Ngày 7 tháng Tư vừa qua, Nhóm “Thân Hữu Của Đức Hồng Y Caffarra” đã họp hội nghị tại Rôma và đã ra một tuyên bố chung khẩn khoản xin Huấn Quyền “củng cố chúng con trong đức tin”.
Theo Ký Giả Edward Pentin của tờ National Catholic Register, thì chủ đề của Hội Nghị này là: “Giáo Hội Công Giáo: Bà đang đi về đâu?” với phụ đề “Chỉ người mù mới có thể chối cãi hiện không có sự hàm hồ hỗn độn lớn lao trong Giáo Hội”, trích lời của Đức Hồng Y Caffarra trả lời phỏng vấn trước khi qua đời.
Triết gia vô thần người Ý, Marcello Pera, người từng là đồng tác giả với Đức Hồng Y Joseph Ratzinger của cuốn Without Roots —The West, Relativism, Christianity, Islam (Không Gốc Rễ - Phương Tây, Duy Tương Đối, Kitô Giáo, Hồi Giáo) là một trong các diễn giả tại Hội Nghị này.
Các diễn giả khác gồm Đức Hồng Y Walter Brandmüller nói về văn kiện “ Về Việc Tham Khảo Tín Hữu Trong Các Vấn Đề Tín Lý” của Chân Phúc Henry Newman; Đức Hồng Y Joseph Zen nói về Giáo Hội tại Trung Hoa; Đức Hồng Y Raymond Burke nói về các giới hạn của thẩm quyền giáo hoàng đối với tín lý của Giáo Hội; Đức Cha Athanasius Schneider nói về sự vô ngộ của Đức Giáo Hoàng. Hội nghị được giới thiệu và phối trí bởi Francesca Romana Poleggi, giám đốc biên tập của tạp chí Ý phò sự sống Notizie ProVita.
Pentin cho rằng hội nghị trên là nguyện ước cuối cùng của Đức Hồng Y Carlo Caffarra, Tổng Giám Mục hưu trí của Bologna, mới qua đời ngày 6 tháng Chín năm 2017, và là một trong 4 vị Hồng Y của nhóm “dubia” (gửi thư xin Đức Phanxicô giải thích một số điểm trong Niềm Vui Yêu Thương). Ngài vốn hết sức ngã lòng trước tầm mức bị ngài coi là hàm hồ lẫn lộn về tín lý trong Giáo Hội.
Cuối hội nghị, một tuyên bố chung đã được công bố nhân danh các tham dự viên, cả giáo sĩ lẫn giáo dân, nhằm tái khẳng định tín lý vô ngộ của Giáo Hội liên quan đến các vấn đề luân lý như hôn nhân và các hành vi xấu xa từ trong nội tại và nhờ thế trả lời năm dubia (câu hỏi) nguyên thủy, tức các câu hỏi mà sau 18 tháng đệ nạp, chưa được Đức Phanxicô trả lời.
Sau đây là nguyên văn bản tuyên bố:
“Cho nên chúng tôi chứng thực và tuyên xưng...”
Tuyên bố sau cùng của Hội Nghị “Giáo Hội Công Giáo: Bà Đang Đi Về Đâu?”
Rôma, 7 tháng Tư, 2018
Vì các giải thích mâu thuẫn nhau về Tông Huấn “Amoris laetitia” (Niềm Vui Yêu Thương), bất mãn và hỗn độn đang lan tràn nơi tín hữu khắp thế giới.
Lời yêu cầu khẩn thiết xin được minh giải đệ nạp lên Đức Thánh Cha bởi gần 1 triệu tín hữu, hơn 250 học giả và một số Hồng Y, đã không nhận được câu trả lời nào.
Giữa sự nguy hiểm trầm trọng đối với đức tin và sự hợp nhất của Giáo Hội đã và đang xuất hiện, chúng tôi, các chi thể đã được rửa tội và thêm sức của Dân Thiên Chúa được mời gọi tái khẳng định đức tin Công Giáo của mình.
