Với cuộc đàn áp tôn giáo toàn cầu ngày càng trở thành tiêu điểm quốc tế, các thành viên của một số cộng đồng Kitô giáo đang chịu bạo lực và phân biệt đối xử đã nói rằng những lời hứa không còn đủ nữa, nhưng cần có hành động từ các nhà lãnh đạo chính trị.

Đàn áp tôn giáo và đàn áp chống Kitô giáo nói riêng đã được chú ý nhiều hơn kể từ khi kỷ niệm 70 năm Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp Quốc được đánh dấu vào tháng 12 năm 2018. Tuyên bố này, được viết sau hậu quả Thế chiến thứ hai, bao gồm quyền tự do thực hành tôn giáo của mỗi người.

Đầu tháng này, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Jeremy Hunt đã trình bày báo cáo cuối cùng của một cuộc điều tra độc lập về cuộc đàn áp chống Kitô giáo trên toàn thế giới. Trong buổi ra mắt báo cáo tại Rome ngày 15 tháng 7, được tài trợ do Đại sứ Vương quốc Anh với Tòa thánh, Cha Boniface Mendez, linh mục người Pakistan, nói rằng “chúng tôi đã chờ đợi 42 năm việc Nữ Hoàng chú ý đến đàn áp Kitô hữu ở Pakistan. Tuy nhiên, đối với nhiều đại diện và lãnh đạo của các cộng đồng Kitô giáo bị đàn áp, các thỏa thuận và cam kết trên giấy tờ là không đủ.

Đối với Đức Hồng Y Luis Sako, Giáo Chủ Babylon của người Can-đê và là người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Can-đê, đã đến lúc các nhà lãnh đạo thế giới đặt ý nghĩa đằng sau lời nói của họ và có hành động cụ thể.

Đề cập đến khuyến nghị của cuộc điều tra mà một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về bảo vệ các Kitô hữu ở Trung Đông đã được soạn thảo, Sako nói rằng trong khi đi một bước đúng hướng, nghị quyết sẽ có nghĩa là “không” đối với các Kitô hữu ở Trung Đông nếu không được theo dõi.

ĐHY Sako nói với Crux, “chúng tôi cần những hành động, không chỉ là những bài phát biểu”, ngài nói thêm rằng các nhà lãnh đạo chính phủ ở các quốc gia như Iraq cần “áp lực nhưng còn cần những hành động” để đạt được tiến bộ.

Theo ĐHY, một phần của áp lực với chính phủ phải được đưa ra dưới hình thức trừng phạt cho đến khi luật pháp và hiến pháp được cải cách, đảm bảo quyền công dân và bình đẳng toàn vẹn cho mọi công dân, và để bảo vệ người thiểu số, tối thiểu là ở Iraq, phần lớn các vấn đề bắt nguồn từ tham nhũng và bạo lực quân đội.

Ngài cũng bày tỏ hy vọng về một chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, nói với những người tham dự rằng, “tất cả chúng ta nên làm việc để chấm dứt đàn áp tất cả các tôn giáo, đây phải là nhiệm vụ của chúng ta. Chúng ta không phải giết người vì họ thuộc tôn giáo khác, đây thực sự là một sự xấu hổ”.

ĐHY Sako đã nói về sự kiện Đức Giáo Hoàng Francis vào tháng 2 năm 2019 đã ký một tuyên bố chung về tình huynh đệ với Đại Giáo sĩ của Al-Azhar, Sheikh Ahmed Al-Tayeb, được nhiều người coi là quyền lực cao nhất trong Hồi giáo Sunni, trong chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng đến Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. “Tôi hy vọng, tôi thực sự hy vọng rằng khi Đức Giáo Hoàng đến Iraq, ngài sẽ ký một tài liệu mới, hoặc cùng một tài liệu, với chính quyền Shiite”

Tương tự như vậy, nữ tu Monica Chikwe của Dòng Chị em Bệnh viện của Thương xót nói với cơ quan Crux rằng tại quê nhà ở Nigeria, cần có sự can thiệp để ngăn chặn sự tàn sát của các Kitô hữu. Đất nước này gần như chia rẽ giữa miền bắc Hồi giáo và miền nam Kitô giáo, với một “Vành đai ở giữa” nơi hai tôn giáo chia rẽ nhiều hơn.

Mặc dù Kitô hữu không phải là thiểu số ở Nigeria, họ phải đối mặt với bách hại gay gắt trên dưới nhiều hình thức, chủ yếu từ nhóm khủng bố Hồi giáo Boko Haram và nhóm người chăn gia súc Fulani, phần lớn họ là người Hồi giáo, đã tấn công các ngôi làng Kitô giáo với lý do họ đang tìm kiếm lãnh thổ thả bò của họ.

