Mùa hè 1997, tôi từ giả Québec - một trong hai tỉnh bang nói tiếng Pháp trong số mười tỉnh bang của nước Canada - để dọn về sinh sống ở British Columbia - một tỉnh bang nói tiếng Anh tại miền viễn Tây. Vào thời kỳ đó tôi trú ngụ cạnh một nhà thờ người Canada nói tiếng Anh và lần đầu tiên tham dự Thánh lễ tại đây, tôi đã bàng hoàng sửng sốt: mỗi một Thánh lễ trong ba bốn Thánh lễ Chúa nhật, nhà thờ chật ních những người dự lễ với đủ thành phần: người lớn, trẻ em…
Cảnh tượng đó trái ngược hẵn với những gì đã và đang xảy ra tại Québec, nơi mà những Thánh lễ Chúa nhật - ngoại trừ ở những đại thánh đường ra - chỉ thu hút năm bảy chục hay trên một trăm người tham dự mà phần lớn là những người già cả…Québec là cái nôi, nơi xuất phát đạo Công giáo mà từ đó được lan rộng khắp vùng Bắc Mỹ. Cái nôi đó nay chỉ còn vang vọng một cách yếu ớt tiếng hò ru con của Mẹ Giáo Hội, chẳng khác gì ở Au châu, nhất là tại Pháp, nơi mà những người di dân đầu tiên nói tiếng Pháp đã từ đó tới định cư ở Canada.
Sau vài tháng đi dự Thánh lễ ở nhà thờ nói tiếng Anh đó, tôi muốn tìm về với cội nguồn nên đã tới nhà thờ Việt-Nam không cách xa lắm, để được xem lễ bằng tiếng Việt, nghe đọc kinh và hát những bài Thánh ca tiếng Việt, ngõ hầu khơi dậy những tâm tình sống đạo khi còn ở quê nhà trên hai thập niên về trước. Linh mục Việt-Nam quản nhiệm giáo xứ đó là một cha dòng thuộc một cộng đồng tu trì người Việt ở hãi ngoại. Thấm thoát đã trên sáu năm, linh mục đó nay là cha chánh xứ và cách đây mấy tuần lễ cha đã mừng lễ khấn dòng ba mươi năm! Ba mươi năm khấn dòng! Thời gian trôi qua rất nhanh, theo như cha đã chia sẻ trong dịp đó và ai nấy đều xúc động, cảm thấy cuộn chỉ đời mình ngày càng rút vắn …"Ngày đời tôi thấm thoát hơn cả thoi đưa và chấm dứt, không một tia hy-vọng." (Gióp 7: 6).
Một sự tình cờ xảy đến là giáo xứ Việt-Nam đó, nhân dịp đầu niên học năm nay, đã mời một linh mục Việt-nam - nay đã 65 tuổi đời và bắt đầu chuỗi ngày hưu trí. Cha đã để ra nhiều năm tháng nghiên cứu về giáo lý và đã đi dạy giáo lý lưu động tại một vài tiểu bang miền Bắc Hoa-Kỳ và ở Canada. Cha đã đến giáo xứ Việt-Nam đó nhằm giúp các giáo lý viên ở đây và những ai muốn tìm hiểu thêm về giáo lý. Vì tò mò, tôi cũng ghi tên tham dự và ngạc nhiên thay, linh mục đó lại chính là bạn học của tôi khi chúng tôi còn ở chủng viện bắt đầu từ 1950, nhưng chúng tôi đã chia tay nhau từ mùa hè 1957 để rồi kẻ Trung, người Nam và mỗi người lưu lạc theo một định hướng riêng, ở một phương trời xa lạ, dưới sự quan phòng của Chúa. Rồi cuối cùng chúng tôi đã tái ngộ trên một đất nước tạm dung. Đó là một sự hội ngộ trùng phùng đã mang lại cho tôi nhiều suy tư trong những ngày nầy.
