Chương VII. Tại sao tôi không quan tâm đến Betania (Venezuela, 1991)
Vào ngày 8 tháng 12 năm 1991, tại một trang trại tên là Finca Betania, cách Caracas 65 km về phía nam, một phần của bánh thánh được một linh mục truyền phép được cho là đã chảy máu trong Thánh Lễ. Sự việc đã được chứng kiến bởi hàng ngàn tín hữu, và bánh thánh vẫn còn được bảo tồn và trưng bày tại một tu viện gần đó. Giám mục địa phương, Đức Cha Pio Bello Ricardo, ngay lập tức bắt đầu một cuộc điều tra cũng bao gồm một cuộc điều tra khoa học được giao cho Cục Pháp y Caracas. Ngay từ rất sớm, vào tháng 2 năm 1992, ngài đã công nhận phép lạ Thánh Thể là có thật.
Tuy nhiên, tôi đã bỏ qua tình tiết này vì hai lý do, ngay cả khi ban đầu nó thực sự là một phần trong dự án nghiên cứu của tôi.
Đầu tiên, không có bản báo cáo nào về các cuộc điều tra ở Caracas - thậm chí không ở dạng tóm tắt hoặc trích đoạn - được xuất bản dưới dạng ấn phẩm, ít nhất là theo hiểu biết của tôi. Những tin tức trực tuyến rất nông cạn và thiếu chính xác. Hiện tại, việc đích thân đến Venezuela để điều tra sự thật sẽ không phải là điều khôn ngoan vì lý do chính trị rõ ràng.
Nhưng trên hết, cá nhân tôi có nhiều nghi ngờ về tính chính trực về mặt tinh thần của người phụ nữ Venezuela mà chung quanh bà “hiện tượng Betania” đang gia tăng. Sau khi tự nghiên cứu về câu chuyện và “sức thu hút” của Maria Esperanza Bianchini, tôi không thể hiểu được trong lương tâm mình làm thế nào mà một phép lạ thánh thể thực sự lại có thể xảy ra trong bối cảnh tâm linh tầm thường, lập lờ - và đôi khi không chính thống - của thị nhân đó.
Với tất cả sự chân thành, tôi chỉ có thể bày tỏ sự bối rối của mình khi đối diện với biến cố lạ lùng này. Tôi nghi ngờ nguồn gốc siêu nhiên của nó, nhưng tôi giữ lại phán xét của mình.
Kỳ tới: Chương VIII: Những Tấm Khăn Khổ Nạn