Nhân Ngày Truyền Thông Thế Giới, 24 tháng 5, 2020, Cha Timothy Radcliffe, cự bề trên cả Dòng Đa Minh và là một tác giả nổi tiếng quốc tế, khai thác thông điệp Ngày Truyền Thông Thế Giới năm nay của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nguyên bản tiếng Anh, có thể đọc tại https://www.vaticannews.va/en/church/news/2020-05/story-telling-world-communicatins-day-timothy-radcliffe-pandemic.html
Vào hai ngày 22 và 23 tháng Giêng năm 2020, Tổng giám đốc Cơ Quan Y Tế Liên hiệp quốc (WHO) chủ tọa phiên họp của Ủy Ban Khẩn Cấp để xem xét liệu việc bùng phát loại virus mới ở Vũ Hán có tạo ra tình trạng khẩn cấp về y tế khiến thế giới phải quan tâm hay không. Ủy Ban không đi tới một thỏa thuận nào. Ngày hôm sau, tức 24 tháng Giêng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố thông điệp cho Ngày Truyền Thông Thế Giới lần thứ 54, về nghệ thuật kể truyện. Thế giới đang được đánh thức về một đại dịch hoàn cầu mới lạ. Ta phải kể những câu truyện nào đây khi đứng trước đại dịch này?
Đức Giáo Hoàng quả quyết ta cần những câu truyện ‘để không mất phương hướng... những câu truyện giúp ta tái khám phá căn cội của ta và sức mạnh cần thiết để cùng nhau bước tới’. Các câu truyện của ta, câu truyện cộng đồng hay câu truyện cá nhân, đều lên khuôn cảm thức ta về thời gian để chúng ta có thể lèo lái hướng về một tương lai hy vọng. Nhưng vào lúc bị cấm cửa này, những cuốn lịch thông thường nhằm cho ta một cảm thức về tương lai đang sụp đổ. Các cuộc tụ họp gia đình để cử hành đám cưới hay đám tang đều bất khả; chúng ta không thể đến với nhau để mừng những ngày lễ lớn của năm phụng vụ; ngay lịch thể thao cũng không còn đem lại cho ta một cảm thức mong chờ. Thì giờ của chúng ta đã trở thành không còn khuôn hình. Cơn đại dịch khiến chúng ta mất phương hướng. Chúng ta cần những câu truyện có thể lên khuôn đời ta trong thời gian đại dịch.
Một cách đầy quan phòng, thông điệp của Đức Giáo Hoàng bắt đầu bằng câu trích dẫn – “anh chị em có thể kể cho các con các cháu của mình” (Xh 10: 2) – một câu trực tiếp nhắc đến những tai họa giáng xuống người Ai Cập. Máu của những con chiên trên các cột cửa của người Do Thái đã cứu họ khỏi bệnh dịch cuối cùng, khỏi cái chết của mọi con trai đầu lòng. Các bệnh dịch trong Kinh Thánh khiến ta đối đầu với cái chết, không những như số phận không thể tránh khỏi của mọi sinh vật, mà như một sức mạnh tàn nhẫn mà chỉ có Chúa của sự sống và cái chết mới có thể lật đổ. Mỗi đại dịch mang một dấu hiệu của ngày tận cùng, của ‘con ngựa xanh nhạt! Tên người cỡi nó là Tử thần và Diêm vương theo sau nó’(Kh 6: 8).
Các bệnh dịch thường xuyên phủ bóng chết lên nhân loại nhưng chưa bao giờ trước đây, chúng ta nhận thức rõ mối đe dọa hoàn cầu đến thế. Tôi đọc mỗi ngày về việc có bao nhiêu nạn nhân ở mọi quốc gia trên thế giới. Hôm nay đây, đứng trước Covid-19, Kitô giáo có thể đưa ra câu truyện hy vọng nào?