Người ta thường nói: “Người già sống về quá khứ, tuổi trẻ hướng về tương lai, còn người trung niên sống trong hiện tại”. Có lẽ tôi đã bắt đầu cuộc đời xế bóng nên thích hướng tâm tư về với dĩ vảng. Hồi đó người bạn linh mục và tôi, cả hai đều tu học ở chủng viện nhưng đã trôi nổi từ nơi đèo heo hút gió An-Ninh, cạnh bãi biển Cửa Tùng, bên kia dòng sông Bến Hải - nơi chia đôi đất nước Việt-Nam vào ngày 20 tháng 7 năm 1954. Vì tình hình chiến sự bất ổn ở nơi đó, năm 1953 chúng tôi được dời vào chủng viện Kim-Long, cạnh Hương giang - nơi trở thành Đại chủng viện Xuân Bích sau nầy. Sau hai năm tu học ở đây, chúng tôi lại được chuyển tới Thiên Hữu học đường ở kinh thành Huế để tiếp tục con đường tu học. Vào mùa hè 1957, tôi đã giả từ mái trường thân yêu đó để vào Nam tiếp tục con đường học vấn, còn bạn tôi vẫn tiếp tục con đường tu học tại đây để trở thành linh mục. Và gót chân người chiến sĩ Phúc Am đó, vì tình hình chính trị thay đổi sau nầy, đã đi gieo vải Tin Mừng từ Trung vào Nam nước Việt, và ở Canada và Hoa-Kỳ kể từ trên một thập niên trở lại đây.
Nhìn lại quá khứ của hai chúng tôi, cuộc đời đã trở nên như một dòng sông định mệnh mà chúng tôi có lúc đã găp gỡ nhau trên một chuyến đó để rồi mỗi người xuôi ngược môt hướng khác nhau và đến một thời điểm nào đó, khi trời đã về chiều, chúng tôi lại gặp nhau trên chuyến đò đó để mau mau vội vã trở về nhà Cha. Vô tình, bạn tôi và tôi đã trở thành đôi bạn tri âm trong “Câu Chuyện Dòng Sông” của Hermann Hesse - mang tên Thiện Hữu và Tất-Đạt - để lăn lóc trên vạn nẻo đường đất nước và ở hãi ngoại. Cũng như Thiện-Hữu đã tìm sự giải thoát nơi Đấng Đại Giác, bạn tôi đã tìm sự cứu rỗi nơi Đức Kitô, bằng cách loan báo Tin Mừng, trong vai trò trở thành một Kitô khác. Còn tôi, tôi đã trở thành Tất-Đạt, khi chàng thân thưa với Đấng Đại Giác như sau:
“Bạch Đấng Đại Giác, hôm qua tôi đã hân hạnh được nghe những lời chỉ giáo tuyệt vời của Ngài. Tôi từ xa đến với bạn tôi để nghe Ngài và bây giờ bạn tôi ở lại với Ngài, bạn đã nguyện theo Ngài. Còn tôi, tôi vẫn tiếp tục hành trình.” (Câu Chuyện Dòng Sông, bản dịch của Phùng Khánh, Phùng Thăng, trang 35).
Tôi đã giả từ bạn tôi vào mùa hè 1957 để ai nấy ‘tiếp tục hành trình’ của riêng mình và có lẽ tôi cũng đã nói với bạn tôi những lời giả biệt của Tất-Đạt như dưới đây, nhưng bằng những ngôn từ trong một ngữ cảnh khác: “…mong sao cho bạn đi cuộc hành trình cho đến cùng; cho bạn tìm ra giải thoát!” (Câu Chuyện Dòng Sông tr. 34).
Tình cờ hôm nay đây, tôi gặp lại bạn tôi, cũng tương tự như Thiện Hữu đã gặp lại Tất Đạt. Lúc đó Thiện Hữu là một Sa môn khất sĩ tuổi cao vẫn đang trên con đường tìm kiếm chân lý, tình cờ đã gặp lại Tất Đạt là ông lái đò già nua. Và Tất-Đạt đã buông ra những lời nầy với Thiện Hữu: “…ngài tìm kiếm quá nhiều, và bởi vì ngài tìm kiếm quá nhiều, ngài không thể gặp được.” (Câu Chuyện Dòng Sông, tr. 138)
Dưới nhãn quang Thánh kinh, bạn tôi là người con trưởng - tức anh hai - còn tôi là người con thứ - tức anh ba - trong dụ ngôn ‘Người Cha Nhân Hậu’. Bạn tôi đã ở lại với Cha để chăm nom nhà cửa ruộng vườn - vườn nho - của Cha; còn tôi, tôi đã xin Cha chia nửa gia tài cho tôi để tôi được ra đi cho thỏa chí tang bồng hồ thỉ. Nay hai anh em gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng và tôi không thấy nơi bạn tôi chút gì ganh tị khi biết Cha quá thương yêu tôi, mặc dù tôi đã bỏ nhà Cha ra đi vì “…cuộc đời đáng sống và chứa đựng muôn ngàn hương sắc tuyệt vời…” (Câu Chuyện Dòng Sông tr. 6).