“Các Kitô hữu, chúng tôi luôn tin tưởng và tin tưởng vào Chúa. Vì vậy, bạn không thấy các Kitô hữu đi khắp nơi với vũ khí hoặc AK45, nhưng bạn có thể thấy một người chăn cừu Fulani với một khẩu súng AK45 đang đi lang thang”, chị Chikwe nói, kêu gọi cộng đồng quốc tế “can thiệp mạnh mẽ để buộc chính phủ Nigeria phải tuân thủ với tuyên ngôn phổ quát về những quyền con người, bởi vì không có luật nhân quyền nào được tuân thủ ở Nigeria.” Mặc dù Nigeria là thành viên của Liên Hợp Quốc và đã ký tuyên ngôn cũng như một số công ước chống khủng bố, Chikwe cho biết những điều này đã không được thực hiện và chị muốn thấy áp lực với chính phủ để họ thực hiện những điều trên.

Nói chuyện với những người tham dự buổi ra mắt cuộc điều tra tại Rome, trong đó phát hiện ra rằng các Kitô hữu chiếm tới 80% những người bị ảnh hưởng bởi cuộc đàn áp tôn giáo, lên tới khoảng 245 triệu người, Đại sứ Anh với Tòa Thánh Sally Axworthy cho biết báo cáo cuối cùng là “chỉ trích xây dựng” về những nỗ lực của Vương Quốc Anh cho đến nay để ngăn chặn cuộc đàn áp chống Kitô giáo.

“Cách đối xử với các Kitô hữu là tiếng chuông reng báo hiệu về cách những nhóm thiểu số được đối xử” Bà giải thích tại sao báo cáo chỉ tập trung vào các Kitô hữu, bị coi là đối nghịch với các tôn giáo khác. Bà nói rằng cuộc điều tra cũng được thực hiện do nhận thức rằng Vương Quốc Anh “vô tư” với cuộc đàn áp chống Kitô giáo vì cho rằng đó là một tôn giáo phương Tây, và thoát khỏi “cảm giác tội lỗi hậu thuộc địa”.

Trong các bình luận dành cho Crux, Axworthy cho biết bà tin rằng tất cả các khuyến nghị trong cuộc điều tra sẽ được chấp nhận, bao gồm cả đề xuất đưa ra nghị quyết của Liên Hợp Quốc về bảo vệ các Kitô hữu ở Trung Đông, mặc dù bà nhấn mạnh rằng “liệu có khả thi hay không” và thực sự việc trợ giúp các Kitô hữu trong khu vực phải được đánh giá.

Những ưu tiên cho chính phủ Anh trong tương lai, bà nói, ít nhất là cho Bộ Ngoại giao, có thể sẽ hỗ trợ thiết thực hơn thông qua các chương trình viện trợ hiện có, cũng như giúp đảm bảo an ninh và “quản trị tốt”, để người dân cảm thấy an toàn và họ có thể ở lại Iraq.

“Đây là điều mà cộng đồng quốc tế có thể đóng góp to lớn”, bà giải thích rằng còn quá sớm để biết những hành động cụ thể nào có thể được thực hiện trong vấn đề này, nhưng “về quy mô của cuộc đàn áp Kitô hữu là rất lớn, chắc chắn chúng tôi sẽ tập trung vào một điều gì đó nhiều hơn”.

Một tuyên bố chung được đưa ra vào ngày 15 tháng 7 do Đức Giám Mục Declan Lang của Clifton, phụ trách các vấn đề quốc tế trong Hội đồng Giám mục Công Giáo Anh và xứ Wales, và Đức Giám Mục Christopher Chessun của Southwark, phụ trách các vấn đề quốc tế cho Giáo hội Anh, cho biết họ biết ơn về cuộc điều tra.

“Báo cáo cuối cùng”, họ nói, “đã đưa ra những phân tích và khuyến nghị trong khuôn khổ nhân quyền và theo cách có lợi cho tất cả những người phải đối mặt với rủi ro hoặc thực tế của sự hạn chế, thù địch, bạo lực hoặc tử vong, trên cơ sở cá nhân hoặc cộng đồng , vì niềm tin của họ hoặc vì kết quả của bản sắc tôn giáo của họ.”

Họ nói rằng bản báo cáo đã cân nhắc nhiều khuyến nghị của họ và bày tỏ lòng biết ơn “những bước thực tế như vậy bây giờ nên là ưu tiên của chính phủ Anh, thay vì tạo ra các định nghĩa mới về bách hại.” Trong bài phát biểu kết thúc, Axworthy cho biết Bộ Ngoại giao Anh sẽ nghiên cứu các khuyến nghị trong cuộc điều tra và tìm cách để thực hiện chúng.

“Điều quan trọng là chúng ta nói về vấn đề này một cách cởi mở”, không chỉ đơn thuần là “một bài tập chính sách”, mà còn là một cuộc trò chuyện chân thực có thể dẫn đến “chính sách đáp lại”, bà bày tỏ lòng biết ơn về sự hợp tác của Đại sứ quán với Tòa thánh trong việc chống lại đàn áp Kitô giáo.

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP

Nguồn: cruxnow.com