CẦU NGUYỆN LÀ LẼ SỐNG CỦA NGƯỜI TÍN HỮU
Kitô giáo đã xuất hiện hơn hai ngàn năm. Bao thế kỷ đã qua, Giáo Hội Chúa Kitô, mặc dù gặp bao thử thách đau khổ, nhưng vẫn vững mạnh, vẫn còn tiến và tiến mãi đến ngày Đức Kitô trở lại. Giáo Hội vẫn vững tiến là nhờ ở cầu nguyện. Cầu nguyện là nội lực làm phát triển Giáo Hội hôm qua, hôm nay và ngày mai. Chúng ta cần nhìn lại cuộc sống thiêng liêng của Giáo Hội trong những trang Kinh Thánh.
Cuộc sống cầu nguyện của người Kitô hữu bắt nguồn từ dân Do thái, dân được tuyển chọn của Thiên Chúa, mang danh hiệu là bạn tình của Ngài. Dân Do thái là dân cầu nguyện đặc biệt, qua những trang lịch sử của họ, ta thấy họ là những tâm hồn được tuyển chọn để chúc tụng Thiên Chúa, ngày ngày giang tay ngửa mặt lên trời, như của lễ chiều tà chúc tụng Thiên Chúa. Họ lợi dụng cảnh huống và tổ chức nhiều buổi lễ để ca tụng cầu khẩn Thiên Chúa.
Trong Cựu ước, những người được Thiên Chúa tuyển chọn đều có một đời sống nội tâm cao độ. Noê, Abraham, Môsê, Đavid, Êlia… tất cả là một đời sống luôn kết hợp với Chúa. Các ngài nói chuyện với Chúa như là một người bạn thân thiết. Để có một cuộc đối thoại thân tình với Chúa, chắc hẳn các ngài đã đi vào con đường nội tâm sâu thẳm, mới có thể hiểu được ý Chúa, và để truyền đạt cho dân mệnh lệnh của Thiên Chúa. Các ngài cầu nguyện không những cho bản thân mình mà còn cho dân, một dân được Thiên Chúa tuyển chọn và trao phó cho các ngài.
Các Kitô hữu tiên khởi của Giáo Hội tiếp tục giữ truyền thống đó, luôn cầu nguyện chúc tụng Thiên Chúa. Ngay buổi đầu, các Kitô hữu vẫn giữ đúng nghi lễ như dân Do thái, họ hát thánh vịnh, thánh thi, dẫn giải phúc âm trong các hội đường. Nhiều lời kinh vẫn đượm màu sắc Do thái như kinh Magnificat, Benedictus, Lạy Cha và những bản văn của các giáo phụ, sau này cũng thế.
Lời nguyện Kitô hữu rất sống động, thay đổi bởi cuộc sống đức tin. Trước Thiên Chúa nhân hậu, người Kitô hữu không sợ hãi như cha ông họ (Do thái giáo); trái lại, họ gọi Ngài là Cha, “Pater”, Chúa Kitô là trung gian của họ.
Theo tông truyền và tín lý các tông đồ, ngay từ thế kỷ thứ II, các tín hữu đã dùng kinh Lạy Cha để cầu nguyện và thường mỗi ngày đọc ba lần. Ngày nay kinh Lạy Cha không những được đọc trong phụng vụ, mà còn được thốt ra trên môi miệng tín hữu và cũng là đề tài tuyệt hảo để suy niệm.
Ngoài kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu còn để lại cho chúng ta những lời nguyện tha thiết khi cảm tạ, khi cầu xin, như kinh Tạ Ơn, lời nguyện cầu cho các linh mục (Mt 26,26; Mc 14,22; Ga 17,1-25)…
Sau những lời nguyện cao quý của Chúa Kitô, kinh Magnificat của Mẹ Maria, Benedictus của thày cả Zacaria và Nunc Dimittis của cụ già Simêon, là những lời nguyện quý giá giúp các tín hữu hướng lòng lên Chúa.
Qua Thánh Kinh, chúng ta còn gặp nhiều lời kinh đậm đà biểu lộ tâm hồn Kitô hữu trong thời Giáo Hội sơ khai: lời nguyện của các tín hữu chúc tụng Thiên Chúa khi hai thánh tông đồ Phêrô và Gioan được phóng thích khỏi tay dân Do thái (Cv 3,24-31). Lời than thở của thánh Stêphanô cũng là lời nguyện quý giá mà các thánh tử đạo trong những thế kỷ sau đã dùng để hướng lòng lên Chúa (Cv 7,59-61).
Các Tông đồ cũng đề cập nhiều đến vấn đề cầu nguyện, đặc biệt thánh Phaolô đã để lại cho chúng ta nhiều tài liệu về cuộc sống chiêm niệm. Dù bận rộn với nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng, tâm trí ngài vẫn luôn kết hợp với Chúa. Đời sống của ngài thật sự là chiêm niệm và hoạt động. Trong thư gởi các tín hữu Êphêsô, ngài khích lệ các tín hữu luôn hãy cầu nguyện chúc tụng Chúa (Eph 5,15-19).
Có thể nói, Tân ước là nguồn suối dồi dào về khoa cầu nguyện. Khi vui cũng như lúc buồn, giờ vinh quang cũng như lúc âu sầu, chúng ta đến nguồn suối Kinh Thánh để gặp được nguồn an ủi, sẽ tìm thấy nhiều phương cách giúp ta hướng lòng lên Chúa và vượt qua mọi đau khổ và thánh hoá cảnh huống này.
Thánh kinh nói được là những bằng chứng quan trọng nhất giúp các tín hữu mạnh tiến trên đường cầu nguyện.
Kinh Thánh
a. Cựu Ước
Trong thời Cựu ước, việc cầu nguyện diễn tiến từ khi con người sa ngã đến lúc con người được phục hồi. Việc cầu nguyện gắn liền với lịch sử nhân loại, vì nó liên hệ với Thiên Chúa qua các biến cố lịch sử (GLHTCG 2568).
* Noê: lời cầu của lòng chân chính
Việc hiến dâng của Noê làm đẹp lòng Thiên Chúa, Đấng chúc phúc cho ông và qua ông cho tất cả mọi tạo vật, vì tấm lòng của ông chính trực và trung thành: như Ênóc trước ông, Noê bước đi với Thiên Chúa (St 6, 9; 8, 20 - 9, 17). Nhiều người chân chính nơi tất cả mọi tôn giáo đều thực hiện thứ cầu nguyện này… (GLHTCG 2569).
* Abraham: lời cầu của một niềm tin
“Khi được Thiên Chúa kêu gọi, Abraham đã ra đi như Chúa bảo ông” (St 12, 4), lòng trí Abraham hoàn toàn thuần phục lời Chúa nên ông đã vâng nhe Ngài. Như thế, một khía cạnh của “vở tuồng” cầu nguyện diễn ra từ ban đầu là cuộc thử thách đức tin đối với lòng trung thành của Thiên Chúa.
Vì Abraham tin vào Thiên Chúa và bước đi trước thánh nhan Ngài, cũng như bước đi theo những gì đã giao ước với Ngài (St 15, 6; 17, 1tt), mà vị tổ phụ này đã có thể tiếp nhận người khách lạ vào căn lều của mình. Khi được Thiên Chúa tỏ cho biết kế hoạch của Ngài, lòng Abraham mới hòa điệu vào lòng thương xót của Chúa đối với con người, nên ông đã dám mở miệng can thiệp cho họ bằng một lòng cậy trông vững chắc (St 18, 16-33).
Vào giai đoạn cuối cùng của việc thanh tẩy đức tin của ông, Abraham, “người đã nhận được lời hứa” (Dt 11, 17), được yêu cầu hy tế đứa con Thiên Chúa đã ban cho ông, Abraham đã không lung lay đức tin.