“Dù bị đau đớn quằn quại, tôi vẫn tha thiết yêu thương trần gian điên dại nầy.” Đó “là lời thánh ca bay vút lên chín tầng trời, vọng lên nỗi đau đớn vô cùng của kiếp sống và lòng hướng vọng nghìn đời của con người, dù bơ vơ bất lực mà vẫn luôn luôn tha thiết đi tìm giải thoát ra ngoài mọi giới hạn tầm thường của đời sống tẻ nhat.” (Câu Chuyện Dòng Sông, tr. 5).
Bạn tôi là một ‘anh hai’ khác thường, không giống như những anh hai khác - những người được minh họa qua câu chuyện ‘Người Con Trưởng’ trong sách “Như Tiếng Chim Ca” của cha Anthony de Mello (tr. 120):
Ngày kia Chúa di dạo chơi trên thiên đàng và thấy mọi người ở đó hết, Chúa không hài lòng chút nào. Chúa phải tỏ ra công bằng, sao Chúa không thực thi những lời hăm dọa của Ngài. Vì vậy, Chúa triệu tập mọi người trước ngai của Chúa và truyền Thiên Sứ đọc lên Mười Điều Răn."
Thiên Sứ đọc Điều Răn Thứ Nhất. Chúa phán: "Tất cả những ai đã phạm Điều Răn nầy phải xuống hỏa ngục ngay bây giờ!" Và mệnh lệnh của Chúa được thi hành ngay.
Mệnh lệnh như thế cũng được thi hành đối với những Điều Răn khác. Khi Thiên Sứ đọc tới Điều Răn Thứ Bảy, không còn ai sót lại ở trên thiên đàng, chỉ trừ một ẩn sĩ - thiển cận và tự mãn.
Chúa ngước mắt lên và ngẫm nghĩ: "Phải chăng chỉ còn một người duy nhất sót lại ở trên thiên đàng sao? Coi bộ thiên đàng trống trải quá nhỉ.” Do đó Chúa la lớn: “Mọi người hãy trở lên đi!”
Khi vị ẩn sĩ nghe Chúa nói là mọi người đều được tha thứ, ông đã nổi giận la lớn: "Thật là bất công! Sao Chúa không nói trước cho con?"
Thái độ sống của bạn tôi và tôi - một người anh và một người em - phần nào đã rất hợp với mẩu chuyện ‘Tin Mừng’ mới, một dụ ngôn được kể trong sách “Như Tiếng Chim Ca” (tr. 117-118):
Chúa Giêsu bắt đầu giảng dạy bằng những dụ ngôn. Ngài phán: Nước Trời giống như hai anh em kia được Chúa kêu gọi, buông bỏ mọi sự để phục vụ tha nhân.
Người anh đã đáp lại tiếng gọi, dẫu phải đau đớn chia tay gia đình và vị hôn thê để đi tới một nơi xa lạ, dâng mình phục vụ người nghèo. Vài năm sau đó, anh bị tù tội vì công việc phục vụ, bị tra tấn và bị giết chết.
Và Chúa đã nói với anh: "Tốt lắm, hỡi tôi tớ trung tín của Cha! Con đã phục vụ Cha cả ngàn lần. Giờ đây Cha ban cho con hạnh phúc cả tỷ lần. Con hãy vào chung vui với Chúa của con”
Người em không màng đáp lại tiếng Chúa. Hắn đã cưới người con gái hắn yêu và đã buôn bán làm ăn phát đạt. Hắn cư xử tử tế với vợ con và thỉnh thoảng bố thí cho người nghèo khó.
Và khi đến lượt nó chết, Chúa phán: "Tốt lắm, hỡi tôi tớ trung tín của Cha! Con đã phục vụ Cha hai mươi lần. Giờ đây Cha ban cho con hạnh phúc cả tỷ lần. Con hãy vào chung vui với Chúa của con.”
Khi biết em mình cũng được lãnh thưởng như mình, người anh rất đổi ngạc nhiên. Và anh ta sung sướng nói: "Lạy Chúa, dù con biết điều đó khi Chúa gọi con thì con cũng làm y như thế vì tình yêu Chúa.”
