Sau hơn hai thập niên sinh sống ở một tỉnh bang miền Đông Canada, nơi mỗi năm mùa lạnh kéo dài trên sáu tháng với tuyết phủ đông đá, tôi đã dời về định cư ở một tỉnh miền Tây nước đó, nơi được xem như ấm áp nhất ở đây, tuy mưa hơi nhiều. Những người không thích mưa, thường ngâm hai câu thơ sau đây với bao nỗi đắng cay trong lòng:
“Mưa rơi trên thành phố,
Mưa rơi trong lòng tôi.”
Tuy nhiên tôi đã di chuyển về thành phố đó vào một ngày nắng hạ đẹp trời và định cư trong một cao ốc hai mươi tầng lầu. Từ trên lầu cao, tôi có thể nhìn thấy gần như toàn diện thành phố với bờ biển ở xa xa và một dãy núi hiện ra lờ mơ nơi chân trời. Sau gần sáu năm sống trong một căn phòng chật hẹp ở cao ốc đó, tôi đã dọn về một căn nhà mới, thoải mái khang trang ở ngoại ô thành phố, nơi cách xa trung tâm đô thị khoảng nửa giờ xe hơi. Khi xa đô thành, tôi cũng xa luôn bầu khí ồn ào náo nhiệt, đầy ô nhiễm và đồng thời cũng xa rời một vài cộng đoàn mà tôi đã gắn bó trong thời gian qua, để tìm lại nguồn thanh thản nội tâm.
Kế bên trạm skytrain đi vào khu dân cư đó là một trung tâm thương mại bậc trung, với những cửa hàng đủ mặt, khách khứa ra vào tấp nập. Sức sống tràn dâng mỗi ngày từ sáng sớm đến chiều tối. Nhìn qua bên kia skytrain, xa xa là trung tâm thành phố với những cao ốc lớn nhỏ, cao thấp không đều, chĩa thẳng lên không trung như muốn vươn lên để hút khí trời trong sạch, nguồn sống cho con người và sinh vật. Bao quanh trung tâm thành phố là những vùng ngoại ô với nhà cửa san sát, chen lẫn với những cây cối lưa thưa. Thật là một bức tranh ngoạn mục nói lên sự giao hòa giữa thiên nhiên và óc sáng tạo của con người.
Cách đó không xa, trước khi vào khu dân cư, nằm im lìm cạnh đại lộ chính là một nghĩa trang với những nấm mộ san sát mặt đất, mà ba mặt kia được bao quanh bởi ba dãy nhà với một hàng rào bằng cây xanh lá làm ranh giới phân cách nghĩa trang và khu dân cư, phân chia người sống và kẻ chết. Ở đây sự sống và sự chết đi bên cạnh nhau, bình thản xảy ra mỗi ngày mà không gợi chút ưu tư nơi khách bàng quang: “Hãy để cho người chết nằm chết, còn người sống vẫn sống”.
Mỗi ngày qua lại trước nghĩa trang đó nhiều lần, tôi cảm thấy như đi giữa cảnh hoàng hôn của sự sống và sự chết. Vì quá quen thuộc với lộ trình đó nên tôi cũng không còn thắc mắc về điều gì xảy ra cho những người đã nằm xuống, về thực trạng ở bên kia thế giới, về cuộc sống đời sau và bí mật của sự chết. Chưa bao giờ câu nói của Chúa Kitô đã đánh thức tâm trí tôi một cách trọn ven: “Hãy để cho kẻ chết chôn người chết, còn con hãy theo Thầy.”
Trong sách “Một Phút Minh Triết” của LM Anthony de Mello, một khách hành hương đã thắc mắc đặt vấn đề: “Có hay không có sự sống sau khi chết?” Minh-Sư đã trả lời một cách minh bạch và dứt khoát: “Có sự sống trước khi chết không? Đó mới là vấn đề!” (MPMT, tr. 62).
Người khác lại chất vấn: “Thầy có thể cắt nghĩa bản chất sự chết và sự sống đời sau không?” Minh-Sư dịu dàng giải đáp: “Tìm hiểu bản chất và ý nghĩa cuộc sống để làm gì, nếu không bao giờ cảm nếm cuộc sống? Thầy mong muốn các con nên thưởng thức mẩu bánh của mình hơn là nói dông dài về cái bánh ấy.” (MPMT, tr. 39).
