PHÚC CHO KẺ VÔ PHÚC (Tiếp theo và hết)
PHÚC THAY AI SẦU KHỔ.
Trong hai quyển sách “Where Is God When It Hurts?” (Thiên Chúa Ở Đâu Khi Con Người Bị Thương Tổn?) và “Disappointment With God” (Thất Vọng Với Thiên Chúa), ký giả Philip Yancey cho biết đã trải qua nhiều thời gian với những người sầu khổ. Ký giả có rất ít câu trả lời đối với những thắc mắc mà họ nêu ra và ông rất lúng túng khi phải đối diện với sự khổ đau của họ. Lần kia ký giả được một người lối xóm mời tham dự một buổi họp mặt của nhóm trị liệu ở nhà thương gần đó. Nhóm nầy có tên gọi là “Make Today Count” (Hãy Làm Cho Ngày Hôm Nay Đáng Kể), gồm những người đang đứng bên bờ vực tử sinh.
Philip Yancey đã theo người láng giềng đó tham dự các buổi họp mặt trong vòng một năm, mỗi tháng một lần. Khác với những buổi họp mặt thông thường mà các tham dự viên cố làm lóa mắt người khác bằng những điều tỏ ra mình có quyền lực hoặc thuộc những thể chế đặc biệt, không ai trong nhóm đó cố gắng gây ấn tượng đặc biệt nơi người khác. Thời trang y phục, nhà cửa xe cộ, chức tước địa vị - những thứ đó có nghĩa lý gì đối với những người đang chờ đợi tử thần? Hơn ai hết, họ chú tâm vào những vấn đề chung cục. Những câu chuyện do họ kể lại đều được kết thúc trong bất hạnh. Có người còn cảm thấy bị Thiên Chúa ruồng bỏ. Rất ít người tìm được lời giải đáp cho câu hỏi “tại sao?”
Tuy nhiên Yancey đã tìm được niềm tin ở nơi lời hứa của Chúa Kitô là ai sầu khổ sẽ được an ủi. Yancey đã đan cử hai trường hợp dưới đây:
Một bà ở California biết được đứa con trai yêu quí duy nhất của mình bị bệnh liệt kháng, không được giáo hội của bà hỗ trợ hay có chút cảm tình vì cuộc sống đồng tính luyến ái của anh. Bà cảm thấy cô đơn và cần được sự nâng đỡ nên đã quyết định tung ra một mạng lưới thư tín và nay đã liên kết nhiều phụ huynh của giới đồng tính luyến ái. Mặc dù bà không giúp đỡ gì nhiều về mặt chuyên môn và không hứa hẹn một sự trị liệu có tính cách thần bí, nhưng hằng trăm phụ huynh khác đồng cảnh ngộ đã nhìn nơi người đàn bà can đảm đó hình ảnh một người cứu sống sinh mạng.
Một bà khác ở Wisconsin đã thiệt mất một đứa con ở trong Binh Chủng Hải Quân vì bị ngộ nạn trực thăng. Đã nhiều năm trôi qua mà bà không thoát khỏi cảnh khổ đau. Bà đã giữ căn phòng nguyên vẹn như khi con mình rời nhà ra đi. Thỉnh thoảng qua tin tức báo chí bà cũng biết được nhiều vụ rớt máy bay trực thăng khác. Bà cứ nhớ tới những gia đình phải trải qua những thảm cảnh như bà và tự hỏi không biết bà có thể làm được điều gì để giúp đỡ họ. Giờ đây, mỗi khi được tin một máy bay trực thăng quân đội bị rớt, bà gởi cho sĩ quan ở Bộ Quốc Phòng một túi chứa đựng một lá thư và những dụng cụ hữu ích khác để nhờ chuyển đến gia đình có con bị nạn. Và nay, trong tuổi hưu dưỡng, bà đã nối kết thành một “cộng đồng những người khốn khổ”. Hoạt động nầy không thể làm cho bà hết đau khổ về sự mất mát một người con nhưng đã mang lại một ý nghĩa cho cuộc sống của bà.
Phúc cho ai sầu khổ vì sẽ được an ủi.
PHÚC CHO AI KHAO KHÁT SỰ CÔNG CHÍNH VÌ SẼ ĐƯỢC THIÊN CHÚA CHO THỎA LÒNG.
Tất cả những người được nhắc nhở trên đây - đều là những người công chính - đáng được “phúc” cuối cùng nầy. Những “nô bộc” đã hy sinh mạng sống mình cho đám người nghèo hèn ti tiện, một Francois Mauriac đã cố chiến đấu để bảo vệ đức khiết tịnh, một Henri Nouwen phục dịch chàng thanh niên tật nguyền Adam, một Martin Luther King Jr. và những đồ đệ của thuyết bất bạo động, những bà mẹ sầu khổ của những chàng trai đồng tính luyến ái và của những phi công bị thiệt mạng trong Binh Chủng Hải Quân - tất cả họ là những người đói khát sự công chính. Tất cả họ đã nhận được một phần thưởng, không những ở đời sau mà còn ngay cả đời nầy nữa.
