến Thiên Chúa, chứ không phải là nghe Ngài giảng, ăn thực phẩm Ngài ban. Yêu Thiên Chúa và mến tha nhân là yếu tố duy nhất, chìa khoá giúp người đó tiến vào cuộc sống trường sinh.
Tin theo Đức Kitô không có nghĩa là không bao giờ làm phật lòng, không bao giờ vấp ngã, phạm tội, không bao giờ thất hứa lời hứa khi lãnh nhận phép Rửa Tội. Con người yếu đuối, sa ngã. Đức Kitô ban phép hoà giải giúp ta trở về với Chúa mỗi khi sa ngã, phạm tội. Sức mạnh của bí tích hoà giải có sức mạnh tha thứ tội ta phạm, liên kết ta với Thiên Chúa. Sức mạnh bí tích hoà giải mạnh hơn tội ta phạm. Sự sống trường sinh Chúa ban cho những ai chân thành yêu mến Chúa.

Người từ Phương Đông, phương Tây vào nước Chúa có nghĩa Chúa không từ chối bất cứ ai đón nhận sự sống Chúa ban. Điều này không có nghĩa tất cả mọi người cùng cư ngụ nơi Thiên Quốc. Đức Kitô tôn trọng quyền tự do lựa chọn của mỗi cá nhân. Từ chối đón nhận Chúa, từ chối đón nhận ơn hoà giải chính là chọn sống ngoài nước trời.

Chúa biết mỗi người chúng ta bởi Ngài tạo dựng nên ta. Vì thế câu nói

'Ta không biết ngươi từ đâu tới'c26.

Chính là câu nói người từ chối tin vào Đức Kitô nói với Ngài khi Ngài kêu gọi họ tin theo. Họ đâu biết chính câu nói trên lại là câu họ tự kết án họ. Trong ngày phán xét, Đức Kitô lập lại chính câu miệng họ từ chối cuộc sống trường sinh Đức Kitô trao ban.

Tin theo Đức Kitô là từ bỏ lối sống riêng mình để sống cho Đức Kitô, từ bỏ í riêng mình để í Chúa được thể hiện và chấp nhận mình yếu đuối, cần ơn Chúa. Nếu không có Ngài chúng là chẳng là chi.

TiengChuong.org

The Narrow Door

There are several parables about doors such as the door of the wedding hall (Mat 25,1-13), the door of the sheepfold (John 10,1-6), and the bolted door of a friend who came and asked for food late at night (Lk 11,5-13). There is one more door, the narrow door. The narrow door is not something out there, but rather the door of one's own heart. A wild, untamed heart is considered a wide open door; a well - informed heart is considered a narrow door. The narrow door leads to life and eternal life. Our modern society shows that those who chose to live a loose, unstructured lifestyle early in life could potentially be burdens for society; those who chose to discipline themselves to go through the narrow door at an early age will reap a great reward when they are in maturity. This principle is true to our spiritual journey. Those who chose to enter the narrow door in this life will have eternal life. Walking along a narrow path is a real challenge because narrow path is hard. A successful follower of Jesus is the one who will not give up halfway or surrender when facing difficulty or hardship, but continue to walk in God's way and walk with God till the end. Whatever road one takes, the narrow one or the wide open one, there will be obstacles along the way. Those who follow the narrow path know that in time of need they have extra help which comes from Jesus himself, who once calls us,

'Come to me those who are heavy burden and I will give you rest'. Mt 11,28

When we welcome Jesus into our lives, we live with him and travel with him. Every time we fall, Jesus will empower us, encourage us, to keep going. On the way to the cross, Jesus himself felt not once, but three times, and every time He fell, He rose and continued. Those who deny the help Jesus offers would struggle alone.

Refusing to follow Jesus means that a person trusts in his knowledge. Pride makes that person believe that he can take charge of his own life. God has no place in his heart. Pride blinds him to seeing Jesus who originates from the Father. He is God and the author of life. On judgement day, when the narrow door had already bolted; no one can deny the truth that Jesus comes from God. On that day it was too late for the conversion of the heart. What counts on the judgement day was not about knowing Jesus and dining with him, but what mattered most was one's love for Jesus and others. Loving Jesus with one's mind and heart is the key to the entrance of the narrow door.

In following Jesus, when we failed to love him dearly; we broke the promises we made at baptism. Jesus helps us to reconnect to Him again through the sacrament of reconciliation. Repentance makes us right with God again because God's mercy is stronger than our weakness.

Salvation is God's gift, given to those who love Jesus. People who live in the East and West entering God's kingdom implies that salvation discriminates against no one. It has no boundary. Salvation is for all, but not all to be saved because those who chose to pursue the wicked way will not accept God's gift of salvation. God respects our free choice and saves all those who would love to be saved.

God knows us by name. We are dear to him. God knows us from inside out; so the saying,

'I do not know where you come from' v.26,

mentioned twice in the reading, would not come from God himself. It came from those who rejected Jesus when He called them to follow. On the judgement day, how they had judged God turned out to be of their own judgement as well. Salvation entirely depends on how we love Jesus. Loving him by letting go of our own way to adopt his way of life, of surrendering our own will to make his will be done, and accepting that without him we are nothing.