Đối diện với những vấn nạn nêu trên, Thánh Phaolồ đã cho chúng ta một câu trả lời thật thâm thúy: “Đối với tôi, sống là Đức Kitô và chết là một mối lợi”. Và Thánh Phaolô đã cho thấy trọng tâm của việc sống với Đức Kitô là: “Tôi sống, không phải tôi sống nhưng chính Chúa Kitô sống trong tôi”. Những lời nói của Thánh Phaolô giúp Kitô hữu sống trọn vẹn huyền nhiệm của sự sống cũng như sự chết.
Nhà cửa ở khu vực nầy rất khang trang, nằm rải rác và cách nhau bằng khoảng cách một ngôi nhà. Đường sá rộng rãi, xe cộ qua lại lưa thưa. Bầu khí yên tĩnh bao trùm trên dân cư và cảnh vật. Cư dân ở đây sống một cách thư thái hiền hòa, sau những giờ dài lê thê đầy căng thẳng ở nơi phòng ốc các công tư sở.
Trước mỗi căn nhà trải dài một tấm thảm cỏ xanh biếc thường được bao quanh bởi một luống hoa muôn màu. Khi màn đêm buông xuống và thành phố đã lên đèn, ở đây những lối đi có vẻ mờ ảo vì đèn đường không nhiều lại chen lẫn với nhiều cây cao rợp bóng ở hai bên lề đường khiến trời càng về khuya càng thêm vắng lặng. Trong cái tĩnh mịch của đêm trường thanh vắng, nhạc khúc yêu đương bàng bạc trong không gian vô tận qua tiếng thì thầm của vũ trụ, đã giao hưởng với những tâm hồn thanh tĩnh, ngõ hầu tìm gặp Thiên Chúa ở trong sâu thẳm nội tâm.
Và chỉ có thể đi vào chiều sâu nội tâm đó khi biết trở về với sự cô tịch: “Cũng như con cá phải chết ở trên đất khô, bạn cũng phải chết như vậy khi bạn vướng mắc thế sự. Con cá phải trở về nước - bạn cũng phải trở về với sự cô tịch.” Câu nói đó của Minh Sư đã khiến một doanh nhân cảm thấy bàng hoàng: “Tôi phải bỏ việc kinh doanh của tôi để vào sống trong tu viện sao?” Minh Sư đáp: “Không, không phải. Bạn cứ duy trì doanh nghiệp của bạn và hãy đi vào trong nội tâm của bạn.” (MPMT, tr. 22).
Và khi đi đến rốt ráo của hành trình nội tâm đó, hành giả mới trực diện với Thượng Đế mà khoảng cách giữa Ngài với ta sẽ không bao giờ có. Cuộc đối thoại dưới đây giữa Minh Sư và đệ tử đã làm sáng tỏ điều đó:
- Người ta tìm kiếm sự hợp nhất với Thượng Đế như thế nào?
- Con càng khổ công tìm kiếm bao nhiêu thì con càng tạo ra khoảng cách giữa Chúa và con bấy nhiêu.
- Vậy người ta nên làm gì đối với khoảng cách đó?
- Con phải hiểu rằng khoảng cách đó không có.
- Điều đó có nghĩa là Chúa và con chỉ là một ư?”
- Không phải một cũng không phải hai.
- Làm sao có thể như thế được?
- Mặt trời và ánh sáng mặt trời, đại dương và những đợt sóng của đại dương, ca sĩ và bài ca - không phải một. Cũng không phải hai.” (MPMT, tr. 35)
Thượng Đế đồng hành với mình như hình với bóng, nhưng mình không bao giờ trực nhận Thượng Đế. Nguyên nhân gây nên bức màn vô minh đó phần nào được giải đáp qua mẩu đối thoại dưới đây giữa Minh Sư và đệ tử (MPMT, tr. 47):
- Con có thể tìm thấy Thượng Đế ở đâu?
- Ngài đang ở trước mặt con đây.
- Vậy tại sao con không nhìn ra Ngài?
- Tại sao người say rượu không thể nhìn ra ngôi nhà của mình?
Con hãy tìm cho ra điều đã làm cho con say sưa. Muốn nhìn ra, các con phải điều độ hơn.
Sự say sưa trong cuộc sống đã lôi cuốn chúng ta vào cơn lốc của vô minh.
“Hãy lặng thinh và biết Ta đây là Thiên Chúa!