Một nữ tu người Albany đã trải qua mười sáu năm ở trong một tu viện chăm lo giảng dạy môn địa lý cho những nữ sinh ở Calcutta thuộc giới nhà giàu người Anh và An Độ. Trong một chuyến khởi hành bằng xe lửa dọc theo dãy Hi-Mã-Lạp-Sơn, bà đã nghe một tiếng gọi hãy thay đổi dòng để chăm sóc những người nghèo nhất trong đám người nghèo. Không ai có thể nghi ngờ Mẹ Têrêxa đã hoàn thiện cuộc sống của mình trong ơn gọi sau nầy hơn là trong ơn gọi trước kia. Đó là ơn gọi của những người tầm thường để trở nên những vị thánh qua câu nói của Chúa Giêsu: “Ai bảo vệ sự sống mình thì sẽ mất, ai đánh mất sự sống mình vì Ta thì sẽ tìm lại được.”
Chúa Giêsu đã nói là Ngài đến không phải để hủy bỏ sự sống nhưng để chúng ta có được sự sống tràn trề dư dật hơn. Chúng ta có được sự sống đó bằng cách đầu tư vào những người khác, bằng cách can đảm đứng lên tranh đấu cho công lý, bằng cách chăm sóc những người nghèo hèn đói khát, bằng cách tìm kiếm thánh ý Chúa chứ không phải ý riêng mình.
Chính những “phúc thật” đó mà Chúa Giêsu đã nói: nước thiên đàng giống như kho tàng quí giá mà người ta biết được và đã bán hết mọi sự để mua cho được vật báu đó. Và kho tàng quí giá đó đã sinh lợi trong đời nầy và đời sau nữa. Chúa Kitô đã nhấn mạnh đến những gì chúng ta sẽ nhận lãnh được hơn là những gì chúng ta vứt bỏ vì Ngài đã biết cuộc sống sẽ diễn tiến ra sao ở đời nầy và ở trong nước vĩnh cửu.
Cuộc sống là một chuỗi tình cờ tiếp nối. Để sống những “phúc thật” trong sự dun rủi của cuộc sống, chúng ta sẵn sàng trở thành khí cụ Tình Yêu của Chúa qua những biến thiên trùng phùng như cha Giu-se Nguyễn Công Đoan, Dòng Tên, đã ghi nhận qua mấy vần thơ sau đây trong bài thơ “NHƯ MỘT SỰ TÌNH CỜ”:
Lạy Chúa, xin cứ dùng con theo ý Chúa
Làm chân tay cho những người què cụt,
Làm đôi mắt cho ai phải đui mù,
Làm lỗ tai cho những người bị điếc,
Làm miệng lưỡi cho những người không nói được,
Làm tiếng kêu cho người chịu bất công.
Lạy Chúa, xin cứ gửi con ra đồng lúa,
Để đem cơm cho người đời đang chờ,
Và đem nước cho người họng đang khô,
Đem thuốc thang cho người đang đau ốm,
Đem áo quần cho người đang trần trụi,
Đem mền đắp cho người đang rét run.
Lạy Chúa, xin cứ gởi con ra đường vắng,
Thắp đèn soi cho ai bước trong đêm,
Đốt lửa ấm cho những ai giá lạnh,
Truyền cảm thông cho lữ khách đơn côi,
Nâng phẩm giá cho kẻ đời chà đạp,
Đem tự do cho những kiếp đọa đày.
Lạy Chúa, xin cứ gửi con vào thôn xóm,
Đem an hòa cho những ai bất thuận,
Đem thanh bình cho kẻ sống âu lo,
Đem ủi an cho người đang sầu khổ,
Đem niềm vui cho những ai bất hạnh,
Đem vận may cho người gặp rủi ro.
Lạy Chúa, xin cứ đặt con như một sự tình cờ,
Đem may mắn cho những ai gặp được
Giữa đường đời khi lỡ bước bơ vơ.
Cứ cho con đừng bao giờ khiếp sợ:
Giữa biển đời mang con tim núi lửa,
Với đôi tay êm ái của mẹ hiền.
Lạy Chúa, xin cứ dùng con làm tất cả,
Cho mọi người được hạnh phúc yên vui,
Còn phần con, xin gởi hết nơi Ngài
Là Thiên Chúa, Tình Yêu và Lẽ Sống,
Ngài cho con tất cả niềm hy vọng,
Để tin yêu mà vui sống trọn đời.