Lễ Vượt qua của người Do Thái là một lễ tưởng niệm các tai họa vốn dẫn đến việc giải phóng dân Israel khỏi ách nô lệ của Ai Cập. Ký ức này đã lên khuôn cuộc đối đầu của Chúa với kẻ thù cuối cùng của loài người, cái chết vào đêm trước khi Người bị phản bội. Đây là câu truyện mà với nó chúng ta có thể tìm thấy phương hướng của mình trong thời gian dịch bệnh. Vào đêm đó, tất cả những gì đem phương hướng lại cho các môn đệ đều đã sụp đổ. Mọi điều họ dùng để đánh cuộc niềm hy vọng của họ đều sắp sửa sụp đổ. Trước mắt chỉ còn là sự phản bội, chối bỏ, đào ngũ, sự sụp đổ của cộng đồng nhỏ bé của họ, và sự đau khổ và cái chết của Đấng vốn gọi họ là bạn của Người. Như các môn đệ trên đường đến Emmau từng nói, ‘Chúng tôi vốn hy vọng rằng Người là Đấng sẽ cứu chuộc Israel’ (Lc 24:21). Thập giá dường như không chỉ là cái chết của một người, mà là chiến thắng của chính sự chết.
Vì thế, cử chỉ của Chúa Giêsu trong việc cầm lấy bánh, chúc lành cho nó và tuyên bố nó là thân thể Người, và rượu là máu của Người, là cử chỉ mang đầy hy vọng ngoài sức tưởng tượng của họ. Nó không những vật lộn với cái chết của Người vào ngày hôm sau, mà còn với sự thống trị của sự chết, bằng cách tiến tới chiến thắng của Ngày Phục sinh.
Người ta thoáng thấy nét huy hoàng của bi kịch tối hôm đó trong những tình huống khi sự chết phủ bóng đen của nó lên các dân tộc. Lần đầu tiên tôi cảm thấy điều đó trong chuyến thăm Rwanda năm 1993, vì cuộc diệt chủng đang bắt đầu bùng lên. Tôi dự định đến thăm các nữ tu Đa Minh ở phía bắc khi Đại sứ Bỉ đến và cảnh cáo chúng tôi ở lại nhà vì đất nước đang bừng lửa, nhưng chúng tôi vẫn cứ đi. Sau một ngày đầy những bạo lực, với những phiến quân và binh lính, với những đứa trẻ bị mìn tàn phá, tôi đã đến thăm các nữ tu Đa Minh của tôi. Tôi có thể nói gì đây giữa nỗi kinh hoàng như vậy? Tôi không biết nói gì. Rồi, tôi nhớ lại tôi có một ký ức và một lời hứa để diễn lại, một ký ức bất chấp sự chết, một ký ức hứa hẹn hiệp thông gữa lúc nhân loại phân tán. Đó là câu truyện mà với nó, chúng ta dám thách thức mối đe dọa của bệnh dịch, đó là lý do tại sao thật đáng buồn khi hầu hết chúng ta không thể tụ tập để cùng nhau cử hành nó mà phải xem trực tuyến.
Thông điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô dành cho Ngày Thế giới Truyền thông là một lời mời ta nhớ rằng ngay cả trong lúc bị cô lập tại nhà, chúng ta vẫn có thể duy trì sự hiệp thông theo những cách chưa từng có trước đây. Chúng ta phản ứng cuộc khủng hoảng hoàn cầu bằng sự hiệp thông hoàn cầu. Số người tham dự trực tuyến Thánh Thể hàng ngày tại tu viện của tôi ở Oxford gấp ba lần số người đến nhà thờ ở đây trước Covid-19. Tôi đang nhận được một cơn sóng thần điện thư và các cú điện thoại. Tôi skype và zoom nhiều hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, sự cô lập thể lý gặm nhấm nhân tính ta. Chúng ta cần nuôi dưỡng bằng khuôn mặt của nhau và sự bồi dưỡng bằng những tiếp xúc nhẹ nhàng. Bị tước đoạt những thứ này, nhân tính của chúng ta sẽ đói lả. Ông bà không thể ôm con cháu, và chúng ta thấy mình bị phân cách với những người chúng ta vốn yêu thương. Zoom và Skype không đủ. Làm thế nào chúng ta có thể chịu đựng được?
Câu truyện Bữa Tiệc Ly kể về sự hiệp thông phát sinh từ sự cô lập sâu hoắm của Chúa Giêsu. Người chủ trì Bữa tiệc ly tại một cộng đồng đang tan rã. Tại vườn Diệtsimani, các môn đệ Người đều say ngủ cả trong khi Người một mình vật lộn đối đầu với định mệnh của Người. Người là một khuôn mặt đơn độc đứng trước sự phán xét của các linh mục thượng phẩm và Phôngxiô Philatô, và sau đó Người đạt tới sự cô độc hoàn toàn của thập tự giá, làm cho tồi tệ hơn bởi đám đông đang la hét bên dưới. Vì vậy, một cách để chịu đựng sự cô lập đang áp đặt lên hàng tỷ người là tham dự vào nỗi cô đơn của Chúa Giêsu, một nỗi cô đơn mà Người tự mang lấy để chúng ta có thể thuộc về nhau trong Người.
