Đức Hồng Y Louis Raphael Sako, là Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê thành Babylon, Iraq, vừa được đề cử Giải Nobel Hoà bình năm 2018.
Đức Hồng Y nói với thông tấn xã AsiaNews rằng đối với ngài nhận giải “không quan trọng”. Điều đáng nói là “giá trị tượng trưng của cử chỉ này” bởi vì nó giúp “hướng sự chú ý của thế giới vào người dân Iraq, và cộng đồng Kitô hữu”, ngày nay vẫn là nạn nhân của các vụ tấn công. Nó cũng giúp xây dựng “tương lai của đất nước”.
“Trong cuộc gặp gỡ gần đây với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tôi đã nhờ ngài hỗ trợ tinh thần”. và đó “là những gì chúng tôi cần.”
Tại Iraq và nhiều nước trên thế giới, các nhà lãnh đạo tôn giáo, trí thức và các nhóm xã hội dân sự đã ủng hộ sáng kiến này, như là sự thừa nhận các hoạt động vì hoà bình, vì sự sống chung và hoà giải mà ngài đã theo đuổi trong nhiều năm qua.
Đây là một nhiệm vụ thiết yếu trong một quốc gia vẫn còn bị đánh dấu bằng bạo lực, mâu thuẫn nội bộ và các cuộc thanh trừng vì giáo phái.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng từng được đề cử giải Nobel Hoà bình. Tuy nhiên, vì những lý do chính trị, giải Nobel Hoà bình chưa từng được trao cho một vị Giáo Hoàng.
Trong số những giải Nobel hòa bình bị phê phán nặng nề nhất là giải thưởng được trao cho Henry Kissinger và Lê Đức Thọ. Điều này đã dẫn đến sự từ chức của hai thành viên trong Ủy ban Nobel Na Uy. Kissinger và Thọ đã được trao giải thưởng cho việc đàm phán ngừng bắn giữa Bắc Việt Nam và Hoa Kỳ vào tháng Giêng năm 1973. Tuy nhiên, khi giải thưởng được công bố, cuộc chiến vẫn đang diễn ra ở mức tàn khốc.
Source: AsiaNews - Christians, Muslims and lay people in favour of Patriarch Sako’s candidacy for the Nobel Peace Prize
Đức Hồng Y nói với thông tấn xã AsiaNews rằng đối với ngài nhận giải “không quan trọng”. Điều đáng nói là “giá trị tượng trưng của cử chỉ này” bởi vì nó giúp “hướng sự chú ý của thế giới vào người dân Iraq, và cộng đồng Kitô hữu”, ngày nay vẫn là nạn nhân của các vụ tấn công. Nó cũng giúp xây dựng “tương lai của đất nước”.
“Trong cuộc gặp gỡ gần đây với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tôi đã nhờ ngài hỗ trợ tinh thần”. và đó “là những gì chúng tôi cần.”
Tại Iraq và nhiều nước trên thế giới, các nhà lãnh đạo tôn giáo, trí thức và các nhóm xã hội dân sự đã ủng hộ sáng kiến này, như là sự thừa nhận các hoạt động vì hoà bình, vì sự sống chung và hoà giải mà ngài đã theo đuổi trong nhiều năm qua.
Đây là một nhiệm vụ thiết yếu trong một quốc gia vẫn còn bị đánh dấu bằng bạo lực, mâu thuẫn nội bộ và các cuộc thanh trừng vì giáo phái.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng từng được đề cử giải Nobel Hoà bình. Tuy nhiên, vì những lý do chính trị, giải Nobel Hoà bình chưa từng được trao cho một vị Giáo Hoàng.
Trong số những giải Nobel hòa bình bị phê phán nặng nề nhất là giải thưởng được trao cho Henry Kissinger và Lê Đức Thọ. Điều này đã dẫn đến sự từ chức của hai thành viên trong Ủy ban Nobel Na Uy. Kissinger và Thọ đã được trao giải thưởng cho việc đàm phán ngừng bắn giữa Bắc Việt Nam và Hoa Kỳ vào tháng Giêng năm 1973. Tuy nhiên, khi giải thưởng được công bố, cuộc chiến vẫn đang diễn ra ở mức tàn khốc.
Source: AsiaNews - Christians, Muslims and lay people in favour of Patriarch Sako’s candidacy for the Nobel Peace Prize