Thì ra tình yêu là như thế! Và rõ ràng hơn, Thánh Phao-lồ Tông Đồ đã nói trong thư gởi cho giáo đoàn Co-rin-tô như sau:
“Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng. Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà chẳng có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt mà không có đức mến thì cũng chẳng ích gì cho tôi.
Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được. (1Cr. 13, 1-8).
Cảnh tượng đó trái ngược hẵn với những gì đã và đang xảy ra tại Québec, nơi mà những Thánh lễ Chúa nhật - ngoại trừ ở những đại thánh đường ra - chỉ thu hút năm bảy chục hay trên một trăm người tham dự mà phần lớn là những người già cả…Québec là cái nôi, nơi xuất phát đạo Công giáo mà từ đó được lan rộng khắp vùng Bắc Mỹ. Cái nôi đó nay chỉ còn vang vọng một cách yếu ớt tiếng hò ru con của Mẹ Giáo Hội, chẳng khác gì ở Au châu, nhất là tại Pháp, nơi mà những người di dân đầu tiên nói tiếng Pháp đã từ đó tới định cư ở Canada.
Sau vài tháng đi dự Thánh lễ ở nhà thờ nói tiếng Anh đó, tôi muốn tìm về với cội nguồn nên đã tới nhà thờ Việt-Nam không cách xa lắm, để được xem lễ bằng tiếng Việt, nghe đọc kinh và hát những bài Thánh ca tiếng Việt, ngõ hầu khơi dậy những tâm tình sống đạo khi còn ở quê nhà trên hai thập niên về trước. Linh mục Việt-Nam quản nhiệm giáo xứ đó là một cha dòng thuộc một cộng đồng tu trì người Việt ở hãi ngoại. Thấm thoát đã trên sáu năm, linh mục đó nay là cha chánh xứ và cách đây mấy tuần lễ cha đã mừng lễ khấn dòng ba mươi năm! Ba mươi năm khấn dòng! Thời gian trôi qua rất nhanh, theo như cha đã chia sẻ trong dịp đó và ai nấy đều xúc động, cảm thấy cuộn chỉ đời mình ngày càng rút vắn …"Ngày đời tôi thấm thoát hơn cả thoi đưa và chấm dứt, không một tia hy-vọng." (Gióp 7: 6).
Một sự tình cờ xảy đến là giáo xứ Việt-Nam đó, nhân dịp đầu niên học năm nay, đã mời một linh mục Việt-nam - nay đã 65 tuổi đời và bắt đầu chuỗi ngày hưu trí. Cha đã để ra nhiều năm tháng nghiên cứu về giáo lý và đã đi dạy giáo lý lưu động tại một vài tiểu bang miền Bắc Hoa-Kỳ và ở Canada. Cha đã đến giáo xứ Việt-Nam đó nhằm giúp các giáo lý viên ở đây và những ai muốn tìm hiểu thêm về giáo lý. Vì tò mò, tôi cũng ghi tên tham dự và ngạc nhiên thay, linh mục đó lại chính là bạn học của tôi khi chúng tôi còn ở chủng viện bắt đầu từ 1950, nhưng chúng tôi đã chia tay nhau từ mùa hè 1957 để rồi kẻ Trung, người Nam và mỗi người lưu lạc theo một định hướng riêng, ở một phương trời xa lạ, dưới sự quan phòng của Chúa. Rồi cuối cùng chúng tôi đã tái ngộ trên một đất nước tạm dung. Đó là một sự hội ngộ trùng phùng đã mang lại cho tôi nhiều suy tư trong những ngày nầy.
Người ta thường nói: “Người già sống về quá khứ, tuổi trẻ hướng về tương lai, còn người trung niên sống trong hiện tại”. Có lẽ tôi đã bắt đầu cuộc đời xế bóng nên thích hướng tâm tư về với dĩ vảng. Hồi đó người bạn linh mục và tôi, cả hai đều tu học ở chủng viện nhưng đã trôi nổi từ nơi đèo heo hút gió An-Ninh, cạnh bãi biển Cửa Tùng, bên kia dòng sông Bến Hải - nơi chia đôi đất nước Việt-Nam vào ngày 20 tháng 7 năm 1954. Vì tình hình chiến sự bất ổn ở nơi đó, năm 1953 chúng tôi được dời vào chủng viện Kim-Long, cạnh Hương giang - nơi trở thành Đại chủng viện Xuân Bích sau nầy. Sau hai năm tu học ở đây, chúng tôi lại được chuyển tới Thiên Hữu học đường ở kinh thành Huế để tiếp tục con đường tu học. Vào mùa hè 1957, tôi đã giả từ mái trường thân yêu đó để vào Nam tiếp tục con đường học vấn, còn bạn tôi vẫn tiếp tục con đường tu học tại đây để trở thành linh mục. Và gót chân người chiến sĩ Phúc Am đó, vì tình hình chính trị thay đổi sau nầy, đã đi gieo vải Tin Mừng từ Trung vào Nam nước Việt, và ở Canada và Hoa-Kỳ kể từ trên một thập niên trở lại đây.