* Môsê: lời cầu của một trung gian
- Môsê cũng học biết cách cầu nguyện trong cuộc trao đổi với Thiên Chúa là Đấng đã tín nhiệm nơi ông.
- Việc cầu nguyện của Môsê mang đặc tính của việc cầu nguyện chiêm niệm.
Từ mối thân tình của ông với Thiên Chúa, Môsê đã cảm thấy mạnh mẽ và bạo dạn để thực hiện việc chuyển cầu cho mình. Ông không cầu cho bản thân mà là cho dân chúng.
* Đavid: lời cầu của một đức vua
Đavid là một vị vua “được lòng Thiên Chúa nhất” đã cầu cho dân của mình cũng như nhân danh họ mà cầu. Việc vua cầu nguyện là việc vua trung thành gắn bó với lời hứa thần linh và là việc nói lên lòng thiết tha hân hoan vào Chúa. Với các Thánh vịnh được thần hứng bởi Thánh Thần, Đavid là vị ngôn sứ đầu tiên cho việc cầu nguyện của Do Thái và Kitô giáo.
* Êlia: lời cầu của một tiên tri
Tên Êlia, “Chúa là Thiên Chúa của tôi”, tiên báo về tiếng dân chúng kêu lên để đáp lại lời cầu của ông trên núi Carmêlô (1V 18, 39).
Ông đã dạy cho bà góa thành Zareptha tin tưởng vào Thiên Chúa và làm cho niềm tin của bà vững mạnh bằng lời cầu khẩn thiết của ông (1V 17, 7-21). Để đáp lại lời nguyện của Êlia, Thiên Chúa đã cho lửa xuống thiêu hủy của lễ toàn thiêu.
* Thánh vịnh: lời cầu chung của cộng đồng
Các Thánh Vịnh vừa nuôi dưỡng vừa diễn tả lời cầu nguyện của thành phần dân Chúa. Lời cầu nguyện của họ vừa riêng tư vừa cộng đồng, liên quan đến người cầu nguyện lẫn hết mọi người. Lời cầu nguyện của họ nhắc nhở lại biến cố cứu độ trong quá khứ, song cũng hướng đến cả tương lai, thậm chí đến tận cùng của lịch sử. Lời cầu nguyện ấy tưởng nhớ đến lời Thiên Chúa hứa đã được thực hiện, và đợi chờ Đấng Thiên Sai đến để làm trọn những lời hứa ấy. Được Chúa Kitô cầu nguyện và làm trọn nơi mình, các Thánh Vịnh giữ vai trò chính yếu đối với việc cầu nguyện của Giáo hội.
b. Tân Ước
Trong Tân ước, các nhân vật đã miệt mài trong đời sống cầu nguyện, khởi đầu là đời sống cầu nguyện của Chúa Giêsu, khuôn mẫu của cầu nguyện, rồi đến các thánh. Lời cầu nguyện của các thánh được diễn tả qua các bức thư của các ngài.
* Lời cầu của Chúa Giêsu
- Thấy các môn đệ sau khi rao giảng Tin mừng trở về vui vẻ, cảm hứng bởi Thánh kinh, Đức Kitô vui sướng chúc tụng Chúa Cha (Lc 10, 21; Mt 11, 25).
- Cảm động vì tiếng khóc của Matha và Maria, đứng bên mồ người bạn thân thiết là Lazarô, Chúa Giêsu ngửa mặt lên trời cầu xin cùng Chúa Cha (Ga 11, 41).
- Trước khi từ biệt các môn đệ yêu dấu để về cùng Cha, Chúa Giêsu cảm động cầu cho danh Cha cả sáng, và cho các tông đồ luôn sống trong tình hiệp nhất, cho Giáo hội ngày mai. Vì thế người ta thường gọi lời nguyện này là “Kinh cầu cho các linh mục” hay “cho hiệp nhất” (Ga 17, 1tt).
- Lời nguyện trong vườn cây dầu (Mt 26, 39; Mc 19, 36; Lc 22, 42) là lời phát xuất từ đáy lòng của Chúa Giêsu trong lúc cô đơn sầu khổ, vì giờ phút đau thương đã sắp đến. Với tình thảo hiếu chân thành, Ngài xin Cha: “lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi uống chén này, nhưng không phải theo ý con, chỉ xin theo ý Cha”.
- Khi bị treo trên thánh giá, trước khi trút hơi thở cuối cùng, Chúa Giêsu than thở cùng Chúa Cha: “lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm” (Lc 23, 34; Mc 25, 34; Mt 27, 46).
- Với một con tim nhạy cảm và lo cho Hội thánh mai sau, Ngài đã cầu nguyện cho Hội thánh qua vị đứng đầu Giáo hội sau này là Phêrô (Lc 22, 32).
* Ca vịnh trinh nữ Maria
Sau Chúa Giêsu là Mẹ Maria, Mẹ đã để lại cho Giáo hội một lời ca cảm tạ Thiên Chúa là lời kinh Magnificat. Magnificat là một ca vịnh do Mẹ đã thốt ra để chúc tụng lòng thương xót quảng đại của Thiên Chúa đối với Mẹ nói riêng và dân Ngài nói chung (Lc 1, 46-56).
* Ca vịnh của Zacaria
Đây là lời kinh Benedictus ngợi khen Thiên Chúa Israel, đã thương cứu vớt dân Ngài (Lc 1, 68-79).
* Đoản thơ của cụ già Simêon
Lời kinh Nunc Dimittis của cụ già Simêon (Lc 2, 29-32), ngay từ thế kỷ thứ 4, Giáo huấn Tông đồ (Doctrine des Apotres) đã áp dụng đoản thơ này trong kinh chiều. Hiện nay Giáo hộii Rôma đưa Thánh thi cảm tạ này vào kinh tối mỗi ngày.
* Lời nguyện trong Tông đồ Công vụ
- Lời cầu của các tín hữu tiên khởi sau khi hai thánh tông đồ Phêrô và Gioan được phóng thích khỏi ngục thất (Cv 4, 24-30).
Ngoài các giờ kinh theo luật Do Thái, các tín hữu tiên khởi của Giáo hội thường họp nhau trong tình huynh đệ mật thiết để dự lễ nghi bẻ bánh và cầu nguyện chung (Cv 2, 42). Tâm hồn tràn ngập vui sướng, hoan hỉ, họ ngợi khen Đấng Cứu Thế, đồng thời tưởng niệm đến sự khải hoàn của Ngài và luôn mong Ngài trở lại.
- Lời nguyện tắt của thánh Stêphanô tử đạo, một lời nguyện tắt nhưng rất cảm động, bộc lộ tâm hồn của thầy phó tế Stêphanô. Lời nguyện tắt này biểu dương lòng tin sắt đá, đức ái nồng nàn của đấng thánh đối với Chúa Giêsu và đối với tha nhân. Đây cũng là lời nguyện đầu tiên trực tiếp dâng lên Chúa Giêsu Kitô và cũng là lời chính Chúa Kitô đã thưa lên cùng Cha trước khi trút hơi thở cuối cùng trên thập giá: “Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy hồn con” (Cv 7, 59), “Lạy Chúa, xin tha tội này cho họ” (Cv 7, 60).
* Lời nguyện trong các thư thánh Phaolô
Cả cuộc sống tông đồ của thánh Phaolô là chuỗi ngày cầu nguyện, ngài không bao giờ bỏ cầu nguyện. Ngài thường đề cập đến cầu nguyện trong các thư gửi cho các giáo đoàn, đặc biệt là bức thư gửi tín hữu Êphêsô (Eph 5, 18-20).
