Theo tin của Aleteia ngày 19/06/23, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công bố một tông thư về Blaise Pascal, tựa đề là Sublimitas et miseria hominis – “Sự vĩ đại và khốn cùng của con người.”
Được công bố vào ngày 19 tháng 6 năm 2023, nó đánh dấu bốn trăm năm ngày sinh của người Pháp này (19 tháng 6 năm 1623 – 19 tháng 8 năm 1662). Vị Giáo hoàng Dòng Tên bày tỏ lòng kính trọng bản thân và cảm động đối với triết gia, “người đồng hành trên đường” trong “việc tìm kiếm hạnh phúc đích thực của chúng ta”.
Bản văn dài 12 trang là tông thư thứ hai mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô dành riêng cho một nhà văn giáo dân. Năm 2021, ngài viết Candor Lucis Æterne về thi hào Dante Alighieri.
Giống như nhà thơ người Ý, Pascal là một trong những tài liệu tham chiếu về văn hóa và tinh thần thường xuyên của Đức Thánh Cha; Đức Phanxicô vốn là một cựu giáo sư văn học và là người ham đọc sách.
Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2017 với Eugenio Scalfari, người sáng lập tờ báo La Repubblica của Ý, Đức Giáo Hoàng Phanxicô thậm chí còn nói rằng ngài “đích thân” cho rằng Pascal “nên được phong chân phước”.
Dưới đây là ít dòng từ văn kiện:
Nếu Pascal đề nghị nói về con người và Thiên Chúa, đó là vì ông đã đi đến chỗ chắc chắn rằng “không những chúng ta chỉ biết Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô, mà chúng ta cũng chỉ biết chính mình qua Chúa Giêsu Kitô mà thôi”.
Một ngày nọ, cha ông bắt gặp Blaise đang học hình học và chợt nhận ra rằng, không hề biết những định đề tương tự có thể tìm thấy trong những cuốn sách mang tên khác, Blaise, ở tuổi mười hai, hoàn toàn tự mình vẽ các hình trên mặt đất, đã chứng minh 32 định đề đầu tiên của Euclid.
Sau khi áp dụng trí thông minh phi thường của mình vào việc nghiên cứu thân phận con người, Kinh thánh và truyền thống của Giáo hội, giờ đây Pascal tự trình bầy mình với sự đơn sơ trẻ thơ như một chứng nhân khiêm nhường của Tin Mừng. Là một Kitô hữu, ông muốn nói về Chúa Giêsu Kitô cho những người vội vã kết luận rằng không có lý do vững chắc nào để tin vào những chân lý của Kitô giáo.
Vào ngày 23 tháng 11 năm 1654, Pascal đã có một trải nghiệm mạnh mẽ mà cho đến bây giờ vẫn được gọi là “đêm lửa” của ông. … dường như đó là một cuộc gặp gỡ mà chính ông thừa nhận là tương tự như cuộc gặp gỡ, nền tảng cho toàn bộ lịch sử mặc khải và cứu rỗi, mà Môsê đã trải qua trước sự hiện diện của bụi gai đang cháy … ngay sau khi gợi ra lửa, [ông] nhắc lại danh xưng mà Chúa đã tự gán cho Người trước mặt Môsê – “Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp” (Xh 3:6.15) – và rồi nói thêm: “không phải của các triết gia và các nhà thông thái. Sự chắc chắn. Sự chắc chắn. Cảm giác. Vui sướng. Hòa bình. Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô.”
Bị bệnh nặng và sắp chết, ông xin được rước lễ, nhưng điều đó không thể thực hiện ngay được. Vì vậy, ông đã xin chị gái mình: “vì em không thể rước lễ đầu [Chúa Giêsu Kitô] được nên em muốn rước lễ các chi thể”. Ông “rất muốn được chết cùng với những người nghèo.” Người ta nói về Pascal, ngay sau khi ông trút hơi thở cuối cùng vào ngày 19 tháng 8 năm 1662, rằng “ông đã chết với sự đơn sơ của một đứa trẻ.” Sau khi lãnh nhận các bí tích, lời cuối cùng của ông là: “Xin Chúa đừng bao giờ bỏ rơi con”.
