BAGHDAD - Kể từ ngày chế độ Saddam Hussein sụp đổ, nhóm người tỵ nạn Iraq đầu tiên đang hồi hương sau nhiều giai đoạn sống lưu vong khác nhau.
Họ đã rời nơi tỵ nạn là trại Rafha ở Ả rập Saudi đêm thứ Ba.
Một chục xe bus và xe tải chở hơn 200 người tỵ nạn sẽ đến thành phố Basra ở miền Nam Iraq trong ngày Thứ Tư này, giờ địa phương.
Trong số họ có những người chạy khỏi Iraq hơn 10 năm trước khi cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất nổ ra, có người vượt biên sau đó khi cuộc nổi dậy ở phía Nam bị Saddam Hussein đàn áp.
Những người khác thì phải bỏ Iraq ra đi trong giai đoạn cấm vận của Phương Tây đem lại những hậu quả nặng nề cho kinh tế Iraq.
Những người hồi hương sẽ được đưa về quê hương bản quán ở nhiều nơi tại Iraq.
Đây là phần đầu của chương trình do Liên Hiệp Quốc khởi sự nhằm giúp nửa triệu người tỵ nạn Iraq hồi hương từ các nước tạm trú trong vùng như Ả rập Saudi, Jordan và Iran.
Sau khi chiến sự lần này chấm dứt chế độ của ông Saddam Hussein, người tỵ nạn Iraq đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc giúp cho họ được trở về quê nhà.
Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc nay cho biết tình hình đã đủ mức an toàn để cơ quan này gửi các nhân viên cứu trợ đến các cộng đồng dân cư để giám sát việc tái hội nhập của người hồi hương.
Nhưng những người hồi hương chắc chắn đang trở về một đất nước còn lâu mới thực sự ổn định.(bbc)
Họ đã rời nơi tỵ nạn là trại Rafha ở Ả rập Saudi đêm thứ Ba.
Một chục xe bus và xe tải chở hơn 200 người tỵ nạn sẽ đến thành phố Basra ở miền Nam Iraq trong ngày Thứ Tư này, giờ địa phương.
Trong số họ có những người chạy khỏi Iraq hơn 10 năm trước khi cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất nổ ra, có người vượt biên sau đó khi cuộc nổi dậy ở phía Nam bị Saddam Hussein đàn áp.
Những người khác thì phải bỏ Iraq ra đi trong giai đoạn cấm vận của Phương Tây đem lại những hậu quả nặng nề cho kinh tế Iraq.
Những người hồi hương sẽ được đưa về quê hương bản quán ở nhiều nơi tại Iraq.
Đây là phần đầu của chương trình do Liên Hiệp Quốc khởi sự nhằm giúp nửa triệu người tỵ nạn Iraq hồi hương từ các nước tạm trú trong vùng như Ả rập Saudi, Jordan và Iran.
Sau khi chiến sự lần này chấm dứt chế độ của ông Saddam Hussein, người tỵ nạn Iraq đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc giúp cho họ được trở về quê nhà.
Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc nay cho biết tình hình đã đủ mức an toàn để cơ quan này gửi các nhân viên cứu trợ đến các cộng đồng dân cư để giám sát việc tái hội nhập của người hồi hương.
Nhưng những người hồi hương chắc chắn đang trở về một đất nước còn lâu mới thực sự ổn định.(bbc)