Ở Rwanda, và sau đó gần đây hơn ở Syria trong khoảng cách nghe được với tiền tuyến chống ISIS, niềm hy vọng hứa hẹn của câu Thánh Thể đã được tiết lộ cho tôi. Đây là câu truyện mà không dịch bệnh nào có thể phá đổ. Và, tuy thế, đối với hàng triệu người, việc đi lễ đang được trải nghiệm đơn thuần chỉ là nhàm chán. Đối với nhiều người, nó không đụng gì đến trí tưởng tượng của họ mà chỉ là một nghĩa vụ ảm đạm phải chịu đựng.
Quả là nghịch lý khi một trong những câu truyện phổ biến nhất của thế kỷ XX, The Lord of the Rings (Chúa tể của những chiếc nhẫn) của J.R.R Tolkien là một cuộc thám hiểm về niềm tin của ông vào Bí tích Thánh Thể. Ông viết cho con trai Michael, ngay trước khi cháu rước lễ lần đầu, ‘Ba đặt trước con một điều tuyệt vời để con yêu trên trái đất: Bí tích Cực Thánh. Ở đó, con sẽ tìm thấy tình lãng mạn, vinh quang, danh dự, lòng trung thành và phương cách thực sự cho mọi mối tình của con trên trái đất’. Điều xem ra lạ lùng là mối tình lãng mạn đụng đến trí tưởng tượng của thế giới lại là Bí tích Thánh Thể, thế nhưng Bí tích Thánh Thể thường không làm như vậy. Làm thế nào để vẻ đẹp của trình thuật này trở nên hiển nhiên?
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhận diện tính anh hùng như đặc điểm của những câu chuyện hấp dẫn: 'Tất cả các câu chuyện của các thời đại khác nhau đều có một “khung dêt” chung: sợi chỉ xuyên suốt của các trình thuật này đều có sự can dự của “các anh hùng”, bao gồm các anh hùng hàng ngày, những người trong khi theo đuổi một giấc mơ sẵn sàng đối đầu với những tình huống khó khăn và chiến đấu chống lại sự ác, được thúc đẩy bởi một sức mạnh khiến họ can đảm, sức mạnh của tình yêu. Bằng cách dìm mình vào những câu truyện, chúng ta tìm được các lý do để anh hùng đối đầu với các thách thức của cuộc sống’. The Lord of the Rings (Chúa tể của những chiếc nhẫn) là câu truyện về việc thúc đẩy những sinh vật nhỏ bé, sợ phiêu lưu nhưng đã trở thành những vị anh hùng.
Nếu chúng ta có thể coi bi kịch Thánh Thể của chúng ta như câu truyện về tính anh hùng, nó có thể nhen nhóm trí tưởng tượng của chúng ta. Hai thí dụ bỗng nẩy ra trong tâm trí tôi. Đầu tiên là bài thơ tiếng Anh rất sớm, ‘The Dream of the Rood’ (Mơ Mảnh Đất Nhỏ), có thể có từ thế kỷ thứ bảy. Nó mô tả Chúa Giêsu như ‘một anh hùng trẻ tuổi’, người dựng thập tự giá để chiến đấu như một hiệp sĩ. Thứ hai là bộ phim ‘Des hommes et des dieux’ (Những Con Người va những vị thần), do Xavier Beavois đạo diễn, đã giành giải Grand Prix tại liên hoan phim Cannes năm 2010. Nó đụng đến trí tưởng tượng của hàng triệu người vì đây là câu chuyện có thật về những đan sĩ nhút nhát bình thường nhưng đã trở thành các anh hùng. Nó kể về một cộng đồng nhỏ của các đan sĩ Trappist ở Algeria trong những năm 1990, những người bị cuốn hút vào làn sóng bạo lực đang gia tăng. Họ nên ở lại và có nguy cơ tử vong hay ra đi? Cảnh cảm động nhất là Bữa ăn tối sau cùng của họ. Thầy già Luke đưa ra một vài chai rượu nho và vặn máy hát nhạc bài Swan Lake (Hồ thiên nga). Không ai nói gì. Chúng ta chỉ thấy khuôn mặt của họ, đầy đau buồn trước nỗi thống khổ đang ở phía trước và niềm vui họ sẽ được tham dự vào câu truyện những ngày cuối cùng của Chúa họ. Đó là vẻ đẹp hoàn toàn của tính anh hùng Thánh Thể, trầm lặng, không một chút tự phụ.