PHÚC THAY AI SẦU KHỔ.
Trong hai quyển sách “Where Is God When It Hurts?” (Thiên Chúa Ở Đâu Khi Con Người Bị Thương Tổn?) và “Disappointment With God” (Thất Vọng Với Thiên Chúa), ký giả Philip Yancey cho biết đã trải qua nhiều thời gian với những người sầu khổ. Ký giả có rất ít câu trả lời đối với những thắc mắc mà họ nêu ra và ông rất lúng túng khi phải đối diện với sự khổ đau của họ. Lần kia ký giả được một người lối xóm mời tham dự một buổi họp mặt của nhóm trị liệu ở nhà thương gần đó. Nhóm nầy có tên gọi là “Make Today Count” (Hãy Làm Cho Ngày Hôm Nay Đáng Kể), gồm những người đang đứng bên bờ vực tử sinh.
Philip Yancey đã theo người láng giềng đó tham dự các buổi họp mặt trong vòng một năm, mỗi tháng một lần. Khác với những buổi họp mặt thông thường mà các tham dự viên cố làm lóa mắt người khác bằng những điều tỏ ra mình có quyền lực hoặc thuộc những thể chế đặc biệt, không ai trong nhóm đó cố gắng gây ấn tượng đặc biệt nơi người khác. Thời trang y phục, nhà cửa xe cộ, chức tước địa vị - những thứ đó có nghĩa lý gì đối với những người đang chờ đợi tử thần? Hơn ai hết, họ chú tâm vào những vấn đề chung cục. Những câu chuyện do họ kể lại đều được kết thúc trong bất hạnh. Có người còn cảm thấy bị Thiên Chúa ruồng bỏ. Rất ít người tìm được lời giải đáp cho câu hỏi “tại sao?”
Tuy nhiên Yancey đã tìm được niềm tin ở nơi lời hứa của Chúa Kitô là ai sầu khổ sẽ được an ủi. Yancey đã đan cử hai trường hợp dưới đây:
Một bà ở California biết được đứa con trai yêu quí duy nhất của mình bị bệnh liệt kháng, không được giáo hội của bà hỗ trợ hay có chút cảm tình vì cuộc sống đồng tính luyến ái của anh. Bà cảm thấy cô đơn và cần được sự nâng đỡ nên đã quyết định tung ra một mạng lưới thư tín và nay đã liên kết nhiều phụ huynh của giới đồng tính luyến ái. Mặc dù bà không giúp đỡ gì nhiều về mặt chuyên môn và không hứa hẹn một sự trị liệu có tính cách thần bí, nhưng hằng trăm phụ huynh khác đồng cảnh ngộ đã nhìn nơi người đàn bà can đảm đó hình ảnh một người cứu sống sinh mạng.
Một bà khác ở Wisconsin đã thiệt mất một đứa con ở trong Binh Chủng Hải Quân vì bị ngộ nạn trực thăng. Đã nhiều năm trôi qua mà bà không thoát khỏi cảnh khổ đau. Bà đã giữ căn phòng nguyên vẹn như khi con mình rời nhà ra đi. Thỉnh thoảng qua tin tức báo chí bà cũng biết được nhiều vụ rớt máy bay trực thăng khác. Bà cứ nhớ tới những gia đình phải trải qua những thảm cảnh như bà và tự hỏi không biết bà có thể làm được điều gì để giúp đỡ họ. Giờ đây, mỗi khi được tin một máy bay trực thăng quân đội bị rớt, bà gởi cho sĩ quan ở Bộ Quốc Phòng một túi chứa đựng một lá thư và những dụng cụ hữu ích khác để nhờ chuyển đến gia đình có con bị nạn. Và nay, trong tuổi hưu dưỡng, bà đã nối kết thành một “cộng đồng những người khốn khổ”. Hoạt động nầy không thể làm cho bà hết đau khổ về sự mất mát một người con nhưng đã mang lại một ý nghĩa cho cuộc sống của bà.
Phúc cho ai sầu khổ vì sẽ được an ủi.
PHÚC CHO AI KHAO KHÁT SỰ CÔNG CHÍNH VÌ SẼ ĐƯỢC THIÊN CHÚA CHO THỎA LÒNG.
Tất cả những người được nhắc nhở trên đây - đều là những người công chính - đáng được “phúc” cuối cùng nầy. Những “nô bộc” đã hy sinh mạng sống mình cho đám người nghèo hèn ti tiện, một Francois Mauriac đã cố chiến đấu để bảo vệ đức khiết tịnh, một Henri Nouwen phục dịch chàng thanh niên tật nguyền Adam, một Martin Luther King Jr. và những đồ đệ của thuyết bất bạo động, những bà mẹ sầu khổ của những chàng trai đồng tính luyến ái và của những phi công bị thiệt mạng trong Binh Chủng Hải Quân - tất cả họ là những người đói khát sự công chính. Tất cả họ đã nhận được một phần thưởng, không những ở đời sau mà còn ngay cả đời nầy nữa.