Công Đồng Vatican II ban quyền cho chúng tôi và khuyến khich chúng tôi làm thế, qua câu nói trong “Lumen Gentium” số 33: “Như thế, mọi giáo dân, do chính các hồng phúc được ân ban cho họ, vừa là chứng tá vừa là phương thế sống động của sứ mệnh Giáo Hội ‘theo mức độ Chúa Kitô ân ban’ (Ep 4:7)”.
Chân Phúc John Henry Newman cũng khuyến khích chúng tôi làm thế. Trong khảo luận có tính tiên tri của ngài tựa là “Về Việc Tham Khảo Tín Hữu Về Các Vấn Đề Tín Lý” (1859), ngài nói đến sự quan trọng của việc người giáo dân làm chứng cho đức tin.
Do đó, phù hợp với truyền thống chân chính của Giáo Hội, chúng tôi chứng thực và tuyên xưng rằng:
1) Một hôn nhân đã thành hiệu và hoàn hợp giữa hai người đã rửa tội chỉ có thể bị hủy tiêu bởi sự chết.
2) Cho nên, các Kitô Hữu nào đã được kết hợp bởi một cuộc hôn nhân thành sự mà lại đi kết hợp với một người khác trong khi người phối ngẫu của mình còn sống thì phạm tội trọng ngoại tình.
3) Chúng tôi xác tín rằng đây là giới điều luân lý tuyệt đối có tính bắt buộc luôn luôn và không hề có luật trừ.
4) Chúng tôi cũng xác tín rằng không một phán đoán chủ quan của lương tâm nào có thể biến một hành vi xấu xa từ trong nội tại thành một hành vi tốt lành và được phép.
5) Chúng tôi xác tín rằng việc phán đoán về khả thể cho lãnh nhận ơn giải tội không dựa vào tính có thể qui tội đã phạm, nhưng dựa vào ý hướng hối nhân muốn từ bỏ lối sống ngược với các giới điều của Thiên Chúa.
6) Chúng tôi xác tín rằng các người đã ly dị và tái hôn dân sự, và các người không sẵn lòng sống tiết dục, đang sống trong một hoàn cảnh trái ngược một cách khách quan với lề luật Thiên Chúa, và do đó, không thể lãnh nhận Hiệp Thông Thánh Thể.
Chúa Giêsu Kitô của chúng ta vốn phán: “Nếu các con tiếp tục sống trong lời Thầy, các con thực là môn đệ của Thầy, và các con sẽ được biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các con” (Ga 8:31-32).
Với niềm tin tưởng trên, chúng tôi tuyên xưng đức tin của chúng tôi trước mục tử và thầy dạy tối cao của Giáo Hội cùng với các giám mục, và chúng tôi xin các vị củng cố chúng tôi trong đức tin.
Cho người ly dị và tái hôn dân sự rước lễ không phải là một khai triển tín lý chân chính
Theo hai ký giả John Allen và Claire Giangravé của tạp chí Crux, tại hội nghị, có một cảm thức rất mạnh mẽ đến nỗi dù quan điểm trên đây có thể chỉ đại diện cho một thiểu số, nhưng quan diiểm này không thể bị làm ngơ.
Đức Hồng Y Brandmuller nói rằng “Kinh nghiệm suốt trong lịch sử dạy ta rằng sự thật không nhất thiết đứng về phía đa số, với những con số lớn lao. Đôi khi, trong lịch sử dân Chúa, chính đa số chứ không hẳn thiểu số đã không sống thực đức tin của mình”.
Ngài trích dẫn trường hợp lạc giáo Ariô, một phong trào ở thế kỷ thứ tư vốn tin Chúa Kitô không là Thiên Chúa trọn vẹn, một điều đa số Kitô hữu lúc đó tin theo.
Hai ký giả này cho hay: Đức Hồng Y Burke lên tiếng rất mạnh trong dịp này khi hàm ý rằng thời gian chờ Đức Phanxicô trả lời đã qua rồi. Ngài nói: “như lịch sử từng chứng minh, có thể có việc một vị giáo hoàng, khi sử dụng quyền hạn của mình một cách trọn vẹn, vẫn rơi vào lạc giáo hay không thi hành bổn phận thứ nhất của mình là bảo vệ và duy trì tính thống nhất của đức tin và kỷ luật của Giáo Hội”.