Làm thế nào chúng ta có thể sống tình huống hiện tại này một cách anh hùng và đánh động trí tưởng tượng của những người đương thời của chúng ta? Trong các dịch bệnh trước đây, chẳng hạn như Black Death (Cái chết Đen), các Kitô hữu đã ra ngoài và phục vụ người bệnh đang lâm nguy tử vong. Những người anh hùng trong trận dịch của chúng ta là các y tá và bác sĩ đang lao công ở tuyến đầu. Nhiều người trong số họ làm như vậy để biểu dương đức tin Kitô giáo của họ, nhưng làm thế nào Giáo hội có thể sống một cách minh nhiên bi kịch của câu truyện Thánh Thể vào lúc này, khi các nhà thờ bị đóng cửa, và nhiều bệnh viện, ít nhất là ở Anh, không cho các tuyên úy vào?
Tôi đã tiến tới chỗ chấp nhận, một cách khó khăn, sự khôn ngoan và đúng đắn của quyết định tự cô lập hàng giáo sĩ. Nếu không, chính chúng ta sẽ trở thành công cụ truyền nhiễm. Có một số thí dụ về tính anh hùng: Don Giuseppe Berardelli, vị linh mục 72 tuổi, đã nhường máy thở để một người trẻ có thể sống và kết quả là ngài đã chết, hoặc tôi nghĩ về một người tu sĩ Đaminh người Mỹ làm việc ở New York đã chuyển đến một bệnh viện để phục vụ những người mắc virus, mặc dù điều này có nghĩa phải rời cộng đồng của ngài. Nhưng tôi vật lộn với việc tưởng tượng làm thế nào Giáo hội có thể làm nổi bật tính anh hùng trong câu truyện vĩ đại của chúng ta khi phải đối đầu với Covid-19. Tự cô lập có thể là cần thiết nhưng nó không có vẻ anh hùng tí nào! Có lẽ đó chỉ là một loại hiện thực chủ nghĩa thánh thiện, nhìn thẳng vào sự chết, thừa nhận bi kịch độc đáo mà mỗi nạn nhân đang trải qua, nhưng từ khước hoảng sợ, vì chúng ta tin rằng quy luật của tử thần đã kết thúc.
Có một chủ đề cuối cùng trong thông điệp của Đức Giáo Hoàng đã trở nên có liên quan một cách bất ngờ trong cuộc khủng hoảng ngày nay. Đức Phanxicô nhấn mạnh vẻ đẹp của việc kể các câu truyện của chúng ta cho Thiên Chúa nghe. ‘Kể câu chuyện của chúng ta cho Chúa nghe là đi vào ánh mắt yêu thương từ nhân Người dành cho chúng ta và cho những người khác. Chúng ta có thể kể lại cho Người những câu truyện chúng ta đang sống, mang đến cho Người những con người và những tình huống lấp đầy cuộc sống của chúng ta. Với Người, chúng ta có thể dệt lại sợi vải cuộc sống, mạng lại những vết rách và chỗ mòn của nó.
Nhiều người lễ Phục sinh này đã không thể nhận được bí tích hòa giải. Hai tháng sau khi công bố thông điệp của mình, Đức Giáo Hoàng kêu gọi các tín hữu xưng tội với Chúa nếu không có linh mục nào giúp. Điều này không nên chỉ là việc đọc vanh vách các tội của mình mà, như thông điệp của Giáo hoàng gợi ý, phải là việc chia sẻ một câu truyện với Chúa, với những bi kịch, thất bại và chiến thắng của nó. Thánh Tôma Aquinô, trong Scriptum super librum IV Sententiarum, đã đi xa hơn và nói rằng khi không có linh mục, người ta có thể đọc các tội của mình cho một giáo dân khác, người này không thể ban ơn tha tội nhưng là một loại thừa tác viên bí tích ‘lúc cần kíp'. Vì vậy, trong cuộc khủng hoảng này, tất cả chúng ta đều có thể đại diện cho đôi tai đầy lòng thương xót của Thiên Chúa, chăm lo bi kịch của đời nhau, trấn an nhau về chiến thắng sau cùng của tình yêu.