Nhìn lại quá khứ của hai chúng tôi, cuộc đời đã trở nên như một dòng sông định mệnh mà chúng tôi có lúc đã găp gỡ nhau trên một chuyến đó để rồi mỗi người xuôi ngược môt hướng khác nhau và đến một thời điểm nào đó, khi trời đã về chiều, chúng tôi lại gặp nhau trên chuyến đò đó để mau mau vội vã trở về nhà Cha. Vô tình, bạn tôi và tôi đã trở thành đôi bạn tri âm trong “Câu Chuyện Dòng Sông” của Hermann Hesse - mang tên Thiện Hữu và Tất-Đạt - để lăn lóc trên vạn nẻo đường đất nước và ở hãi ngoại. Cũng như Thiện-Hữu đã tìm sự giải thoát nơi Đấng Đại Giác, bạn tôi đã tìm sự cứu rỗi nơi Đức Kitô, bằng cách loan báo Tin Mừng, trong vai trò trở thành một Kitô khác. Còn tôi, tôi đã trở thành Tất-Đạt, khi chàng thân thưa với Đấng Đại Giác như sau:
“Bạch Đấng Đại Giác, hôm qua tôi đã hân hạnh được nghe những lời chỉ giáo tuyệt vời của Ngài. Tôi từ xa đến với bạn tôi để nghe Ngài và bây giờ bạn tôi ở lại với Ngài, bạn đã nguyện theo Ngài. Còn tôi, tôi vẫn tiếp tục hành trình.” (Câu Chuyện Dòng Sông, bản dịch của Phùng Khánh, Phùng Thăng, trang 35).
Tôi đã giả từ bạn tôi vào mùa hè 1957 để ai nấy ‘tiếp tục hành trình’ của riêng mình và có lẽ tôi cũng đã nói với bạn tôi những lời giả biệt của Tất-Đạt như dưới đây, nhưng bằng những ngôn từ trong một ngữ cảnh khác: “…mong sao cho bạn đi cuộc hành trình cho đến cùng; cho bạn tìm ra giải thoát!” (Câu Chuyện Dòng Sông tr. 34).
Tình cờ hôm nay đây, tôi gặp lại bạn tôi, cũng tương tự như Thiện Hữu đã gặp lại Tất Đạt. Lúc đó Thiện Hữu là một Sa môn khất sĩ tuổi cao vẫn đang trên con đường tìm kiếm chân lý, tình cờ đã gặp lại Tất Đạt là ông lái đò già nua. Và Tất-Đạt đã buông ra những lời nầy với Thiện Hữu: “…ngài tìm kiếm quá nhiều, và bởi vì ngài tìm kiếm quá nhiều, ngài không thể gặp được.” (Câu Chuyện Dòng Sông, tr. 138)
Dưới nhãn quang Thánh kinh, bạn tôi là người con trưởng - tức anh hai - còn tôi là người con thứ - tức anh ba - trong dụ ngôn ‘Người Cha Nhân Hậu’. Bạn tôi đã ở lại với Cha để chăm nom nhà cửa ruộng vườn - vườn nho - của Cha; còn tôi, tôi đã xin Cha chia nửa gia tài cho tôi để tôi được ra đi cho thỏa chí tang bồng hồ thỉ. Nay hai anh em gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng và tôi không thấy nơi bạn tôi chút gì ganh tị khi biết Cha quá thương yêu tôi, mặc dù tôi đã bỏ nhà Cha ra đi vì “…cuộc đời đáng sống và chứa đựng muôn ngàn hương sắc tuyệt vời…” (Câu Chuyện Dòng Sông tr. 6).