Ngài thường nhấn mạnh trước tiên về tạ ơn Thiên Chúa, thứ đến thờ lạy, chúc tụng và cầu khẩn. Đặc điểm trong lời nguyện của thánh Phaolô là luôn dâng lên Chúa Cha qua trung gian Chúa Con, và mọi thành quả của lời nguyện đó đều nhờ công nhiệp Chúa Kitô.
Ngoài các lời nguyện, thánh Phaolô còn để lại cho chúng ta những Thánh thi giúp chúng ta thấu triệt hơn về các Thánh thi và hoan ca trong phụng vụ Do Thái xưa. Những Thánh thi đặc biệt của thánh Phaolô là:
- Tạ ơn Thiên Chúa: 1 Cr 1, 3-9; Pl 1, 3-11.
- Hoan ca chúc tụng Thiên Chúa: Rm 16, 25-27; 2Cr 1, 2-4.
- Lời cầu khẩn Thiên Chúa: Rm 15, 5-6; 13, 33; Eph 3, 14-21.
- Những thánh thi đặc biệt:
+ Ca ngợi khôn ngoan của Thiên Chúa: Rm 11, 33.
+ Thánh thi tình ái: 1 Cr 11, 1-13.
* Lời nguyện trong thư thánh Giacôbê
Thánh Giacôbê cũng chỉ để lại cho chúng ta những tài liệu về cầu nguyện, tuy vắn tắt nhưng đầy ý nghĩa, đã nói lên tất cả thực tại của một tâm hồn tông đồ cầu nguyện. Đối với ngài, cầu nguyện không phải chỉ ở môi miệng, nhưng với tất cả tấm lòng, với lòng tin mạnh mẽ, cậy trông ở lòng đại lượng Thiên Chúa, luôn chạy đến đến cùng Chúa khi vui cũng như khi buồn, lúc cầu xin thống hối, lúc ngợi khen danh Cha cả sáng (Gc 1, 5- 9; 5, 13-19).
* Những khúc ca trong sách Khải Huyền của thánh Gioan
Sách Khải Huyền phác họa cho chúng ta khung cảnh cầu nguyện của Kitô Giáo. Chính thánh Gioan, tác giả, đã đặt những sự kiện mạc khải đó vào “ngày của Thiên Chúa” (Kh 1, 10), nghĩa là ngày mà tất cả cộng đồng nhân loại sẽ tụ họp lại. Theo tác giả, qua phụng vụ Giáo hội đã thực hiện ngay ở trần thế những lễ nghi phụng vụ thiên quốc rồi. Chúng ta cũng gặp nhiều đoạn trong sách Khải Huyền nhắc đến phụng vụ, lời nguyện, thánh thi…, hầu như ngày nay từ chương I đến cuối sách. Năm chương đầu khác nào diễn tả quang cảnh lễ nghi phụng vụ.
Lượt qua một chút về vai trò của việc cầu nguyện trong đời sống kitô hữu. Chúng ta thấy cầu nguyện cũng giống như là hơi thở của con người vậy. Nếu không thở thì con người sẽ không còn tồn tại, nếu không cầu nguyện thì kitô hữu sẽ trở thành những con người vô hồn, có sống đấy nhưng mà không còn sức sống. Vả lại, cầu nguyện chính là tâm tình đơn sơ của con thảo dâng lên Chúa Cha. Tâm tình ấy được gởi đến Chúa Cha khi vui cũng như lúc buồn, chính việc cầu nguyện là chất keo kết dính cuộc đời của ta với Chúa và của Chúa với ta. Như chúng ta thấy qua các trang Thánhn Kinh, cầu nguyện cần thiết như thế nào. Đặc biệt, trang Tin mừng theo Thánh Mattthêu mà chúng ta vừa nghe đấy. Không phải chỉ đến lúc lâm nguy Chúa Giêsu mới cầu nguyện cùng Cha nhưng suốt cuộc đời của mình, Chúa luôn cầu nguyện cùng Cha. Trước lúc gặp nạn, trước lúc uống chén đắng chúng ta thấy Chúa Giêsu cầu nguyện cho mình điều gì ? Tâm tình của Chúa Giêsu trong trang Tin mừng này phải nói rằng quá hay, quá tuyệt vời. Chúa Giêsu không hề xin Cha cất cho mình khỏi chén này dù biết rằng quá đắng, dù biết rằng quá đau khổ. Chúa Giêsu xin rằng vâng theo Thánh ý Cha ! Và đặc biệt, chúng ta chú ý, các môn đệ còn ngủ nhưng Thầy Giêsu thức suốt để cầu nguyện cùng Cha.
Nếu chúng ta đặt trường hợp chúng ta là Chúa Giêsu, chúng ta sẽ bỏ cuộc vì lẽ quá đau đớn mà môn đệ thì gà gật. Và nếu chúng ta đặt chúng ta là môn đệ thì phải nói là quá xấu hổ vì chính trong giây phút bi đát nhất của cuộc đời của thầy Chí Thánh mà lại gà gật. Và có người thì vội trách các môn đệ là sao mà kỳ vậy. Xin thưa là khoan hẳn trách vì lẽ nhìn lại cuộc đời mỗi người chúng ta cũng thế thôi ! Chúng ta còn gà gật hơn các môn đệ nhiều lắm.
Các môn đệ ngày xưa chưa biết, chưa xác tín lắm về Thầy của mình nên các ông ở trong trạng thái gà gật cũng là thường thôi. Sau khi xác tín Thầy mình phục sinh thì cuộc đời các ông thay đổi. Còn chúng ta, các môn đệ đã xác tín cho chúng ta rằng Thầy chúng ta phục sinh thật nhưng cuộc đời chúng ta nó chán làm sao đó.
Trang Tin mừng khá ngắn này để cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Tại sao các môn đệ gà gật như vậy ? Vì lẽ các ông đã không tỉnh thức, không sẵn sàng đón nhận thánh ý của Chúa Cha như Thầy của mình. Nhìn lại cuộc đời chúng ta, chúng ta cũng thế thôi. Chúng ta vẫn mãi đi tìm, cứ gắn bó với cái thế sự mau qua chóng tàn nên không còn đủ tâm trí để thức tỉnh như Thầy được.
Đó là bài học mà chúng ta học được từ các môn đệ. Còn về Thầy Giêsu thì sao ? Phải nói là bài học Thầy Giêsu để lại cho chúng ta hôm nay là bài học tuyệt vời mà phải nói là quá khó học.
Nhớ lại trong thư Thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Philipphê: Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. (Pl 2, 6-8)
Thánh Phaolô cho chúng ta biết, Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa nhưng không nghĩ nhất quyết mình duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa nhưng đã hoàn toàn trút bỏ phận vinh quang mà mặc lấy thân nô lệ. Chưa dừng ở đó, Đức Giêsu còn bằng lòng chịu chết và phải nói là chết nhục nhã trên cây thập tự. Tại sao Chúa Giêsu làm được như vậy ? Xin thưa là vì suốt cả cuộc đời, Chúa Giêsu đã cầu nguyện, đã kết hợp đời mình trong Thánh ý của Cha. Chúng ta nhớ lại, bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu, bất cứ làm việc gì Chúa Giêsu đều hướng lòng về Cha, kết hiệp cùng Cha. Chính vì lẽ đó, Chúa Giêsu đã làm đẹp Thánh ý của Chúa Cha trên đời mình. Và, tâm tình đẹp nhất mà Chúa Giêsu để lại cho chúng ta qua trang Tin mừng chúng ta vừa nghe đó là chính tâm tình khiêm hạ.