Vị Hồng Y trên còn nói rằng “vì vị giáo hoàng không thể bị chi phối bởi diễn trình tư pháp, nên tình huống này phải được giải quyết và sửa chữa dựa trên luật tự nhiên, Tin Mừng, và truyền thống giáo luật, và đó là diễn trình hai bước. Thứ nhất, ta sửa chữa một điều bị coi là sai lầm hay bỏ rơi bổn phận lên thẳng vị giáo hoàng. Nếu ngài không đáp ứng, thì ta tiến qua việc sửa chữa công khai”.
Hai ký giả này tường trình rằng khi nghe điều trên, một số người trong cử tọa đứng lên và hô to: “Hỡi dân Chúa, hãy đứng lên! Chúng ta là những người phải hành động!”.
Đức Hồng Y Burke nói tiếp: “về vấn đề bổn phận, vị giáo hoàng có thể bất tuân. Có cả một bộ phận trước tác phong phú nói về chủ đề này. Thẩm quyền của vị giáo hoàng không có chi là ma thuật cả. Nó phát sinh từ việc vâng theo Chúa”. Câu nói này, theo hai ký giả, cũng được cử tọa hoan hô vang dội.
Trước đó, Đức Hồng Y Brandmüller cho rằng lời dạy trong Niềm Vui Yêu Thương không thể được coi như một “khai triển tín lý” chân chính, dựa vào quan điểm của Chân Phúc Newman. Theo ngài: “cảm thức tín hữu không thể bị hiểu như cuộc thăm dò dư luận hay trưng cầu ý dân, điều này không thể có. Giáo Hội không phải là một xã hội được thiết lập một cách dân chủ, nó là corpus misticum (“nhiệm thể”), mà tín hữu kết hợp với như các chi thể của cở thể ấy”.
Theo Đức Hồng Y Brandmüller, Chân Phúc Newman nhấn mạnh rằng để một khai triển tín lý là chân chính, nó phải tuyệt đối không mâu thuẫn với truyền thống chân chính.
Theo Ký Giả Edward Pentin của tờ National Catholic Register, thì chủ đề của Hội Nghị này là: “Giáo Hội Công Giáo: Bà đang đi về đâu?” với phụ đề “Chỉ người mù mới có thể chối cãi hiện không có sự hàm hồ hỗn độn lớn lao trong Giáo Hội”, trích lời của Đức Hồng Y Caffarra trả lời phỏng vấn trước khi qua đời.
Triết gia vô thần người Ý, Marcello Pera, người từng là đồng tác giả với Đức Hồng Y Joseph Ratzinger của cuốn Without Roots —The West, Relativism, Christianity, Islam (Không Gốc Rễ - Phương Tây, Duy Tương Đối, Kitô Giáo, Hồi Giáo) là một trong các diễn giả tại Hội Nghị này.
Các diễn giả khác gồm Đức Hồng Y Walter Brandmüller nói về văn kiện “ Về Việc Tham Khảo Tín Hữu Trong Các Vấn Đề Tín Lý” của Chân Phúc Henry Newman; Đức Hồng Y Joseph Zen nói về Giáo Hội tại Trung Hoa; Đức Hồng Y Raymond Burke nói về các giới hạn của thẩm quyền giáo hoàng đối với tín lý của Giáo Hội; Đức Cha Athanasius Schneider nói về sự vô ngộ của Đức Giáo Hoàng. Hội nghị được giới thiệu và phối trí bởi Francesca Romana Poleggi, giám đốc biên tập của tạp chí Ý phò sự sống Notizie ProVita.
Pentin cho rằng hội nghị trên là nguyện ước cuối cùng của Đức Hồng Y Carlo Caffarra, Tổng Giám Mục hưu trí của Bologna, mới qua đời ngày 6 tháng Chín năm 2017, và là một trong 4 vị Hồng Y của nhóm “dubia” (gửi thư xin Đức Phanxicô giải thích một số điểm trong Niềm Vui Yêu Thương). Ngài vốn hết sức ngã lòng trước tầm mức bị ngài coi là hàm hồ lẫn lộn về tín lý trong Giáo Hội.