Vào hai ngày 22 và 23 tháng Giêng năm 2020, Tổng giám đốc Cơ Quan Y Tế Liên hiệp quốc (WHO) chủ tọa phiên họp của Ủy Ban Khẩn Cấp để xem xét liệu việc bùng phát loại virus mới ở Vũ Hán có tạo ra tình trạng khẩn cấp về y tế khiến thế giới phải quan tâm hay không. Ủy Ban không đi tới một thỏa thuận nào. Ngày hôm sau, tức 24 tháng Giêng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố thông điệp cho Ngày Truyền Thông Thế Giới lần thứ 54, về nghệ thuật kể truyện. Thế giới đang được đánh thức về một đại dịch hoàn cầu mới lạ. Ta phải kể những câu truyện nào đây khi đứng trước đại dịch này?
Đức Giáo Hoàng quả quyết ta cần những câu truyện ‘để không mất phương hướng... những câu truyện giúp ta tái khám phá căn cội của ta và sức mạnh cần thiết để cùng nhau bước tới’. Các câu truyện của ta, câu truyện cộng đồng hay câu truyện cá nhân, đều lên khuôn cảm thức ta về thời gian để chúng ta có thể lèo lái hướng về một tương lai hy vọng. Nhưng vào lúc bị cấm cửa này, những cuốn lịch thông thường nhằm cho ta một cảm thức về tương lai đang sụp đổ. Các cuộc tụ họp gia đình để cử hành đám cưới hay đám tang đều bất khả; chúng ta không thể đến với nhau để mừng những ngày lễ lớn của năm phụng vụ; ngay lịch thể thao cũng không còn đem lại cho ta một cảm thức mong chờ. Thì giờ của chúng ta đã trở thành không còn khuôn hình. Cơn đại dịch khiến chúng ta mất phương hướng. Chúng ta cần những câu truyện có thể lên khuôn đời ta trong thời gian đại dịch.
Một cách đầy quan phòng, thông điệp của Đức Giáo Hoàng bắt đầu bằng câu trích dẫn – “anh chị em có thể kể cho các con các cháu của mình” (Xh 10: 2) – một câu trực tiếp nhắc đến những tai họa giáng xuống người Ai Cập. Máu của những con chiên trên các cột cửa của người Do Thái đã cứu họ khỏi bệnh dịch cuối cùng, khỏi cái chết của mọi con trai đầu lòng. Các bệnh dịch trong Kinh Thánh khiến ta đối đầu với cái chết, không những như số phận không thể tránh khỏi của mọi sinh vật, mà như một sức mạnh tàn nhẫn mà chỉ có Chúa của sự sống và cái chết mới có thể lật đổ. Mỗi đại dịch mang một dấu hiệu của ngày tận cùng, của ‘con ngựa xanh nhạt! Tên người cỡi nó là Tử thần và Diêm vương theo sau nó’(Kh 6: 8).
Các bệnh dịch thường xuyên phủ bóng chết lên nhân loại nhưng chưa bao giờ trước đây, chúng ta nhận thức rõ mối đe dọa hoàn cầu đến thế. Tôi đọc mỗi ngày về việc có bao nhiêu nạn nhân ở mọi quốc gia trên thế giới. Hôm nay đây, đứng trước Covid-19, Kitô giáo có thể đưa ra câu truyện hy vọng nào?
Lễ Vượt qua của người Do Thái là một lễ tưởng niệm các tai họa vốn dẫn đến việc giải phóng dân Israel khỏi ách nô lệ của Ai Cập. Ký ức này đã lên khuôn cuộc đối đầu của Chúa với kẻ thù cuối cùng của loài người, cái chết vào đêm trước khi Người bị phản bội. Đây là câu truyện mà với nó chúng ta có thể tìm thấy phương hướng của mình trong thời gian dịch bệnh. Vào đêm đó, tất cả những gì đem phương hướng lại cho các môn đệ đều đã sụp đổ. Mọi điều họ dùng để đánh cuộc niềm hy vọng của họ đều sắp sửa sụp đổ. Trước mắt chỉ còn là sự phản bội, chối bỏ, đào ngũ, sự sụp đổ của cộng đồng nhỏ bé của họ, và sự đau khổ và cái chết của Đấng vốn gọi họ là bạn của Người. Như các môn đệ trên đường đến Emmau từng nói, ‘Chúng tôi vốn hy vọng rằng Người là Đấng sẽ cứu chuộc Israel’ (Lc 24:21). Thập giá dường như không chỉ là cái chết của một người, mà là chiến thắng của chính sự chết.