Chúng ta thì sao ? Nhìn lại cuộc đời của chúng ta trớ trêu lắm ! Cuộc đời chúng ta chẳng là gì cả. Thánh Kinh và đặc biệt trong các Thánh Vịnh đã nhắc nhở thân phận của chúng ta:
Ngay cả khi đồi núi chưa được dựng nên,
địa cầu và vũ trụ chưa được tạo thành,
Ngài vẫn là Thiên Chúa, từ muôn thuở cho đến muôn đời.
Chúa bắt phàm nhân trở về cát bụi,
Ngài phán bảo: "Hỡi người trần thế, trở về cát bụi đi! "
Ngàn năm Chúa kể là gì,
tựa hôm qua đã qua đi mất rồi,
khác nào một trống canh thôi!
Ngài cuốn đi, chúng chỉ là giấc mộng,
như cỏ đồng trổi mọc ban mai,
nở hoa vươn mạnh sớm ngày,
chiều về ủ rũ tàn phai chẳng còn.
Ngài thịnh nộ, chúng con phải mạng vong,
nổi trận lôi đình: thấy mà khủng khiếp!
Tội chúng con, Chúa bày ra trước mặt Ngài,
lỗi thầm kín, Thánh Nhan đều soi tỏ.
Chúa nổi xung, đời chúng con tàn tạ,
kiếp sống thoảng qua: một tiếng thở dài.
Tính tuổi thọ, trong ngoài bảy chục,
mạnh giỏi chăng là được tám mươi,
mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ,
cuộc đời thấm thoát, chúng con đã khuất rồi.
Cơn giận Ngài, ai lường được sức mạnh,
trận lôi đình, ai hiểu thấu căn nguyên?
Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống,
ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan. (Tv 90, 2-10)
Lạy Chúa, con như người thợ dệt
Đang mãi dệt đời mình
bỗng nhiên bị tay Chúa
cắt đứt ngay hàng chỉ
Từ sớm tới khuya, Chúa làm con hao mòn sinh lực,
Tới lúc bình minh, con vẫn kêu gào,
như bị sư tử nghiền nát thịt xương.
Từ sớm tới khuya, Chúa làm con hao mòn sinh lực.
Con thở than như nhạn kêu chim chíp
con rầm rì chẳng khác bồ câu;
nhìn lên Chúa mãi, mắt con đã hoen mờ. (Is 38, 10-14)
Còn nữa:
Tuy họ lấy tên mình mà đặt cho miền này xứ nọ
Nhưng ba tấc đất mới thật là nhà.
Chúng ta thấy đấy ! Phận người sao mà mỏng manh, sao mà bi đát quá !
Tháng 11 này, chúng ta đang sống trong bầu khí kính nhớ đến những người đã khuất, những người ấy có thể là ông, bà cha mẹ, anh chị em đồng loại của chúng ta. Những người đó đã từng sống chung với chúng ta, từng tham dự những giờ đạo đức kinh nguyện đấy nhưng nay còn đâu. Nhìn vào những người ấy, nhìn lại cuộc đời chúng ta để chúng ta thấy rằng chúng ta chẳng có gì cả, cuộc sống, phận người của chúng ta hoàn toàn tuỳ thuộc vào Thánh ý Chúa Cha vậy mà chúng ta lại quá huyên hoang tự cao tự đại.
Vì sao chúng huyênh hoang ? Có lẽ chúng ta đánh mất đời sống chiêm niệm, chúng ta đánh mất đời sống kết hợp mật thiết với Chúa Cha, chúng ta đánh mất đời sống cầu nguyện với Chúa Cha để rồi chúng ta cứ mãi quay quắt trong cái phận người mong manh bé nhỏ của chúng ta. Chúng ta nhìn lại thử xem, chúng ta vùng vẫy, chúng ta tính toán nhưng có được gì đâu ?
Và có một chuyện quan trọng trong đời sống cầu nguyện của chúng ta. Đôi khi chúng ta vẫn trung thành với đời sống cầu nguyện và chúng ta cầu nguyện nhiều đấy nhưng chúng ta không giống Chúa Giêsu ở chỗ đa số là chúng ta xin Cha vâng theo ý con chứ không xin cho chúng ta vâng theo Thánh ý của Cha. Khi ấy, chúng ta đã không khiêm tốn để nhìn nhận thân phận mong manh của mình, chúng ta chỉ là tạo vật trong lòng bàn tay của Chúa thôi ấy vậy mà chúng ta quá huyên hoang. Bi đát của cuộc đời, bi đát của con người là con người đã không nhận ra địa vị, vai trò của mình trong cuộc đời để rồi chúng ta quá cao ngạo. Thánh Phaolô đã hơn một lần nhắc chúng ta là “bình gốm mà đòi hơn thợ sao”. Chúng ta chỉ là những bình sành, lọ đất trong vòng tay của Chúa thôi.
Nhìn vào Giáo hội, chúng ta thấy đó, có quá nhiều mẫu gương tuyệt vời về đời sống cầu nguyện. Cha Thánh Anphongsô, dù bận bịu với biết bao nhiêu công việc mục vụ nhưng Ngài đã dành ra 8 tiếng đồng hồ để cầu nguyện. Mẹ Têrêsa Calcutta, cũng thế thôi, quá bận với công việc lo cho người nghèo, người bị bỏ rơi nhưng mà Mẹ luôn luôn cầu nguyện với Chúa trước khi Mẹ làm việc. Hay gần đây thôi, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị. Ngài đã để lại cho chúng ta một gương mẫu cầu nguyện thật tuyệt vời.
Chúng ta, bận bịu với công ăn việc làm, đối diện với biết bao nhiêu lo toan vất vả trong cuộc sống chắc có lẽ Chúa không bảo chúng ta phải cầu nguyện như Cha Thánh Anphongsô là 8 tiếng một ngày thôi. Chúa chỉ xin chúng ta 8 ngày một tiếng thôi mà không biết có được không nữa mới chết chứ ! Ngồi quán cà phê vài tiếng đồng hồ sao mà nó nhanh quá ! Ngồi quán ăn vài tiếng đồng hồ sao mà nó nhanh quá ! Bọn trẻ thì ngồi chơi game cả buổi thì chẳng thấy gì cả ! Các bà các cô ngồi tám chuyện thiên hạ cả tiếng đồng hồ mà chẳng thấy lâu gì cả. Ấy vậy mà chỉ vào nhà thờ một chút, chỉ đọc kinh một chút là bắt đầu lo ra, chia trí.
Vì sao cuộc đời của chúng ta nó cứ quay cuồng, nó cứ quay quắt mãi ? Vì lẽ chúng thiếu đời sống cầu nguyện, chúng ta thiếu gắn kết với Chúa. Vẫn biết là con người phải bôn ba với đời sống vật chất. Vật chất, của cải thật cần cho cuộc sống của con người. Nhưng cần hơn là đời sống tinh thần, đời sống tâm linh. Muốn nuôi dưỡng đời sống tâm linh không còn cách nào khác hơn là sống mật thiết với Chúa qua đời sống cầu nguyện, qua tâm tình khiêm hạ, qua tâm tình thi hành Thánh ý của Cha như Chúa Giêsu vậy.
Hôm qua và hôm nay, Giáo hội vẫn hằng cầu nguyện, nên chúng ta vẫn phải cầu nguyện, không chỉ để xin ơn này hay ơn khác, nhưng trước hết và trên hết là kết hợp với Thiên Chúa là Đấng hằng yêu mến ta và muốn ta được hạnh phúc. Kho tàng kinh thánh đã không ngừng nhắc nhở ta cầu nguyện qua các lời kinh nguyện, qua các mẫu gương sống động về đời sống cầu nguyện. Là người Kitô hữu, chúng ta không thể thiếu vắng cầu nguyện.