Một nữ tu người Albany đã trải qua mười sáu năm ở trong một tu viện chăm lo giảng dạy môn địa lý cho những nữ sinh ở Calcutta thuộc giới nhà giàu người Anh và An Độ. Trong một chuyến khởi hành bằng xe lửa dọc theo dãy Hi-Mã-Lạp-Sơn, bà đã nghe một tiếng gọi hãy thay đổi dòng để chăm sóc những người nghèo nhất trong đám người nghèo. Không ai có thể nghi ngờ Mẹ Têrêxa đã hoàn thiện cuộc sống của mình trong ơn gọi sau nầy hơn là trong ơn gọi trước kia. Đó là ơn gọi của những người tầm thường để trở nên những vị thánh qua câu nói của Chúa Giêsu: “Ai bảo vệ sự sống mình thì sẽ mất, ai đánh mất sự sống mình vì Ta thì sẽ tìm lại được.”
Chúa Giêsu đã nói là Ngài đến không phải để hủy bỏ sự sống nhưng để chúng ta có được sự sống tràn trề dư dật hơn. Chúng ta có được sự sống đó bằng cách đầu tư vào những người khác, bằng cách can đảm đứng lên tranh đấu cho công lý, bằng cách chăm sóc những người nghèo hèn đói khát, bằng cách tìm kiếm thánh ý Chúa chứ không phải ý riêng mình.
Chính những “phúc thật” đó mà Chúa Giêsu đã nói: nước thiên đàng giống như kho tàng quí giá mà người ta biết được và đã bán hết mọi sự để mua cho được vật báu đó. Và kho tàng quí giá đó đã sinh lợi trong đời nầy và đời sau nữa. Chúa Kitô đã nhấn mạnh đến những gì chúng ta sẽ nhận lãnh được hơn là những gì chúng ta vứt bỏ vì Ngài đã biết cuộc sống sẽ diễn tiến ra sao ở đời nầy và ở trong nước vĩnh cửu.
Cuộc sống là một chuỗi tình cờ tiếp nối. Để sống những “phúc thật” trong sự dun rủi của cuộc sống, chúng ta sẵn sàng trở thành khí cụ Tình Yêu của Chúa qua những biến thiên trùng phùng như cha Giu-se Nguyễn Công Đoan, Dòng Tên, đã ghi nhận qua mấy vần thơ sau đây trong bài thơ “NHƯ MỘT SỰ TÌNH CỜ”:
Lạy Chúa, xin cứ dùng con theo ý Chúa
Làm chân tay cho những người què cụt,
Làm đôi mắt cho ai phải đui mù,
Làm lỗ tai cho những người bị điếc,
Làm miệng lưỡi cho những người không nói được,
Làm tiếng kêu cho người chịu bất công.
Lạy Chúa, xin cứ gửi con ra đồng lúa,
Để đem cơm cho người đời đang chờ,
Và đem nước cho người họng đang khô,
Đem thuốc thang cho người đang đau ốm,
Đem áo quần cho người đang trần trụi,
Đem mền đắp cho người đang rét run.
Lạy Chúa, xin cứ gởi con ra đường vắng,
Thắp đèn soi cho ai bước trong đêm,
Đốt lửa ấm cho những ai giá lạnh,
Truyền cảm thông cho lữ khách đơn côi,
Nâng phẩm giá cho kẻ đời chà đạp,
Đem tự do cho những kiếp đọa đày.
Lạy Chúa, xin cứ gửi con vào thôn xóm,
Đem an hòa cho những ai bất thuận,
Đem thanh bình cho kẻ sống âu lo,
Đem ủi an cho người đang sầu khổ,
Đem niềm vui cho những ai bất hạnh,
Đem vận may cho người gặp rủi ro.
Lạy Chúa, xin cứ đặt con như một sự tình cờ,
Đem may mắn cho những ai gặp được
Giữa đường đời khi lỡ bước bơ vơ.
Cứ cho con đừng bao giờ khiếp sợ:
Giữa biển đời mang con tim núi lửa,
Với đôi tay êm ái của mẹ hiền.
Lạy Chúa, xin cứ dùng con làm tất cả,
Cho mọi người được hạnh phúc yên vui,
Còn phần con, xin gởi hết nơi Ngài
Là Thiên Chúa, Tình Yêu và Lẽ Sống,
Ngài cho con tất cả niềm hy vọng,
Để tin yêu mà vui sống trọn đời.