Vì thế, cử chỉ của Chúa Giêsu trong việc cầm lấy bánh, chúc lành cho nó và tuyên bố nó là thân thể Người, và rượu là máu của Người, là cử chỉ mang đầy hy vọng ngoài sức tưởng tượng của họ. Nó không những vật lộn với cái chết của Người vào ngày hôm sau, mà còn với sự thống trị của sự chết, bằng cách tiến tới chiến thắng của Ngày Phục sinh.
Người ta thoáng thấy nét huy hoàng của bi kịch tối hôm đó trong những tình huống khi sự chết phủ bóng đen của nó lên các dân tộc. Lần đầu tiên tôi cảm thấy điều đó trong chuyến thăm Rwanda năm 1993, vì cuộc diệt chủng đang bắt đầu bùng lên. Tôi dự định đến thăm các nữ tu Đa Minh ở phía bắc khi Đại sứ Bỉ đến và cảnh cáo chúng tôi ở lại nhà vì đất nước đang bừng lửa, nhưng chúng tôi vẫn cứ đi. Sau một ngày đầy những bạo lực, với những phiến quân và binh lính, với những đứa trẻ bị mìn tàn phá, tôi đã đến thăm các nữ tu Đa Minh của tôi. Tôi có thể nói gì đây giữa nỗi kinh hoàng như vậy? Tôi không biết nói gì. Rồi, tôi nhớ lại tôi có một ký ức và một lời hứa để diễn lại, một ký ức bất chấp sự chết, một ký ức hứa hẹn hiệp thông gữa lúc nhân loại phân tán. Đó là câu truyện mà với nó, chúng ta dám thách thức mối đe dọa của bệnh dịch, đó là lý do tại sao thật đáng buồn khi hầu hết chúng ta không thể tụ tập để cùng nhau cử hành nó mà phải xem trực tuyến.
Thông điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô dành cho Ngày Thế giới Truyền thông là một lời mời ta nhớ rằng ngay cả trong lúc bị cô lập tại nhà, chúng ta vẫn có thể duy trì sự hiệp thông theo những cách chưa từng có trước đây. Chúng ta phản ứng cuộc khủng hoảng hoàn cầu bằng sự hiệp thông hoàn cầu. Số người tham dự trực tuyến Thánh Thể hàng ngày tại tu viện của tôi ở Oxford gấp ba lần số người đến nhà thờ ở đây trước Covid-19. Tôi đang nhận được một cơn sóng thần điện thư và các cú điện thoại. Tôi skype và zoom nhiều hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, sự cô lập thể lý gặm nhấm nhân tính ta. Chúng ta cần nuôi dưỡng bằng khuôn mặt của nhau và sự bồi dưỡng bằng những tiếp xúc nhẹ nhàng. Bị tước đoạt những thứ này, nhân tính của chúng ta sẽ đói lả. Ông bà không thể ôm con cháu, và chúng ta thấy mình bị phân cách với những người chúng ta vốn yêu thương. Zoom và Skype không đủ. Làm thế nào chúng ta có thể chịu đựng được?
Câu truyện Bữa Tiệc Ly kể về sự hiệp thông phát sinh từ sự cô lập sâu hoắm của Chúa Giêsu. Người chủ trì Bữa tiệc ly tại một cộng đồng đang tan rã. Tại vườn Diệtsimani, các môn đệ Người đều say ngủ cả trong khi Người một mình vật lộn đối đầu với định mệnh của Người. Người là một khuôn mặt đơn độc đứng trước sự phán xét của các linh mục thượng phẩm và Phôngxiô Philatô, và sau đó Người đạt tới sự cô độc hoàn toàn của thập tự giá, làm cho tồi tệ hơn bởi đám đông đang la hét bên dưới. Vì vậy, một cách để chịu đựng sự cô lập đang áp đặt lên hàng tỷ người là tham dự vào nỗi cô đơn của Chúa Giêsu, một nỗi cô đơn mà Người tự mang lấy để chúng ta có thể thuộc về nhau trong Người.