Kitô giáo đã xuất hiện hơn hai ngàn năm. Bao thế kỷ đã qua, Giáo Hội Chúa Kitô, mặc dù gặp bao thử thách đau khổ, nhưng vẫn vững mạnh, vẫn còn tiến và tiến mãi đến ngày Đức Kitô trở lại. Giáo Hội vẫn vững tiến là nhờ ở cầu nguyện. Cầu nguyện là nội lực làm phát triển Giáo Hội hôm qua, hôm nay và ngày mai. Chúng ta cần nhìn lại cuộc sống thiêng liêng của Giáo Hội trong những trang Kinh Thánh.
Cuộc sống cầu nguyện của người Kitô hữu bắt nguồn từ dân Do thái, dân được tuyển chọn của Thiên Chúa, mang danh hiệu là bạn tình của Ngài. Dân Do thái là dân cầu nguyện đặc biệt, qua những trang lịch sử của họ, ta thấy họ là những tâm hồn được tuyển chọn để chúc tụng Thiên Chúa, ngày ngày giang tay ngửa mặt lên trời, như của lễ chiều tà chúc tụng Thiên Chúa. Họ lợi dụng cảnh huống và tổ chức nhiều buổi lễ để ca tụng cầu khẩn Thiên Chúa.
Trong Cựu ước, những người được Thiên Chúa tuyển chọn đều có một đời sống nội tâm cao độ. Noê, Abraham, Môsê, Đavid, Êlia… tất cả là một đời sống luôn kết hợp với Chúa. Các ngài nói chuyện với Chúa như là một người bạn thân thiết. Để có một cuộc đối thoại thân tình với Chúa, chắc hẳn các ngài đã đi vào con đường nội tâm sâu thẳm, mới có thể hiểu được ý Chúa, và để truyền đạt cho dân mệnh lệnh của Thiên Chúa. Các ngài cầu nguyện không những cho bản thân mình mà còn cho dân, một dân được Thiên Chúa tuyển chọn và trao phó cho các ngài.
Các Kitô hữu tiên khởi của Giáo Hội tiếp tục giữ truyền thống đó, luôn cầu nguyện chúc tụng Thiên Chúa. Ngay buổi đầu, các Kitô hữu vẫn giữ đúng nghi lễ như dân Do thái, họ hát thánh vịnh, thánh thi, dẫn giải phúc âm trong các hội đường. Nhiều lời kinh vẫn đượm màu sắc Do thái như kinh Magnificat, Benedictus, Lạy Cha và những bản văn của các giáo phụ, sau này cũng thế.
Lời nguyện Kitô hữu rất sống động, thay đổi bởi cuộc sống đức tin. Trước Thiên Chúa nhân hậu, người Kitô hữu không sợ hãi như cha ông họ (Do thái giáo); trái lại, họ gọi Ngài là Cha, “Pater”, Chúa Kitô là trung gian của họ.
Theo tông truyền và tín lý các tông đồ, ngay từ thế kỷ thứ II, các tín hữu đã dùng kinh Lạy Cha để cầu nguyện và thường mỗi ngày đọc ba lần. Ngày nay kinh Lạy Cha không những được đọc trong phụng vụ, mà còn được thốt ra trên môi miệng tín hữu và cũng là đề tài tuyệt hảo để suy niệm.
Ngoài kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu còn để lại cho chúng ta những lời nguyện tha thiết khi cảm tạ, khi cầu xin, như kinh Tạ Ơn, lời nguyện cầu cho các linh mục (Mt 26,26; Mc 14,22; Ga 17,1-25)…
Sau những lời nguyện cao quý của Chúa Kitô, kinh Magnificat của Mẹ Maria, Benedictus của thày cả Zacaria và Nunc Dimittis của cụ già Simêon, là những lời nguyện quý giá giúp các tín hữu hướng lòng lên Chúa.
Qua Thánh Kinh, chúng ta còn gặp nhiều lời kinh đậm đà biểu lộ tâm hồn Kitô hữu trong thời Giáo Hội sơ khai: lời nguyện của các tín hữu chúc tụng Thiên Chúa khi hai thánh tông đồ Phêrô và Gioan được phóng thích khỏi tay dân Do thái (Cv 3,24-31). Lời than thở của thánh Stêphanô cũng là lời nguyện quý giá mà các thánh tử đạo trong những thế kỷ sau đã dùng để hướng lòng lên Chúa (Cv 7,59-61).
Các Tông đồ cũng đề cập nhiều đến vấn đề cầu nguyện, đặc biệt thánh Phaolô đã để lại cho chúng ta nhiều tài liệu về cuộc sống chiêm niệm. Dù bận rộn với nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng, tâm trí ngài vẫn luôn kết hợp với Chúa. Đời sống của ngài thật sự là chiêm niệm và hoạt động. Trong thư gởi các tín hữu Êphêsô, ngài khích lệ các tín hữu luôn hãy cầu nguyện chúc tụng Chúa (Eph 5,15-19).
Có thể nói, Tân ước là nguồn suối dồi dào về khoa cầu nguyện. Khi vui cũng như lúc buồn, giờ vinh quang cũng như lúc âu sầu, chúng ta đến nguồn suối Kinh Thánh để gặp được nguồn an ủi, sẽ tìm thấy nhiều phương cách giúp ta hướng lòng lên Chúa và vượt qua mọi đau khổ và thánh hoá cảnh huống này.
Thánh kinh nói được là những bằng chứng quan trọng nhất giúp các tín hữu mạnh tiến trên đường cầu nguyện.
Kinh Thánh
a. Cựu Ước
Trong thời Cựu ước, việc cầu nguyện diễn tiến từ khi con người sa ngã đến lúc con người được phục hồi. Việc cầu nguyện gắn liền với lịch sử nhân loại, vì nó liên hệ với Thiên Chúa qua các biến cố lịch sử (GLHTCG 2568).
* Noê: lời cầu của lòng chân chính
Việc hiến dâng của Noê làm đẹp lòng Thiên Chúa, Đấng chúc phúc cho ông và qua ông cho tất cả mọi tạo vật, vì tấm lòng của ông chính trực và trung thành: như Ênóc trước ông, Noê bước đi với Thiên Chúa (St 6, 9; 8, 20 - 9, 17). Nhiều người chân chính nơi tất cả mọi tôn giáo đều thực hiện thứ cầu nguyện này… (GLHTCG 2569).
* Abraham: lời cầu của một niềm tin
“Khi được Thiên Chúa kêu gọi, Abraham đã ra đi như Chúa bảo ông” (St 12, 4), lòng trí Abraham hoàn toàn thuần phục lời Chúa nên ông đã vâng nhe Ngài. Như thế, một khía cạnh của “vở tuồng” cầu nguyện diễn ra từ ban đầu là cuộc thử thách đức tin đối với lòng trung thành của Thiên Chúa.
Vì Abraham tin vào Thiên Chúa và bước đi trước thánh nhan Ngài, cũng như bước đi theo những gì đã giao ước với Ngài (St 15, 6; 17, 1tt), mà vị tổ phụ này đã có thể tiếp nhận người khách lạ vào căn lều của mình. Khi được Thiên Chúa tỏ cho biết kế hoạch của Ngài, lòng Abraham mới hòa điệu vào lòng thương xót của Chúa đối với con người, nên ông đã dám mở miệng can thiệp cho họ bằng một lòng cậy trông vững chắc (St 18, 16-33).
Vào giai đoạn cuối cùng của việc thanh tẩy đức tin của ông, Abraham, “người đã nhận được lời hứa” (Dt 11, 17), được yêu cầu hy tế đứa con Thiên Chúa đã ban cho ông, Abraham đã không lung lay đức tin.