Cuối hội nghị, một tuyên bố chung đã được công bố nhân danh các tham dự viên, cả giáo sĩ lẫn giáo dân, nhằm tái khẳng định tín lý vô ngộ của Giáo Hội liên quan đến các vấn đề luân lý như hôn nhân và các hành vi xấu xa từ trong nội tại và nhờ thế trả lời năm dubia (câu hỏi) nguyên thủy, tức các câu hỏi mà sau 18 tháng đệ nạp, chưa được Đức Phanxicô trả lời.
Sau đây là nguyên văn bản tuyên bố:
“Cho nên chúng tôi chứng thực và tuyên xưng...”
Tuyên bố sau cùng của Hội Nghị “Giáo Hội Công Giáo: Bà Đang Đi Về Đâu?”
Rôma, 7 tháng Tư, 2018
Vì các giải thích mâu thuẫn nhau về Tông Huấn “Amoris laetitia” (Niềm Vui Yêu Thương), bất mãn và hỗn độn đang lan tràn nơi tín hữu khắp thế giới.
Lời yêu cầu khẩn thiết xin được minh giải đệ nạp lên Đức Thánh Cha bởi gần 1 triệu tín hữu, hơn 250 học giả và một số Hồng Y, đã không nhận được câu trả lời nào.
Giữa sự nguy hiểm trầm trọng đối với đức tin và sự hợp nhất của Giáo Hội đã và đang xuất hiện, chúng tôi, các chi thể đã được rửa tội và thêm sức của Dân Thiên Chúa được mời gọi tái khẳng định đức tin Công Giáo của mình.
Công Đồng Vatican II ban quyền cho chúng tôi và khuyến khich chúng tôi làm thế, qua câu nói trong “Lumen Gentium” số 33: “Như thế, mọi giáo dân, do chính các hồng phúc được ân ban cho họ, vừa là chứng tá vừa là phương thế sống động của sứ mệnh Giáo Hội ‘theo mức độ Chúa Kitô ân ban’ (Ep 4:7)”.
Chân Phúc John Henry Newman cũng khuyến khích chúng tôi làm thế. Trong khảo luận có tính tiên tri của ngài tựa là “Về Việc Tham Khảo Tín Hữu Về Các Vấn Đề Tín Lý” (1859), ngài nói đến sự quan trọng của việc người giáo dân làm chứng cho đức tin.
Do đó, phù hợp với truyền thống chân chính của Giáo Hội, chúng tôi chứng thực và tuyên xưng rằng:
1) Một hôn nhân đã thành hiệu và hoàn hợp giữa hai người đã rửa tội chỉ có thể bị hủy tiêu bởi sự chết.
2) Cho nên, các Kitô Hữu nào đã được kết hợp bởi một cuộc hôn nhân thành sự mà lại đi kết hợp với một người khác trong khi người phối ngẫu của mình còn sống thì phạm tội trọng ngoại tình.
3) Chúng tôi xác tín rằng đây là giới điều luân lý tuyệt đối có tính bắt buộc luôn luôn và không hề có luật trừ.
4) Chúng tôi cũng xác tín rằng không một phán đoán chủ quan của lương tâm nào có thể biến một hành vi xấu xa từ trong nội tại thành một hành vi tốt lành và được phép.
5) Chúng tôi xác tín rằng việc phán đoán về khả thể cho lãnh nhận ơn giải tội không dựa vào tính có thể qui tội đã phạm, nhưng dựa vào ý hướng hối nhân muốn từ bỏ lối sống ngược với các giới điều của Thiên Chúa.
6) Chúng tôi xác tín rằng các người đã ly dị và tái hôn dân sự, và các người không sẵn lòng sống tiết dục, đang sống trong một hoàn cảnh trái ngược một cách khách quan với lề luật Thiên Chúa, và do đó, không thể lãnh nhận Hiệp Thông Thánh Thể.