Ta thống trị muôn dân, thống trị địa cầu.
Chính Chúa Tể càn khôn ở cùng ta luôn mãi,
Thiên Chúa nhà Gia-cóp là thành trì bảo vệ ta” (Thánh Vịnh 46).
“Mưa rơi trên thành phố,
Mưa rơi trong lòng tôi.”
Tuy nhiên tôi đã di chuyển về thành phố đó vào một ngày nắng hạ đẹp trời và định cư trong một cao ốc hai mươi tầng lầu. Từ trên lầu cao, tôi có thể nhìn thấy gần như toàn diện thành phố với bờ biển ở xa xa và một dãy núi hiện ra lờ mơ nơi chân trời. Sau gần sáu năm sống trong một căn phòng chật hẹp ở cao ốc đó, tôi đã dọn về một căn nhà mới, thoải mái khang trang ở ngoại ô thành phố, nơi cách xa trung tâm đô thị khoảng nửa giờ xe hơi. Khi xa đô thành, tôi cũng xa luôn bầu khí ồn ào náo nhiệt, đầy ô nhiễm và đồng thời cũng xa rời một vài cộng đoàn mà tôi đã gắn bó trong thời gian qua, để tìm lại nguồn thanh thản nội tâm.
Kế bên trạm skytrain đi vào khu dân cư đó là một trung tâm thương mại bậc trung, với những cửa hàng đủ mặt, khách khứa ra vào tấp nập. Sức sống tràn dâng mỗi ngày từ sáng sớm đến chiều tối. Nhìn qua bên kia skytrain, xa xa là trung tâm thành phố với những cao ốc lớn nhỏ, cao thấp không đều, chĩa thẳng lên không trung như muốn vươn lên để hút khí trời trong sạch, nguồn sống cho con người và sinh vật. Bao quanh trung tâm thành phố là những vùng ngoại ô với nhà cửa san sát, chen lẫn với những cây cối lưa thưa. Thật là một bức tranh ngoạn mục nói lên sự giao hòa giữa thiên nhiên và óc sáng tạo của con người.
Cách đó không xa, trước khi vào khu dân cư, nằm im lìm cạnh đại lộ chính là một nghĩa trang với những nấm mộ san sát mặt đất, mà ba mặt kia được bao quanh bởi ba dãy nhà với một hàng rào bằng cây xanh lá làm ranh giới phân cách nghĩa trang và khu dân cư, phân chia người sống và kẻ chết. Ở đây sự sống và sự chết đi bên cạnh nhau, bình thản xảy ra mỗi ngày mà không gợi chút ưu tư nơi khách bàng quang: “Hãy để cho người chết nằm chết, còn người sống vẫn sống”.
Mỗi ngày qua lại trước nghĩa trang đó nhiều lần, tôi cảm thấy như đi giữa cảnh hoàng hôn của sự sống và sự chết. Vì quá quen thuộc với lộ trình đó nên tôi cũng không còn thắc mắc về điều gì xảy ra cho những người đã nằm xuống, về thực trạng ở bên kia thế giới, về cuộc sống đời sau và bí mật của sự chết. Chưa bao giờ câu nói của Chúa Kitô đã đánh thức tâm trí tôi một cách trọn ven: “Hãy để cho kẻ chết chôn người chết, còn con hãy theo Thầy.”
Trong sách “Một Phút Minh Triết” của LM Anthony de Mello, một khách hành hương đã thắc mắc đặt vấn đề: “Có hay không có sự sống sau khi chết?” Minh-Sư đã trả lời một cách minh bạch và dứt khoát: “Có sự sống trước khi chết không? Đó mới là vấn đề!” (MPMT, tr. 62).
Người khác lại chất vấn: “Thầy có thể cắt nghĩa bản chất sự chết và sự sống đời sau không?” Minh-Sư dịu dàng giải đáp: “Tìm hiểu bản chất và ý nghĩa cuộc sống để làm gì, nếu không bao giờ cảm nếm cuộc sống? Thầy mong muốn các con nên thưởng thức mẩu bánh của mình hơn là nói dông dài về cái bánh ấy.” (MPMT, tr. 39).