“Dù bị đau đớn quằn quại, tôi vẫn tha thiết yêu thương trần gian điên dại nầy.” Đó “là lời thánh ca bay vút lên chín tầng trời, vọng lên nỗi đau đớn vô cùng của kiếp sống và lòng hướng vọng nghìn đời của con người, dù bơ vơ bất lực mà vẫn luôn luôn tha thiết đi tìm giải thoát ra ngoài mọi giới hạn tầm thường của đời sống tẻ nhat.” (Câu Chuyện Dòng Sông, tr. 5).
Bạn tôi là một ‘anh hai’ khác thường, không giống như những anh hai khác - những người được minh họa qua câu chuyện ‘Người Con Trưởng’ trong sách “Như Tiếng Chim Ca” của cha Anthony de Mello (tr. 120):
Ngày kia Chúa di dạo chơi trên thiên đàng và thấy mọi người ở đó hết, Chúa không hài lòng chút nào. Chúa phải tỏ ra công bằng, sao Chúa không thực thi những lời hăm dọa của Ngài. Vì vậy, Chúa triệu tập mọi người trước ngai của Chúa và truyền Thiên Sứ đọc lên Mười Điều Răn."
Thiên Sứ đọc Điều Răn Thứ Nhất. Chúa phán: "Tất cả những ai đã phạm Điều Răn nầy phải xuống hỏa ngục ngay bây giờ!" Và mệnh lệnh của Chúa được thi hành ngay.
Mệnh lệnh như thế cũng được thi hành đối với những Điều Răn khác. Khi Thiên Sứ đọc tới Điều Răn Thứ Bảy, không còn ai sót lại ở trên thiên đàng, chỉ trừ một ẩn sĩ - thiển cận và tự mãn.
Chúa ngước mắt lên và ngẫm nghĩ: "Phải chăng chỉ còn một người duy nhất sót lại ở trên thiên đàng sao? Coi bộ thiên đàng trống trải quá nhỉ.” Do đó Chúa la lớn: “Mọi người hãy trở lên đi!”
Khi vị ẩn sĩ nghe Chúa nói là mọi người đều được tha thứ, ông đã nổi giận la lớn: "Thật là bất công! Sao Chúa không nói trước cho con?"
Thái độ sống của bạn tôi và tôi - một người anh và một người em - phần nào đã rất hợp với mẩu chuyện ‘Tin Mừng’ mới, một dụ ngôn được kể trong sách “Như Tiếng Chim Ca” (tr. 117-118):
Chúa Giêsu bắt đầu giảng dạy bằng những dụ ngôn. Ngài phán: Nước Trời giống như hai anh em kia được Chúa kêu gọi, buông bỏ mọi sự để phục vụ tha nhân.
Người anh đã đáp lại tiếng gọi, dẫu phải đau đớn chia tay gia đình và vị hôn thê để đi tới một nơi xa lạ, dâng mình phục vụ người nghèo. Vài năm sau đó, anh bị tù tội vì công việc phục vụ, bị tra tấn và bị giết chết.
Và Chúa đã nói với anh: "Tốt lắm, hỡi tôi tớ trung tín của Cha! Con đã phục vụ Cha cả ngàn lần. Giờ đây Cha ban cho con hạnh phúc cả tỷ lần. Con hãy vào chung vui với Chúa của con”
Người em không màng đáp lại tiếng Chúa. Hắn đã cưới người con gái hắn yêu và đã buôn bán làm ăn phát đạt. Hắn cư xử tử tế với vợ con và thỉnh thoảng bố thí cho người nghèo khó.
Và khi đến lượt nó chết, Chúa phán: "Tốt lắm, hỡi tôi tớ trung tín của Cha! Con đã phục vụ Cha hai mươi lần. Giờ đây Cha ban cho con hạnh phúc cả tỷ lần. Con hãy vào chung vui với Chúa của con.”
Khi biết em mình cũng được lãnh thưởng như mình, người anh rất đổi ngạc nhiên. Và anh ta sung sướng nói: "Lạy Chúa, dù con biết điều đó khi Chúa gọi con thì con cũng làm y như thế vì tình yêu Chúa.”
Thì ra tình yêu là như thế! Và rõ ràng hơn, Thánh Phao-lồ Tông Đồ đã nói trong thư gởi cho giáo đoàn Co-rin-tô như sau:
“Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng. Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà chẳng có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt mà không có đức mến thì cũng chẳng ích gì cho tôi.
Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được. (1Cr. 13, 1-8).