Ở Rwanda, và sau đó gần đây hơn ở Syria trong khoảng cách nghe được với tiền tuyến chống ISIS, niềm hy vọng hứa hẹn của câu Thánh Thể đã được tiết lộ cho tôi. Đây là câu truyện mà không dịch bệnh nào có thể phá đổ. Và, tuy thế, đối với hàng triệu người, việc đi lễ đang được trải nghiệm đơn thuần chỉ là nhàm chán. Đối với nhiều người, nó không đụng gì đến trí tưởng tượng của họ mà chỉ là một nghĩa vụ ảm đạm phải chịu đựng.
Quả là nghịch lý khi một trong những câu truyện phổ biến nhất của thế kỷ XX, The Lord of the Rings (Chúa tể của những chiếc nhẫn) của J.R.R Tolkien là một cuộc thám hiểm về niềm tin của ông vào Bí tích Thánh Thể. Ông viết cho con trai Michael, ngay trước khi cháu rước lễ lần đầu, ‘Ba đặt trước con một điều tuyệt vời để con yêu trên trái đất: Bí tích Cực Thánh. Ở đó, con sẽ tìm thấy tình lãng mạn, vinh quang, danh dự, lòng trung thành và phương cách thực sự cho mọi mối tình của con trên trái đất’. Điều xem ra lạ lùng là mối tình lãng mạn đụng đến trí tưởng tượng của thế giới lại là Bí tích Thánh Thể, thế nhưng Bí tích Thánh Thể thường không làm như vậy. Làm thế nào để vẻ đẹp của trình thuật này trở nên hiển nhiên?
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhận diện tính anh hùng như đặc điểm của những câu chuyện hấp dẫn: 'Tất cả các câu chuyện của các thời đại khác nhau đều có một “khung dêt” chung: sợi chỉ xuyên suốt của các trình thuật này đều có sự can dự của “các anh hùng”, bao gồm các anh hùng hàng ngày, những người trong khi theo đuổi một giấc mơ sẵn sàng đối đầu với những tình huống khó khăn và chiến đấu chống lại sự ác, được thúc đẩy bởi một sức mạnh khiến họ can đảm, sức mạnh của tình yêu. Bằng cách dìm mình vào những câu truyện, chúng ta tìm được các lý do để anh hùng đối đầu với các thách thức của cuộc sống’. The Lord of the Rings (Chúa tể của những chiếc nhẫn) là câu truyện về việc thúc đẩy những sinh vật nhỏ bé, sợ phiêu lưu nhưng đã trở thành những vị anh hùng.
Nếu chúng ta có thể coi bi kịch Thánh Thể của chúng ta như câu truyện về tính anh hùng, nó có thể nhen nhóm trí tưởng tượng của chúng ta. Hai thí dụ bỗng nẩy ra trong tâm trí tôi. Đầu tiên là bài thơ tiếng Anh rất sớm, ‘The Dream of the Rood’ (Mơ Mảnh Đất Nhỏ), có thể có từ thế kỷ thứ bảy. Nó mô tả Chúa Giêsu như ‘một anh hùng trẻ tuổi’, người dựng thập tự giá để chiến đấu như một hiệp sĩ. Thứ hai là bộ phim ‘Des hommes et des dieux’ (Những Con Người va những vị thần), do Xavier Beavois đạo diễn, đã giành giải Grand Prix tại liên hoan phim Cannes năm 2010. Nó đụng đến trí tưởng tượng của hàng triệu người vì đây là câu chuyện có thật về những đan sĩ nhút nhát bình thường nhưng đã trở thành các anh hùng. Nó kể về một cộng đồng nhỏ của các đan sĩ Trappist ở Algeria trong những năm 1990, những người bị cuốn hút vào làn sóng bạo lực đang gia tăng. Họ nên ở lại và có nguy cơ tử vong hay ra đi? Cảnh cảm động nhất là Bữa ăn tối sau cùng của họ. Thầy già Luke đưa ra một vài chai rượu nho và vặn máy hát nhạc bài Swan Lake (Hồ thiên nga). Không ai nói gì. Chúng ta chỉ thấy khuôn mặt của họ, đầy đau buồn trước nỗi thống khổ đang ở phía trước và niềm vui họ sẽ được tham dự vào câu truyện những ngày cuối cùng của Chúa họ. Đó là vẻ đẹp hoàn toàn của tính anh hùng Thánh Thể, trầm lặng, không một chút tự phụ.