Đối diện với những vấn nạn nêu trên, Thánh Phaolồ đã cho chúng ta một câu trả lời thật thâm thúy: “Đối với tôi, sống là Đức Kitô và chết là một mối lợi”. Và Thánh Phaolô đã cho thấy trọng tâm của việc sống với Đức Kitô là: “Tôi sống, không phải tôi sống nhưng chính Chúa Kitô sống trong tôi”. Những lời nói của Thánh Phaolô giúp Kitô hữu sống trọn vẹn huyền nhiệm của sự sống cũng như sự chết.
Nhà cửa ở khu vực nầy rất khang trang, nằm rải rác và cách nhau bằng khoảng cách một ngôi nhà. Đường sá rộng rãi, xe cộ qua lại lưa thưa. Bầu khí yên tĩnh bao trùm trên dân cư và cảnh vật. Cư dân ở đây sống một cách thư thái hiền hòa, sau những giờ dài lê thê đầy căng thẳng ở nơi phòng ốc các công tư sở.
Trước mỗi căn nhà trải dài một tấm thảm cỏ xanh biếc thường được bao quanh bởi một luống hoa muôn màu. Khi màn đêm buông xuống và thành phố đã lên đèn, ở đây những lối đi có vẻ mờ ảo vì đèn đường không nhiều lại chen lẫn với nhiều cây cao rợp bóng ở hai bên lề đường khiến trời càng về khuya càng thêm vắng lặng. Trong cái tĩnh mịch của đêm trường thanh vắng, nhạc khúc yêu đương bàng bạc trong không gian vô tận qua tiếng thì thầm của vũ trụ, đã giao hưởng với những tâm hồn thanh tĩnh, ngõ hầu tìm gặp Thiên Chúa ở trong sâu thẳm nội tâm.
Và chỉ có thể đi vào chiều sâu nội tâm đó khi biết trở về với sự cô tịch: “Cũng như con cá phải chết ở trên đất khô, bạn cũng phải chết như vậy khi bạn vướng mắc thế sự. Con cá phải trở về nước - bạn cũng phải trở về với sự cô tịch.” Câu nói đó của Minh Sư đã khiến một doanh nhân cảm thấy bàng hoàng: “Tôi phải bỏ việc kinh doanh của tôi để vào sống trong tu viện sao?” Minh Sư đáp: “Không, không phải. Bạn cứ duy trì doanh nghiệp của bạn và hãy đi vào trong nội tâm của bạn.” (MPMT, tr. 22).
Và khi đi đến rốt ráo của hành trình nội tâm đó, hành giả mới trực diện với Thượng Đế mà khoảng cách giữa Ngài với ta sẽ không bao giờ có. Cuộc đối thoại dưới đây giữa Minh Sư và đệ tử đã làm sáng tỏ điều đó:
- Người ta tìm kiếm sự hợp nhất với Thượng Đế như thế nào?
- Con càng khổ công tìm kiếm bao nhiêu thì con càng tạo ra khoảng cách giữa Chúa và con bấy nhiêu.
- Vậy người ta nên làm gì đối với khoảng cách đó?
- Con phải hiểu rằng khoảng cách đó không có.
- Điều đó có nghĩa là Chúa và con chỉ là một ư?”
- Không phải một cũng không phải hai.
- Làm sao có thể như thế được?
- Mặt trời và ánh sáng mặt trời, đại dương và những đợt sóng của đại dương, ca sĩ và bài ca - không phải một. Cũng không phải hai.” (MPMT, tr. 35)
Thượng Đế đồng hành với mình như hình với bóng, nhưng mình không bao giờ trực nhận Thượng Đế. Nguyên nhân gây nên bức màn vô minh đó phần nào được giải đáp qua mẩu đối thoại dưới đây giữa Minh Sư và đệ tử (MPMT, tr. 47):
- Con có thể tìm thấy Thượng Đế ở đâu?
- Ngài đang ở trước mặt con đây.
- Vậy tại sao con không nhìn ra Ngài?
- Tại sao người say rượu không thể nhìn ra ngôi nhà của mình?
Con hãy tìm cho ra điều đã làm cho con say sưa. Muốn nhìn ra, các con phải điều độ hơn.
Sự say sưa trong cuộc sống đã lôi cuốn chúng ta vào cơn lốc của vô minh.
“Hãy lặng thinh và biết Ta đây là Thiên Chúa!
Ta thống trị muôn dân, thống trị địa cầu.
Chính Chúa Tể càn khôn ở cùng ta luôn mãi,
Thiên Chúa nhà Gia-cóp là thành trì bảo vệ ta” (Thánh Vịnh 46).