* Môsê: lời cầu của một trung gian
- Môsê cũng học biết cách cầu nguyện trong cuộc trao đổi với Thiên Chúa là Đấng đã tín nhiệm nơi ông.
- Việc cầu nguyện của Môsê mang đặc tính của việc cầu nguyện chiêm niệm.
Từ mối thân tình của ông với Thiên Chúa, Môsê đã cảm thấy mạnh mẽ và bạo dạn để thực hiện việc chuyển cầu cho mình. Ông không cầu cho bản thân mà là cho dân chúng.
* Đavid: lời cầu của một đức vua
Đavid là một vị vua “được lòng Thiên Chúa nhất” đã cầu cho dân của mình cũng như nhân danh họ mà cầu. Việc vua cầu nguyện là việc vua trung thành gắn bó với lời hứa thần linh và là việc nói lên lòng thiết tha hân hoan vào Chúa. Với các Thánh vịnh được thần hứng bởi Thánh Thần, Đavid là vị ngôn sứ đầu tiên cho việc cầu nguyện của Do Thái và Kitô giáo.
* Êlia: lời cầu của một tiên tri
Tên Êlia, “Chúa là Thiên Chúa của tôi”, tiên báo về tiếng dân chúng kêu lên để đáp lại lời cầu của ông trên núi Carmêlô (1V 18, 39).
Ông đã dạy cho bà góa thành Zareptha tin tưởng vào Thiên Chúa và làm cho niềm tin của bà vững mạnh bằng lời cầu khẩn thiết của ông (1V 17, 7-21). Để đáp lại lời nguyện của Êlia, Thiên Chúa đã cho lửa xuống thiêu hủy của lễ toàn thiêu.
* Thánh vịnh: lời cầu chung của cộng đồng
Các Thánh Vịnh vừa nuôi dưỡng vừa diễn tả lời cầu nguyện của thành phần dân Chúa. Lời cầu nguyện của họ vừa riêng tư vừa cộng đồng, liên quan đến người cầu nguyện lẫn hết mọi người. Lời cầu nguyện của họ nhắc nhở lại biến cố cứu độ trong quá khứ, song cũng hướng đến cả tương lai, thậm chí đến tận cùng của lịch sử. Lời cầu nguyện ấy tưởng nhớ đến lời Thiên Chúa hứa đã được thực hiện, và đợi chờ Đấng Thiên Sai đến để làm trọn những lời hứa ấy. Được Chúa Kitô cầu nguyện và làm trọn nơi mình, các Thánh Vịnh giữ vai trò chính yếu đối với việc cầu nguyện của Giáo hội.
b. Tân Ước
Trong Tân ước, các nhân vật đã miệt mài trong đời sống cầu nguyện, khởi đầu là đời sống cầu nguyện của Chúa Giêsu, khuôn mẫu của cầu nguyện, rồi đến các thánh. Lời cầu nguyện của các thánh được diễn tả qua các bức thư của các ngài.
* Lời cầu của Chúa Giêsu
- Thấy các môn đệ sau khi rao giảng Tin mừng trở về vui vẻ, cảm hứng bởi Thánh kinh, Đức Kitô vui sướng chúc tụng Chúa Cha (Lc 10, 21; Mt 11, 25).
- Cảm động vì tiếng khóc của Matha và Maria, đứng bên mồ người bạn thân thiết là Lazarô, Chúa Giêsu ngửa mặt lên trời cầu xin cùng Chúa Cha (Ga 11, 41).
- Trước khi từ biệt các môn đệ yêu dấu để về cùng Cha, Chúa Giêsu cảm động cầu cho danh Cha cả sáng, và cho các tông đồ luôn sống trong tình hiệp nhất, cho Giáo hội ngày mai. Vì thế người ta thường gọi lời nguyện này là “Kinh cầu cho các linh mục” hay “cho hiệp nhất” (Ga 17, 1tt).
- Lời nguyện trong vườn cây dầu (Mt 26, 39; Mc 19, 36; Lc 22, 42) là lời phát xuất từ đáy lòng của Chúa Giêsu trong lúc cô đơn sầu khổ, vì giờ phút đau thương đã sắp đến. Với tình thảo hiếu chân thành, Ngài xin Cha: “lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi uống chén này, nhưng không phải theo ý con, chỉ xin theo ý Cha”.
- Khi bị treo trên thánh giá, trước khi trút hơi thở cuối cùng, Chúa Giêsu than thở cùng Chúa Cha: “lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm” (Lc 23, 34; Mc 25, 34; Mt 27, 46).
- Với một con tim nhạy cảm và lo cho Hội thánh mai sau, Ngài đã cầu nguyện cho Hội thánh qua vị đứng đầu Giáo hội sau này là Phêrô (Lc 22, 32).
* Ca vịnh trinh nữ Maria
Sau Chúa Giêsu là Mẹ Maria, Mẹ đã để lại cho Giáo hội một lời ca cảm tạ Thiên Chúa là lời kinh Magnificat. Magnificat là một ca vịnh do Mẹ đã thốt ra để chúc tụng lòng thương xót quảng đại của Thiên Chúa đối với Mẹ nói riêng và dân Ngài nói chung (Lc 1, 46-56).
* Ca vịnh của Zacaria
Đây là lời kinh Benedictus ngợi khen Thiên Chúa Israel, đã thương cứu vớt dân Ngài (Lc 1, 68-79).
* Đoản thơ của cụ già Simêon
Lời kinh Nunc Dimittis của cụ già Simêon (Lc 2, 29-32), ngay từ thế kỷ thứ 4, Giáo huấn Tông đồ (Doctrine des Apotres) đã áp dụng đoản thơ này trong kinh chiều. Hiện nay Giáo hộii Rôma đưa Thánh thi cảm tạ này vào kinh tối mỗi ngày.
* Lời nguyện trong Tông đồ Công vụ
- Lời cầu của các tín hữu tiên khởi sau khi hai thánh tông đồ Phêrô và Gioan được phóng thích khỏi ngục thất (Cv 4, 24-30).
Ngoài các giờ kinh theo luật Do Thái, các tín hữu tiên khởi của Giáo hội thường họp nhau trong tình huynh đệ mật thiết để dự lễ nghi bẻ bánh và cầu nguyện chung (Cv 2, 42). Tâm hồn tràn ngập vui sướng, hoan hỉ, họ ngợi khen Đấng Cứu Thế, đồng thời tưởng niệm đến sự khải hoàn của Ngài và luôn mong Ngài trở lại.
- Lời nguyện tắt của thánh Stêphanô tử đạo, một lời nguyện tắt nhưng rất cảm động, bộc lộ tâm hồn của thầy phó tế Stêphanô. Lời nguyện tắt này biểu dương lòng tin sắt đá, đức ái nồng nàn của đấng thánh đối với Chúa Giêsu và đối với tha nhân. Đây cũng là lời nguyện đầu tiên trực tiếp dâng lên Chúa Giêsu Kitô và cũng là lời chính Chúa Kitô đã thưa lên cùng Cha trước khi trút hơi thở cuối cùng trên thập giá: “Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy hồn con” (Cv 7, 59), “Lạy Chúa, xin tha tội này cho họ” (Cv 7, 60).
* Lời nguyện trong các thư thánh Phaolô
Cả cuộc sống tông đồ của thánh Phaolô là chuỗi ngày cầu nguyện, ngài không bao giờ bỏ cầu nguyện. Ngài thường đề cập đến cầu nguyện trong các thư gửi cho các giáo đoàn, đặc biệt là bức thư gửi tín hữu Êphêsô (Eph 5, 18-20).