Chúa Giêsu Kitô của chúng ta vốn phán: “Nếu các con tiếp tục sống trong lời Thầy, các con thực là môn đệ của Thầy, và các con sẽ được biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các con” (Ga 8:31-32).
Với niềm tin tưởng trên, chúng tôi tuyên xưng đức tin của chúng tôi trước mục tử và thầy dạy tối cao của Giáo Hội cùng với các giám mục, và chúng tôi xin các vị củng cố chúng tôi trong đức tin.
Cho người ly dị và tái hôn dân sự rước lễ không phải là một khai triển tín lý chân chính
Theo hai ký giả John Allen và Claire Giangravé của tạp chí Crux, tại hội nghị, có một cảm thức rất mạnh mẽ đến nỗi dù quan điểm trên đây có thể chỉ đại diện cho một thiểu số, nhưng quan diiểm này không thể bị làm ngơ.
Đức Hồng Y Brandmuller nói rằng “Kinh nghiệm suốt trong lịch sử dạy ta rằng sự thật không nhất thiết đứng về phía đa số, với những con số lớn lao. Đôi khi, trong lịch sử dân Chúa, chính đa số chứ không hẳn thiểu số đã không sống thực đức tin của mình”.
Ngài trích dẫn trường hợp lạc giáo Ariô, một phong trào ở thế kỷ thứ tư vốn tin Chúa Kitô không là Thiên Chúa trọn vẹn, một điều đa số Kitô hữu lúc đó tin theo.
Hai ký giả này cho hay: Đức Hồng Y Burke lên tiếng rất mạnh trong dịp này khi hàm ý rằng thời gian chờ Đức Phanxicô trả lời đã qua rồi. Ngài nói: “như lịch sử từng chứng minh, có thể có việc một vị giáo hoàng, khi sử dụng quyền hạn của mình một cách trọn vẹn, vẫn rơi vào lạc giáo hay không thi hành bổn phận thứ nhất của mình là bảo vệ và duy trì tính thống nhất của đức tin và kỷ luật của Giáo Hội”.
Vị Hồng Y trên còn nói rằng “vì vị giáo hoàng không thể bị chi phối bởi diễn trình tư pháp, nên tình huống này phải được giải quyết và sửa chữa dựa trên luật tự nhiên, Tin Mừng, và truyền thống giáo luật, và đó là diễn trình hai bước. Thứ nhất, ta sửa chữa một điều bị coi là sai lầm hay bỏ rơi bổn phận lên thẳng vị giáo hoàng. Nếu ngài không đáp ứng, thì ta tiến qua việc sửa chữa công khai”.
Hai ký giả này tường trình rằng khi nghe điều trên, một số người trong cử tọa đứng lên và hô to: “Hỡi dân Chúa, hãy đứng lên! Chúng ta là những người phải hành động!”.
Đức Hồng Y Burke nói tiếp: “về vấn đề bổn phận, vị giáo hoàng có thể bất tuân. Có cả một bộ phận trước tác phong phú nói về chủ đề này. Thẩm quyền của vị giáo hoàng không có chi là ma thuật cả. Nó phát sinh từ việc vâng theo Chúa”. Câu nói này, theo hai ký giả, cũng được cử tọa hoan hô vang dội.
Trước đó, Đức Hồng Y Brandmüller cho rằng lời dạy trong Niềm Vui Yêu Thương không thể được coi như một “khai triển tín lý” chân chính, dựa vào quan điểm của Chân Phúc Newman. Theo ngài: “cảm thức tín hữu không thể bị hiểu như cuộc thăm dò dư luận hay trưng cầu ý dân, điều này không thể có. Giáo Hội không phải là một xã hội được thiết lập một cách dân chủ, nó là corpus misticum (“nhiệm thể”), mà tín hữu kết hợp với như các chi thể của cở thể ấy”.
Theo Đức Hồng Y Brandmüller, Chân Phúc Newman nhấn mạnh rằng để một khai triển tín lý là chân chính, nó phải tuyệt đối không mâu thuẫn với truyền thống chân chính.