Làm thế nào chúng ta có thể sống tình huống hiện tại này một cách anh hùng và đánh động trí tưởng tượng của những người đương thời của chúng ta? Trong các dịch bệnh trước đây, chẳng hạn như Black Death (Cái chết Đen), các Kitô hữu đã ra ngoài và phục vụ người bệnh đang lâm nguy tử vong. Những người anh hùng trong trận dịch của chúng ta là các y tá và bác sĩ đang lao công ở tuyến đầu. Nhiều người trong số họ làm như vậy để biểu dương đức tin Kitô giáo của họ, nhưng làm thế nào Giáo hội có thể sống một cách minh nhiên bi kịch của câu truyện Thánh Thể vào lúc này, khi các nhà thờ bị đóng cửa, và nhiều bệnh viện, ít nhất là ở Anh, không cho các tuyên úy vào?
Tôi đã tiến tới chỗ chấp nhận, một cách khó khăn, sự khôn ngoan và đúng đắn của quyết định tự cô lập hàng giáo sĩ. Nếu không, chính chúng ta sẽ trở thành công cụ truyền nhiễm. Có một số thí dụ về tính anh hùng: Don Giuseppe Berardelli, vị linh mục 72 tuổi, đã nhường máy thở để một người trẻ có thể sống và kết quả là ngài đã chết, hoặc tôi nghĩ về một người tu sĩ Đaminh người Mỹ làm việc ở New York đã chuyển đến một bệnh viện để phục vụ những người mắc virus, mặc dù điều này có nghĩa phải rời cộng đồng của ngài. Nhưng tôi vật lộn với việc tưởng tượng làm thế nào Giáo hội có thể làm nổi bật tính anh hùng trong câu truyện vĩ đại của chúng ta khi phải đối đầu với Covid-19. Tự cô lập có thể là cần thiết nhưng nó không có vẻ anh hùng tí nào! Có lẽ đó chỉ là một loại hiện thực chủ nghĩa thánh thiện, nhìn thẳng vào sự chết, thừa nhận bi kịch độc đáo mà mỗi nạn nhân đang trải qua, nhưng từ khước hoảng sợ, vì chúng ta tin rằng quy luật của tử thần đã kết thúc.
Có một chủ đề cuối cùng trong thông điệp của Đức Giáo Hoàng đã trở nên có liên quan một cách bất ngờ trong cuộc khủng hoảng ngày nay. Đức Phanxicô nhấn mạnh vẻ đẹp của việc kể các câu truyện của chúng ta cho Thiên Chúa nghe. ‘Kể câu chuyện của chúng ta cho Chúa nghe là đi vào ánh mắt yêu thương từ nhân Người dành cho chúng ta và cho những người khác. Chúng ta có thể kể lại cho Người những câu truyện chúng ta đang sống, mang đến cho Người những con người và những tình huống lấp đầy cuộc sống của chúng ta. Với Người, chúng ta có thể dệt lại sợi vải cuộc sống, mạng lại những vết rách và chỗ mòn của nó.
Nhiều người lễ Phục sinh này đã không thể nhận được bí tích hòa giải. Hai tháng sau khi công bố thông điệp của mình, Đức Giáo Hoàng kêu gọi các tín hữu xưng tội với Chúa nếu không có linh mục nào giúp. Điều này không nên chỉ là việc đọc vanh vách các tội của mình mà, như thông điệp của Giáo hoàng gợi ý, phải là việc chia sẻ một câu truyện với Chúa, với những bi kịch, thất bại và chiến thắng của nó. Thánh Tôma Aquinô, trong Scriptum super librum IV Sententiarum, đã đi xa hơn và nói rằng khi không có linh mục, người ta có thể đọc các tội của mình cho một giáo dân khác, người này không thể ban ơn tha tội nhưng là một loại thừa tác viên bí tích ‘lúc cần kíp'. Vì vậy, trong cuộc khủng hoảng này, tất cả chúng ta đều có thể đại diện cho đôi tai đầy lòng thương xót của Thiên Chúa, chăm lo bi kịch của đời nhau, trấn an nhau về chiến thắng sau cùng của tình yêu.