Ngài thường nhấn mạnh trước tiên về tạ ơn Thiên Chúa, thứ đến thờ lạy, chúc tụng và cầu khẩn. Đặc điểm trong lời nguyện của thánh Phaolô là luôn dâng lên Chúa Cha qua trung gian Chúa Con, và mọi thành quả của lời nguyện đó đều nhờ công nhiệp Chúa Kitô.
Ngoài các lời nguyện, thánh Phaolô còn để lại cho chúng ta những Thánh thi giúp chúng ta thấu triệt hơn về các Thánh thi và hoan ca trong phụng vụ Do Thái xưa. Những Thánh thi đặc biệt của thánh Phaolô là:
- Tạ ơn Thiên Chúa: 1 Cr 1, 3-9; Pl 1, 3-11.
- Hoan ca chúc tụng Thiên Chúa: Rm 16, 25-27; 2Cr 1, 2-4.
- Lời cầu khẩn Thiên Chúa: Rm 15, 5-6; 13, 33; Eph 3, 14-21.
- Những thánh thi đặc biệt:
+ Ca ngợi khôn ngoan của Thiên Chúa: Rm 11, 33.
+ Thánh thi tình ái: 1 Cr 11, 1-13.
* Lời nguyện trong thư thánh Giacôbê
Thánh Giacôbê cũng chỉ để lại cho chúng ta những tài liệu về cầu nguyện, tuy vắn tắt nhưng đầy ý nghĩa, đã nói lên tất cả thực tại của một tâm hồn tông đồ cầu nguyện. Đối với ngài, cầu nguyện không phải chỉ ở môi miệng, nhưng với tất cả tấm lòng, với lòng tin mạnh mẽ, cậy trông ở lòng đại lượng Thiên Chúa, luôn chạy đến đến cùng Chúa khi vui cũng như khi buồn, lúc cầu xin thống hối, lúc ngợi khen danh Cha cả sáng (Gc 1, 5- 9; 5, 13-19).
* Những khúc ca trong sách Khải Huyền của thánh Gioan
Sách Khải Huyền phác họa cho chúng ta khung cảnh cầu nguyện của Kitô Giáo. Chính thánh Gioan, tác giả, đã đặt những sự kiện mạc khải đó vào “ngày của Thiên Chúa” (Kh 1, 10), nghĩa là ngày mà tất cả cộng đồng nhân loại sẽ tụ họp lại. Theo tác giả, qua phụng vụ Giáo hội đã thực hiện ngay ở trần thế những lễ nghi phụng vụ thiên quốc rồi. Chúng ta cũng gặp nhiều đoạn trong sách Khải Huyền nhắc đến phụng vụ, lời nguyện, thánh thi…, hầu như ngày nay từ chương I đến cuối sách. Năm chương đầu khác nào diễn tả quang cảnh lễ nghi phụng vụ.
Lượt qua một chút về vai trò của việc cầu nguyện trong đời sống kitô hữu. Chúng ta thấy cầu nguyện cũng giống như là hơi thở của con người vậy. Nếu không thở thì con người sẽ không còn tồn tại, nếu không cầu nguyện thì kitô hữu sẽ trở thành những con người vô hồn, có sống đấy nhưng mà không còn sức sống. Vả lại, cầu nguyện chính là tâm tình đơn sơ của con thảo dâng lên Chúa Cha. Tâm tình ấy được gởi đến Chúa Cha khi vui cũng như lúc buồn, chính việc cầu nguyện là chất keo kết dính cuộc đời của ta với Chúa và của Chúa với ta. Như chúng ta thấy qua các trang Thánhn Kinh, cầu nguyện cần thiết như thế nào. Đặc biệt, trang Tin mừng theo Thánh Mattthêu mà chúng ta vừa nghe đấy. Không phải chỉ đến lúc lâm nguy Chúa Giêsu mới cầu nguyện cùng Cha nhưng suốt cuộc đời của mình, Chúa luôn cầu nguyện cùng Cha. Trước lúc gặp nạn, trước lúc uống chén đắng chúng ta thấy Chúa Giêsu cầu nguyện cho mình điều gì ? Tâm tình của Chúa Giêsu trong trang Tin mừng này phải nói rằng quá hay, quá tuyệt vời. Chúa Giêsu không hề xin Cha cất cho mình khỏi chén này dù biết rằng quá đắng, dù biết rằng quá đau khổ. Chúa Giêsu xin rằng vâng theo Thánh ý Cha ! Và đặc biệt, chúng ta chú ý, các môn đệ còn ngủ nhưng Thầy Giêsu thức suốt để cầu nguyện cùng Cha.
Nếu chúng ta đặt trường hợp chúng ta là Chúa Giêsu, chúng ta sẽ bỏ cuộc vì lẽ quá đau đớn mà môn đệ thì gà gật. Và nếu chúng ta đặt chúng ta là môn đệ thì phải nói là quá xấu hổ vì chính trong giây phút bi đát nhất của cuộc đời của thầy Chí Thánh mà lại gà gật. Và có người thì vội trách các môn đệ là sao mà kỳ vậy. Xin thưa là khoan hẳn trách vì lẽ nhìn lại cuộc đời mỗi người chúng ta cũng thế thôi ! Chúng ta còn gà gật hơn các môn đệ nhiều lắm.
Các môn đệ ngày xưa chưa biết, chưa xác tín lắm về Thầy của mình nên các ông ở trong trạng thái gà gật cũng là thường thôi. Sau khi xác tín Thầy mình phục sinh thì cuộc đời các ông thay đổi. Còn chúng ta, các môn đệ đã xác tín cho chúng ta rằng Thầy chúng ta phục sinh thật nhưng cuộc đời chúng ta nó chán làm sao đó.
Trang Tin mừng khá ngắn này để cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Tại sao các môn đệ gà gật như vậy ? Vì lẽ các ông đã không tỉnh thức, không sẵn sàng đón nhận thánh ý của Chúa Cha như Thầy của mình. Nhìn lại cuộc đời chúng ta, chúng ta cũng thế thôi. Chúng ta vẫn mãi đi tìm, cứ gắn bó với cái thế sự mau qua chóng tàn nên không còn đủ tâm trí để thức tỉnh như Thầy được.
Đó là bài học mà chúng ta học được từ các môn đệ. Còn về Thầy Giêsu thì sao ? Phải nói là bài học Thầy Giêsu để lại cho chúng ta hôm nay là bài học tuyệt vời mà phải nói là quá khó học.
Nhớ lại trong thư Thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Philipphê: Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. (Pl 2, 6-8)
Thánh Phaolô cho chúng ta biết, Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa nhưng không nghĩ nhất quyết mình duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa nhưng đã hoàn toàn trút bỏ phận vinh quang mà mặc lấy thân nô lệ. Chưa dừng ở đó, Đức Giêsu còn bằng lòng chịu chết và phải nói là chết nhục nhã trên cây thập tự. Tại sao Chúa Giêsu làm được như vậy ? Xin thưa là vì suốt cả cuộc đời, Chúa Giêsu đã cầu nguyện, đã kết hợp đời mình trong Thánh ý của Cha. Chúng ta nhớ lại, bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu, bất cứ làm việc gì Chúa Giêsu đều hướng lòng về Cha, kết hiệp cùng Cha. Chính vì lẽ đó, Chúa Giêsu đã làm đẹp Thánh ý của Chúa Cha trên đời mình. Và, tâm tình đẹp nhất mà Chúa Giêsu để lại cho chúng ta qua trang Tin mừng chúng ta vừa nghe đó là chính tâm tình khiêm hạ.