Được công bố vào ngày 19 tháng 6 năm 2023, nó đánh dấu bốn trăm năm ngày sinh của người Pháp này (19 tháng 6 năm 1623 – 19 tháng 8 năm 1662). Vị Giáo hoàng Dòng Tên bày tỏ lòng kính trọng bản thân và cảm động đối với triết gia, “người đồng hành trên đường” trong “việc tìm kiếm hạnh phúc đích thực của chúng ta”.
Bản văn dài 12 trang là tông thư thứ hai mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô dành riêng cho một nhà văn giáo dân. Năm 2021, ngài viết Candor Lucis Æterne về thi hào Dante Alighieri.
Giống như nhà thơ người Ý, Pascal là một trong những tài liệu tham chiếu về văn hóa và tinh thần thường xuyên của Đức Thánh Cha; Đức Phanxicô vốn là một cựu giáo sư văn học và là người ham đọc sách.
Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2017 với Eugenio Scalfari, người sáng lập tờ báo La Repubblica của Ý, Đức Giáo Hoàng Phanxicô thậm chí còn nói rằng ngài “đích thân” cho rằng Pascal “nên được phong chân phước”.
Dưới đây là ít dòng từ văn kiện:
Nếu Pascal đề nghị nói về con người và Thiên Chúa, đó là vì ông đã đi đến chỗ chắc chắn rằng “không những chúng ta chỉ biết Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô, mà chúng ta cũng chỉ biết chính mình qua Chúa Giêsu Kitô mà thôi”.
Một ngày nọ, cha ông bắt gặp Blaise đang học hình học và chợt nhận ra rằng, không hề biết những định đề tương tự có thể tìm thấy trong những cuốn sách mang tên khác, Blaise, ở tuổi mười hai, hoàn toàn tự mình vẽ các hình trên mặt đất, đã chứng minh 32 định đề đầu tiên của Euclid.
Sau khi áp dụng trí thông minh phi thường của mình vào việc nghiên cứu thân phận con người, Kinh thánh và truyền thống của Giáo hội, giờ đây Pascal tự trình bầy mình với sự đơn sơ trẻ thơ như một chứng nhân khiêm nhường của Tin Mừng. Là một Kitô hữu, ông muốn nói về Chúa Giêsu Kitô cho những người vội vã kết luận rằng không có lý do vững chắc nào để tin vào những chân lý của Kitô giáo.
Vào ngày 23 tháng 11 năm 1654, Pascal đã có một trải nghiệm mạnh mẽ mà cho đến bây giờ vẫn được gọi là “đêm lửa” của ông. … dường như đó là một cuộc gặp gỡ mà chính ông thừa nhận là tương tự như cuộc gặp gỡ, nền tảng cho toàn bộ lịch sử mặc khải và cứu rỗi, mà Môsê đã trải qua trước sự hiện diện của bụi gai đang cháy … ngay sau khi gợi ra lửa, [ông] nhắc lại danh xưng mà Chúa đã tự gán cho Người trước mặt Môsê – “Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp” (Xh 3:6.15) – và rồi nói thêm: “không phải của các triết gia và các nhà thông thái. Sự chắc chắn. Sự chắc chắn. Cảm giác. Vui sướng. Hòa bình. Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô.”
Bị bệnh nặng và sắp chết, ông xin được rước lễ, nhưng điều đó không thể thực hiện ngay được. Vì vậy, ông đã xin chị gái mình: “vì em không thể rước lễ đầu [Chúa Giêsu Kitô] được nên em muốn rước lễ các chi thể”. Ông “rất muốn được chết cùng với những người nghèo.” Người ta nói về Pascal, ngay sau khi ông trút hơi thở cuối cùng vào ngày 19 tháng 8 năm 1662, rằng “ông đã chết với sự đơn sơ của một đứa trẻ.” Sau khi lãnh nhận các bí tích, lời cuối cùng của ông là: “Xin Chúa đừng bao giờ bỏ rơi con”.