Chúng ta thì sao ? Nhìn lại cuộc đời của chúng ta trớ trêu lắm ! Cuộc đời chúng ta chẳng là gì cả. Thánh Kinh và đặc biệt trong các Thánh Vịnh đã nhắc nhở thân phận của chúng ta:
Ngay cả khi đồi núi chưa được dựng nên,
địa cầu và vũ trụ chưa được tạo thành,
Ngài vẫn là Thiên Chúa, từ muôn thuở cho đến muôn đời.
Chúa bắt phàm nhân trở về cát bụi,
Ngài phán bảo: "Hỡi người trần thế, trở về cát bụi đi! "
Ngàn năm Chúa kể là gì,
tựa hôm qua đã qua đi mất rồi,
khác nào một trống canh thôi!
Ngài cuốn đi, chúng chỉ là giấc mộng,
như cỏ đồng trổi mọc ban mai,
nở hoa vươn mạnh sớm ngày,
chiều về ủ rũ tàn phai chẳng còn.
Ngài thịnh nộ, chúng con phải mạng vong,
nổi trận lôi đình: thấy mà khủng khiếp!
Tội chúng con, Chúa bày ra trước mặt Ngài,
lỗi thầm kín, Thánh Nhan đều soi tỏ.
Chúa nổi xung, đời chúng con tàn tạ,
kiếp sống thoảng qua: một tiếng thở dài.
Tính tuổi thọ, trong ngoài bảy chục,
mạnh giỏi chăng là được tám mươi,
mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ,
cuộc đời thấm thoát, chúng con đã khuất rồi.
Cơn giận Ngài, ai lường được sức mạnh,
trận lôi đình, ai hiểu thấu căn nguyên?
Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống,
ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan. (Tv 90, 2-10)
Lạy Chúa, con như người thợ dệt
Đang mãi dệt đời mình
bỗng nhiên bị tay Chúa
cắt đứt ngay hàng chỉ
Từ sớm tới khuya, Chúa làm con hao mòn sinh lực,
Tới lúc bình minh, con vẫn kêu gào,
như bị sư tử nghiền nát thịt xương.
Từ sớm tới khuya, Chúa làm con hao mòn sinh lực.
Con thở than như nhạn kêu chim chíp
con rầm rì chẳng khác bồ câu;
nhìn lên Chúa mãi, mắt con đã hoen mờ. (Is 38, 10-14)
Còn nữa:
Tuy họ lấy tên mình mà đặt cho miền này xứ nọ
Nhưng ba tấc đất mới thật là nhà.
Chúng ta thấy đấy ! Phận người sao mà mỏng manh, sao mà bi đát quá !
Tháng 11 này, chúng ta đang sống trong bầu khí kính nhớ đến những người đã khuất, những người ấy có thể là ông, bà cha mẹ, anh chị em đồng loại của chúng ta. Những người đó đã từng sống chung với chúng ta, từng tham dự những giờ đạo đức kinh nguyện đấy nhưng nay còn đâu. Nhìn vào những người ấy, nhìn lại cuộc đời chúng ta để chúng ta thấy rằng chúng ta chẳng có gì cả, cuộc sống, phận người của chúng ta hoàn toàn tuỳ thuộc vào Thánh ý Chúa Cha vậy mà chúng ta lại quá huyên hoang tự cao tự đại.
Vì sao chúng huyênh hoang ? Có lẽ chúng ta đánh mất đời sống chiêm niệm, chúng ta đánh mất đời sống kết hợp mật thiết với Chúa Cha, chúng ta đánh mất đời sống cầu nguyện với Chúa Cha để rồi chúng ta cứ mãi quay quắt trong cái phận người mong manh bé nhỏ của chúng ta. Chúng ta nhìn lại thử xem, chúng ta vùng vẫy, chúng ta tính toán nhưng có được gì đâu ?
Và có một chuyện quan trọng trong đời sống cầu nguyện của chúng ta. Đôi khi chúng ta vẫn trung thành với đời sống cầu nguyện và chúng ta cầu nguyện nhiều đấy nhưng chúng ta không giống Chúa Giêsu ở chỗ đa số là chúng ta xin Cha vâng theo ý con chứ không xin cho chúng ta vâng theo Thánh ý của Cha. Khi ấy, chúng ta đã không khiêm tốn để nhìn nhận thân phận mong manh của mình, chúng ta chỉ là tạo vật trong lòng bàn tay của Chúa thôi ấy vậy mà chúng ta quá huyên hoang. Bi đát của cuộc đời, bi đát của con người là con người đã không nhận ra địa vị, vai trò của mình trong cuộc đời để rồi chúng ta quá cao ngạo. Thánh Phaolô đã hơn một lần nhắc chúng ta là “bình gốm mà đòi hơn thợ sao”. Chúng ta chỉ là những bình sành, lọ đất trong vòng tay của Chúa thôi.
Nhìn vào Giáo hội, chúng ta thấy đó, có quá nhiều mẫu gương tuyệt vời về đời sống cầu nguyện. Cha Thánh Anphongsô, dù bận bịu với biết bao nhiêu công việc mục vụ nhưng Ngài đã dành ra 8 tiếng đồng hồ để cầu nguyện. Mẹ Têrêsa Calcutta, cũng thế thôi, quá bận với công việc lo cho người nghèo, người bị bỏ rơi nhưng mà Mẹ luôn luôn cầu nguyện với Chúa trước khi Mẹ làm việc. Hay gần đây thôi, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị. Ngài đã để lại cho chúng ta một gương mẫu cầu nguyện thật tuyệt vời.
Chúng ta, bận bịu với công ăn việc làm, đối diện với biết bao nhiêu lo toan vất vả trong cuộc sống chắc có lẽ Chúa không bảo chúng ta phải cầu nguyện như Cha Thánh Anphongsô là 8 tiếng một ngày thôi. Chúa chỉ xin chúng ta 8 ngày một tiếng thôi mà không biết có được không nữa mới chết chứ ! Ngồi quán cà phê vài tiếng đồng hồ sao mà nó nhanh quá ! Ngồi quán ăn vài tiếng đồng hồ sao mà nó nhanh quá ! Bọn trẻ thì ngồi chơi game cả buổi thì chẳng thấy gì cả ! Các bà các cô ngồi tám chuyện thiên hạ cả tiếng đồng hồ mà chẳng thấy lâu gì cả. Ấy vậy mà chỉ vào nhà thờ một chút, chỉ đọc kinh một chút là bắt đầu lo ra, chia trí.
Vì sao cuộc đời của chúng ta nó cứ quay cuồng, nó cứ quay quắt mãi ? Vì lẽ chúng thiếu đời sống cầu nguyện, chúng ta thiếu gắn kết với Chúa. Vẫn biết là con người phải bôn ba với đời sống vật chất. Vật chất, của cải thật cần cho cuộc sống của con người. Nhưng cần hơn là đời sống tinh thần, đời sống tâm linh. Muốn nuôi dưỡng đời sống tâm linh không còn cách nào khác hơn là sống mật thiết với Chúa qua đời sống cầu nguyện, qua tâm tình khiêm hạ, qua tâm tình thi hành Thánh ý của Cha như Chúa Giêsu vậy.
Hôm qua và hôm nay, Giáo hội vẫn hằng cầu nguyện, nên chúng ta vẫn phải cầu nguyện, không chỉ để xin ơn này hay ơn khác, nhưng trước hết và trên hết là kết hợp với Thiên Chúa là Đấng hằng yêu mến ta và muốn ta được hạnh phúc. Kho tàng kinh thánh đã không ngừng nhắc nhở ta cầu nguyện qua các lời kinh nguyện, qua các mẫu gương sống động về đời sống cầu nguyện. Là người Kitô hữu, chúng ta không thể thiếu vắng cầu nguyện.